Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9

Nội dung của sáng kiến tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, khảo sát thực tế để từ đó đưa ra những nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm vận dụng trong quá trình giảng dạy. Bố cục của sáng kiến gồm 3 phần:

 Phần mở đầu bao gồm các nội dung: lý do chọn sáng kiến; phạm vi đối tượng của sáng kiến; những điểm mới, mục đích và phương pháp nghiên cứu sáng kiến.

 Phần nội dung giải quyết các vấn đề: cơ sở thực tế; cơ sở lí luận. Phần nội dung chính của sáng kiến là những phương pháp rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội cho HS lớp 9 như kỹ năng nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng; kỹ năng phân tích đề; kỹ năng phân bố thời gian; kỹ năng lập dàn ý; kỹ năng viết đoạn.

 Phần kết luận bao gồm: những bài học kinh nghiệm và những kiến nghị đề xuất

 Tôi hi vọng qua nội dung sáng kiến, có điều kiện được học tập, trao đổi cùng đồng nghiệp để có được những bài học quý cho mình trong việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn, phần nào khơi dậy và đánh thức trong giáo viên, học sinh tình yêu đối với Văn học, niềm say mê với bộ môn Ngữ văn trong trường THCS.

 

doc40 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với tính chất tổng kết, khái quát nội dung đã được trình bày trước đó.
VD: Nước sạch là một trong những điều kiện để đảm bảo cho vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh trong lao động, vệ sinh ăn uống và các điều kiện khác cho sức khỏe. Muốn có nước sạch thì phải đảm bảo vệ sinh môi trường từ nguồn nước cho đến các khâu như khai thác, vận chuyển, dự trữ, sử dụng. Khi những người dân chưa thể có được một nguồn nước sạch hơn, an toàn hơn và một không gian sống khỏe mạnh hơn thì chúng ta chưa thể nghĩ đến một cuộc sống văn minh, hiện đại. Vì vậy, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của mỗi chúng ta.
 * Bài văn nghị luận xã hội cũng như các văn bản khác là một thể thống nhất được tạo nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Do đó, giữa các phần, các đoạn, các câu cần có sự liên kết chặt chẽ mới có thể tạo nên mạch lập luận chặt chẽ của văn bản. Trong đó, sự liên kết giữa các đoạn văn của phần thân bài chính là sự liên kết giữa các luận điểm của văn bản. Muốn tạo nên được sự liên kết đó cần có phương pháp chuyển đoạn. Ở đây, tôi xin trình bày một số kĩ năng cần thiết để liên kết và chuyển đoạn trong phần thân bài của bài văn nghị luận xã hội cơ bản sau:
- Dùng từ ngữ để liên kết: Có thể dùng các từ ngữ để nối các đoạn tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn, các phần. Đó là các từ ngữ có mối quan hệ thứ tự (trước tiên, trước hết, một là, hai là, sau cùng); các từ ngữ chỉ quan hệ song song (một mặt, mặt khác); các từ ngữ chỉ quan hệ tăng tiến (vả lại, hơn nữa); các từ ngữ nối các quan hệ tương đồng (tương tự, cũng giống như trên); các từ ngữ chỉ quan hệ tương phản (nhưng, tuy nhiên, tuy thế); các từ ngữ chỉ quan hệ nhân quả (bởi vậy, do đó, vì thế cho nên); các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết ( tóm lại, tổng kết lại)
* Dùng câu để liên kết:
- Dùng câu nối liên kết với phần trước, đoạn trước:
VD: Nếu như ở trên, chúng ta nói đến ý nghĩa tích cực của câu nói: “Học thầy không tày học bạn” thì ở đây, chúng ta đề cập đến những mặt hạn chế trong ý nghĩa của câu nói ấy.
- Dùng câu nối liên kết với phần sau, đoạn sau:
VD: Nhưng trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng có thể thành công; vậy khi gặp thất bại, ta cần đối diện với sự thật ấy như thế nào?
