Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 5

BIỆN PHÁP 1: RÈN KỸ NĂNG NHẬN DẠNG BÀI TOÁN

 1.1. Toán giải có nội dung hình học :

 * Có một số dạng toán đơn giản mà nhiều HS thường nhầm lẫn với dạng toán điển hình.

 Ví dụ1: (Bài 3 trang 18 Toán 5)

 Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi là 120 m . Chiều rộng bằng chiều dài .

a/ Tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa đó?

b/ Người ta sử dụng diện tích vườn hoa để làm lối đi. Hỏi diện tích lối đi là bao nhiêu mét vuông?

 Ví dụ 2: Bài 2( Trang 31 Toán 5)

 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 120 m, Chiều rộng bằng chiều dài.

 a/ Tính diện tích thửa ruộng đó ?

 b/ Biết rằng cứ 100 m thu hoạch được 64,5 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

 Ở ví dụ 3, phần lớn học sinh trung bình yếu thậm chí có một số học sinh khá còn nhầm lẫn đó là dạng toán tổng tỉ.

 Vì thế GV cần phải hướng dẫn HS nhận dạng đề toán.

 Giáo viên yêu cầu HS nêu điểm giống nhau và điểm khác nhau về dự kiện đã cho ở hai ví dụ này:

 + Khác: .( ở ví dụ 2 bài toán cho biết chu vi : 120m , ví dụ 3: cho biết chiều dài của HCN là 120m )

 + Giống: ở ví dụ 2 bài toán cho biết Chiều rộng bằng chiều dài, ví dụ 3: cho biết

chiều rộng bằng chiều dài .

