Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý và chỉ đạo việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm

Từ lâu, các nhà giáo dục nước ta đã có ý tưởng đưa phương pháp thi trắc nghiệm vào áp dụng ở Việt Nam theo xu hướng chung của một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Tây Âu và Mỹ . Từ năm học 2000-2001, sau khi có dự án thay sách giáo khoa THCS chúng ta đã từng bước chuyển từ ra đề thi, kiểm tra hoàn toàn tự luận sang trắc nghiệm khách quan và tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan.

Tính ưu việt của đề thi trắc nghiệm thì có lẽ nhiều người đã nhận thức được nó nhưng hiện nay theo tôi còn có nhiều khó khăn, bất cập. Mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng hiện có của giáo viên, giữa yêu cầu và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng rõ nét. Đó là:

1. Lớp học ở hầu hết các trường hiện nay đang đông, số học sinh nhiều, bàn ghế, phòng học chưa phải dư dật do đó các em phải ngồi chật dễ tạo điều kiện cho các em trao đổi quay cóp.

2. Chưa có điều kiện để ra nhiều đề vì việc này gặp khó khăn trong soạn thảo, in ấn và kinh phí.

3. Trình độ tin học của nhiều cán bộ giáo viên còn hạn chế. Do đó từ một đề, chỉnh sửa tạo ra nhiều đề thì hầu như không làm được. Đã có nhiều thầy cô giáo có ý định ra hiệu để làm song cũng gặp nhiều khó khăn vì những người làm ở các hiệu Photo họ cũng chẳng am hiểu việc này.

4. Ý thức của học sinh về việc kiểm tra thi cử chưa được chuyển biến mấy, học sinh còn nặng thói quen quay cóp, chưa nghiêm túc trong việc kiểm tra, đánh giá.

Do vậy, ở trường tôi và nhiều trường THCS khác thì việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm chưa phát huy hết tác dụng. Có những giáo viên chỉ ra được 1- 2 câu trắc nghiệm để đối phó với lãnh đạo rằng có ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Nhiều giáo viên có ra được khoảng 7-8 câu trắc nghiệm khách quan cho một bài kiểm tra 45 phút nhưng xem lại các đề kiểm tra của họ thì còn mắc nhiều lỗi như: Phương án nhiễu không thành công, một đơn vị kiến thức có thể dùng để ra nhiều câu trắc nghiệm trong bài kiểm tra đó, có những câu không phải là trắc nghiệm khách quan Nói chung là họ chưa nắm vững cách ra một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

 

