Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép tại địa phương

1. Tên sáng kiến:

Giáo dục hướng nghiệp là môn học rất quan trọng vì hướng nghiệp giúp học sinh tìm được mục đích học tập và định hướng tương lai. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng để tăng hiệu quả học tập cần bồi dưỡng động lực học tập cho học sinh. Theo nghiên cứu của Sở GD Thành phố Hồ Chí Minh công bố tháng 01/2019 đã khảo sát 150 cơ sở giáo dục kết quả có 53,8% học sinh chưa có động lực học tập. Rất nhiều giải pháp tạo động lực học tập đã được đưa ra ví dụ như tổ chức các lớp học giáo dục về kĩ năng sống, các khóa học giáo dục thái độ sống. Một trong số các biện pháp tạo động lực học tập cho học sinh chính là giáo dục thông qua trải nghiệm thực tế. Với mục đích định hướng nghề nghiệp và tạo động lực học tập cho học sinh, chúng tôi tổ chức dạy học theo dự án. Dự án gồm ba giai đoạn: Trải nghiệm thực tế tại địa phương nhằm tạo nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp cho học sinh; Cung cấp định hướng và tài liệu công cụ để đưa ra phương án trả lời câu hỏi định hướng nghề nghiệp; Tổ chức trải nghiệm để học sinh tự kiểm nghiệm lại thông tin qua các hình thức như tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh, tham gia diễn đàn, hỏi chuyên gia. Các hoạt động học được giáo viên thiết kế, tổ chức và dẫn dắt sao cho học sinh chủ động tham gia thiết kế, tự mình thực hiện, tiến hành thảo luận và viết thu hoạch. Nội dung học tập không tập trung nghiên cứu kiến thức hàn lâm mà chủ yếu là kiến thức thực tế phục vụ mục đích hướng nghiệp của học sinh. Sau khi kiểm nghiệm kết quả trong một năm học với đối tượng học sinh khối 11, chúng tôi báo cáo sáng kiến với tên gọi: “Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép ở địa phương”

2. Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục.

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1. Giải pháp cũ thường làm:

Công tác hướng nghiệp trong chương trình giáo dục trung học tại Việt Nam được thực hiện qua 2 hướng chính:

1/ Giáo dục hướng nghiệp - hoạt động giáo dục hướng nghiệp (9 tiết/năm) và một số hoạt động ngoài giờ lên lớp;

2/ Thông tin và kĩ năng về nghề - hoạt động giáo dục nghề phổ thông (105 tiết/năm, tự chọn bắt buộc) và một phần qua môn Công nghệ cho học sinh trung học phổ thông.

Hiện tại, công tác hướng nghiệp cho học sinh còn được thực hiện thông qua hoạt động trải nghiệm.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy: Đa số học sinh lựa chọn hướng học tập, định hướng nghề nghiệp theo cảm tính cá nhân, gia đình hoặc ảnh hưởng của bạn bè; sự lựa chọn mang đậm tính chất chủ quan, thiếu tính thực tiễn và không phù hợp với xu thế phát triển của địa phương và đất nước. Việc dạy học còn nặng về cung cấp kiến thức và rèn kĩ năng. Ví dụ như với mỗi môn học giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động học sao cho học sinh ghi nhớ được nhiều nội dung kiến thức, biết phân tích và tổng hợp các kiến thức môn học. Có đôi khi học sinh đặt câu hỏi: Kiến thức này giúp gì cho em khi học tiếp hoặc giúp gì cho em trong cuộc sống tương lai? Để trả lời câu hỏi đó có nhiều đáp án, tùy từng môn học cụ thể đáp án sẽ khác nhau. Tuy vậy, câu trả lời chung nhất là môn học sẽ giúp em năng lực để đương đầu với cuộc sống. Ví dụ như Môn Hóa học, em sẽ học được nhiều kĩ năng và năng lực trong đó có năng lực quan sát. Năng lực quan sát giúp em đưa ra quyết định hợp lí khi làm việc, quyết định đúng đắn trong cuộc sống.

 

doc41 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục hướng nghiệp gắn với trải nghiệm thực tiễn sản xuất mắm tép tại địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g THPT Gia Viễn C
- Điểm trung bình nhóm: ĐTBN
- Điểm của cá nhân:
Họ tên
Điểm
Họ tên
Điểm
 Gia Viễn, ngày  tháng  năm 2018 
 Người đánh giá
SỔ THEO DÕI DỰ ÁN
Tên dự án : ............