 Vậy HS có thể dễ dàng nhận ra ở ví dụ 1 là dạng toán tổng tỉ. Học sinh có thể nhận biết chu vi để tìm nửa chu vi (chính là tổng) và tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài . Học sinh áp dụng dạng toán để tìm tìm ra chiều dài và chiều rộng. Còn ở ví dụ 2 là dạng tìm phân số của một số.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm: 
RÈN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5
 Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó còn đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất của người lao động như: cần cù, cẩn thận, ‎ ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp, khoa học. Trong dạy học toán ở tiểu học nội dung “ Giải bài toán có lời văn” chiếm một vị trí quan trọng. Giải bài toán có lời văn sẽ giúp cho học sinh phát triển trí thông minh, thói quen làm việc khoa học, tính kiên trì, tự lực, vượt khó, cẩn thân, chính xác. Do vậy, việc rèn luyện kỹ năng “giải bài toán có lời văn” cho học sinh là cần thiết.
 Là một giáo viên Tiểu học nói chung, giáo viên lớp 5 nói riêng, khi dạy nội dung “giải bài toán có lời văn” tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở về điều này: Làm thế nào để rèn tốt kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh, để mọi học sinh khi gặp bài toán giải có lời văn có thể giải quyết một cách có hiệu quả hơn. Với suy nghĩ đó, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp “Rèn kỹ năng giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 5”. Để giúp học sinh thực hiện được hoạt động trên có hiệu quả, người giáo viên phải có hệ biện pháp kỷ thuật để rèn luyện học sinh theo các kỹ năng sau :
BIỆN PHÁP 1: RÈN KỸ NĂNG NHẬN DẠNG BÀI TOÁN
 1.1. Toán giải có nội dung hình học :
 * Có một số dạng toán đơn giản mà nhiều HS thường nhầm lẫn với dạng toán điển hình. 
 Ví dụ1: (Bài 3 trang 18 Toán 5) 
 Một vườn hoa hình chữ nhật có chu vi là 120 m . Chiều rộng bằng chiều dài .
a/ Tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa đó?
b/ Người ta sử dụng diện tích vườn hoa để làm lối đi. Hỏi diện tích lối đi là bao nhiêu mét vuông?
 Ví dụ 2: Bài 2( Trang 31 Toán 5)
 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 120 m, Chiều rộng bằng chiều dài.
 a/ Tính diện tích thửa ruộng đó ?
 b/ Biết rằng cứ 100 mthu hoạch được 64,5 kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?
 Ở ví dụ 3, phần lớn học sinh trung bình yếu thậm chí có một số học sinh khá còn nhầm lẫn đó là dạng toán tổng tỉ.
 Vì thế GV cần phải hướng dẫn HS nhận dạng đề toán. 
 Giáo viên yêu cầu HS nêu điểm giống nhau và điểm khác nhau về dự kiện đã cho ở hai ví dụ này:
 + Khác: .( ở ví dụ 2 bài toán cho biết chu vi : 120m , ví dụ 3: cho biết chiều dài của HCN là 120m )
 + Giống: ở ví dụ 2 bài toán cho biết Chiều rộng bằng chiều dài, ví dụ 3: cho biết
chiều rộng bằng chiều dài .
 Vậy HS có thể dễ dàng nhận ra ở ví dụ 1 là dạng toán tổng tỉ. Học sinh có thể nhận biết chu vi để tìm nửa chu vi (chính là tổng) và tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài . Học sinh áp dụng dạng toán để tìm tìm ra chiều dài và chiều rộng. Còn ở ví dụ 2 là dạng tìm phân số của một số.
1.2. Dạng toán về tỉ số phần trăm:
 Với những học sinh còn lúng túng khi nhận dạng bài toán, ngoài cách yêu cầu các em học và nhớ kĩ tên, cánh giải từng dạng, giáo viên còn dùng một số thủ thuật sau:
 *Thủ thuật nhận dạng trên đề:
Ví dụ 1: Lấy ba bài thuộc ba dạng nhưng cùng một số liệu như sau:
 Bài toán 1: 800 HS: 100% 
 420 HS: ? %
 Bài toán 2: 800 HS : 100%
 ? : 52,5%
 Huớng dẫn học sinh nhớ những từ ngữ , số liệu quy định dạng toán như dạng 1 thì sẽ có cụm từ tìm tỉ số phần trăm của hai đối tượng là hai số cùng đơn vị (ví dụ như số học sinh với số học sinh); dạng 2 thì tìm một phần cuả tổng (ví dụ như tìm số học sinh nữ của toàn trường hoặc số học sinh nam của toàn lớp)
;dạng 3 thì tìm tổng.
 Với thủ thuật này, học sinh vẫn khó nhớ nhiều học sinh ở đối tượng trung bình và trên trung bình đa số vận dụng được.
 *Thủ thuật nhận dạng trên tóm tắt:
 Với thủ thuật này trước hết phải giúp học sinh hiểu : ”Tất cả ứng với 100 “sau đó từ 3 ví dụ trên hướng dẫn học sinh tóm tắt 3 ví dụ này lên một góc của bảng lớp với quy định chung là phần kí hiệu phần trăm luôn nằm ở bên phải của phần tóm tắt
 Dạng 1: 800 HS: 100% Dạng3: ? HS : 100%
 420 HS : 52,5 %
 420 HS: ? %
 Dạng2: 800 HS : 100%
 ? : 52,5%
 Hướng dẫn học sinh nhớ các dạng như sau:
 Trong ba dạng chỉ có một dạng là có dấu ? ở kí hiệu % .Hai dạng còn lại phân biệt như sau:
 Dạng 2: Cho 100%, tìm số nằm dưới số chỉ tất cả( dấu ? nằm bên trai hàng dưới)
 Dạng 3: Tìm tổng số (phía trên bên tráI )
 Với cách này học sinh nhận dạng rất nhanh, từ đó học sinh thiết lập được phép tính. 
 BIỆN PHÁP 2: Rèn kỹ năng tóm tắt bài toán bằng sơ đồ, hình vẽ, ngôn ngữ, kí hiệu ngắn gọn.
1.Phương pháp tóm tắt bằng ngôn ngữ và kí hiệu ngắn gọn:
 Ví dụ : ( bài 1 trang 144 toán 5): 
 Quãng đường AB dài 180Km. Một ôtô đi từ A đến B với vận tốc 54 Km/h, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36 Km/h. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi , sau mấy giờ ôtô gặp xe máy?
