SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Trung học Phổ thông

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con

người. Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi

nhiều yếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân. Những năm

gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông

mới theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Theo đó, 5 phẩm

chất chủ yếu gồm: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. 10 năng

lực chung, đặc thù gồm: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề

và sáng tạo; ngôn ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất.

Mục tiêu Chương trình giáo dục THPT là giúp học sinh tiếp tục phát triển những

phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công

dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp

phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục

học lên, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.

Thực tế cho thấy thông qua tiết sinh hoạt lớp, chúng ta có thể hình

thành và phát triển toàn diện cho các em học sinh các phẩm chất và năng lực

mà chương trình giáo dục phổ thông mới chú trọng, và một trong những

hướng "kịch bản" tổ chức tiết sinh hoạt lớp, đó là tăng tính chủ động của học sinh,

nâng cao vai trò của tập thể lớp. Qua những hoạt động trong các tiết sinh hoạt lớp

các em được rèn luyện các kỹ năng cơ bản như kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ

năng giao tiếp, kỹ năng tự quản, kỹ năng nhận xét đánh giá, qua đó sẽ giúp các

em hiểu biết về tập thể, vai trò của cá nhân và tập thể, đồng thời cung cấp cho các

em những thông tin cần thiết và đa dạng của đời sống xã hội, giúp các em phát

triển các phẩm chất và năng lực của mình, góp phần thúc đẩy các em học tập và

rèn luyện tiến bộ về mọi mặt.