Tên lớp: Trường:..
Tên giáo viên HD:...
Nhóm:
Thời gian: Từ ngày .. đến ngày
Danh sách nhóm:
1. Phân công nhiệm vụ trong nhóm
STT
Tên thành viên
Nhiệm vụ
Phương tiện
Thời hạn hoàn thành
sản phẩm dự kiến
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
2. Các ý tưởng ban đầu (sơ đồ tư duy)
3. Phiếu tổng hợp dữ liệu
Câu hỏi
Nguồn tham khảo
Câu hỏi
Nguồn tham khảo
Câu hỏi
Nguồn tham khảo
Câu hỏi
Nguồn tham khảo
4. Biên bản thảo luận
Ngày
Nội dung thảo luận
Kết quả
Tiêu chí đánh giá Sổ theo dõi dự án của nhóm HS
Tiêu chí
Nội dung
1. Làm việc đúng kế hoạch, thái độ tích cực, sôi nổi
2. Biết cách đặt câu hỏi 5W1H để hình thành ý tưởng lập sơ đồ tư duy
3. Phân công công việc hợp lí
4. Có đầy đủ các biên bản thảo luận của các buổi họp nhóm.
5. Có đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, bài báo hoặc các trang web tham khảo.
6. Biết đánh giá, nhìn nhận lại quá trình thực hiện dự án
Hình thức
1. Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học.
2. Hình ảnh minh họa có chọn lọc, có thẩm mĩ.
* Cách thực hiện kĩ thuật 5W1H: Để trình bày một ý tưởng, tóm tắt một sự kiện, một cuốn sách hoặc bắt đầu nghiên cứu một vấn đề, chúng ta hãy tự đặt cho mình những câu hỏi ví dụ như: WHAT? (Cái gì?); WHERE? (Ở đâu?); WHEN? (Khi nào?); WHO? (Ai?); WHY? (Tại sao?); HOW? (Như thế nào?)
PHIẾU NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Nhìn lại quá trình thực hiện dự án: (Viết tên nhóm – tên dự án)
Họ tên:
1. Tôi đã học được kiến thức gì?..................................................
2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? (Đánh dấu x vào ý đúng)
Thu thập thông tin ab 
Làm việc nhóm ab
Thuyết trình ab 
Sử dụng CNTT & TT ab
Kĩ năng khác:
Xử lý thông tin ab 
Giao tiếp ab 
Xây dựng bản đồ tư duy ab
3. Tôi đã xây dựng được thái độ nào tích cực?
4. Tôi có hài lòng với các kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao?
5. Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án?
6. Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm thế nào?
8. Tôi phát triển được năng lực sáng tạo qua những giai đoạn nào?
(Đánh số theo thứ tự mức độ giảm dần từ 1 đến 6)
Xây dựng bản đồ tư duy ab 
Lập kế hoạch thực hiện ab
Báo cáo kết quả ab 
Làm video nhóm ab 
Thu thập thông tin ab 
Ý kiến khác: ab
9. Khi học tập theo phương pháp dự án, tôi thấy có ích lợi:
Tăng tính chuyên cần, tính sáng tạo ab 
Biết thêm nhiều kiến thức ngoài sách vở ab
Có cơ hội phát triển những kĩ năng phức hợp: như tư duy bậc cao ab 
Tác dụng khác:
10. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hưng thú học tập theo dự án:
Mất nhiều thời gian ab 
Thiếu phương tiện hỗ trợ ab
Tốn kém tài chính ab 
Các dự án không hữu ích cho thi cử ab 
Tôi phải làm việc nhiều mà người khác chơi ab
Khó hoàn thành dự án ab	Nguyên nhân khác:
11. Mức độ hứng thú của tôi với phương pháp dạy học dự án: (5 cấp độ)
(1: Rất không thích; 2: Không thích; 3: Bình thường; 4: Thích; 5: Rất thích)
PHIẾU TỔNG HỢP: NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH DỰ ÁN
Lớp.Trường: THPT Gia Viễn C
Thời gian khảo sát:.Sĩ số:
Người tổng hợp:
Chuyên đề: Dạy học định hướng nghề nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất mắm tép ở địa phương
1. Tôi đã học được kiến thức gì? (Tên kiến thức hoặc môn học: tỉ lệ %)
2. Tôi đã phát triển được những kĩ năng gì? (Đánh dấu x vào ý đúng)
Thu thập thông tin: ..%
Làm việc nhóm: .%
Thuyết trình: ...% 
Sử dụng CNTT & TT: ..%
Kĩ năng khác:
Xử lý thông tin: .% 
Giao tiếp: ..%
Xây dựng bản đồ tư duy: .%
3. Tôi đã xây dựng được thái độ nào tích cực?
4. Tôi có hài lòng với các kết quả nghiên cứu của dự án không? Vì sao?
- Có: vì .%
- Không: vì : .%
5. Tôi đã gặp phải những khó khăn gì khi thực hiện dự án?
6. Tôi đã giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
7. Quan hệ của tôi với các thành viên trong nhóm thế nào?
8. Tôi phát triển được năng lực sáng tạo qua những giai đoạn nào?
(Đánh số theo thứ tự mức độ giảm dần từ 1 đến 6)
Xây dựng bản đồ tư duy ab 
Lập kế hoạch thực hiện ab
Báo cáo kết quả ab 
Làm video nhóm ab 
Thu thập thông tin ab 
Ý kiến khác: ab
9. Khi học tập theo phương pháp dự án, tôi thấy có ích lợi:
- Tăng tính chuyên cần, tính sáng tạo:...% 
- Biết thêm nhiều kiến thức ngoài sách vở:...% 
- Có cơ hội phát triển những kĩ năng phức hợp: như tư duy bậc cao:...% 
Tác dụng khác:
10. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hưng thú học tập theo dự án:
Mất nhiều thời gian:...% 
Thiếu phương tiện hỗ trợ:...% 
Tốn kém tài chính:...% 
Các dự án không hữu ích cho thi cử:...% 
Tôi phải làm việc nhiều mà người khác chơi:...% 
Khó hoàn thành dự án:...% 
Nguyên nhân khác:- ................................%
- ................................................................%
11. Mức độ hứng thú của tôi với phương pháp dạy học dự án :
1: Rất không thích:%
2: Không thích:..%
3: Bình thường:.%
4: Thích:%
5: Rất thích:..%
PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Giáo viên hướng dẫn:
A. Đánh giá chung các nhóm
1. Hồ sơ của nhóm
2. Trong quá trình làm dự án
3. Sản phẩm của dự án:
B. Đánh giá cụ thể các nhóm HS
1. Nhóm 1:
- Nhận xét chung:
- Ưu điểm:
- Hạn chế:
2. Nhóm 2:
- Nhận xét chung:
- Ưu điểm:
- Hạn chế:
Phụ lục 2: Các phiếu và báo cáo thu hoạch của học sinh
Phụ lục 3. Giáo án hướng nghiệp
GIÁO ÁN TRẢI NGHIỆM “TUẦN HƯỚNG NGHIỆP”
Mục tiêu:
Sau khi học xong nội dung tuần hướng nghiệp học sinh có hiểu biết về nghề nghiệp, mối liên quan giữa nghề với ngành học và các môn học ở trường phổ thông.
 Kiến thức:
a. Học sinh có thể nêu được:
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp
Tên một số bài trắc nghiệm nghề nghiệp
Các câu hỏi để tìm kiếm thông tin trong việc định hướng ngành học và nghề nghiệp tương lai.
b. Học sinh trình bày được: 
Mối liên hệ giữa các yếu tố sở thích, khả năng, năng lực, nhu cầu của xã hội trong việc lựa chọn nghề nghiệp. 
Đặc điểm của bản thân, nghề các em lựa chọn và định hướng học tập.
Kỹ năng:
Kỹ năng đánh giá và hiểu bản thân, khả năng tìm kiếm thông tin theo từ khóa
Kỹ năng thảo luận, trình bày vấn đề, thuyết phục, kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.
Biết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
Biết vận dụng công nghệ thông tin tìm kiếm và chia sẻ thông tin. Biết hợp tác, thuyết phục người khác.
Thái độ, tình cảm 
Biết được bản thân cần chủ động và là người có vai trò chính trong việc chọn nghề cho bản thân. Yêu lao động và trân trọng mọi nghề. Có tinh thần tích cực tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động gắn với nghề tương lai. Sẵn sàng điều chỉnh hành vi và tích cực học tập các kiến thức, kĩ năng cần thiết cho nghề nghiệp trong tương lai.
