Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học cho học sinh Lớp 2

2.1.Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

 Học sinh tiểu học được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục đến lớp 5. Dạng toán có lời văn được xem như chiếc cầu nối kiến thức toán học trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội.

Giúp các em hiểu được bài toán và biết cách tóm tắt đúng các bài toán là một việc quan trọng, là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng của bài giải.

Qua tóm tắt, giải bài toán có lời văn giúp học sinh rèn tư duy lô-gic óc suy luận, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học .

2.2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu

a. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương.

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường và sự hợp tác của hội cha mẹ học sinh.

-Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình, giảng dạy phù hợp đối tượng học sinh,.

- Giáo viên được phép chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và có sự theo dõi kiểm tra chỉ đạo thường xuyên của tổ khối chuyên môn, lãnh đạo trường.

- Tài liệu tham khảo khá phong phú.

b. Khó khăn:

-Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn khó khăn. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.

-Học sinh thường nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng tiếp thu chậm.

-Dạng toán có lời văn là một dạng khó, nhiều em còn ngại làm, lười suy nghĩ nên ở các giờ học các em còn ngại phát biểu, viết sơ sài. Cách dùng từ đặt lời giải chưa đúng, thực hiện phép tính chưa chính xác, bài giải chưa có sự sáng tạo.