pdf40 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1875 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số vấn đề, mời các em cho ý kiến về 
các bức ảnh sau: 
- Ở bức ảnh hai người đàn ông nổi tiếng, họ có sự khác biệt đó là cùng viết tay trái. 
Vậy chúng ta có nên học theo để nổi tiếng như họ không? Vì sao? Chúng ta có thể 
thử chứ không nên học theo, không nên a dua đánh mất bản thân mình. Bởi tạo sự 
khác biệt bằng cách như thế sẽ không nhận được sự tôn trọng. Hiện nay trong lứa 
tuổi các em, có một số em muốn tạo ra sự khác biệt bằng cách hút thuốc lá, thuốc 
lào, chúng ta có nên học theo không? Cô trò cùng chia sẻ. 
25 
- Ở bức ảnh cô gái mặc quần rách, các chàng trai cạo đầu mình theo hình trái bóng 
thì sao? Có nên tạo sự khác biệt như thế không? Các em sẽ thấy là không nên, bởi 
vì nếu tạo sự khác biệt thì cũng phải phù hợp với hoàn cảnh và công việc. Nếu đi 
học mà như thế thì có phù hợp không? Nếu các em đi biểu diễn văn nghệ thì có 
được không? Là cầu thủ bóng đá thì để kiểu đầu này có ổn không? Các em nên nhớ 
tạo sự khác biệt còn cần phải phù hợp và tuân thủ theo nội quy, quy định của nhà 
trường, đặc biệt phải chấp hành đúng pháp luật của nhà nước. 
E. Củng cố và kết thúc 
- Qua tiết học hôm nay, cô nhận thấy các em rất giỏi, các em rất tự tin trong giao 
tiếp, trong tranh luận và xây dựng kiến thức. Cô khen các bạn một lần nữa. Cô 
mong các em luôn là những học sinh hiểu biết, sống chan hòa, vị tha, độ lượng, 
cùng nhau tạo nên một cuộc sống văn minh và ngày càng tốt đẹp hơn. 
2.3.6. Một số chủ đề gắn với nội dung sinh hoạt lớp 
a. Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề 8/3: Hãy nói lời yêu thương 
Mục tiêu: 
- Sinh hoạt lớp gắn với giáo dục giá trị sống, sự yêu thương trong cuộc sống cho 
học sinh. 
- Hình thành phẩm chất nhân ái và các kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng giao 
tiếp, kỹ năng quản lí cảm xúc 
Nội dung: 
26 
- Tìm hiểu thêm về kiến thức ngày 8/3, đề cao vai trò nữ công gia chánh trong gia 
đình. 
- Làm rõ khái niệm yêu thương, ý nghĩa của việc nói lời yêu thương với những 
người xung quanh. 
- Học cách nói lời yêu thương với người khác. 
Tiến trình sinh hoạt: 
27 
28 
b. Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề: Kỹ năng đọc sách hiệu quả 
Mục tiêu: 
- SH lớp gắn với nâng cao hiểu biết về kỹ năng đọc sách 
- Rèn luyện kỹ năng năng đọc sách hiệu quả 
Nội dung: 
- Các nội dung của kỹ năng đọc sách (khái niệm, tầm quan trọng, biểu hiện) 
- Cách đọc sách hiệu quả. 
Tiến trình sinh hoạt: 
29 
c. Sinh hoạt lớp gắn với chủ đề: Hợp tác trong hoạt động tập thể 
Mục tiêu: 
- SH lớp gắn với nâng cao hiểu biết về giá trị sống hợp tác và kỹ năng hợp tác cho 
học sinh 
 - Rèn luyện cho HS kỹ năng hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tự nhận thức 
- HS tích cực và tự giác tham gia hợp tác, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt 
động tập thể, biết động viên khích lệ người khác tham gia hoạt động tập thể 
Nội dung: 
- Làm rõ khái nệm hợp tác, ý nghĩa của giá trị hợp tác trong cuộc sống. 
- Những biểu hiện của giá trị hợp tác trong hoạt đông tập thể; biết cách sống hợp 
tác trong các hoạt động tập thể 
30 
Tiến trình sinh hoạt: 
2.3.7. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục học sinh qua các hoạt động của 
tiết sinh hoạt lớp. 
31 
 Với nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, vai trò của giáo viên 