doc7 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Quản lý và chỉ đạo việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Vài lời ngỏ ý định:
Từ lâu, các nhà giáo dục nước ta đã có ý tưởng đưa phương pháp thi trắc nghiệm vào áp dụng ở Việt Nam theo xu hướng chung của một số nước có nền giáo dục tiên tiến như Tây âu và Mỹ. Từ năm học 2000-2001, sau khi có dự án thay sách giáo khoa THCS chúng ta đã từng bước chuyển từ ra đề thi, kiểm tra hoàn toàn tự luận sang trắc nghiệm khách quan và tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan.
Tính ưu việt của đề thi trắc nghiệm thì có lẽ nhiều người đã nhận thức được nó nhưng hiện nay theo tôi còn có nhiều khó khăn, bất cập. Mâu thuẫn giữa yêu cầu và khả năng hiện có của giáo viên, giữa yêu cầu và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng rõ nét. Đó là:
1. Lớp học ở hầu hết các trường hiện nay đang đông, số học sinh nhiều, bàn ghế, phòng học chưa phải dư dật do đó các em phải ngồi chật dễ tạo điều kiện cho các em trao đổi quay cóp.
2. Chưa có điều kiện để ra nhiều đề vì việc này gặp khó khăn trong soạn thảo, in ấn và kinh phí.
3. Trình độ tin học của nhiều cán bộ giáo viên còn hạn chế. Do đó từ một đề, chỉnh sửa tạo ra nhiều đề thì hầu như không làm được. Đã có nhiều thầy cô giáo có ý định ra hiệu để làm song cũng gặp nhiều khó khăn vì những người làm ở các hiệu Photo họ cũng chẳng am hiểu việc này.
4. ý thức của học sinh về việc kiểm tra thi cử chưa được chuyển biến mấy, học sinh còn nặng thói quen quay cóp, chưa nghiêm túc trong việc kiểm tra, đánh giá.
Do vậy, ở trường tôi và nhiều trường THCS khác thì việc ra đề kiểm tra trắc nghiệm chưa phát huy hết tác dụng. Có những giáo viên chỉ ra được 1- 2 câu trắc nghiệm để đối phó với lãnh đạo rằng có ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Nhiều giáo viên có ra được khoảng 7-8 câu trắc nghiệm khách quan cho một bài kiểm tra 45 phút nhưng xem lại các đề kiểm tra của họ thì còn mắc nhiều lỗi như: Phương án nhiễu không thành công, một đơn vị kiến thức có thể dùng để ra nhiều câu trắc nghiệm trong bài kiểm tra đó, có những câu không phải là trắc nghiệm khách quan Nói chung là họ chưa nắm vững cách ra một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
Đối với học sinh, nhiều em do lười suy nghĩ cho nên phải quay cóp, hỏi bài của bạn. Các em có thói quen làm bài tự luận trước, sau đó khi hết giờ thì lợi dụng lúc lộn xộn để hỏi, xem bài của bạn và ghi vào bài một cách nhanh chóng. Như vậy trong trường hợp này, các câu hỏi trắc nghiệm chẳng có hiệu quả gì mà trái lại nó còn phản tác dụng, thầy cô cho điểm oan những em lười học.
Với trách nhiệm của người giáo viên đứng lớp cũng như quản lý giáo dục tôi đã suy nghĩ rất nhiều với câu hỏi: Làm thế nào để hạn chế được tiêu cực, phát huy tích cực của đề thi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá học sinh trong trường THCS.
II. Các giải pháp đã thực hiện:
Một là:Phải làm cho giáo viên nắm vững cách ra đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan:
a. Chỉ đạo tập huấn cho giáo viên
Từ đầu năm học, ngay trong việc xây dựng kế hoạch, chi bộ và Ban giám hiệu đã đề ra việc tập huấn ra đề kiểm tra trắc nghiệm cho toàn thể giáo viên trong trường. Để việc tập huấn có hiệu quả chúng tôi đã phân công nhiệm vụ chỉ đạo tập huấn:
Hiệu trưởng: Trưởng ban – Phụ trách chung.
Phó Hiệu trưởng: Phó ban - Giúp trưởng ban điều hành và cùng với tổ trưởng tổ Tự nhiên chịu trách nhiệm tập huấn ra đề kiểm tra môn Toán.
