Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đẹp cho học sinh Khối 1

Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học nhất là đối với học sinh lớp Một. Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp, góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường đó là kỹ năng viết chữ.

 Bên cạnh đó, giáo viên cần nắm vững chương trình tập viết hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để không những nâng cao chất lượng dạy viết chữ mà còn phối hợp với các hợp phần khác nhằm phát huy vai trò công cụ của việc Tập Viết. Chương trình Tiểu học ban hành theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 9/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể như sau :

- Lớp 1 : Tập viết đúng tư thế, hợp vệ sinh. Viết các chữ cái cỡ vừa và

nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị trí, làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu quy định, tập viết các số đã học.

 Ở lớp Một việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần. Học sinh luyện tập viết chữ dưới hai hình thức chủ yếu đó là : Luyện tập viết chữ trong các tiết học âm, chữ ghi âm, vần và tập viết thêo các yêu cầu kỹ thuật trong các tiết tập viết. Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng tập viết còn được triển khai trong các giờ học chính tả.

 Khi học tập viết, học sinh được quan sát trực tiếp chữ mẫu và cách viết mẫu của giáo viên, nghe giáo viên phân tích cách viết để hình thành biểu tượng chữ viết. Sau đó học sinh được luyện tập nhiều lần được sửa chữa rồi mới viết vào vở. Do vậy, hoạt động của giáo viên và học sinh có đồng bộ, nhịp nhàng hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện về cơ sở vật chất như lớp học, ánh sáng, bàn ghế phải đảm bảo các điều kiện sau :

 1. Ánh sáng phòng học : Phòng học phải có đủ ánh sáng cho mọi học sinh ngồi học theo qui định của vệ sinh học đường. Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo : Độ chiếu sáng trong không gian lớp học từ 200- 500 lux (lux : đơn vị đo độ chiếu sáng Quốc tế )

 2. Bảng lớp : Bảng lớp được treo ở độ cao vừa phải, cạnh dưới của bảng ngang tầm đầu của học sinh ngồi trong lớp.

 3. Bàn ghế học sinh : Kích thước bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của từng đối tượng học sinh.

 4. Bảng viết của học sinh (Bảng con) : Cần chú ý những điều kiện tối thiểu về việc chuẩn bị bảng con cúa học sinh. Bảng làm bằng chất liệu mica màu trắng và dụng cụ viết bằng bút dạ học sinh sẽ không chủ động khi viết chữ.

 5. Phấn viết, khăn lau bảng và bút viết : Không cho học sinh dùng phấn cứng quá hoặc phấn kém phẩm chất. Khăn lau bảng cần sạch sẽ, có độ ẩm, được gấp lại nhiều lần, độ dày thích hợp. Giai đoạn đầu của lớp Một học sinh dùng bút chì đến hết học kỳ I mới dùng bút mực.

 6. Vở tập viết : Vở tập viết là phương tiện luyện tập thực hành quan trọng của học sinh. Vở tập viết đã in sẵn chữ mẫu thể hiện nội dung và yêu cầu của bài tập viết. Giáo viên cần nắm vững yêu cầu và đặc điểm của từng bài để hướng dẫn cách viết thích hợp.

• Để hình thành kỹ năng viết chữ cho học sinh, việc dạy Tập viết phải trải qua hai giai đoạn :

 * Giai đoạn 1 : Giai đoạn này hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết, giúp các em hiểu và ghi nhớ được hình dáng, kích thước, quy định viết từng chữ cái. Cái hiểu biết này giúp học sinh viết chữ một cách tự giác. Nhờ vậy, kết quả đạt được sẽ nhanh và chắc chắn hơn.

 * Giai đoạn 2 : Đây là giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về chữ viết thông qua các hình thức luyện tập viết chữ.