chủ nhiệm rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Và để 
tiết sinh hoạt lớp tiến hành có hiệu quả thì người giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức 
được các hoạt động cho học sinh trải nghiệm cảm xúc, từ đó góp phần hình thành 
và phát triển phẩm chất và năng lực cho các em học sinh. 
 Trong 45 phút của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, có thể dành ra 10 phút để ban 
cán sự lớp, ban chấp hành đoàn tổng kết phần hoạt động của mình. Qua phần này 
giáo viên có thể đánh giá được khả năng, năng lực của các em cán bộ lớp cũng như 
các thành viên khác của lớp. Phần thời gian còn lại được tổ chức để các em hoạt 
động, trao đổi, thảo luận, chia sẻ, sống chậm và đặc biệt được trải nghiệm các cung 
bậc cảm xúc. Từ đó giáo viên cũng có thể đánh giá được thái độ, phẩm chất và 
năng lực của mỗi học sinh trong lớp. 
Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển 5 phẩm chất chủ 
yếu và 10 năng lực chung, đặc thù. Chúng ta biết, 5 phẩm chất chủ yếu gồm: Yêu 
nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm và 10 năng lực chung, đặc thù 
gồm: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; ngôn 
ngữ; tính toán; khoa học; công nghệ; tin học; thẩm mỹ; thể chất. Trên cơ sở đó và 
thông qua các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp, bản thân tôi thường xuyên chú 
trọng hơn, phát triển hơn cho học sinh trung học phổ thông 3 phẩm chất: chăm 
chỉ, trung thực, trách nhiệm và 3 năng lực: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, 
giải quyết vấn đề và sáng tạo. Từ đó, tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá đối với 
mỗi phẩm chất và năng lực như sau: 
Bảng 1. Các tiêu chí và các mức độ đánh giá việc rèn luyện của học sinh 
(Trong đó Mức 3 > Mức 2> Mức 1) 
Tên tiêu chí 
Mực độ đạt được 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 
1. Chăm chỉ Chưa thật sự cố 
gắng hoàn thành 
mục tiêu nhiệm 
vụ đặt ra. 
Chưa chịu khó 
học hỏi, tìm tòi và 
rèn luyện để đạt 
được kết quả. 
Chưa kiên trì với 
những mục tiêu 
mà bản thân đã đề 
ra. 
Luôn cố gắng hoàn 
thành tốt mục tiêu 
nhiệm vụ cho dù 
phải mất nhiều thời 
gian. 
Chưa chịu khó học 
hỏi, tìm tòi và rèn 
luyện để đạt được 
kết quả. 
Chưa kiên trì với 
những mục tiêu mà 
bản thân đã đề ra. 
Luôn cố gắng 
hoàn thành tốt 
mục tiêu nhiệm 
vụ cho dù phải 
mất nhiều thời 
gian. 
Không ngừng học 
hỏi, tìm tòi và rèn 
luyện đến khi đạt 
được kết quả tốt 
nhất. 
Kiên trì với những 
mục tiêu mà bản 
32 
thân đã đề ra và 
hoàn thành nó. 
2.Trung thực Chưa thành thực 
với chính mình, 
với mọi người, 
với công việc. 
Chưa thật sự tuân 
thủ chuẩn mực 
đạo đức, chân thật 
trong từng lời nói 
và hành động. 
Thỉnh thoảng còn 
chưa thành thực 
với chính mình, với 
mọi người, với 
công việc. 
Thỉnh thoảng còn 
chưa tuân thủ 
chuẩn mực đạo 
đức, chân thật 
trong từng lời nói 
và hành động. 
Luôn thành thực 
với chính mình, 
với mọi người, 
với công việc. 
Luôn tuân thủ 
chuẩn mực đạo 
đức, chân thật 
trong từng lời nói 
và hành động. 
3.Trách 
nhiệm 
Chưa tự giác 
hoàn thành mục 
tiêu đề ra. 
Chưa tích cực 
thực hiện còn để 
lãng phí thời gian. 
Chưa biết sắp xếp 
và quản lý công 
việc hiệu quả. 
Tự giác hoàn thành 
đúng mục tiêu đề 
ra. 
Tích cực thực hiện 
không để lãng phí 
thời gian. 
Còn hạn chế khi 
sắp xếp và quản lý 
công việc. 
Tự giác hoàn 