Các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên giỏi là các nhóm trưởng và thành viên. Ngoài ra, do đặc thù môn học chúng tôi có mời một số đồng chí dạy các môn đặc thù để tham gia tập huấn.
b. Tập huấn về kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm:
Sau khi được phân công nhiệm vụ, các tổ trưởng cùng với các nhóm trưởng chuyên môn tiến hành tập huấn cho giáo viên trong tổ, nhóm của mình.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường có 4 dạng cơ bản. Đó là: Dạng nhiều lựa chọn, dạng đúng sai, dạng điền khuyết, dạng sánh đôi. Hiện nay, trong 4 dạng cơ bản đó thì dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn được sử dụng nhiều nhất vì nó có nhiều ưu điểm. Cái quan trọng nhất trong phần này là phải nắm được cấu trúc và tạo phương án nhiễu.
Ví dụ: Cho X =.
A. X không phải là tập hợp.
B. X là tập hợp rỗng.
C. X là tập hợp có phần tử 0.
D. X là tập hợp không có phần tử nào.
Câu hỏi như vậy là sai về mặt cấu trúc: Phần dẫn không rõ ràng dẫn đến không biết người hỏi định hỏi cái gì.
Hoặc: Bài thơ “ Đồng chí” của tác giả Chính Hữu được sáng tác vào năm nào?
A. 1948 B. 1949 C. 1958 D. 1985.
Với các câu trả lời như vậy có lẽ không có học sinh ngớ ngẩn nào chọn phương án năm 1985 vì ít nhất các em cũng biết rằng bài thơ được viết vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Như vậy với câu hỏi trên thì phương án nhiễu không thành công.
Sau khi đã được tập huấn các tổ nhóm phải thực hành viết câu hỏi trắc nghiệm và cùng thảo luận uốn nắn các sai sót.
c. Tập huấn về quy trình soạn đề kiểm tra trắc nghiệm:
Để bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan phát huy được ưu điểm thì cần phải nắm vững quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 1: Xác định mục tiêu chung( Khung kiến thức)
Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình một lớp, một cấp học.
Bước 2: Xác định mục tiêu giảng dạy:
Để xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan tốt cần liệt kê các mục tiêu giảng dạy thể hiện các hành vi năng lực cần phát triển của người học như là kết quả của dạy học. Hệ thống mục tiêu đó được thể hiện qua ba cấp độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
Ví dụ trong chương: Số hữu tỷ, số thực:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tên chủ đề:
Lũy thừa của số hữu tỷ; tỷ lệ thức.
-Biết quy tắc tính tích, thương của hai lũy thừa cùng cơ số; lũy thừa của một lũy thừa; lũy thừa của một tích, một thương.
- Nhận biết thế nào là tỷ lệ thức.
-Hiểu được khái niệm lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỷ.
-Hiểu được hai tính chất của tỷ lệ thức; tính chất của dãy tỷ số bằng nhau.
- Vận dụng các quy tắc lũy thừa để tính nhanh, đúng và hợp lý.
-Thành thạo các tính chất của dãy tỷ số bàng nhau để giải bài toán tỷ lệ.
Bước 3: Thiết lập ma trận:
Từ việc xác định mục tiêu và các cấp độ trong chương hay chủ đề nào đó ta thiết lập một ma trận hai chiều.
Mục đích của việc thiết lập ma trận hai chiều là để ấn định số đơn vị kiến thức cho từng nội dung và mức độ, tránh tình trạng thích cái gì thì ra cái đó nhiều, vấn đề gì không thích thì không ra.
Bước 4: Thiết lập các câu hỏi theo ma trận:
Từ việc thiết lập ma trân, bây giờ phải dựa vào ma trận để thiết kế các câu hỏi. Theo xu hướng chung hiện nay, mức độ có thể là:
Nhận biết : 40%
Thông hiểu: 35%
Vận dụng: 25%.
Đây là một nội dung khó nhất trong việc soạn câu hỏi trắc nghiệm do đó cần phải có thời gian để anh chị em giáo viên hiểu và cùng làm được. Từ việc tập huấn, các nhóm chuyên môn tổ chức cho anh chị em giáo viên xây dựng mục tiêu cho từng chương, từng phần của môn mình dạy sau đó tiến hành xây dựng ma trận của chương của phần đó. Các nhóm tổ chức cho anh chị em thảo luận đóng góp ý kiến và đi đến thống nhất.