 Tóm lại : Dạy Tập Viết ở Tiểu Học là truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ.Trong các tiết tập viết học sinh nắm bắt được các kiến thức cơ bản về cấu tạo bộ chữ cái Tiếng Việt, thể hiện bộ chữ cái này trên bảng, vở đồng thời được hướng dẫn các yêu cầu kĩ thuật viết nét chữ, chữ cái, viết từ và câu. Ngoài ra, trong công việc dạy học sinh hình thành kĩ năng viết chữ cần phải tính đến các yếu tố cảm xúc về tâm lý, nếu trẻ viết với tâm lý vui vẻ, phấn chấn thì sẽ mang lại hiệu quả cao. Các em vui khi được tiếp xúc với thế giới các con chữ và viết được một chữ.Gooc-ki gọi là : “Yếu tố bùng nổ tâm lý”, đồng thời cũng là cảm xúc mãnh liệt nhưng cũng rất hồn nhiên sinh động khi trẻ học viết chữ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn chữ viết đẹp cho học sinh Khối 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p. Đó là một vấn đề cấp bách đối với bản thân tôi. Sau đó tôi tiến hành tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng non yếu này. Có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu sau đây :
 - Gia đình học sinh đều ở nông thôn, sống chủ yếu bằng nghề nông, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn nên cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
 - Bản thân mỗi em chưa phát huy được tính tự học, tự rèn ở trường cũng như ở nhà. Mặt khác phụ huynh chưa đôn đốc, nhắc nhở, còn thờ ơ với việc học tập của con mình.
 - Các em còn ham chơi hơn ham học.
 - Học sinh chưa nắm được cấu tạo nét, điểm đặt bút, dừng bút của các nét cơ bản, các con chữ Chưa nắm được quy trình viết hay viết ngược chữ.
 - Cầm bút chưa đúng cách, ngồi viết chưa đúng tư thế, chưa khoa học.
 - Dụng cụ học tập còn thiếu ở một số em.
 - Một số học sinh chưa được qua mẫu giáo.
 II. Những biện pháp thực hiện :
 Từ tình hình thực tế của lớp, nguyên nhân và trên cơ sở lý luận đã đưa ra, bản thân tôi đã cố gắng cải tiến, áp dụng các phương pháp giảng dạy của mình với mục tiêu rèn học sinh viết được, viết đúng và viết đẹp hơn. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tìm ra một số biện pháp rèn chữ viết và vận dụng vào thực tế như sau :
1. Tập cho các em tô các nét cơ bản bằng bút chì (giai đoạn đầu của lớp 1).
 2. Cung cấp đầy đủ kiến thức về các nét cơ bản : nét ngang, sổ thẳng, xiên phải, xiên trái, móc xuôi, móc ngược, móc hai đầu, cong hở trái, cong hở phải, cong kín, khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt.cho học sinh nắm thật vững. Học sinh nào viết các nét chưa đúng, chưa đẹp yêu cầu rèn ngay tại lớp hoặc ở nhà đến khi viết được mới thôi.
 Qua phần rèn viết âm, tiếng, từ các em chỉ cần ghép các nét đã học viết tạo thành âm, tiếng dễ dàng hơn.
 3. Giáo viên hướng dẫn kĩ phần cấu tạo nét chẳng hạn : Con chữ a gồm nét cong c (cong trái) và nét (móc ngược). Chữ b gồm nét (khuyết trên) và nét (nét thắt trên).
 4. Cho học sinh xác định được độ cao từng con chữ mà Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạoquy định mẫu chữ cái viết thường :
 + Các con chữ : h, b, g, y, l, được viết với chiều cao 2,5 đơn vị (tức 5 ô li)
 + Chữ cái t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị (3 ô li vở).
