Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1

Ở vùng nông thôn đa số học sinh vào lớp 1 để học, nhưng chỉ có 2/3 sỉ số đã qua lớp mẫu giáo, còn lại 1/3 chưa qua lớp mẫu giáo. Do đó còn một số các em vừa mới lớn ở gia đình bước vào trường Tiểu học .

Đối với trẻ em, việc bắt đầu đi học ở trường phổ thông là bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống, là sự chuyển qua một lối sống mới và những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua một vị trí mới trong xã hội và những mối quan hệ qua lại mới với người lớn và các bạn cùng tuổi. Để bước sang giai đoạn mới trong cuộc sống trở thành một học sinh thực thụ, trẻ cần phải có những tiền đề cần thiết hay còn gọi là sự “ Chín mùi đến trường” để có thể thích ứng được với những điều kiện mới của môi trường học đường. Đối với trẻ mẫu giáo hoạt động chơi giữ vai trò chủ đạo. Đó là hoạt động phù hợp nhất với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ ở giai đoạn này. Chơi là hoạt động mang tính chất thoải mái, không bắt buộc ( Thích thì chơi không thích thì không chơi ).

Vào lớp 1, trẻ em cần phải làm nhiệm vụ của một học sinh, hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo. Hoạt động học tập hoàn toàn mới đối với trẻ, khác với hoạt động chơi như đã nêu trên, hoạt động học tập là một hoạt động có ý nghĩa. Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng, tự giác và có tinh thần trách nhiệm học tập mới có thể đạt kết quả tốt. Vào học ở trường phổ thông, trẻ phải hoà nhập vào mối quan hệ mới với những người xung quanh, với thầy (cô). Mối quan hệ thầy (cô) đối với trẻ lúc này mang tính chất thầy - trò. Vì vậy, khi nhập học lớp 1 Tiểu học, trẻ cần có sự chín mùi đến trường về tất cả các mặt tâm - sinh lý, thích ứng xã hội để thích nghi được với những điều kiện mới của môi trường học tập ở trường học phổ thông và cuộc sống .

Hoạt động dạy học ở lớp 1, người giáo viên không thể chỉ dạy chữ mà

 còn dạy cho học sinh làm người hoặc để trở thành người có ích cho xã hội trong thời đại mới.

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 12575 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng thói quen về nề nếp học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chưa có nề nếp học tập chiếm: 25%
 Ở những em không có nề nếp học tập là chưa có qua lớp mẫu giáo 5 tuổi. Do tính hiếu kì, hay làm mất trật tự trong giờ học hay sinh hoạt chung, gây cho giáo viên không ít khó khăn dẫn đến kết quả không tốt, mang tính phản giáo dục.
Điều đó làm cho tôi có nhiều suy nghĩ trăn trở với 1 câu hỏi lớn “ Làm thế nào xây dựng nề nếp cho học sinh, nhất là học sinh đầu cấp” .
Từ đó tôi quyết định thăm dò lớp bạn, học hỏi đồng nghiệp, tham dự các buổi chào cờ, nhất là lắng nghe ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu, phê và tự phê các lớp.
Tôi rút ra nhiều kinh nghiệm và đem áp dụng tương đối tốt, tôi thấy cần đạt hiệu quả tốt hơn là tìm cho mình một số biện pháp theo dõi tâm lí của từng em, rồi để lọc ra những em chưa có nề nếp học tập, sau đó chia đều ở các tổ để tự hỗ trợ cho nhau, em có nề nếp dẫn dắt em chưa có nề nếp, đồng thời cố gắng bắt chước bạn mình. Kế đến tôi chuyên sâu vào các em chưa có thói quen về nề nếp học tập, dẫn tới tình trạng nhân cách, đạo đức chưa tốt.