d. Kế hoạch thực hiện:
Do trường cũng có nhiều hoạt động chuyên môn khác nên việc tập huấn cũng phải tiến hành song song với hoạt động của tổ, nhóm.
Từ 10/9-15/9: Xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Từ 15/9- 30/9: Tập huấn về kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm
Từ 1/10-30/10: Tập huấn về quy trình viết câu hỏi trắc nghiệm.
Sau ngày 1/10, hàng tháng trong buổi sinh hoạt tổ nhóm các tổ nhóm tổ chức cho anh chị em giáo viên soạn đề kiểm tra các phần, các chương.
Hai là: Tăng cường việc học tập tin học trong nhà trường:
Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo giáo dục, trường tôi cũng như các trường THCS khác trong huyện đã được trang bị máy vi tính. Từ ngày có máy vi tính bộ mặt của trường đã thay đổi nhiều. Số lượng giáo viên biết sử dụng máy vi tính ngày càng đông. Ban giám hiệu và một số đồng chí giáo viên trường tôi có thể giảng dạy tốt môn này cho giáo viên và hiện nay đã có khoảng 60% sử dụng thành thạo máy, có khoảng 25% số giáo viên có thể sử dụng được song chưa thật thành thạo do đó theo yêu cầu chung của ngành thì phải tiếp tục bồi dưỡng, tạo điều kiện để anh chị em học tập nâng cao trình độ về tin học.
Cùng với việc soạn bài trên máy vi tính, từ đầu năm đến nay trường tôi đã phát động anh chị em mua máy. Kế hoạch:
Kết thúc học kỳ I: Có khoảng 40% giáo viên dưới 40 tuổi có máy.
Từ học kỳ II trở đi đến hết năm học: Có khoảng 90% giáo viên dưới 40 tuổi có máy và hiện nay đã có 16/18 giáo viên dưới 40 tuổi có máy. Đây là một con số tuy chưa cao song nó đã nói lên được sự cố gắng của anh chị em giáo viên.
Ba là: Khai thác các phần mềm soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm trên mạng Intenet và thị trường phần mềm:
Trên mạng Intenet có nhiều địa chỉ có thể tìm kiếm phần mềm kiểm tra trắc nghiệm. Ví dụ như:
1. Công cụ biên soạn câu hỏi trắc nghiệm Testor Mar.04 của tác giả Phạm Văn Hải (Trung tâm nghiên cứu và phát triển phần mềm – Đại học Thủy sản).
Download tại các địa chỉ sau( Bản dùng thử)
2. Chương trình soạn giáo án và đề thi trắc nghiệm (Đĩa CD)
Đĩa CD này chỉ sử dụng được trên một máy tính. Sau khi cài đặt xong nháy đúp vào biểu tượng trên Desktop nó sẽ yêu cầu nạp đĩa CD vào nó mới cho sử dụng chương trình. Đây là một hình thức bảo vệ bản quyền ở mức độ thấp.
Sau khi cài đặt và soạn có giao diện như sau: 
Đặc điểm chung của các loại phần mềm này là nó sẽ tự trộn đề một cách ngẫu nhiên, người soạn chỉ việc nhập câu hỏi và phương án đúng. Hơn thế nữa nó còn cho phép thi trắc nghiệm trên máy- Một tương lai không xa đối với ngành giáo dục.
Bốn là: Tăng cường việc kiểm tra việc ra đề thi trắc nghiệm.
Sau khi đã được tập huấn các môn, khối lớp có thể hội ý và ra đề chung. Kế hoạch của trường là trong học kỳ I phải ra 2 đề/ môn, lớp cho một tiết kiểm tra. Sang học kỳ II trở đi sẽ ra 3 đề. Tuy nhiên để hạn chế việc quay cóp thì ta không đánh mã số đề, khi in ấn tiến hành trộn đề và chỉ việc phát theo hàng ngang. Các em không biết mình đang làm đề nào và giống với bạn nào. Khi thu bài tiến hành thu bình thường sau đó chịu khó sắp xếp lại theo từng đề cho dễ chấm. Hàng tháng, Ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn kiểm tra bao đựng đề kiểm tra của giáo viên và học sinh để đánh giá xếp loại, biểu dương những đồng chí làm tốt, nhắc nhở phê bình những đồng chí làm chưa tốt.