 + Chữ cái r, s được viết với chiều cao 1,25 đơn vị.
 + Chữ cái d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị.
 + Các chữ cái còn lại : o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x, được viết với chiều cao 1 đơn vị.
 + Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị.
 + Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị.
 + Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị. Riêng chữ cái viết hoa y, g được viết với chiều cao 4 đơn vị.
 5. Xác định khoảng cách âm với âm, vần với vần, tiếng với tiếng, từ với từ là một thân con chữ o.
Học sinh nắm kĩ cách đưa bút, lia bút, cách viết liền mạch.
Xác định được điểm đặt bút, dừng bút của con chữ,
 8. Ở trường cần cho học sinh rèn viết ở bảng con nhiều lần nhằm giúp các em viết vào vở nhanh và đúng để luyện viết trên giấy ô li theo 5 dòng kẻ
 9. Học sinh viết sai giáo viên sửa ngay tại lớp.
 10. Về nhà giáo viên cần định hướng rõ phần bài viết ở nhà để các em tự rèn ở nhà dễ dàng hơn.
 11. Mặt khác cho học sinh thi đua viết giữa bạn này với bạn kia hoặc tổ này với tổ kia để tạo sự thích thú học tập cho học sinh.
 12. Giáo viên thường xuyên uốn nắn, nhắc nhở, cầm tay học sinh viết yếu, viết chưa được nhằm giúp các em cố gắng rèn chữ viết.
 13. Giáo viên thường xuyên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh để xem học sinh tự học đến mức độ nào mà giúp đỡ và rèn luyện thêm.
 14. Kết hợp với gia đình, phụ huynh học sinh, giúp phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của chữ viết. Mặt khác, giáo viên phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của từng em. Thường xuyên đến thăm gia đình để kịp thời nắm bắt tình hình học tập ở nhà của học sinh. Từ đó, giáo viên kịp thời phối hợp giữa nhà trường và gia đình để có biện pháp rèn luyện tốt hơn.
 15. Giáo viên nắm chất lượng học tập ngay từ đầu năm để sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý. Em có chữ viết đẹp ngồi cạnh em viết chưa đẹp tạo điều kiện học bạn.
 16. Đưa những em viết chưa được, chưa đẹp lên ngồi bàn đầu để giáo viên cầm tay uốn nắn, nhắc nhở thuận tiện hơn.
 17. Hằng ngày, giáo viên phải uốn nắn nhiều đến học sinh viết chưa được, chưa đẹp.
 18. Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường : kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước mẫu chữ, tìm sự giống và khác nhau giữa chữ cái đang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm. Chẳng hạn khi dạy chữ cái h giáo viên có thể đặt câu hỏi : “chữ h cấu tạo bằng những nét nào ? (nét khuyết trên và nét móc 2 đầu),chữ cái h có độ cao mấy đơn vị chữ ? (cao 2,5 đơn vị), chữ cái h giống chữ cái l đã học ở nét nào ? (giống nét khuyết trên),.”. Vai trò của người giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái để học sinh nắm được chắc chắn sau đó tiến hành luyện viết dễ dàng hơn.
 19. Giáo viên cần chú ý đến những giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu (cúi đầu viết đúng hình dáng, cấu tạo nét, đúng cỡ chữ, sau đó là viết đúng tốc độ quy định và đẹp).
 20. Khi học sinh luyện tập viết chữ giáo viên cần uốn nắn để các em cầm bút đúng cách và ngồi viết đúng tư thế. Muốn học sinh lớp Một viết đúng, đẹp người giáo viên cần phải : 