Tôi dùng các biện pháp khác nhau: Đối với các em hiếu kì, hiếu động cần phải nắm được đặc điểm ở chúng là tính ngang bướng, thường hay làm trái ý giáo viên ỉ lại, khi học phát biểu lung tung, xếp hàng hay phá bạn, khi chào cờ đùa giỡn không chú ý lắng nghe Cố ý làm sai với bạn, mà phải làm theo ý thích của mình, cố tình làm sai để thỏa mãn hứng thú của mình. Tôi liền áp dụng biện pháp thứ nhất là giáo dục các em hiếu kì, hiếu động điển hình như các em : Đăng, Khang, Khương, Tài  để khắc phục được nhược điểm của các em, tôi sắp các em ngồi gần những em có nề nếp học tập tốt nhằm giúp các em thấy cái sai của mình. Biết các em thích dỗ ngọt, tôi luôn nhẹ nhàng giải thích : “ Khi ngồi học các em cần lắng nghe thầy(cô) giảng bài, thầy cô hỏi nếu biết đưa tay phát biểu. Khi nói chuyện dùng từ vâng, ạ, dạ, thưa thì mọi người cho mình là bé ngoan. Nhưng khi ngồi học mà ngồi không tốt, không chú ý lắng nghe thầy ( cô) giảng bài, thụ động trong học tập, không lễ phép với mọi người thì mọi người cho mình là bé không ngoan. Tôi đưa ra ví dụ điển hình một số em ngoan biết vâng lời thầy (cô), vâng lời cha mẹ như em : Thảo, Vinh, Dung
III. GIẢI PHÁP ĐỀ RA:
Trong những năm trước đây, tôi cho rằng dạy học trong chương trình học là đủ, nhưng đến ngày nay tôi nhận thấy việc xây dựng thói quen về nề nếp học tập là thước đo của tầm quan trọng trong việc phát triển trí thức của trẻ, nhất là học sinh mới vào lớp 1 .
1/. Để học sinh đạt kết quả cao về nề nếp học tập :
Như chúng ta đã biết học sinh lớp 1 rất tôn trọng và yêu quý thầy (cô) giáo, lứa tuổi các em là lứa tuổi hồn nhiên chân thật. Vì vậy, điều đầu tiên cần chú ý: Đối với giáo viên phải đối xử với học sinh một cách tự nhiên, thể hiện được sự chân thật, sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ thật lòng thương yêu đặc biệt. Như vậy mới giúp các em vượt qua khó khăn trong học tập cũng như việc hình thành nề nếp học sinh trong giờ lên lớp cũng như ở môi trường : Nhà trường, gia đình và xã hội .
* Việc hình thành nề nếp trong nhà trường :
Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm làm quen với học sinh, sau đó hình thành nề nếp cho học sinh bằng cách cho các em học tập nội qui nhà trường, biết được các qui định riêng của lớp học .
Muốn như thế giáo viên phải giải thích từng phần cụ thể cho học sinh hiểu để thực hiện .
Ví dụ : Đi học đúng giờ, nghỉ học phải xin phép, không chạy nhảy, rượt đuổi; kính trọng và vâng lời thầy (cô) giáo, vào lớp thuộc bài và làm bài đầy đủ, ngồi học đúng qui định, biết xếp hàng vào lớp cũng như ra về  biết xưng bạn với nhau khi nói chuyện .
Hàng tuần ngày thứ hai các em được ra sân sinh hoạt dưới cờ, hoạt động này thật mới mẽ đối với các em. Giáo viên hướng dẫn học sinh cần có thái độ trang nghiêm khi chào cờ. Biết xếp hàng ngay ngắn hai tay buôn xuôi, tư thế nghiêm trang, không nói chuyện đùa giỡn khi chào cờ cũng như khi nghe BGH và TPT phổ biến công việc hay giáo viên trực ban lên tổng kết hoạt động trong tuần và tổng kết phong trào thi đua kể từ đó có ý thức thi đua trong nhà trường, giữa lớp mình với lớp khác.
* Nề nếp học tập ở lớp 1 :
- Muốn hình thành nề nếp học tập ở lớp đối với học sinh lớp 1 bước đầu giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hiểu và thực hiện theo kí hiệu đã qui định .
Ví dụ : Giáo viên ghi ở góc bảng lớp 0 thì các em biết để tay lên bàn, mắt nhìn lên bảng. Giáo viên ghi S 10 học sinh biết lấy sách ra mở trang 10 ; ghi V lấy vở ra; ghi BC lấy bảng cài; ghi B lấy bảng con . 