Sản phẩm:
Trả lời được các câu hỏi gợi ý trong bài thu hoạch.
Hợp tác với nhau xây dựng Poster giới thiệu sản phẩm hướng nghiệp của nhóm (trình bày ngành học, những hiểu biết của bản thân nhận được sau tuần hướng nghiệp)
II. THỜI LƯỢNG DỰ KIẾN: 01 tuần
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, mẫu phiếu thu hoạch trải nghiệm, các câu chuyện hướng nghiệp, phiếu trắc nghiệm nghề nghiệp, tài liệu hướng dẫn, bộ câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về nghề nghiệp, hướng dẫn thu hoạch.
2. Học sinh
- Giấy A0, bút màu, bản tóm tắt đặc điểm tính cách, sở thích, sở trường của bản thân.
IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp thảo luận nhóm, Hình thức khăn trải bàn, mảnh ghép.
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Tầm quan trọng của việc chọn nghề? Chọn nghề thế nào cho phù hợp?
Mục tiêu: 
Tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu về nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lai.
Học sinh hiểu được cần phải chọn nghề cẩn thận phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội. Muốn hiểu về chọn nghề thì cần tìm hiểu các đặc điểm sở trường năng lực bản thân và mối liên quan của chúng với các ngành nghề
Các bước tiến hành hoạt động dạy học:
B1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia lớp thành 6 đến 7 nhóm (2 bàn – 1 nhóm)
Hãy đọc các câu chuyện hướng nghiệp? 
Em học được gì qua từng câu chuyện?
Có chuyện nào giống với em không?
Em có biết người nào đã được hướng nghiệp thành công? Người nào hướng nghiệp thất bại? Hãy chia sẻ câu chuyện đó với các bạn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Gv phát tài liệu hướng dẫn, các nhóm thực hiện đọc câu chuyện hướng nghiệp trong 10 phút. Trả lời các câu hỏi đã ghi? 
Học sinh tiến hành đọc, trả lời các câu hỏi vào giấy của mình.
Câu chuyện hướng nghiệp.
 Câu chuyện 1. Nam là một học sinh chăm chỉ, Nam học khá môn hóa học, môn toán, rất ngại học môn Vật lí. Nam đăng ký thi đại học khối A. Đến khi đăng ký Nam chọn 2 ngành Công nghệ thực phẩm và Cơ khí chế tạo máy. Rất may mắn Nam đủ điểm đỗ cả 2 ngành. Nam đã chọn học ngành cơ khí chế tạo máy vì lí do ngành này dễ xin việc lương cao. Vì học yếu Vật lí nên khi vào đại học các môn học chuyên ngành đều khó với Nam. Hơn nữa Nam còn mê chơi games nên sau 5 năm học đại học nam vẫn không đủ điểm ra trường. Nam suy nghĩ, thử nghiệm và thấy mình hợp với nghề nấu ăn. Nam quyết định bỏ học ngành Cơ khí chế tạo máy và đi học lớp nấu ăn. Một năm sau Nam đã có việc làm với mức lương 9 triệu đồng/ tháng. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhiều thời gian, đặc biệt là thời gian của ngày lễ, thời gian của giờ nghỉ. Nam rất ân hận vì đã chọn sai ngành học.
Em có suy nghĩ gì qua bài học của Nam?
- Đây là trường hợp không có sự chuẩn bị khoa học khi chọn nghề
- Khi chọn nghề không dựa trên khả năng và đặc điểm của nghề nên chưa thành công. 
Nếu không kiên trì thì khó thành công.
Câu chuyện 2: Nga là một học sinh nông thôn, kinh tế gia đình Nga trung bình. Lớp 11 Nga được học môn Hướng Nghiệp, Nga đã tìm hiểu bản thân và thấy mình sáng tạo, thích làm viêc với máy móc, thích môn tin học và thích vẽ. Nga tìm hiểu và thấy Ngành Thiết kế đồ họa phù hợp với Sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân. Nga tìm hiểu và thấy ngành này có khả năng đem lại thu nhập cao. Nga tìm thấy có cả trường trung cấp, trường cao đẳng và trường đại học đào tạo Ngành này. 