 + Viết chữ mẫu đúng và đẹp 
 + Nắm kỹ nội dung từng bài dạy để rèn thêm những yêu cầu rèn viết phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình.
 + Có đức tính kiên trì, chịu khó tận tụy với công việc. Sự nhiệt tình, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố để đảm bảo sự thành công của giờ dạy tập viết. Đồng thời việc rèn luyện kỹ năng đòi hỏi người học phải nắm vững các thao tác kỹ thuật và kiên trì lặp đi lặp lại các thao tác đó. Giống như cụ Cao Bá Quát ngày xưa khi mới đi học ông viết chữ xấu như “Gà bới” sau nhờ kiên trì luyện tập ngày đêm quên cả nghỉ ngơi, ông đã trở thành người nổi tiếng viết chữ đẹp. 
 Ngày nay, phong trào “Vở sạch chữ đẹp’’ được duy trì và phát triển mạnh mẽ trong giáo viên và học sinh huyện nhà đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Thế mới biết dân ta hiếu học và yêu chữ viết đến nhường nào.
CHƯƠNG III :
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
 Qua quá trình nghiên cứu, vận dụng thử nghiệm các biện pháp trên, bước đầu đã đạt được kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh như sau:
Năm học
Tổng số học sinh
Loại A
Loại B
Loại C
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
GHKI
34
14
41,2
10
29,4
10
29,4
CHKI
34
20
58,8
7
20,6
7
20,6
GHKII
CHKII
34
34
24
28
70,6
72,4
5
6
14,7
17,6
5
/0
14,7
 So sánh kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp của học sinh qua các học kỳ, từng bước được nâng cao : loại A tăng dần, loại C giảm dần. Có 1 học sinh tham gia dự thi “ Vở sạch chữ đẹp”, “Viết chữ đẹp” cấp trường đạt giải nhất (năm học 2013-2014). Sở dĩ có được kết quả này là nhờ vào sự vất vả của bản thân tôi đã đầu tư, chuẩn bị khá chu đáo về nội dung bài dạy cũng như hình thức tổ chức học tập cho học sinh trên lớp và việc tự rèn, tự học khi ở nhà của học sinh. Mặt khác tôi còn sử dụng tốt đồ dùng dạy học nhất là bộ chữ mẫu kết hợp chữ viết đúng mẫu rõ ràng và đẹp của giáo viên. Từng bước cải tiến được phương pháp giảng dạy, mạnh dạn sử dụng linh hoạt các phương pháp áp dụng ngay vào tình hình thực tế học sinh của lớp mình đang phụ trách.
PHẦN III :
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận :
 	 Tóm lại, muốn học sinh lớp Một viết được chữ, viết đúng cỡ chữ và kỹ năng viết đẹp đòi hỏi người giáo viên cần phải : 
 1. Giáo viên có đức tính kiên trì, chịu khó, hết lòng vì học sinh, yêu nghề mến trẻ với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu” .
 2. Cho học sinh xác định được tầm quan trọng của chữ viết, chịu khó rèn kỹ năng viết cho học sinh bằng nhiều hình thức, khả thi nhất đối với học sinh lớp mình.
 3. Giáo viên phải vận dụng phương pháp quan sát và phương pháp thực hành là chủ yếu.
 4. Giáo viên dùng hình thức nêu gương em viết chữ đẹp ở lớp, ở khối cho học sinh biết. Từ đó, học sinh xác định động cơ học tập đúng đắn của mình. Mặt khác, tự tạo mọi điều kiện để học bạn. 
 5. Giáo viên thường xuyên nhận xét, tuyên dương sự tiến bộ về chữ viết của học sinh trong từng bài viết để học sinh thấy sự tiến bộ của mình dù chỉ là 1 tiến bộ nhỏ. Từ đó, học sinh tích cực rèn luyện nhiều hơn nữa.