- Dùng câu nối liên kết với cả phần trước, đoạn trước với phần sau, đoạn sau:
VD: Nhớ tới Hồ Chí Minh, chúng ta nhớ tới vị Chủ tịch vĩ đại, người thầy của giai cấp vô sản; người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam; nhớ Hồ Chí Minh, chúng ta còn ghi nhớ những lời căn dặn của Bác: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
 Tóm lại, có nhiều cách chuyển đoạn khác nhau, người viết cần vận dụng linh hoạt, hợp lý sẽ góp phần tích cực trong việc tạo nên mạch lập luận chặt chẽ của văn bản. Sự liên kết chặt chẽ, mạch cảm xúc không bị gián đoạn là một trong những yếu tố làm nên sự thành công của bài viết.
 Tóm lại, để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội, chúng ta cần thành thạo nhiều thao tác, nhiều kĩ năng như kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt, kĩ năng kết hợp các phép lập luậntrong đó có các kĩ năng cơ bản đã được trình bày ở trên. Điều đó đòi hỏi ở người giáo viên và người học sinh tính kiên trì, phương pháp học tập khoa học, sự rèn luyện thực hành thường xuyên... Một bài nghị luận xã hội hay còn phải được xuất phát từ tình cảm chân thật của người viết, những trải nghiệm của bản thân, sự chia sẻ chân thành, sâu sắc, sự tâm huyết với vấn đề nghị luận. Những yếu tố đó sẽ làm nên sức thuyết phục của văn bản, một trong những yếu tố khẳng định sự thành công của bài nghị luận xã hội. 
4. Kết quả của sáng kiến:
 Qua việc áp dụng sáng kiến: “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” tôi đã thu được những kết quả khả quan:
* Kết quả khảo sát học sinh: 
Đề bài 1: Người xưa có câu: “Thương người như thể thương thân”. Trong xã hội ta hiện nay, không ít người có tấm lòng như vậy. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề đó.
Đối tượng: 27 HS lớp 9A
Đề bài 2: “Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình”.
Đối tượng: 30 HS lớp 9B
 Kết quả thu được như sau:
Lớp
Số HS
Điểm 
 1 - 2
Điểm 
3 - 4
Điểm 
 < 5
Điểm
5 - 6
Điểm 
 7 - 8
Điểm 9 -10
Điểm 
 > 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
27
0
0
5
18.5
5
18.5
10
37
5
18,5
2
7.4
22
81.5
9B
30
0
0
4
13.3
4
13.3
12
40
11
36.6
3
10
26
86.7
Tổng
57
0
0
9
15.7
9
15.7
22
38,6
16
28
5
8.7
48
84.3
Quan sát bảng thống kê trên, chúng ta nhận thấy
- Số bài chưa đạt yêu cầu của HS đã giảm nhiều ( còn 15.7% ) trong đó không có bài bị điểm 1-2.
- Số bài khá đã tăng lên đáng kể ( 28% ) và đã có bài đạt điểm giỏi ( 8.7%)
 Trong thời gian quy định, HS đã tạo lập các văn bản nghị luận xã hội đúng yêu cầu của đề, bài viết khắc phục được các hạn chế bộc lộ trong kết quả khảo sát trước khi thực hiện sáng kiến. Học sinh đã giải thích được nghĩa các từ : thương người, thương thân, tự học, học vấn, sự nghiệptừ đó xác định đúng yêu cầu nghị luận. Bài viết lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, thuyết phục. HS đã kết hợp được nghị luận với miêu tả, biểu cảm, tự sự.
* Từ kết quả thực hiện sáng kiến, tôi nhận thấy:
- Học sinh tích cực, hứng thú hơn với việc học tập bộ môn Ngữ văn, các em đã có thói quen truy cập mạng internet để tìm kiếm thông tin, ghi chép tư liệu, quan tâm đến các sự việc hiện tượng cũng như các vấn đề tư tưởng, đạo lý xã hội. 