 Mặt khác, Nga thấy yếu tố tác động đến việc chọn ngành học của Nga là kinh tế gia đình. Lúc đó thu nhập từ nghề nông của cha mẹ, cộng với việc nuôi Nga và 2 đứa em nhỏ rất chật vật. Nga quyết định sau khi tốt nghiệp sẽ tham gia khóa học nghề ngắn hạn tại trường trung cấp gần nhà. Sau đó đi làm để có công việc ổn định. Sau đó tiếp tục theo học các lớp ngắn hạn tại trường cao đẳng gần nơi làm việc. Khi có điều kiện hơn, Nga muốn lấy bằng đại học ở một trường đại học có chất lượng đào tạo tốt [5]
Đây là trường hợp chọn nghề phù hợp với sở thích, khả năng nghề nghiệp và điều kiện hoàn cảnh gia đình.
 3.Ngay từ khi học phổ thông Hoa đã học giỏi môn Toán, hay để ý tới các chi tiết nhỏ, sắp xếp góc học tập ngăn nắp, thích làm việc với các con số và thích kiểm soát tiền bạc. Hoa nhận thấy mình thích hợp với nghề kế toán. Trong lúc học kế toán Hoa nhận thấy mình thích hợp với ngành Ngân hàng, nên khi ra trường Hoa đã xin vào làm việc tại một Ngân Hàng. Sau một thời gian làm việc Hoa đã rất thành công được thăng chức lên lương.[5]
Đây là trường hợp chọn nghề phù hợp với khả năng, sở thích cá tính của bản thân. 
 4.Minh thu là một học sinh có khả năng sáng tạo, viết lách, giao tiếp tốt và thích theo ngành báo chí, truyền thông và có cá tính hướng ngoại. Nhưng cả gia đình Thu có nhiều người làm việc trong ngành tài chính, kế toán có thể xin việc cho Thu sau khi ra trường. Thu thi vào Ngành kế toán, trong lúc học thu luôn cảm thấy chán nản, kết quả học tập không cao. Sau khi ra trường Thu được sắp xếp vào làm kế toán ở một công ty nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi chán nản và muốn đổi công việc. [5]
Bước 3: Thảo luận:
Học sinh thảo luận theo nhóm, ghi kết quả vào bảng chung theo hình thức khăn trải bàn.
Bước 4: Báo cáo kết quả:
Các nhóm treo bảng tóm tắt: Ghi các thông điệp học được sau hoạt động
Các nhóm chia thành các mảnh, ghép thành các nhóm mới, thực hiện di chuyển và chia sẻ nội dung đã học với các bạn.
Bước 5: Đánh giá và nhận xét
-Hs tự đánh giá thái độ học tập của bản thân của các bạn trong nhóm
GV nhận xét tổng quát:
GV nhắc học học sinh về nhà nghiên cứu tài liệu: https://slideshare.vn/giaoduchoc/to-chuc-tu-van-huong-nghiep-va-tu-van-tuyen-sinh-cho-nhom-lon-hoc-sinh-cap-trung-mneauq.html để chuẩn bị cho tiết học sau.
Hoạt động 2: Nghiên cứu mô hình hướng nghiệp và trắc nghiệm nghề nghiệp
* Mục tiêu: Học sinh biết các yếu tố giúp chọn nghề và chọn ngành phù hợp.
Học sinh có hiểu biết về sở thích, năng lực của bản thân. Biết tên một số ngành nghề phù hợp với bản thân.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm sở thích cho học sinh thực hiện trong 05 phút.
GV hướng dẫn học sinh cộng điểm trên phiếu
GV yêu cầu: Em hãy đọc phần hướng dẫn trong tài liệu [5] để chọn ngành có thể hợp với bản thân các em? Ghi lại ngành, nghề, tìm hiểu các trường có đào tạo ngành học đó, hỏi ý kiến cha, mẹ về ngành học em tìm được?
- Bước 2: Học sinh tiến hành thực hiện trên phiếu, đọc và ghi kết quả
- Bước 3: Báo cáo kết quả, hãy trao đổi với các bạn về lựa chọn của em? Vì sao em chọn ngành đó? Sau mỗi trao đổi kí cho nhau. Bạn nào trao đổi với nhiều bạn nhất thì được thưởng? Không bắt buộc phải trao đổi nhiều nhất.