 Đây là những vấn đề nan giải đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thích hợp để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn Toán.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp.
+ Phép phân tích xuôi: Là phương pháp tìm cách giải đi từ dữ kiện của bài toán đến câu hỏi của bài toán. Từ những cái đã cho (đã có) suy ra hoặc tính được điều gì giúp ích cho việc giải toán không? Cứ như thế ta suy luận để tìm ra cách giải toán.
*Ví dụ: 
Khi hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán: “Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?” (bài 3 -trang 11 - SGK Toán 2), giáo viên nêu các câu hỏi như sau:
	- Bài toán đã cho biết những gì? (Lớp 2A có 18 học sinh, lớp 2B có 21 học sinh)
	- Bài toán hỏi gì? (Cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?)
- Để biết cả hai lớp có bao nhiêu học sinh ta làm phép tính gì? (Làm phép tính cộng)
+ Phép phân tích ngược: Là phương pháp đi từ câu hỏi của bài toán đến dữ kiện của bài toán. Tức là phải tập trung vào câu hỏi của bài toán và suy nghĩ xem muốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết những gì và phải làm phép tính gì? Trong những điều kiện cần thiết phải biết đó thì cái nào là cái có sẵn, cái nào phải tìm và tìm như thế nào? Cứ như thế ta suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về các điều kiện của bài toán.
*Ví dụ:
 Khi hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán: “Có 12 học sinh chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi chia được thành mấy nhóm?”( trang 136 - SGK Toán 2), giáo viên nêu các câu hỏi như sau:
	-Bài toán hỏi gì? (Chia được thành mấy nhóm?)
	- Bài toán hỏi về số nhóm được chia từ mấy học sinh? ( Số nhóm được chia từ 12 học sinh)
	- Muốn biết từ 12 học sinh chia được thành mấy nhóm ta phải biết gì? (Biết mỗi nhóm có mấy học sinh?)
	- Điều đó chúng ta biết chưa? (biết rồi), mỗi nhóm có bao nhiêu học sinh? (mỗi nhóm có 3 học sinh)
	- Để biết chia được thành mấy nhóm ta làm phép tính gì? (Làm phép tính chia)
Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán. 
Hoạt động này bao gồm việc thực hiện phép tính đã được nêu trong bước tìm cách giải bài toán nêu trên và trình bày bài giải. Cách trình bày bài giải như sau:
- Viết câu lời giải : Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, học sinh lớp 2 đọc và hiểu còn chậm nhiều khi việc hướng dẫn học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Những tuần đầu khi học đến phần giải toán có lời văn, nhiều học sinh rất lúng túng khi viết lời giải, vì ở lớp 1 chỉ yêu cầu học sinh tập viết câu lời giải ở dạng đơn giản. Bởi vậy, ở những tiết toán có bài toán giải có lời văn, giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kĩ và kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em hình thành và ghi nhớ kĩ năng giải toán.
	Ví dụ: Sau khi đọc đề toán ở trang 11 SGK Toán 2.
	“ Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?”.
	 Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán:
	 Lớp 2A có : 18 học sinh.
 Lớp 2B có : 21 học sinh. 
 Cả hai lớp có :  học sinh?
 Học sinh nêu miệng câu lời giải:
 Cả hai lớp có tất cả số học sinh đang tập hát là:
	 	 Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 21 = 39 (học sinh)
 Tiếp đó, cho học sinh tự trình bày bài giải. Ở những bài toán trong các tuần đầu, giáo viên cần cho học sinh luyện nêu miệng bài toán nhiều lần để các em ghi nhớ cách trình bày một bài giải. 
 Ảnh giáo viên hướng dẫn học sinh giải toán trên bảng.
Giáo viên có thể gợi ý cho học sinh một số mẹo nhỏ để viết được lời giải chính xác với yêu cầu câu lời giải cần phải ghi ngắn gọn, đủ ý được mệnh đề khẳng định . Đối với bài toán trong ví dụ trên, có thể dùng các cách hướng dẫn học sinh như sau:
 Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi), thay từ “bao nhiêu” bằng từ “số” và thêm từ “là” ở cuối câu để có câu lời giải: "Cả hai lớp có số học sinh đang tập hát là:" 
 Cách 2: Bỏ từ “hỏi” và từ “bao nhiêu” trong câu hỏi rồi đưa từ "học sinh" ở cuối câu hỏi lên đầu và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có: "Số học sinh cả hai lớp đang tập hát là:"
 Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khoá" của câu lời giải. 
 Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt: "Cả hai lớp có :..học sinh ?". Học sinh viết câu lời giải: " Cả hai lớp có số học sinh là:"
 Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: " Cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?" để học sinh trả lời miệng: "Cả hai lớp có 39 học sinh đang tập hát" rồi chèn phép tính vào để có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
 Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 18 + 21 = 39 (học sinh), giáo viên chỉ vào 39 và hỏi: "39 học sinh ở đây là số học sinh của lớp nào?" (là số học sinh của cả hai lớp). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số học sinh cả hai lớp là" v.v...
Giáo viên có thể vận dụng các cách khác nhau để dẫn dắt học sinh tìm lời giải, không nên bắt buộc trẻ nhất nhất phải viết theo một kiểu lời giải nào đó. Tốt nhất là giáo viên gọi nhiều học sinh nêu các lời giải khác nhau rồi lựa chọn và chỉnh sửa (nếu chưa chính xác) thành lời giải phù hợp nhất cho bài giải. Sau đó cho học sinh tiếp thu chậm nhắc lại. Từ đó khắc sâu và nhấn mạnh cho học sinh hiểu muốn tìm được câu lời giải đúng với yêu cầu của bài toán phải dựa vào cái cần tìm ( đây cũng chính là câu hỏi của bài toán )
	Tuy nhiên đối với bài toán tính độ dài đoạn thẳng, đoạn dây, đường gấp khúc... có số đo đại lượng như: km, m, dm, mm, . . . giáo viên cần phân biệt một cách chính xác các khái niệm như: "đại lượng", "Số đo của một đại lượng" để giúp học sinh tránh những sai lầm đồng nhất "đoạn thẳng" với "độ dài đoạn thẳng" hay "số đo đoạn thẳng"
Ví dụ: Bài 4 trang 25 SGK
Đọan thẳng AB dài 10cm, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB 2cm. Hỏi đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?
Học sinh không viết câu lời giải: "Số xăng-ti-mét đoạn thẳng CD dài là" mà phải viết là: "Độ dài đoạn thẳng CD là".
- Viết phép tính: Phép tính phải viết theo hàng ngang, không được viết theo cột dọc. Không viết đơn vị kèm theo trong các phép tính mà chỉ viết đơn vị vào sau kết quả phép tính và đặt trong dấu ngoặc đơn.
- Viết đáp số: Đáp số viết ở cuối bài giải, bài toán có bao nhiêu câu hỏi thì có bấy nhiêu đáp số, chỉ ghi 1 lần từ “đáp số”. Đáp số phải ngắn gọn và đủ ý trả lời cho câu hỏi của bài toán. Dạy học sinh giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho các em cách viết từ “Đáp số” lùi vào mấy ô li so với từ “Bài giải” (đã được viết chính giữa trang vở) 
 Ví dụ: Con lợn thứ nhất nặng118kg. Con lợn thứ hai nặng kém con lợn thứ nhất 7kg. Hỏi:
 a) Con lợn thứ hai nặng bao nhiêu kilôgam?
Cả hai con lợn nặng bao nhiêu kilôgam?
 (Bài 239 – trang 39 - Toán nâng cao lớp 2)
Bài giải:
a) Con lợn thứ hai nặng là:
118 – 7 = 111(kg)
b) Cả hai con lợn nặng là:
 118 + 111 = 229 (kg)	
 Đáp số: a) 111 kg
 b) 229 kg
Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán.
 	Việc kiểm tra nhằm phân tích xem cách giải phép tính và kết quả là đúng hay chưa đúng, có các hình thức thực hiện sau:
+ Thiết lập tương ứng các phép tính giữa các số đã tìm được trong quá trình giải với các số đã cho.
+ Tạo ra bài toán ngược với bài toán đã cho rồi giải nó.
+ Giải bài toán bằng cách khác rồi so sánh đáp số.
+ Xét tính hợp lý của đáp số.
Việc kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là yêu cầu không thể thiếu khi giải toán.
Thực tế quan sát học sinh tiểu học khi giải toán chúng tôi nhận thấy rằng: Các em thường coi bài toán đã được giải xong khi có đáp số. Nhưng khi giáo viên hỏi: "Em có chắc chắn đó là kết quả đúng không?" thì đa số các em đã lúng túng và chưa trả lời được ngay.
Kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là các việc như kiểm tra về:
+ Cách sử dụng dụng dữ kiện
+ Lựa chọn và thực hiện phép tính 
+ Cách trình bày bài giải (diễn đạt câu văn , thứ tự thực hiện)
 + Kiểm tra lại phương pháp và thủ thuật đã sử dụng khi giải toán.
Đây là bước không thể thiếu trong quá trình giải toán ở tiểu học, điều đó giúp các em đảm bảo được tính chính xác cao khi giải toán và đặc biệt giúp phát triển ở các em năng lực sáng tạo, tính tích cực, chủ động và độc lập gải toán,rèn tính cẩn thận trong ính toán. Đối với học sinh giỏi việc tìm ra nhiều cách giải toán khác nhau cho cùng một bài toán đó là biện pháp tốt nhất để tìm ra cách giải và đáp số của bài toán đó. Hơn thế nữa, nó tạo điều kiện cho sự phát triển tư duy linh hoạt, năng động sáng tạo của học sinh. Ngược lại, việc giúp học sinh biết cách đánh giá cách giải là một động lực thúc đẩy sự cố gắng tìm ra cách giải khác nhau để giải bài toán. Đối với học sinh chậm tiếp thu thì giáo viên nên lựa chọn những cách kiểm tra đơn giản nhất để không làm suy nghĩ của các em bị rối.
*Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới 
Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiện nay đó là việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa khả năng làm việc một cách chủ động, tích cực dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên. 
 Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống các phương pháp tác động liên tục của giáo viên nhằm kích thích tư duy của học sinh, tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo quy trình. Phương pháp này tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đều tham gia tích cực vào qua trình dạy học, học sinh được tiếp cận kiến thức bằng hoạt động làm bài tập, học sinh được làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, trao đổi hợp tác với bạn, với thầy.
Trong phương pháp dạy học tích cực:
- Giáo viên giữ vai trò chủ đạo, tổ chức các tình huống học tập, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong vốn tri thức của học sinh. Giáo viên nói ít, giảng ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng học sinh hoặc từng nhóm học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh chậm tiếp thu. Như vậy, giáo viên phải biết cách tổ chức các hoạt động của học sinh, đồng thời phải có một tri thức vượt ngoài lĩnh vực bộ môn mình dạy để có thể làm chủ nội dung và nghệ thuật dạy. Cách dạy như thế sẽ giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân .
Ảnh HS đang thảo luận nhóm.
Ảnh HS đang thảo luận nhóm.
- Học sinh là chủ thể nhận thức, phải chủ động, độc lập suy nghĩ, làm việc tích cực và biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, dưới sự theo dõi hướng dẫn của giáo viên. Cách học này tạo cho học sinh thói quen tự giác, chủ động không dập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn, đặc biệt là tạo niềm vui, niềm tin trong học tập.
Như vậy học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là học sinh phải hoạt động để đạt được các yêu cầu của bài học. Giáo viên trở thành người cộng tác thực sự trong cùng một công việc, cùng một nhiệm vụ theo những cách thức hình thức khác nhau.
Ngoài việc quan tâm tới vai trò của giáo viên và học sinh, phương pháp dạy học tích cực còn quan tâm đến cả yếu tố môi trường (bao gồm cơ sở vật chất, tâm tư, tình cảm, tính cách...). Bởi môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học của học sinh và phương pháp sư phạm của giáo viên và giữa chúng có sự tác động tương hỗ.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
-Phải được sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương.
-Giáo viên phải thật nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương, tôn trọng học sinh, hiểu biết về phong tục tập quán của địa phương, có ý thức tự tìm tòi, học hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm cao.
- Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội
- Cơ sở vật chất đảm bảo
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp được nêu ra trong đề tài có mối liên hệ với nhau, đan xen, phối hợp, hỗ trợ cho nhau. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện, để sử dụng biện pháp như thế nào cho hiệu quả còn tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, tùy vào từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể, nên mỗi giáo viên chúng ta cần phải linh động, khéo léo lựa chọn kết hợp các biện pháp sao cho có hiệu quả. 
2.4. Kết quả thực hiện: Thể hiện bằng tổng hợp kết quả, số liệu minh họa, đối chiếu, so sánh.
Tôi đã nghiên cứu, thực hiện đề tài trong vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 2. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy các biện pháp rất thực tế và có hiệu quả. Thông qua quá trình phát triển từng bước và thường xuyên, liên tục một số biện pháp nêu trên và kết quả thu được là : 
- Học sinh càng ngày càng yêu thích môn toán, có hứng thú học toán hơn, cảm thấy môn học bớt khó khăn và không dễ chán như trước đây nữa. 
- Bước đầu học sinh có kĩ năng tóm tắt bài toán không còn nhầm lẫn giữa các dạng toán, lựa chọn phép tính đúng, nắm được yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích hợp với các phép tính.
- Các em tiếp thu bài một cách chủ động, ghi nhớ được bài.
Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, cuối năm học kết quả môn Toán như sau:
Kết quả của bài toán giải có lời văn cụ thể như sau:
Năm học
TSHS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điếm 3-4
Điểm 2-1
2017 - 2018
28
23
4
1
2018 - 2019