Tóm tắt: 
Ôtô Xe máy
A 180Km B
 2. Tóm tắt đề toán với các công thức bằng lời:
Tóm tắt :
Ngày thứ hai = ngày thứ nhất + 2,2m
Ngày thứ ba = ngày thứ hai + 1,5m
Ba ngày = ngày thứ nhất + ngày thứ hai + ngày thứ ba
3. Tóm tắt đề toán bằng các công thức chữ:
 Ví dụ1: ( Toán 5) Một số có 2 chứ số mà tổng các chữ số của nó bằng 15. Nếu đổi chỗ các chữ số của số đã cho thì được một số mời kém số đó 9 đơn vị. Tìm số đã cho.
 Tóm tắt như sau:
Gọi số phải tìm là ab thì ab - ba = 9
PhảI tìm ab + ba = ?
Tổng các chữ số của mỗi số bằng 15 ( theo đầu bài), ta có a chục+b chục = 15 chục, b đơn vị + a đơn vị = 15 đơn vị.
 Do đó ab + ba = 15 chục+ 15 đơn vị = 165
Tìm hai số khi biết tổng (165) và hiệu (9) của hai số đó
Số phải tìm là: ( 165 + 9) : 2= 87 
Tóm tắt đề toán bằng đoạn thẳng:
 VD1: ( SGK toán 5, bài 1 trang 171) 
Trên hình dưới đây, diện tích của hình tứ giác ABED lớn hơn diện tích của hình tam giác BEC là 13,6 cm. Tính diện tích của hình tứ giác ABCD, biết tỉ số diện tích của hình tam giác BEC và diện tích tứ giác ABED là . 
 A B
 D E C
Với dạng toán này yêu cầu HS nhận dạng bài toán sau đó tóm tắt bằng sơ đồ 
 Theo đề bài ta có sơ đồ: 
 SBEC I I I 13,6 cm.
 SABED I I I I
 Đây là cách tóm tắt đề toán hay dùng nhất. Trong cách tóm tắt này ta dùng các đoạn thẳng để biểu thị các số đã cho, các số cần tìm, các quan hệ toán học trong đề toán. 
 BIỆN PHÁP 3: Rèn kỹ năng phân tích bài toán để thiết lập trình tự giải
3.1. Suy nghĩ theo đường lối phân tích
Trong giải toán, suy nghĩ theo đường lối phân tích là đường lối suy nghĩ đi ngược lần lần từ câu hỏi của bài toán trở về những cái đã cho. Đây là cách hay dùng nhất.
Ví dụ: Lãi suất tiết kiệm là 0,5% tháng . Một người gửi tiết kiệm 5000000 đồng . Hỏi sau một tháng cả số tiền gửi và số tiền lãi là bao nhiêu?
Muốn giải được bài toán này thì giáo viên có thể đặt hệ thống câu hỏi thiết lập quy trình phân tích bài toán như sau:
1. Bài toán hỏi gì? (sau một tháng cả số tiền gửi và số tiền lãi là bao nhiêu?)
2. Muốn biết sau một tháng cả số tiền gửi và số tiền lãi là bao nhiêu
ta phải biết gì?( số tiền gửi và số tiền lãi)
3. Số tiền gửi và số tiền lãi đã biết chưa? ( Số tiền gửi đã biết còn số tiền lãi chưa biết)
4. Muốn tính số tiền lãi ta làm như thế nào?
5. Hãy nêu cách tính số tiền lãi.
6. Vậy bài toán có dạng toán nào ? 
HS tính theo các bước như sau :
 1. Tính số tiền lãi.
2. Tính số tiền lãi và tiền gửi
3.2. Suy nghĩ theo đường lối tổng hợp
 Ta thường hiểu suy nghĩ theo đường lối tổng hợp là đường lối suy nghĩ đi xuôi từ những cái đã cho trong đề toán đến cái phải tìm, hay câu hỏi của đề toán.
 Đứng trước một bài toán, muốn suy nghĩ để tìm ra cách giải thì dùng lối phân tích. Nhưng khi đã tìm ra cách giải, muốn trình bày hoặc viết lời giải của bài toán thì dùng lối tổng hợp.
 Khi dạy giải toán có lời văn, thì đây là kỹ năng quan trọng nhằm giúp học sinh định hình được các bước tính trong một bài toán. Vì vậy giáo viên nên rèn cho học sinh suy nghĩ theo lối phân tích và theo lối tổng hợp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên, trong mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng, giáo viên phải khéo léo kết hợp để đảm bảo sự cân đối giữa hai phương pháp.
 BIỆN PHÁP 4: Rèn kỹ năng giải toán và thử lại kết quả.
 Để tránh được một số sai lầm, lẫn lộn trong khi giải toán thì hướng dẫn cách thử lại kết quả tính toán đó. 
 Ví dụ ( Bài 5- trang 55 SGK-Toán Tổng của ba số bằng 8. Tổng của số thứ nhất và số thứ hai bằng 4,7. Tổng của số thứ hai và số thứ ba bằng 5,5. Hãy tìm mỗi số đó.
 Giải
Số thứ ba là: 8 - 4,7 = 3,3
Số thứ nhất là: 8 - 5,5 = 2,5
Số thứ hai là : 4,7 – 2,5 = 2,2
 Đápsố:STN:2,5 STH: 2,2 STB: 3,3 
Hướng dẫn cách thử lại kết quả tính toán đó như sau:
 Tổng ba số : 3,3+2,5+2,2 = 8
 Số thứ nhất và số thứ hai: 2,5+ 2,2 = 4,7
 Số thứ hai và số thứ ba: 2,2 + 3,3 = 5,5
 Có thể nói: tập cho học sinh có thói quen soát lại cẩn thận sau khi làm bài để tìm và sửa chữa những sai lầm là sự đảm bảo khá chắc chắn cho kết quả giải toán. Vì vậy giáo viên cần tập cho học sinh có thói quen và khả năng thử lại bài toán để tránh tình trạng học sinh làm thừa thời gian, ngồi chơi trong khi đó vẫn bị điểm kém vì làm sai mà không biết.
 Qua thực tế giảng dạy ở trường, việc chú‎ ý rèn luyện kỹ năng “Giải toán có lời văn” cho học sinh đã được chú trọng gây được hứng thú say mê học tập môn Toán, học sinh không còn ngại khi làm bài toán giải, bản thân giáo viên đã rút được kinh nghiệm giảng dạy tốt, tạo được niềm tin đối với học sinh, phụ huynh, bạn bè đồng nghiệp, chất lượng về kỹ năng “giải toán có lời văn” ngày càng nâng cao.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân qua giảng dạy đúc rút được , trong những năm dạy học tiểu học. Kính mong hội đồng khoa học có ý kiến đóng góp và bổ sung để đề tài hoàn thiện hơn.
	GV : Ngô Thị Thủy

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_giai_bai_toan_co_loi_van_c.doc
Sáng Kiến Liên Quan