Bước 4: Nhận xét hoạt động
GV yêu cầu học sinh: hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi tìm ngành rồi chia sẻ với bạn khác? (có thể nêu cả mặt tốt và mặt xấu)
GV và cả lớp lắng nghe
Gv nhận xét và điều chỉnh theo hướng tích cực
Bước 5: chia thành các nhóm phân tích sơ đồ
Sau khi học sinh phân tích rút được kết luận dự kiến (Gv bổ xung cho học sinh nếu các em chưa kết luận đủ)
Muốn chọn nghề đúng đắn em cần tìm hiểu thật kĩ phần “Rễ” gồm (sở thích + giá trị bản thân+ cá tính+ khả năng) sao cho phù hợp với phần “Ngọn”: được nhiều người tôn trọng+ công việc ổn định + môi trường làm việc tốt+ lương cao+ cơ hội việc làm cao
Hoạt động 3: Trải nghiệm “Ngày hội tư vấn hướng nghiệp – tuyển sinh năm 2019 tại Hà Nội” 
* Mục tiêu: Học sinh được hỏi về ngành học quan tâm, kiểm nghiệm những hiểu biết của các em về ngành nghề và các khoa trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1: chuẩn bị
Sau các tìm hiểu ở bài học trước, các em hãy tìm thông tin ở nhà trả lời sơ bộ hướng dẫn dưới đây: 
HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU THÔNG TIN NGHỀ NGHIỆP, TUYỂN SINH
Bước 1: Thực hiện phiếu trắc nghiệm sở thích
Bước 2: Đối chiếu chọn ra nhóm ngành phù hợp với sở thích
Bước 3: Xét hoàn cảnh gian đình, vị trí địa lĩ của địa phương chọn ra ngành học có cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc tốt.
Bước 4: Chọn trường để học
Bước 5: Tìm hiểu và chọn tổ hợp môn học xét tuyển vào trường đó, chọn các môn học hoặc khóa học cung cấp kĩ năng mềm cần thiết cho nghề em đã chọn.
Những câu nên trong ngày hội tuyển sinh [4]
Các em nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi trước khi xuất phát đi ngày hội tuyển sinh. Khi đến các gian tư vấn của các trường các em có thể hỏi các câu hỏi:
Trường học có ngành tôi quan tâm không?
Câu hỏi này giúp tránh lãng phí thời gian vì có thể trường đang có kế hoạch thay đổi khung chương trình hay một phần của chương trình/
Tại sao tôi nên vào trường này?
Trường sẽ quảng cáo với sinh viên tiềm năng. Từ đó em có thể so sánh để đánh giá được trường có chất lượng và lí do bạn nên học ở trường này thay vì trường kia.
Các khoa trong trường, thư viện hoạt động thế nào?
Thông tin này cho biết về sự đầu tư của trường cho việc học của bạn. Nếu thư viện cũ kĩ lạc hậu em có quyền nghi ngờ về sự đầu tư của trường với tương lai của mình
Có ký túc xá không? Chi phí bao nhiêu? Độ dài đoạn đường từ Ký túc xá đến Trường là bao xa? Em có thuộc diện được ở ký túc xá không?
Đâu là điểm yếu của ngành học này của trường?
Câu hỏi này giúp em đánh giá những hạn chế của ngành muốn học và có thể cải thiện gì để tốt hơn.
Thầy/cô cho em biết Cơ hội việc làm của ngành như thế nào? Các sinh viên đã tốt nghiệp hiện đang làm gì?
Cách trả lời của trường gợi ý cho em biết về cách mà bạn sẽ được nhà trường chuẩn bị trước khi gia nhập thị trường lao động hoặc truyền cảm hứng về các nghề nghiệp khác phù hợp với em.
Thầy/cô cho em biết cách chọn sinh viên của trường?
Hỏi về tiêu chí nộp hồ sơ, tiêu chí lựa chọn sinh viên giúp em có định hướng chuẩn bị tốt cho kỳ tuyển sinh năm sau.
Thầy/cô cho em biết cơ hội để được nhận học bổng của trường? Cơ hội nhận học bổng du học nếu học ở trường?
Em có thể trình bày hoàn cảnh của mình để nhận được lời khuyên phù hợp về cách xử lí vấn đề học phí từ đại diện của nhà trường.
Ngoài ra em có thể đặt các câu hỏi để phục vụ cho bài thu hoạch sau chuyển đi.
- Bước 2: học sinh các lớp tham gia trải nghiệm (Gv bộ môn Hóa học và GV chủ nhiệm các lớp bảo đảm an toàn cho các em)
Gv phát cho học sinh mẫu bài thu hoạch trước chuyến đi
BÀI THU HOẠCH
( Sau chuyến trải nghiệm ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2019)
Họ và tên: ............................................................... Lớp:....................