 6. Giáo viên phải mẫu mực sư phạm, chữ viết đúng chuẩn, rõ ràng, đẹp.
 7. Phát huy công tác chủ nhiệm lớp, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao học sinh viết chưa đẹp để giáo viên có biện pháp thích hợp dạy nâng dần chất lượng chữ viết của lớp lên.
 8. Giáo viên tạo điều kiện phối hợp môi trường giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
 Trên đây là một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Một. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, nếu như chúng ta thực hiện đảm bảo các nội dung, chương trình và biện pháp đã nêu trên, tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn để kế thừa vẻ đẹp của chữ viết truyền thống dân tộc. Đào tạo những em học sinh có đủ điều kiện trở thành “Những chủ nhân tương lai của đất nước”.
Kiến nghị : 
* Đối với tập thể sư phạm :
 Trên đây là một số biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh lớp Một đã được tôi áp dụng có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình công tác còn ít năm hơn so với quý đồng nghiệp có nhiều năm công tác hơn. Bản thân có cố gắng nhưng chắc chắn trong nội dung sáng kiến kinh nghiệm có nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự tham khảo đóng góp ý kiến bổ sung của quý thầy cô và ban giám hiệu để giúp đỡ tôi có thêm kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh ngày càng hoàn thiện và phát triển một cách toàn diện hơn.
 * Đối với phòng giáo dục Hoài Nhơn :
 Ở lớp một có nhiều em thấp bé nên ngồi vào bàn học viết không tới, khi viết các em phải đứng dậy. Vì vậy tôi rất mong Phòng Giáo dục Hoài Nhơn tạo điều kiện để có bàn ghế phù hợp cho các em ngồi học tốt hơn.
 Xin chân thành cảm ơn !
Hoài Tân, ngày 02 tháng 12năm 2014
 Người viết
 Lê Thị Bích Loan 
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
CÁC TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
 1. Vở tập viết của lớp1.
 2. Dạy tập Viết ở tiểu học của tác giả Lê A – Trịnh Minh Đức
 3. Thế giới trong ta “ Hỏi đáp về phương pháp dạy Tập Viết ở Tiểu học.
 4. Quyết định 31 về mẫu chữ viết để dạy và học ở trường Tiểu học. 
MỤC LỤC
Phần I : Mở đầu
 Trang
 1. Lý do chọn đề tài 1
 2. Phương pháp tiến hành 1- 2 
 3. Nhiệm vụ của đề tài 2
 4. Đối tượng nghiên cứu 2
Phần II : Nội dung
 Chương I : Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 – 4
 Chương II : Cơ sở thực tiễn của sáng kiến kinh nghiệm 5,6-7
 Chương III : Kết quả đạt được 8
Phần III : Kết luận và kiến nghị
 1. Kết luận 9
 2. Kiến nghị 9 – 10
 Các tài liệu nghiên cứu 11
Tieáng vieät
Tiết :193,194
 Baøi 91: oa - oe
A. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức: Nhận biết được cấu tạo vần oa, oe và tìm được điểm giống, khác nhau giữa hai vần.
 Đọc, viết được các vần và từ khóa: oa, oe, họa sĩ, múa xòe.
 Đọc đúng các từ ngữ ứng dụng và đoạn thơ ứng dụng.
 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sức khỏe là vốn quý nhất.
2. Kỹ năng: - Hình thành kỹ năng phát âm, phân tích đúng vần, tiếng trong bài.
 - Viết đúng chữ ghi vần, từ khóa, tìm tiếng có vần vừa học trong từ ứng dụng, đoạn thơ ứng dụng.