thành đúng mục 
tiêu đề ra. 
Tích cực thực 
hiện không để 
lãng phí thời gian. 
Biết sắp xếp và 
quản lý công việc 
hiệu quả. 
4. Tự chủ và 
tự học 
Chưa thể hiện tư 
duy tiến bộ để 
giúp thúc đẩy các 
suy nghĩ tích cực 
và cảm hứng học 
tập. 
Chưa có kĩ năng 
tổ chức và quản lý 
thời gian và tự tạo 
động lực và cảm 
hứng để đẩy lùi 
thói quen trì hoãn 
để không ngừng 
lĩnh hội và áp 
dụng vào các tình 
huống cụ thể. 
Có tư duy tiến bộ 
để giúp thúc đẩy 
các suy nghĩ tích 
cực và cảm hứng 
học tập. 
Thiếu kĩ năng tổ 
chức và quản lý 
thời gian và tự tạo 
động lực và cảm 
hứng để đẩy lùi 
thói quen trì hoãn 
để không ngừng 
lĩnh hội và áp dụng 
vào các tình huống 
cụ thể. 
Luôn điều chỉnh 
Phát triển tư duy 
tiến bộ để giúp 
thúc đẩy các suy 
nghĩ tích cực và 
cảm hứng học tập. 
Có kĩ năng tổ 
chức và quản lý 
thời gian và tự tạo 
động lực và cảm 
hứng để đẩy lùi 
thói quen trì hoãn 
để không ngừng 
lĩnh hội và áp 
dụng vào các tình 
huống cụ thể. 
Luôn điều chỉnh 
33 
Chưa điều chỉnh 
hành vi, thái độ 
của mình theo yêu 
cầu của nếp sông 
văn hoá: bình 
tĩnh, ôn hoà, lễ 
độ. 
Thiếu suy nghĩ 
trước và sau khi 
hành động. 
Còn thể hiện 
những đòi hỏi, 
mong muốn 
hưởng thụ cá 
nhân và xa lánh 
những cám dỗ để 
tránh những việc 
làm xâu; 
hành vi, thái độ của 
mình theo yêu cầu 
của nếp sông văn 
hoá: bình tĩnh, ôn 
hoà, lễ độ. 
Luôn suy nghĩ 
trước và sau khi 
hành động. 
Còn thể hiện những 
đòi hỏi, mong 
muốn hưởng thụ cá 
nhân và xa lánh 
những cám dỗ để 
tránh những việc 
làm xâu; 
hành vi, thái độ 
của mình theo yêu 
cầu của nếp sông 
văn hoá: bình 
tĩnh, ôn hoà, lễ 
độ. 
Luôn suy nghĩ 
trước và sau khi 
hành động. 
Luôn hạn chế 
những đòi hỏi, 
mong muốn 
hưởng thụ cá 
nhân và xa lánh 
những cám dỗ để 
tránh những việc 
làm xâu; 
5. Giao tiếp 
và hợp tác. 
Chưa biết áp 
dụng những quy 
tắc, cách ứng xử, 
tương tác được 
đúc kết bằng 
những kinh 
nghiệm trong quá 
trình giao tiếp 
hằng ngày. 
Chưa thể hiện sự 
tích cực, tự giác, 
sự tương tác trực 
diện và trách 
nhiệm cao trên cơ 
sở huy động 
những tri thức, kĩ 
năng của bản thân 
nhằm giải quyết 
có hiệu quả các 
nhiệm vụ chung. 
Biết áp dụng những 
quy tắc, cách ứng 
xử, tương tác được 
đúc kết bằng những 
kinh nghiệm trong 
quá trình giao tiếp 
hằng ngày. 
Luôn thể hiện sự 
tích cực, tự giác, sự 
tương tác trực diện 
và trách nhiệm cao 
trên cơ sở huy 
động những tri 
thức, kĩ năng của 
bản thân nhằm giải 
quyết có hiệu quả 
các nhiệm vụ 
chung. 
Thường xuyên áp 
dụng những quy 
tắc, cách ứng xử, 
tương tác được 
đúc kết bằng 
những kinh 
nghiệm trong quá 
trình giao tiếp 
hằng ngày. 
Luôn thể hiện sự 
tích cực, tự giác, 
sự tương tác trực 
diện và trách 
nhiệm cao trên cơ 
sở huy động 
những tri thức, kĩ 
năng của bản thân 
nhằm giải quyết 
có hiệu quả các 
nhiệm vụ chung. 
6. Giải quyết 
vấn đề và 
Chưa thể hiện 
việc nhận ra ý 
Có thể hiện việc 
nhận ra ý tưởng 
Luôn thể hiện rõ 
việc nhận ra ý 
34 
sáng tạo tưởng mới, phát 
hiện và làm rõ 
vấn đề, hình thành 
và triển khai ý 
tưởng mới. 
Chưa sáng tạo 
trong đề xuất, lựa 
chọn giải pháp, 
thiết kế và tổ chức 
hoạt động, tư duy 
độc lập. 
mới, phát hiện và 
làm rõ vấn đề, hình 
thành và triển khai 
ý tưởng mới. 
Chưa sáng tạo 
trong đề xuất, lựa 
chọn giải pháp, 
thiết kế và tổ chức 
hoạt động, tư duy 
độc lập. 
tưởng mới, phát 
hiện và làm rõ 
vấn đề, hình thành 
và triển khai ý 
tưởng mới. 