35
25
8
2
2019 - 2020
35
30
5
0
Đề tài đã trình bày được các cách hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn theo từng bước cụ thể. Có thể nói nhiệm vụ mà đề tài đặt ra đã hoàn thành. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tích luỹ được nhiều kiến thức và kĩ năng quý báu phục vụ cho công tác giảng dạy .
Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp 2, đồng thời khuyến khích giáo viên tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến các dạng bài toán có lời văn, từ đó sáng tạo thêm những biện pháp hữu ích để vận dụng cho việc giúp học sinh lớp 2 học tốt môn toán.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1.Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến(nội dung, ý nghĩa, hiệu quả).
Qua các tiết giảng dạy, dự giờ, nghiên cứu tài liệu chỉ đạo chuyên môn, tôi nhận thấy rằng giải toán có lời văn là một nội dung dạy học quan trọng trong chương trình tiểu học . Nội dung này là sự tích hợp các kiến thức số học, đại lượng và hình học. Trong các bài toán đơn có liên quan chặt chẽ với các kiến thức về số học, đại lượng. Một điều chúng ta nhận thấy rất rõ nữa là nội dung các bài toán gắn liền với thực tế; học sinh giải toán có lời văn chính là giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy, rèn cho học sinh nắm vững quy trình giải toán có lời văn là việc làm cần thiết, đòi hỏi nhiều công sức. Do đó, người giáo viên không được nóng vội, phải kiên trì lặp lại các biện pháp để tạo được thói quen cho các em. Theo chúng tôi, giáo viên cần chủ động xây dựng biện pháp giảng dạy mạch kiến thức này. Bắt đầu từ việc tập cho học sinh trả lời những câu hỏi về số học thành câu ; tiếp đến là kiên trì vận dụng các biện pháp để giúp tất cả học sinh có thể tự đọc, hiểu và giải được bài toán có lời văn .
Để vận dụng tốt các biện pháp trên, giáo viên cần nắm vững hệ thống các bài toán có lời văn trong chương trình. Trong các giờ học cần quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu kém. Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh, chưa vội cho học sinh tiếp cận với các bài toán nâng cao khi các em chưa giải thông thạo các bài toán trong sách giáo khoa. Giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học bằng việc tổ chức, hướng dẫn cho các em tự hoạt động, thao tác với các phương tiện trực quan để chiếm lĩnh kiến thức dưới các hình thức học tập khác nhau. Quan trọng hơn cả trong dạy học giải toán có lời văn là hình thành cho học sinh phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán.
 3.2. Các đề xuất khuyến nghị
- Giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi trau dồi kinh nghiệm để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Giáo viên phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy bằng nhiều hình thức. 
- Sau mỗi bài dạy giáo viên cần tự đánh giá hiệu quả của biện pháp đã vận dụng và có những điều chỉnh (nếu chưa phù hợp) kịp thời ở bài sau.
- Mỗi giáo viên nên mạnh dạn đưa nội dung trao đổi về biện pháp giảng dạy các môn học vào các buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Nhà trường bổ sung đầy đủ hơn các đồ dùng dạy học, tài liệu hướng dẫn để tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu, vận dụng phương pháp dạy học phù 
hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh.
- Ngành giáo dục cần tổ chức cho giáo viên tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề về phương pháp giảng dạy thường xuyên hơn.
- Các tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục, có biện pháp động viên người dân ở vùng khó khăn quan tâm tạo điều kiện cho con em học tập.
	 Hoài Tân, ngày 03 tháng 03 năm 2020
 Người viết
	Huỳnh Thị Thu Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng.
[1]. Trần Diên Hiển (2004), Thực hành giải toán tiểu học (T1), NXBGD.
[2]. Đỗ Trung Hiệu (2005), Những đề toán hay của toán tuổi thơ, NXBGD.
[3]. Đỗ Đình Hoan (2007), SGK toán 1, NXBGD.
[4]. Đỗ Đình Hoan (2007), SGK toán 2, NXBGD.
[5]. Đỗ Đình Hoan (2007), SGK toán 3, NXBGD.
[6]. Đỗ Đình Hoan (2007), SGK toán 4, NXBGD.
[7]. Đỗ Đình Hoan (2007), SGK toán 5, NXBGD.
[8]. Nguyễn Danh Ninh – Vũ Dương Thụy (2003), Toán nâng cao lớp 2, NXBGD.
[9]. Đỗ Đình Hoan (2010), SGV Toán 2, NXBGD.
[10]. Tài liệu khác : Toán tuổi thơ, Nhi đồng chăm học, Tạp chí giáo dục
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc
  • docDON YEU CAU TRANG.doc
  • docTOM TAT NOI DUNG SANG KIEN TRANG.doc
Sáng Kiến Liên Quan