3. Giáo dục: Lòng say mê, yêu thích học môn Tiếng Viêt.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
+ Giáo viên: Bộ chữ Tiếng Việt, thanh cài. 
 Tranh minh hoạ các từ khóa, chích chòe, đoạn thơ ứng dụng, phần luyện nói.
+ Học sinh: SGK, hộp chữ, bảng con. 
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC: Quan sát, đàm thoại, phân tích tổng hợp, trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh
1’
4’
10’
10’
10’
10’
10’
10’
5’
Tieát 1
I. Ổn định: 
II. Kiểm tra bài cũ:
- Viết: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng.
- Đọc: dép nhựa, dây cáp, tốp ca, kính lúp, đón tiếp, cái cặp.
- Đọc đoạn thơ ứng dụng. 
+ Tìm tiếng có chứa vần mới ôn?
- Nhận xét bài cũ, ghi điểm.
III. Bài mới: 
 1.Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học hai vần mới: oa , oe
2. Day vần: 
* oa
a) Nhận diện vần:
- Phân tích vần oa?
+ So sánh vần oa với vần oc?
- Hãy ghép cho cô vần oa.
b) Đánh vần: 
. vần
+ Vần oa đánh vần như thế nào?
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
. Tiếng và từ khóa
+ Có vần oa muốn có tiếng họa ta làm sao?
- Hãy ghép cho cô tiếng họa.
- Phân tích tiếng họa.
+ Tiếng họa đánh vần như thế nào?
- Đọc trơn tiếng họa.
- Treo tranh: + Tranh vẽ gì?
- Đính bảng: họa sĩ cho học sinh đọc.
- Cho HS đọc lại vần, tiếng, từ.
c) Viết:
- Hướng dẫn quy trình viết và viết mẫu: oa, họa sĩ.
- Lưu ý điểm đặt bút, dừng bút, nét nối giữa chữ o vớia
- Cho HS viết vào bảng con
- Chỉnh sửa lỗi sai cho học sinh.
* oe
a) Nhận diện vần:
- Phân tích vần oe.
- So sánh vần oe với vần oa
- Hãy ghép cho cô vần oe.
b) Đánh vần: 
. vần
+ Vần oe đánh vần như thế nào?
- Chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
. Tiếng và từ khóa
+ Có vần oe muốn có tiếng xòe ta làm sao?
- Hãy ghép cho cô tiếng xòe.
- Phân tích tiếng xòe.
+ Tiếng xòe đánh vần như thế nào?
- Đọc trơn tiếng xòe.
- Treo tranh: + Tranh vẽ gì?
- Đính bảng: múa xòe cho học sinh đọc.
- Cho HS đọc lại vần, tiếng, từ.
c) Viết:
- Hướng dẫn quy trình viết và viết mẫu: oe, múa xòe.
- Lưu ý điểm đặt bút, dừng bút, nét nối giữa chữ o vớie
- Cho HS viết vào bảng con
- Chỉnh sửa lỗi sai cho học sinh.
* Nghỉ giữa tiết
d) Đọc từ ứng dụng:
- Cho HS đọc thầm bốn từ SGK, GV đính bảng.
 sách giáo khoa chích chòe
 hòa bình mạnh khỏe
+ Tìm tiếng có vần oa, oe mới học?
- Hướng dẫn HS phân tích, đánh vần, đọc tiếng, từ ứng dụng. Kết hợp giải nghĩa từ ứng dụng.
IV. Củng cố:
Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
Ghép tiếng khoa, chòe
+ Vừa rồi ta học vần gì? 
- Gọi HS đọc bài.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
+ Tiết trước chúng ta học vần gì?
+ So sánh vần oa với vần oe?
III. Luyện tập:
1) Luyện đọc:
* Luyện đọc bài ở tiết 1: Cho HS đọc theo thứ tự và không theo thứ tự. Uốn nắn HS yếu.
- Đọc đoạn thơ ứng dụng:
- Treo tranh: + Tranh vẽ gì?
- Đính bảng đoạn thơ ứng dụng.
+ Tìm tiếng có vần mới học? Phân tích, đánh vần.
+ Những tiếng nào in hoa? Vì sao?
- Cho HS đọc nối tiếp câu. Lưu ý cách ngắt hơi sau mỗi dòng thơ.
- Cho HS đọc cả đoạn thơ.
- Nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS.
- Cho HS đọc cả bài: vần, tiếng, từ, đoạn thơ.
2) Luyện viết:
- Gọi HS đọc nội dung bài viết.