- Các kĩ năng: nắm bắt thông tin, phân tích đề, phân bố thời gian, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài văn hoàn chỉnhđã được HS vận dụng tương đối thành thạo.
- Học sinh thực sự đã thay đổi nhận thức về môn học cũng như thay đổi phương pháp học tập. Các bài văn nghị luận xã hội đã giúp các em trang bị được cho mình những hiểu biết nhất định về cuộc sống, có các kĩ năng sống cần thiết, biết phân tích, nhìn nhận đánh giá một vấn đề của đời sống; từ đó học sinh biết sống nhân văn hơn, có văn hóa ứng xử, biết yêu thương và trân trọng những điều tưởng chừng như rất bình dị mà thiêng liêng của đời thường: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình thâỳ trò, tình bạn, lòng yêu thương con ngườiHọc sinh cũng có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện bắt đầu từ những bài học về tư tưởng và đạo lý.
- Từ kết quả kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên có thể điều chỉnh được phương pháp dạy học của mình. 
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận
 Từ quá trình tìm hiểu và thực hiện sáng kiến: “ Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9”, tôi rút ra được những kinh nghiệm, bài học cụ thể sau:
* Để rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9 thành công, người giáo viên trước hết phải tích lũy kiến thức, xây dựng và rèn luyện cho mình có được phương pháp dạy học tích cực nhất. Hãy bắt đầu bằng việc cập nhật, nắm bắt thông tin để làm mới bài giảng của mình. Người thầy sẽ là một tác động cụ thể nhất tới thái độ học tập cũng như phương pháp học tập của học sinh.
* Không có kết quả nào được thu nhận nếu chỉ xuất phát từ lý thuyết chung. Người giáo viên cần hướng dẫn học sinh tiếp cận và thực hành cụ thể từng kĩ năng ngay trong các tiết bài cụ thể trên lớp; thực hành kết hợp trong các tiết học khác; trong các giờ học tự chọn, các giờ ôn tập, các giờ học ngoại khóaCác hoạt động đó phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong một quá trình.
* Đưa học sinh vào các hoạt động thực hành cụ thể để học sinh được bộc lộ. Từ kết quả thực hành của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp phát hiện lỗi, sửa lỗi; luyện viết để có những câu văn hay, lập luận sắc sảo, dẫn chứng thuyết phục
* Khơi dậy trong học sinh tình yêu với văn học, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học bộ môn đối với mỗi con người: bồi đắp làm giàu có tâm hồn con người, biết cảm nhận cái hay cái đẹp của cuộc sống, biết yêu thương, biết căm ghét cái xấu xa và biết sử dụng kiến thức Ngữ văn để bộc lộ quan điểm, thái độ của mình, biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.
 Chính những yếu tố đó sẽ là những yếu tố không thể thiếu quyết định sự thành công của sáng kiến.
2. Kiến nghị đề xuất:
 Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập môn Ngữ văn THCS thực sự giải pháp mang tính chiến lược để nâng cao chất lượng dạy và học Văn trong trường phổ thông.
 Mỗi tìm tòi, trăn trở của người giáo viên trong quá trình đổi mới ấy dù chỉ rất nhỏ bé cũng là điều hết sức đáng trân trọng. Tuy còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu, học hỏi và điều chỉnh rút kinh nghiệm song việc trao đổi kinh nghiệm thực tế là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết.
 Sự quan tâm, thẩm định, đánh giá, sự trân trọng, khích lệ đúng mức của những người làm công tác chuyên môn cũng như của các cấp quản lý giáo dục trước những tìm tòi, học hỏi, tâm huyết của người giáo viên chính là những yếu tố không nhỏ quyết định chất lượng của việc dạy học hiện nay trong đó có chất lượng của môn Ngữ văn THCS.