Từ những thao tác của giáo viên giúp học sinh hình thành thói quen chú ý, nhận biết khi cần thiết .
Quá trình chú ý nghe giảng của học sinh cũng hết sức quan trọng. Muốn vậy khi dạy bài mới giáo viên cần có đồ dùng trực quan tạo sự thu hút cho học sinh. Giáo viên phải bao quát lớp, đồng thời thành lập Đội Sao đỏ, từ đó đề ra tiêu chuẩn thi đua giữa các tổ trong lớp .
Ví dụ : Tổ nào trong một buổi học để giáo viên nhắc nhở 3 lần sẽ bị trừ điểm thi đua ( mỗi tuần ), mỗi tổ được 50 điểm sau đó trừ dần. 
Tổ nào cuối tuần có số điểm cao nhất sẽ được thầy (cô) tuyên dương, sau đó thưởng cho các thành viên trong tổ mỗi em 1 viên phấn màu .
Từ những lời khen cộng thêm phần thưởng nho nhỏ để khích lệ các em thi đua cố gắng giữ trật tự trong khi thầy (cô) giảng bài cũng như trong suốt quá trình học .
- Yếu tố xây dựng bài cũng rất cần thiết, học sinh lớp 1 các em còn bỡ ngỡ rụt rè chưa mạnh dạn, có khi biết mà không dám nói hoặc khi nói thì nói rất nhỏ. Giáo viên thường xuyên động viên, gợi ý để học sinh trả lời được đúng, từ đó kích thích các em phát biểu xây dựng bài, đồng thời kết hợp với thi đua .
Ví dụ : Trong một tiết học các em chú ý không lo ra, không bị thầy (cô ) nhắc nhở, hăng hái phát biểu ý kiến. Đến cuối tiết học giáo viên gọi các em lên trước lớp tuyên dương để các em khác học tập, sau đó cả lớp hoan hô.
 - Việc sắp xếp chỗ ngồi của các em cũng cần được giáo viên hết sức qua tâm. Sau khi vào học khoảng 2 tuần, bước dần giáo viên cũng nắm được và phát hiện học sinh nào khá, trung bình, yếu từ đó sắp xếp chỗ ngồi cho các em.
Ví dụ : Một em khá ngồi gần em yếu, để các em giúp nhau học tập, em ham chơi, lo ra, không chú ý bài, thường xuyên nói chuyện phải ngồi gần lớp trưởng hoặc sao đỏ, hay phó học tập ( Lớp trưởng, Sao đỏ, phó học tập là những người gương mẫu). Từ đó cũng hình thành nề nếp cho các em.
Đặc biệt tư thế ngồi viết của học sinh hết sức quan trọng. Giáo viên cần hướng dẫn ngay từ đầu, cần giải thích giáo dục thêm cho học sinh biết, nếu không ngồi đúng tư thế, tầm nhìn không hợp lý sẽ dẫn đến hậu quả như: Vẹo cột sống, cận thị, Sẽ ảnh hưởng đến việc học tập về sau .
Đồ dùng cho các em học tập phải cần được hướng dẫn cụ thể .
Ví dụ : Phải có hộp hoặc túi đựng bông lau, phấn, tập sách bao bìa dán nhãn cẩn thận không xé tập làm đồ chơi, không viết vẽ bậy vào vở .
Còn đối với các em thụ động thì sao? Tôi tìm cho mình biện pháp thứ hai : Ngay từ đầu năm tôi đặc biệt quan tâm tới các em bằng cách liên hệ với phụ huynh cùng tôi uốn nắm giáo dục những em có tính nhút nhát, vận động phụ huynh khuyến khích các em xem tiết mục kể chuyện thiếu nhi qua ti vi, nghe đài, động viên các em đưa tay phát biểu, tập tính mạnh dạn khi đứng trước đám đông, nói to rõ lời, diễn tả bằng động tác phù hợp.