- Viết mẫu lưu ý khoảng cách giữa vần với vần, từ với từ.
- Nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, để vở.
- Cho HS viết vào vở tập viết.
- Chấm một số vở. Nhận xét.
3) Luyện nói:
- Treo tranh: + Tranh vẽ gì?
+ Tập thể dục mang lại cho chúng ta điều gì?
- Đó chính là chủ đề của bài luyện nói hôm nay. 
- Gọi HS đọc chủ đề luyện nói.
- Cho HS trao đổi nhóm theo nội dung:
+ Theo em người khỏe mạnh và người ốm yếu ai hạnh phúc hơn? Vì sao?
+ Để có sức khỏe tốt chúng ta phải ăn uống ra sao? Giữ vệ sinh thân thể như thế nào? Có cần tập thể dục không? Tập vào lúc nào? Học tập và vui chơi thế nào?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
Luyện đọc SGK
IV. Củng cố:
Trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- Nhận xét, tuyên dương.
V. Nhận xét- dặn dò:
- Tổng kết tiết học.
- Về nhà học bài, tìm tiếng có vần oa, oe.
-Hát
- Ôn tập
- Mỗi tổ viết một từ vào bảng con.
- 4 HS đọc kết hợp phân tích tiếng.
- 1 HS đọc.
+ Cép, tép, đẹp.
- Nhắc lại đề: cá nhân, đồng thanh.
+ Vần oa có 2 âm ghép lai, âm o đứng trước, âm a đứng sau.
+ Giống nhau: cả hai vần đều bắt đầu bằng âm o.
+ Khác nhau: Vần oa kết thúc bỡi âm a còn vần oc lại kết thúc bỡi âm c.
- Ghép vần oa.
+ o – a – oa , cá nhân – đồng thanh.
+ Ta thêm âm h trước vần oa và thanh nặng ở dưới âm a.
- Học sinh ghép tiếng họa.
+ Âm h đứng trước vần oa đứng sau và dấu nặng dưới a.
- hờ – oa – hoa- nặng –họa, cá nhân, đồng thanh.
- Đọc trơn: họa, cá nhân, đồng thanh.
+ Vẽ họa sĩ đang vẽ tranh.
- Cá nhân , nhóm, lớp.
- oa- họa- họa sĩ. Cá nhân, đồng thanh.
- Quan sát giáo viên
- HS chú ý.
- Học sinh viết bảng con.
- Vần oe có hai âm ghép lại, âm o đứng trước âm e đứng sau.
+ Giống nhau: cả hai vần đều bắt đầu bằng âm o.
+ Khác nhau: Vần oe kết thúc bỡi âm e còn vần oa lại kết thúc bỡi âm a.
- Ghép vần oe.
+ o – e – oe , cá nhân – đồng thanh.
+ Ta thêm âm x trước vần oe và thanh huyền trên đầu âm a.
- Học sinh ghép tiếng xòe
+ Âm x đứng trước vần oe đứng sau và dấu huyền trên a.
- xờ – oe – xoe - huyền-xòe, cá nhân, đồng thanh.
- Đọc trơn: xòe, cá nhân, đồng thanh.
+ Vẽ múa xòe.
- Cá nhân , nhóm, lớp.
- oe – xòe - múa xòe. Cá nhân, đồng thanh.
- Quan sát giáo viên
- HS chú ý.
- Học sinh viết bảng con
- Hát múa một bài.
- Đọc thầm SGK.
+ khoa, hòa, chòe, khỏe.
- Phân tích, đánh vần, đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hai em thi ghép
+ vần oa, oe
- Một HS đọc.
+ Vần oa, oe.
+ Giống nhau: cả hai vần đều bắt đầu bằng âm o.
+ Khác nhau: Vần oa kết thúc bỡi âm a còn vần oe lại kết thúc bỡi âm e.
- Cá nhân, nhóm, lớp.
+ Tranh vẽ hoa ban, hoa lan, hoa hồng.
+ Hoa, xòe, khoe; phân tích, đánh vần.
+ Hoa, lan, cành, bay. Vì đứng đầu câu.
- Cá nhân, nhóm.
- Cá nhân, đồng thanh.
- Cá nhân, đồng thanh.
- oa, oe, họa sĩ, múa xòe.
- Theo dõi GV.
- Chú ý.
- Viết vở tập viết.
+ Các bạn đang tập thể dục.
+ Tập thể dục giúp cho chúng ta khỏe mạnh.
- Sức khỏe là vốn quý nhất.
- Trao đổi trong nhóm bốn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Cá nhân, đồng thanh.
RUÙT KINH NGHIEÄM:

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_chu_viet_dep_cho_hoc_sinh_khoi_1.doc
Sáng Kiến Liên Quan