 Sáng kiến : “Rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9” là những gì tôi đã tích cực học hỏi, rút kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy. Tuy nhiên, sáng kiến không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
 GIÁO ÁN MINH HỌA 
 Ngày dạy: 10/ 01/ 2014
NGỮ VĂN. BÀI 19. TIẾT 99
Tập làm văn: 
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Qua bài học, giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Hiểu một hình thức nghị luận phổ biến trong đời sống: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
3. Thái độ:
	- Giúp HS có thái độ nhận thức đúng đắn trước những sự việc, hiện tượng trong đời sống.
4. Năng lực:
 - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thực tế vào bài văn nghị luận xã hội.
 - Năng lực thu thập chọn lọc thông tin, lập luận đánh giá vấn đề.
B. CHUẨN BỊ:
	- HS: Đọc trước bài
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là phép lập luận phân tích, tổng hợp?
	Bước 3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và hs
Kiến thức cần đạt
HS đọc văn bản Bệnh lề mề (sgk - T20 )
? Trong văn bản trên tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống? 
? Biểu hiện của hiện tượng đó?
? Tác giả làm thế nào để mọi người nhận ra hiện tượng ấy?
? Nguyên nhân nào ( có thể ) dẫn đến hiện tượng ấy?
? Tác hại của bệnh lề mề ?
? Tại sao phải cương quyết chữa bệnh lề mề?
? Nhận xét về bố cục bài viết?
Đây là một bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội.
? Qua tìm hiểu VD em hiểu gì về một bài nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội? 
HS đọc ghi nhớ sgk
- Học sinh thảo luận: 
? Hãy nêu các hiện tượng sự việc tốt, đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường, ngoài xã hội?
? Có thể viết bài nghị luận cho các sự việc, hiện tượng nào?
? Nhận xét về hiện tượng trong bài tập 2 sgk 
 - Học sinh thảo luận tự do.
- HS trình bày kết quả thảo luận
- GV bổ sung
? Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm. Hiện tượng này có thể viết thành một bài nghị luận được không? Nếu viết em sẽ trình bày những vấn đề gì?
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu bài tập:
- Văn bản bàn về hiện tượng lề mề ( chậm chạp) trong đời sống.
- Biểu hiện: sai hẹn
 đi muộn
 không coi trọng giờ giấc.
- Tác giả nêu ví dụ cụ thể 
- Nguyên nhân:
+ Không có lòng tự trọng, không tôn trọng người khác.
+ Ích kỉ, vô trách nhiệm với công việc chung
- Tác hại:
+ Không bàn bạc được công viêc đến nơi đến chốn.
+ Làm mất thời gian của người khác.
+ Tạo ra một thói quen kém văn hoá
- Phải chữa bệnh lề mề vì:
+ Cuộc sống văn minh, hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng, hợp tác lẫn nhau.
+ Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hoá.
- Bố cục bài viết: rõ ràng, mạch lạc, các nội dung được sắp xếp hợp lí, liên kết chặt chẽ với nhau: Nêu hiện tượng-> phân tích nguyên nhân-> tác hại-> giải pháp khắc phục.
2. Ghi nhớ ( sgk/21 )
II. Luyện tập:
Bài tập 1: sgk - 21
- Các sự việc - hiện tượng tốt
+ Giúp bạn học tốt
+ Góp ý, phê bình khi bạn có khuyết điểm
+ Bảo vệ cây xanh.
+ Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
+ Đưa em nhỏ qua đường
+ Trả lại của rơi.
+ Đốt pháo nổ.
- Có thể viết bài nghị luận:
+ Giúp bạn học tốt
+ Bảo vệ cây xanh trong khuôn viên nhà trường
+ Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ.
+ Đốt pháo nổ
Bài tập 2: sgk - 21
- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc lá đáng để viết một bài nghị luận vì:
+ Thứ nhất, nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân, cộng đồng, nòi giống
+ Thứ hai, nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường: khói thuốc lá gây bệnh cho những người xung quanh.
+ Thứ ba, nó gây tốn kém tiền bạc cho người hút.
+ Nó là một vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. 
Bài tập 3
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự việc môi trường bị ô nhiễm hiện nay 
- Tác hại của nó tới đời sống của con người. 