Câu 1: Hãy cho biết đặc điểm tính cách và sở thích của bản thân?
2. Đặc điểm tính cách của em phù hợp với nhóm nghề nào? Vì sao?
3. Em chọn nghề nào trong nhóm nghề phù hợp với đặc điểm tính cách và sở thích của mình?
4. Nghề em chọn cần học ngành nào? 	
 Ngành học đó có trường nào đào tạo? Trường đó ở đâu? 	
Mức học phí một năm là bao nhiêu? 	
Chỉ ra trường có mức học phí phù hợp với kinh tế gia đình em? 	
5. Sau khi nghiên cứu em thấy ngành em chọn sau này sẽ làm việc ở đâu? (công ty, cơ quan nào? Tỉnh nào? Gần nhà hay xa nhà?)
6. Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp là gì: Nghề em chọn có những cơ hội thăng tiến nghề nghiệp nào?
	7. Muốn học và tìm được việc làm từ nghề em chọn trong tương lai thì ngay từ bây giờ em cần chuẩn bị những gì? (Học tổ hợp môn nào để tuyển sinh vào trường? Học ngoại ngữ nào? Kỹ năng mềm cần thiết nào?)
8.Những thu hoạch khác em nhận được sau chuyến đi?
9.Những mục tiêu trong học kỳ II lớp 11 và lớp 12.
- Bước 3: Thiết kế poster thể hiện thu hoạch sau tuần hướng nghiệp
Yêu cầu: 	
Trình bày trên khổ A1- ngang
	Trình bày theo nhóm
	Sản phẩm sáng tạo, hấp dẫn người đọc bằng màu sắc, hình vẽ, hài hòa, tính khoa học. Chuẩn bị bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm của nhóm.
V. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập
1. Tổng kết
 Dựa trên poster của học sinh GV bổ sung và chốt lại những nội dung/thông điệp chính.
2. Hướng dẫn học sinh học tập
Xây dựng lộ trình học tập và tự học các môn học và các kĩ năng cần thiết từ tháng 04/2019 đến 05/2020.
VI. Đánh giá kết quả
1. Nội dung đánh giá
* Về sản phẩm: chấm điểm cho poster của các nhóm 
Đánh giá về hình thức sản phẩm: (hs tự đánh giá và giáo viên đánh giá)
 (Tính thẩm mỹ về hình dạng, màu sắc, sự gọn gàng, hài hòa, tính khoa học)
- Đánh giá về nội dung sản phẩm
(Tính mới, tính độc đáo, giá trị và ý nghĩa thực tiễn của sản phẩm)
* Về hoạt động
(Thái độ, hành vi, kỹ năng, tính tích cực hoạt động của cá nhân, tinh thần đoàn kết và sẵn sàng trợ giúp bạn)
DUYỆT KH CỦA PHT
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN
Ninh Bình, ngày 04 tháng 03 năm 2019
T/M NHÓM CHUYÊN MÔN
Phụ lục 4. Hình ảnh sản phẩm báo cáo kết quả chuyên đề “TUẦN HƯỚNG NGHIỆP”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách 
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) – Th.S Nguyễn Thị Diễm My, “Phát triển năng lực dạy học tích hợp – phân hóa cho giáo viên các cấp học phổ thông”, NXB ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015.
Trường Đại học Sư phạm Hà nội, “Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II trung học phổ thông”, NXB ĐHSP. năm 2018.
Nguyễn Văn Tuấn, “Cẩm nang nghiên cứu khoa học Từ ý tưởng đến công bố”, NXB ĐHTH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018.
Tạp chí
Cẩm nang tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2019, Báo tuổi trẻ, NXB Thông tấn.
Website
https://slideshare.vn/giaoduchoc/to-chuc-tu-van-huong-nghiep-va-tu-van-tuyen-sinh-cho-nhom-lon-hoc-sinh-cap-trung-mneauq.html 
Nguyễn Ngọc Tài, Hồ Phụng Hoàng, Tổ chức tư vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh nhóm lớn học sinh cấp trung học phổ thông
https://vnexpress.net/giao-duc/hoat-dong-trai-nghiem-mon-hoc-moi-trong-giao-duc-pho-thong-3698299.html
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docSK giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất mắm tép tại địa phương GVC.doc
Sáng Kiến Liên Quan