Ở gia đình thì vậy, còn ở trường tôi tìm biện pháp mới lạ gây hứng thú cho các em như : Trong tiết học để các em không uể oải ; tôi thường giới thiệu bài và chuyển ý một cách sinh động để thu hút các em say mê học tập, khuyến khích các em luôn có ý và linh hoạt theo điệu bộ, nét mặt và giọng nói của thầy (cô ). Tôi nói nhưng ánh mắt không rời các em để hiểu được tâm trạng của em như thế nào ? Biện pháp của tôi sử dụng đạt tốt cho các em : Tài, Sự, Hai,. .. Đầu năm các em rụt rè nhút nhát, nói lí nhí, đôi khi không chịu mở lời, thế nhưng sau khi có sự tác động của tôi như luôn gần gủi động viên các em mạnh dạn, thường gọi các em luôn phát biểu ý kiến, rồi phân tích cho các em nghe: Nếu không mở miệng, nói lí nhí hoặc thụ động thì mọi người sẽ chê trách, các bạn trên ti vi khi hát hay tham gia phát biểu cũng nói to và ngẩng mặt vui tươi các em nên bắt chước. Thế là được mọi người khen. Niềm vui đó không chỉ riêng tôi mà cha mẹ các em cũng phấn khởi, bạn bè đều khen ngợi .
Đối với học sinh cá biệt, các em thường gặp nhiều khó khăn ở mọi lúc, mọi nơi. Thường thì không thích học, mỗi em có tính nghịch riêng: Lo ra, phá bạn, kéo ghế, ngậm áo, có em hay sờ đồ chơi, có em khi nghe thầy ( cô ) giảng bài thì làm việc riêng, dẫn tới không hiểu bài. Những trường hợp như thế nếu thầy ( cô ) không xử lý kịp thời và sữa sai cho các em thì các em dễ sinh ra tính bướng bỉnh. Tôi rất băn khoăn với những em như thế, vào đầu giờ học tôi luôn động viện các em ngồi đúng tư thế theo qui định, hứa có thưởng cho những em học ngoan.
Tôi luôn chú ý và nhắc nhở các em đúng lúc và khen ngợi kịp thời, sữa sai đúng theo từng trường hợp. Thế là các em dần dần quên đi sự nghịch phá và luôn chăm chỉ nghe lời thầy ( cô ), để cuối tiết học các em được thưởng, các em sẽ thích thú .
2/. Kết hợp xây dựng nề nếp giữa nhà trường và gia đình :
Việc kết hợp xây dựng nề nếp giữa nhà trường và gia đình cần phải có sự ủng hộ nhiệt tình của từng phụ huynh .
Giáo viên chủ nhiệm phải gặp gỡ phụ huynh trong ngày Đại hội phụ huynh và cùng nhau đề ra những biện pháp cụ thể :
+ Giáo viên cùng phụ huynh đề ra thời gian học tập cụ thể.
Tôi thiết nghĩ trong mỗi gia đình tuỳ theo tâm lý, sở thích của con em mình mà lực chọn, để tạo dựng các em một “góc học tập” phù hợp, từ kích thước, địa điểm đến cách bày trí. Nếu có thể cho các em được lựa chọn, sao cho thật gần gũi, gắn bó, phù hợp với tâm lý lứa tuổi . Điều quan trọng là cái “góc nhỏ” ấy phải thực sự của “ riêng “ các em. Từ đó, hình thành trong tâm hồn các em tình yêu đối với “ góc học tập” đi đâu cũng nhớ về “ chốn riêng” bởi nơi ấy có những hình ảnh thân thuộc Của mỗi bức tranh, quyển sách, cây bút, hay chút ít đồ chơi kỷ niệm của bạn bè. Tất cả đều gần gũi thân thương như những người bạn tri âm, tri kỷ, không thể rời xa. Hoa điểm 10 sẽ nẩy nở từ đây, đến một ngày nào đó, tự các em sẽ hình thành được cho bản thân kĩ năng tự học từ cái “ góc nhỏ” thân thương này. Bên cạnh đó tôi cùng phụ huynh đề ra một số biện pháp như sau :
Ví dụ : 
+ Sáng 5 giờ 30 thức dậy vệ sinh cá nhân .
+ 6 giờ – 6 giờ 15 : Kiểm tra đồ dùng học tập .
+ 6 giờ 15 – 6 giờ 40 : Aên sáng
+ 6 giờ 40 – 7 giờ 10 : Đến lớp học .