- Một số giải pháp để giải quyết vấn đề này?
	Bước 4: Củng cố
- Đọc lại ghi nhớ sgk. Nêun một số hiện tượng có thể viết thành một bài văn nghị luận?
	Bước 5: Hướng dẫn về nhà
- Học bài. Nắm vững nội dung
- Xem bài. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống.
 _____________________________________________________
 Ngày day: 13/ 01/2014
NGỮ VĂN. BÀI 19. TIẾT 100
Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
 VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Qua bài học giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận xã hội.
3. Thái độ:
	- Giáo dục HS ý thức tự giác học tập và nhận thức đúng đắn trước những sự việc hiện tượng trong đời sống xã hội.
4. Năng lực:
 - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thực tế vào bài văn nghị luận xã hội.
 - Năng lực thu thập chọn lọc thông tin, lập luận đánh giá vấn đề.
B. CHUẨN BỊ:
	- HS: Làm bài tập và đọc trước bài.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
	Bước 1: Tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	- Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội?
	- Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận?
	Bước 3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và hs
Kiến thức cần đạt
HS đọc thầm 4 đề bài trong sgk - 22
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Hãy chỉ ra các điểm giống nhau đó?
? Em hãy tự đặt một đề bài ?
 Ra một đề bài phù hợp với tình hình nhà trường hiện nay.
Gọi học sinh đọc đề bài sgk - 23
? Đề bài thuộc loại văn bản nào ?
? Đề bài nêu sự việc, hiện tượng gì ?
? Đề nêu yêu cầu làm gì?
? Những việc làm của Nghĩa chứng tỏ em là người như thế nào?
? Những việc làm của Nghĩa nói lên điều gì?
Vì sao Thành Đoàn Hồ Chí Minh phát động phong trào học tập bạn Nghĩa?
? Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì đời sống sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh theo dõi dàn bài trong sgk
? Hãy dựa vào dàn bài để lập thêm những ý chi tiết cụ thể cho bài viết?
- HS thảo luận theo nhóm.
- GV gọi học sinh trình bày.
- GV chốt lại.
Nêu các cách dựng đoạn cho phần thân bài?
? Làm một bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống cần chú ý gì ?
? Tìm ý cho đề 4? 
? Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh như thế nào? Hoàn cảnh ấy có bình thường không? tại sao?
? Nguyễn Hiền có đặc điểm gì nổi bật? Tư chất gì đặc biệt?
? Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là gì?
? Ý thức tự trọng của Nguyễn Hiền được biểu hiện ra sao?
? Lập dàn bài cho đề 4 ( sgk - 22 )
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
1. Tìm hiểu các đề bài: sgk - 22
* Giống nhau:
- Mỗi đề bài gồm có hai phần:
+ Nêu sự việc, hiện tượng cần bàn luận ( dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin...)
+ Nêu yêu cầu, mệnh lệnh đối với người làm : Nhận xét, suy nghĩ về các hiện tượng đó.
* Khác nhau:
- Đề 1,2,3 yêu cầu phát hiện sự việc, hiên tượng qua tập hợp tư liệu để từ đó bàn luận, suy nghĩ.
- Đề 4 : Cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng để người viết phân tích, bàn luận, nêu suy nghĩ.
2. Tự đặt một đề bài:
Ví dụ: 
- Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu gây ra nhiều tai nạn đáng tiếc. Bạn có nhận xét suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
- Hiện nay có một số bạn hs bỏ học đi chơi điện tử. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này.
- Trường học của em hiện nay vẫn còn hiện tượng vứt rác bừa bãi. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
 Đề bài: sgk - 23
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a) Tìm hiểu đề
- Đề bài thuộc loại nghị luận về một hiện tượng đời sống.
+ Đề nêu hiện tượng người tốt, việc tốt: Tấm gương Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo...
- Yêu cầu: Nêu suy nghĩ về hiện tượng ấy.
b) Tìm ý:
- Nhận xét về Nghĩa: Là người năng động, biết vận dụng những kiến thức đã học để sử dụng trong cuộc sống.
- Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người hãy bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường mà hiệu quả.
- Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được:
+ Nghĩa là người con thương mẹ, biết giúp đỡ mẹ trong công việc.
+ Nghĩa là một học sinh biết kết hợp có hiệu quả học và hành.
+ Nghĩa là một học sinh có đầu óc sáng tạo.
- Đời sống sẽ vô cùng tốt đẹp, sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu Phạm Văn Nghĩa.
- Nêu sơ lược ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa...
b. Thân bài:
- Nghĩa là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị...
- ...
c. Kết bài:
- Học tập Nghĩa là noi theo một tấm gương có hiếu với cha mẹ.
3. Viết các đoạn văn 
- Các cách dựng đoạn:
+ Đoạn diễn dịch
+ Đoạn quy nạp
...
- HS viết đoạn 1 và 2 theo hai cách dựng đoạn ( quy nạp hoặc diễn dịch)
4. Đọc bài và sửa chữa
* Ghi nhớ: sgk - 24
III. Luyện tập
Đề bài: Đề số 4 ( sgk - 22 )
1. Tìm ý:
- Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong cảnh nhà rất nghèo. Đó là một hoàn cảnh quá khắc nghiệt đối với sự phát triển bình thường của một cậu bé. Nguyễn Hiền đã phải làm nhiều việc lẽ ra một đứa trẻ chưa phải làm.
- Nguyễn Hiền có đặc điểm nổi bật là ham học, tư chất đặc biệt là thông minh, mau hiểu.
- Nguyên nhân dẫn tới thành công của Nguyễn Hiền là tinh thần kiên trì, vượt khó để học
- Vua cho gọi Nguyễn Hiền vào triều nhưng đoàn tuỳ tùng không có võng lọng đón, Nguyễn Hiền không đi vì không đủ nghi thức.
2. Lập dàn ý
- Học sinh lập dàn ý theo nhóm.
 Bước 4: Củng cố
	- Có mấy loại đề bài nghị luận?
	- Khi làm một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cần chú ý gì?
	- Bố cục của một bài văn nghị luận gồm mấy phần ? Đó là những phần nào?
 Bước 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học bài. Nắm vững nội dung.
	- Làm đề 39 sgk - 22 . Chuẩn bị bài chương trình địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn THCS.
Tài liệu Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra và xây dựng thư viện câu hỏi bài tập môn Ngữ văn THCS.
Tuyển tập các bài văn Nghị luận xã hội.
Tạp chí Văn học và tuổi trẻ.
Tạp chí Thế giới trong ta.
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 7, 8, 9.
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
- Thông tin chung về sáng kiến
- Tóm tắt sáng kiến
Mô tả sáng kiến
Phần mở đầu: Đặt vấn đề
1. Lí do chọn sáng kiến
1.1 Bối cảnh xã hội và mục tiêu GD phổ thông
1.2 Mục tiêu của bộ môn Ngữ văn
2. Phạm vi, đối tượng của sáng kiến
3. Những điểm mới của sáng kiến
4. Mục đích của sáng kiến
5. Phương pháp nghiên cứu
1
2
3 – 6
2
Phần nội dung: Giải quyết vấn đề
1. Cơ sở thực tế
2. Cơ sở lý luận
3. Phương pháp rèn kĩ năng viết văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 9
3.1 Kỹ năng nắm bắt thông tin, thu thập dẫn chứng
3.2 Kỹ năng phân tích đề
3.3 Kỹ năng phân bố thời gian
3.4 Kỹ năng lập dàn ý
3.5 Kỹ năng viết đoạn
4. Kết quả của sáng kiến
7- 11
11-14
15- 26
27-28
3
Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị và đề xuất
29- 30
4
Tài liệu tham khảo
Giáo án minh họa
Mục lục
31
34- 37
38

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_viet_van_nghi_luan_xa_hoi.doc
Sáng Kiến Liên Quan