Luôn sáng tạo 
trong đề xuất, lựa 
chọn giải pháp, 
thiết kế và tổ chức 
hoạt động, tư duy 
độc lập. 
2.4. Hiệu quả của bản sáng kiến kinh nghệm 
2.4.1. Thực nghiệm sư phạm và các kết quả 
Mục đích thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm 
nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của quy trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp ở 
trường trung học phổ thông. 
Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi chọn 3 trường trung học phổ thông ở 
trên cùng một tỉnh để thực nghiệm, (trong đó 1 trường ở thành phố, 1 trường ở 
huyện đồng bằng và một trường ở huyện miền núi). Nhằm thoả mãn yêu cầu của 
thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập và rèn 
luyện kỹ năng sống của học sinh các lớp trong từng trường. Chúng tôi chọn mỗi 
trường 2 lớp do các giáo viên có năng lực chủ nhiệm tốt đảm nhiệm. Các lớp sĩ số 
gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập, rèn luyện tương đương nhau. 
Ở đây chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối 
chứng), tiến hành trên 6 lớp với số lượng 266 học sinh, gồm: 
Lớp Sĩ số Trường 
10A1 45 Trường THPT A 
10A6 42 Trường THPT A 
10T1 46 Trường THPT B 
10T2 45 Trường THPT B 
10A1 45 Trường THPT C 
10A2 43 Trường THPT C 
35 
Trước thực nghiệm, chúng tôi cho đánh giá học sinh trước khi GVCN triển 
khai nội dung sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá các biểu hiện của học sinh trong 
lớp qua sự thể hiện các phẩm chất và năng lực cần thiết. 
Sau thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá lại, nhằm kiểm tra các tiêu 
chí thể hiện của từng phẩm chất và năng lực, thông qua các hoạt động của học 
sinh sau khi tiến hành các tiết sinh hoạt lớp. 
Ở các phiếu đánh giá chúng tôi không chấm điểm mà chủ yếu xem xét khả 
năng phát triển 6 phẩm chất và năng lực của học sinh đạt đến mức độ nào ở mỗi 
tiêu chí. 
Sau đó tiến hành đánh giá và so sánh kết quả (theo các tiêu chí ở bảng 1) 
trước và sau khi được rèn luyện. 
Kết quả thực nghiệm: Sau khi kiểm tra, tiến hành đối chiếu các biểu hiện 
của học sinh với các tiêu chí đã đề ra . So sánh với kết quả kiểm tra trước thực 
nghiệm, kết quả thu được theo các bảng sau: 
Bảng 2. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện thể hiện tiêu chí chăm chỉ 
Phiếu đánh giá Số phiếu 
Mức độ 
Mức 3 
(%) 
Mức 2 
(%) 
Mức 1 
(%) 
Phiếu KT1 - Trước TN 
266 11,0 20,8 68,2 
Phiếu KT2 - Sau TN 
266 19,0 27,1 53,9 
Phiếu KT3 - Sau TN 
266 29,1 34,0 36,9 
Bảng 3. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện thể hiện tiêu chí trung thực 
Phiếu đánh giá Số phiếu 
Mức độ 
Mức 3 
(%) 
Mức 2 
(%) 
Mức 1 
(%) 
Phiếu KT1 - Trước TN 
266 7,9 17,8 74,3 
Phiếu KT2 - Sau TN 
266 15,2 22,9 61,9 
36 
Phiếu KT3 - Sau TN 
266 20,9 30,9 48,2 
Bảng 4. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện thể hiện tiêu chí trách nhiệm 
Phiếu đánh giá Số phiếu 
Mức độ 
Mức 3 
(%) 
Mức 2 
(%) 
Mức 1 
(%) 
Phiếu KT1 - Trước TN 
266 0 10,1 89,0 
Phiếu KT2 - Sau TN 
266 7,9 18,0 74,1 
Phiếu KT3 - Sau TN 
266 14,9 25,0 60,1 
Bảng 5. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện thể hiện năng lực tự chủ và tự học 
Phiếu đánh giá Số phiếu 
Mức độ 
Mức 3 
(%) 
Mức 2 
(%) 
Mức 1 
(%) 
Phiếu KT1 - Trước TN 
266 0 5,9 94,1 
Phiếu KT2 - Sau TN 
266 5,2 13,1 81,7 
Phiếu KT3 - Sau TN 
266 11,1 21,1 67,8 