+ Trưa 12 giờ – 13 giờ30 : Ngủ
 + Chiều 13 giờ 30 – 14 giờ : Vệ sinh
 + 14 giờ – 15 giờ 30 : Học
 + 15 giờ 30 – 16 giờ 30 : Nghỉ, vui chơi 
+ 16 giờ 30 đến 18 giờ : Aên cơm , tắm 
+ Tối 18 giờ – 19 giờ 15 : Xem ti vi, vui chơi ..
+ 19 giờ 15 – 20 giờ : Học
+ 20 giờ trở đi : Ngủ.
Từ đó động viên nhắc nhở các em thực hiện .
- Giáo viên và phụ huynh cùng ký kết hợp đồng trách nhiệm những việc cụ thể như : 
+ Giờ nào việc ấy, học theo thời khóa biểu hôm sau :
+ Không sai vặt khi các em ngồi học .
+ Tạo không khí yên tĩnh khi các em ngồi học, đồng thời chú ý theo dõi đôn đốc các em.
+ Mỗi tháng một lần giáo viên tạo điều kiện gặp gỡ phụ huynh để thăm hỏi việc học ở nhà của các em.
- Một số gia đình gặp khó khăn về kinh tế nên góc học tập và đồ dùng học tập của các em còn thiếu. Giáo viên động viên, giải thích để có được góc học tập của các em là một bàn nhỏ, một ghế, đồ đựng sách vở và một mảnh ván nhỏ để làm kệ . Chủ yếu có chỗ để các em học và cất tập vở tạo sự ngăn nắp trong học tập. Tạo được thói quen gọn gàng, ngăn nắp cho các em.
- Qua theo dõi tháng thứ nhất có 10 em có góc học tập, tháng thứ hai có 14 em có góc học tập, tháng thứ ba có 16 em có góc học tập.
- Việc học ở nhà các em còn gặp không ít khó khăn. Một số gia đình nghèo phụ huynh đi làm thuê hoặc trồng trọt Không trực tiếp ở nhà đôn đốc nhắc nhở dạy dỗ các em. Do đo,ù những em này kết quả học tập thường hay yếu. Nắm được hoàn cảnh các em như thế giáo viên thường động viên các em tự giác học, chú ý bài trong lớp, mặt khác gặp phụ huynh nhắc nhở để phụ huynh phân bố công việc và quan tâm, chăm sóc dạy bảo con em mình nhiều hơn.
- Qua quá trình thực hiện, theo dõi thì thấy các em có chuyển biến tốt về ý thức học tập, chất lượng học tập. Số học sinh không thuộc bài, không làm được bài ít đi .
- Cuối tháng giáo viên tổng kết điểm ghi vào sổ liên lạc để phản ánh trực tiếp kết quả học tập của học sinh về gia đình đồng thời có ý kiến nhận xét đề nghị .
3/. Kết quả :
Qua quá trình thực hiện xây dựng nề nếp học tập của học sinh lớp 1 đạt được một số kết quả như sau : 
- Tháng thứ nhất có khoảng 30% các em biết sử dụng, dụng cụ học tập, xếp hàng vào lớp. Nhưng vẫn còn 70% các em chưa biết sử dụng đồ dùng học tập; còn làm mất trật tự, nói chuyện riêng, rụt rè khi phát biểu.
- Tháng thứ hai: Lớp đã vào nề nếp ổn định dần đa số các em đã thực hiện thao tác chính xác khi phát biểu hoặc khi sử dụng đồ dùng học tập tăng lên khá tốt. Tôi tiếp tục thực hiện các biện pháp trên vào đến hết học kì I về nề nếp tăng lên .
- 18 học sinh xếp loại tốt, đạt : 75%.
- 4 học sinh xếp loại khá, đạt : 16,66%
- 2 học sinh xếp loại trung bình, đạt : 8,33% .
Từ đó tôi áp dụng cho đến hết học kì II không còn học sinh xếp loại về nề nếp đạt trung bình .