Năm là: Tuyên truyền sâu rộng trong học sinh, phụ huynh và nhân dân về cuộc vận động: “ Hai không” do Bộ trưởng Bộ giáo dục khởi xướng:
Ngay từ đầu năm học, trường đã tiến hành tuyên truyền trước hết là trong giáo viên, học sinh và phụ huynh về chống tiêu cực trong thi cử. Chống tiêu cực trong thi cử phải bắt đầu từ việc kiểm tra trên lớp học. Sau khi tuyên truyền chúng tôi tiến hành cho ký cam kết thực hiện.
Sau khi cam kết, học sinh nào vi phạm quy chế trong kiểm tra sẽ bị phê bình, cảnh cáo và bị hạ hạnh kiểm của tháng hay học kỳ.
Về phía phụ huynh chúng tôi tuyên truyền để họ nhận thức được việc gian dối trong thi cử chỉ mang lại hậu quả không tốt đẹp gì cho con cái họ và tiêu cực trong thi cử xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng một phần không nhỏ là phía phụ huynh. Họ thừa biết là con mình học yếu nhưng họ vẫn muốn con mình lên lớp, phải đậu tốt nghiệp, phải vào học ở THPT. Do đó để họ chấp nhận những kết quả không mong muốn như: Hỏng tốt nghiệp THCS và không được lên lớp, thi lại là một vấn đề không dễ mặc dầu không phải số lượng lớn. Việc này phải tiến hành một cách mạnh mẽ nhưng không đốt cháy giai đoạn, phải có thời gian để họ chuyển biến trong nhận thức.
III. Thay lời kết và kiến nghị:
Sự nghiệp giáo dục muốn chuyển biến mạnh mẽ phải bắt đầu từ nhiều khâu trong một chu trình kín, trong đó khâu kiểm tra đánh giá là một mắt xích hết sức quan trọng. Đổi mới và tăng cường việc kiểm tra đánh giá nếu làm tốt thì sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của sự nghiệp giáo dục. Đối với trường chúng tôi, việc đẩy mạnh và quản lý tốt việc kiểm tra đánh giá đã có tác dụng rõ nét. Đó là:
ý thức của học sinh đã có chuyển biến vì việc quay cóp của các em lâu nay đã bị hạn chế rất nhiều, có những lớp, môn đã vô hiệu hóa được quay cóp, từ đó trong tiết kiểm tra các em tập trung làm bài thay vì quay cóp, trao đổi như trước đây.
Chất lượng học sinh có được nâng lên: Trước đây, trường chúng tôi là một trong những trường có chất lượng cũng như các mặt khác xếp loại yếu nhưng hai năm lại đây đã có kết quả khả quan về chất lượng. Năm học 2004-2005 đã có 48 em đậu vào THPT công lập. Năm học 2005-2006 đã có 55 em đậu vào THPT công lập và chiếm vị trí thứ 6 trên 18 trường THCS trong huyện. Đây là con số tuy chưa cao nhưng phần nào thể hiện được sự cố gắng của tập thể anh chị em giáo viên trong hội đồng sư phạm của nhà trường.
Để việc kiểm tra đánh giá thực sự có hiệu quả đặc biệt là khâu kiểm tra trắc nghiệm theo tôi có một số kiến nghị sau:
Các cấp lãnh đạo cần tổ chức các lớp chuyên đề theo môn cho toàn thể cán bộ giáo viên để họ nắm vững cách ra đề trắc nghiệm và thống nhất cách làm trên phạm vi của một Phòng giáo dục hay cả Sở giáo dục. Trên cơ sở đó sẽ tổ chức thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tại trường và liên trường.
Cần biên soạn các tài liệu hướng dẫn để các trường căn cứ vào đó mà chỉ đạo. Ví dụ như tỷ lệ điểm bài trắc nghiệm là 2/10 hay 3/10 rồi các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng là bao nhiêu phần trăm cho mỗi loại. Có như vậy mới cụ thể hóa được và trường tiện kiểm tra việc ra đề của giáo viên.
Trên đây là một số biện pháp mà chúng tôi đã làm trong năm qua để đẩy mạnh chất lượng thông qua việc kiểm tra đánh giá học sinh trong nhà trường THCS.
Mặc dầu đã rất cố gắng song trình độ và kinh nghiệm còn hạn hẹp. Kính mong các thầy, cô giáo góp ý xây dựng.
Tháng 4/2007.

File đính kèm:

  • docSKKN_QLGD.doc
Sáng Kiến Liên Quan