Bảng 6. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện của năng lực giao tiếp và hợp tác 
Phiếu đánh giá Số phiếu 
Mức độ 
Mức 3 
(%) 
Mức 2 
(%) 
Mức 1 
(%) 
Phiếu KT1 - Trước TN 
266 0 2,6 97,4 
37 
Phiếu KT2 - Sau TN 
266 1,8 9,0 89,2 
Phiếu KT3 - Sau TN 
266 7,0 14,7 78,3 
Bảng 7. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện của năng lực giải quyết vấn đề và 
sáng tạo 
Phiếu đánh giá Số phiếu 
Mức độ 
Mức 3 
(%) 
Mức 2 
(%) 
Mức 1 
(%) 
Phiếu KT1 - Trước TN 
266 0 1,8 98,2 
Phiếu KT2 - Sau TN 
266 5 7,7 92,3 
Phiếu KT3 - Sau TN 
266 5,1 13,6 81,3 
Qua bảng các bảng 2 – 7 cho thấy: Giai đoạn trước thực nghiệm, đối với 
các tiêu chí số học sinh đạt mức độ 2 khá cao, nhưng mức độ 3 lại rất thấp và vẫn 
còn nhiều học sinh thể hiện mức độ 1, chứng tỏ các em học sinh còn chưa thể hiện 
rõ những phẩm chất và năng lực cần thiết. Sau khi giáo viên chủ nhiệm áp dụng 
nội dung đề tài vào tiết sinh hoạt lớp, chúng tôi thấy ở cả 6 tiêu chí, mức độ 1 
giảm đi rõ rệt, còn mức độ 2 và mức độ 3 tăng lên một cách đáng kể. Điều này 
chứng tỏ việc sử dụng các tình huống và quy trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp như 
đề tài đã đề xuất có tác dụng tốt trong việc rèn luyện và phát triển các phẩm chất 
và năng lực cho học sinh. 
 Qua đó cũng chứng tỏ việc sử dụng tình huống tổ chức các tiết sinh hoạt 
lớp theo quy trình của đề tài và đánh giá hiệu quả của việc rèn luyện theo các tiêu 
chí là một trong những biện pháp tốt, có tính khả thi. Vì vậy, nếu chúng ta xây 
dựng được hệ thống tình huống sinh hoạt phù hợp, có phương pháp sử dụng hệ 
thống tình huống đó một cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường trung học phổ thông. 
2.4.2. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến, 
kinh nghiệm, giải pháp của bản thân. 
38 
Qua các tiết sinh hoạt lớp vui vẻ và hiệu quả, tôi nhận thấy tình cảm giữa 
giáo viên chủ nhiệm và học sinh gắn bó hơn, thầy hiểu trò và trò cũng cảm thấy 
tin tưởng, gần gũi hơn với các thầy cô giáo, điều này góp phần rất lớn trong việc 
giáo dục đạo đức cho các em học sinh. 
Khi áp dụng đề tài, giáo viên chủ nhiệm sẽ hình thành thói quen thường 
xuyên giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh. Học sinh được chủ động tích 
cực trong học tập và rèn luyện, các em thân thiện, cởi mở với nhau hơn, biết đoàn 
kết tương trợ và giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. 
Qua quá trình áp dụng, bản thân tôi thu được rất nhiều kết quả tốt đẹp, hiệu 
quả giáo dục rất cao, song cũng có lúc do chuẩn bị không kỹ lưỡng, chủ quan 
khiến tiết học ồn ào, ban cán sự lớp hoạt động chưa được như mong đợi... Bản 
thân tôi cũng rút kinh nghiệm và ngày càng nghiêm túc hơn với công việc chủ 
nhiệm lớp. 
Phần III. Kết luận 
3.1. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 
Thực hiện mục đích nghiên cứu, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, đề tài 
đã đạt được một số kết quả sau: 
 1. Thiết kế được một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 
nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Mỗi biện pháp đều được chỉ 
rõ cách thức, nội dung và có ví dụ minh họa. 
 2. Đề xuất được quy trình hợp lý để tổ chức hiệu quả tiết sinh hoạt lớp 
nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Các bước được đề xuất đơn 
giản, dễ nhớ và dễ thực hiện. 
3. Thiết kế được một số tình huống chủ điểm có thể lồng ghép nôi dung 
vào tiết sinh hoạt lớp nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh. Các 
tình huống thường gặp và đều cần thiết cho quá trình công tác của mỗi người giáo 
viên làm nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. 
4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục học sinh qua các hoạt 
động của tiết sinh hoạt lớp, mỗi tiêu chí có 3 mức độ. Đây là một hướng đi mới 
góp phần tiếp cận xây dựng chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực. 
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm ở 3 trường trung học phổ thông, bước đầu 
chứng tỏ các tình huống sinh hoạt mà đề tài đã xây dựng, có tác dụng tốt trong 
việc rèn luyện và phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh. 
3.2. Đề xuất và kiến nghị 
 Trên cơ sở kết quả thu được, chúng tôi có một số kiến nghị sau: 
39 
 1. Tiếp tục mở rộng nghiên cứu, thực nghiệm quy trình tổ chức các tiết sinh 
hoạt lớp mà đề tài đề xuất ở trường trung học phổ thông. 
2. Mở rộng nghiên cứu việc giáo dục phẩm chất và năng lực cho học sinh 
thông qua các hoạt động giáo dục khác của tập thể lớp. 
3. Để các tình huống lồng ghép vào tiết sinh hoạt, có thể áp dụng đại trà trên 
mọi đối tượng học sinh, trong quá trình sử dụng giáo viên chủ nhiệm có thể biến 
đổi linh hoạt các phương pháp, cách thức cho phù hợp với các dữ kiện. 
Trong khuôn khổ đề tài, tôi chỉ mới xây dựng hệ thống tình huống để rèn 
luyện và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, thông qua việc tổ chức 
các tiết sinh hoạt lớp, đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện các 
phẩm chất và năng lực đó. Trên cơ sở này có thể triển khai hướng nghiên cứu của 
đề tài, để thiết kế và xây dựng các tình huống cùng các cách thức giáo dục khác, 
nhằm góp phần tiếp cận việc xây dựng chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận 
năng lực trong chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau 2018. 
Trên đây là kết quả nghiên cứu của tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Mặc 
dù đã rất cố gắng nhưng phần trình bày cũng như nội dung không thể tránh khỏi 
những thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội 
đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp! 
Xin trân trọng cảm ơn! 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh 
trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội. 
2. Cẩm nang giáo dục, Kỷ năng công tác giáo viên chủ nhiệm, Nxb Lao động. 
3. Bộ chính trị (2015), Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và 
Đào tạo, hội nghị Ban chấp hành trung ương 8 khóa 11, ngày 4/11/2013. 
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng 
thể 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 4/2017. 
5. Nguyễn Duy Cần (2011), Tôi tự học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 
6. Nguyễn Hiến Lê (2010), Tự học – Một nhu cầu của thời đại, Nxb Giáo dục Việt 
Nam, Hà Nội. 
7. Adam Khoo (2006), Con cái chúng ta đều giỏi, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
8. Adam Khoo (2006), Tôi tài giỏi, bạn cũng thế, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
9. Vương Gia Lâm (2012), Giáo dục giới tính cho học sinh THPT, Nxb Văn hóa 
thông tin. 
10. Đỗ Hạnh Nga (2015), Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi học sinh 
trung học về nhu cầu độc lập, Nxb Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_tiet_sinh_hoat_lop.pdf
Sáng Kiến Liên Quan