* Tôi tiếp tục vận dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào năm học 2007-2008 ở 2 tháng đầu và những tháng tiếp theo của học kì I, cho đến nay tôi nhận thấy các biện pháp trên giúp các em đạt kết quả rất khả quan cụ thể là:
 + Tổng số học sinh lớp 1A1 : có 26 em 
 + Học sinh có nề nếp :
 - 22 học sinh xếp loại tốt, đạt : 84,61 %
 - 4 học sinh xếp loại khá, đạt : 15,38%
 - Không có học sinh xếp loại trung bình và yếu .
Từ đó tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế của lớp mình kết quả đạt được cho đến hiện nay đạt loại tốt 100%.
Qua kết quả học sinh đạt được như trên đã giúp cho giáo viên như tôi xoá tan đi những cổ hũ giữa thầy và trò. Đem đến sự vui mừng và phấn khởi mỗi khi bước lên bụt giảng.
C . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT :
I. KẾT LUẬN :
Trong quá trình đổi mới giáo dục Tiểu học đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu rất cần thiết. Các hình thức tổ chức dạy học mới được đưa vào trường tiểu học như : Dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy học ở hiện trường (ngoài lớp), trò chơi học tập  Trên cơ sở ý tưởng dạy học “ Lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học” đòi hỏi mỗi học sinh phải tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động học tập theo khả năng để đạt được những yêu cầu đã nêu trên. Chúng ta cần chuẩn bị cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1 Tiểu học như :
- Chuẩn bị về thể lực.
- Chuẩn bị về khả năng hoạt động trí tuệ .
- Chuẩn bị về khả năng thích ứng xã hội .
- Chuẩn bị về tâm lý, tư thế sẵn sàng đi học .
- Chuẩn bị những khả năng và hiểu biết chuyên biệt .
Việc chuẩn bị cho trẻ đi vào lớp 1 ở trường phổ thông là chuẩn bị những tiền đề cần thiết, tạo cơ hội giúp trẻ đạt độ chín mùi đến trường về mọi phương diện : Thể lực, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm, giao tiếp và ứng xử xã hội, tư thế  để trẻ thích nghi với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông là rất cần thiết .
II. ĐỀ XUẤT :
* Trường : Ngay từ đầu năm phân công lớp :
- Giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lớp 1, năng nổ trong công tác, hiểu biết tâm lý trẻ .
- Tổ chức họp phụ huynh nhiều lần trên năm, nhất là học kì I để trao đổi với phụ huynh nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những thiếu sót ngay từ đầu ở nơi học sinh .
- Tổ chức dự giờ ở các lớp có nề nếp để học hỏi trao đổi kinh nghiệm.
* Phòng : Mở những lớp tập huấn nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Tiểu học .
- Chỉ đạo các trường mẫu giáo vận động trẻ em 5 tuổi vào học mẫu giáo 100% .
- Bồi dưỡng thêm cho giáo viên Tiểu học hiểu biết về tâm lý trẻ .
 Tôi rất mong Hội đồng khoa học trường Tiểu học Mỹ Tú A và Hội đồng khoa học phòng Giáo Dục & Đào Tạo huyện Mỹ Tú, xem xét và có hướng điều chỉnh tốt hơn và cho phép tôi được áp dụng vào thực tế ở trường tôi.
 Xin chân thành cảm ơn !	 
 Mỹ Tú A , tháng 04 năm 2008
 Người thực hiện
 Lê Minh Luân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................Trang 1
1/. Lý do chọn đề tài..........................................................Trang 2
2/. Ý nghĩa chọn đề tài.......................................................Trang 2
3/. Mục đích chọn đề tài.....................................................Trang 3
II. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........Trang 3
1/. Khách thể
2/. Đối tượng
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................Trang 3
PHẦN NỘI DUNG 
I. MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................Trang 4
1/. Vị trí chức năng của GVCN lớp....................................Trang 4
2/. Nội dung và phương pháp xây dựng nề nếp.................Trang 4
II. THỰC TRẠNG..............................................................Trang 6
III. GIẢI PHÁP ĐỀ RA......................................................Trang 8
1/. Để học sinh đạt kết quả cao về nề nếp học tập............Trang 8
2/. Kết hợp xây dựng nề nếp giữa Nhà trường và gia đình......Tr12 
3/. Kết quả.........................................................................Trang 14 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN....................................................................Trang 16
II. ĐỀ XUẤT.....................................................................Trang 16 

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan