Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 4-5

Tập đọc là một môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các môn học ở Tiểu học. Biết đọc là có thêm công cụ mới để học tập, để giao tiếp. Đây là một công cụ mà chỉ người biết chữ mới có. Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập đọc có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ của môn Tiếng Việt đề ra đó là: Trau dồi kiến thức ngôn ngữ, kiến thức văn học, kiến thức đời sống, rèn luyện kỹ năng đọc, nói, viết và đặc biệt nó còn góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tình cảm, mĩ cảm và phát triển năng lực tư duy của học sinh. Có thể nói, thiếu phân môn Tập đọc mà chỉ có phân môn Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Tập viết thì nhiệm vụ của môn Tiếng Việt khó có thể thực hiện được.

Tóm lại, Tập đọc là một phân môn rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát triển ở các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để các em học tốt các phân môn khác ( Tập viết, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn .). Hơn thế nữa, dạy tốt phân môn Tập đọc sẽ giúp các em có được một phương tiện để học tập các môn học khác như Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật .được tốt hơn. Do vậy, việc suy nghĩ, tìm chọn những biện pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của phân môn Tập đọc là vô cùng cần thiết.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5608 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hết ý vị còn đâu có thể cảm nhận được nội dung của bài.
Làm tốt khâu rèn đọc đúng tức là ta đã tạo ra cơ sở ban đầu để giúp học sinh hiểu đúng nội dung bài tập đọc và như vậy mới có thể hướng dẫn học sinh đọc diễm cảm được.
III/ Giải pháp rèn đọc diễn cảm 
Chúng ta đều biết đọc diễn cảm khó hơn đọc bình thường. Đọc bình thường chỉ đòi hỏi phát âm đúng, đọc lưu loát, biết nghỉ đúng chỗ theo các dấu ngắt câu, biết lên, xuống giọng. Đọc diễn cảm đòi hỏi người đọc phải nắm chắc nội dung từng đoạn, từng bài; tâm tình và lời nói của từng nhân vật để diễn tả cho đúng tinh thần của câu văn, bài văn, tức là đi sâu vào bản chất của câu văn, bài văn. Cho nên mục đích đọc diễn cảm là bộc lộ ra được cái bản chất của nội dung và trên cơ sở đó muốn truyền đạt đúng những ý nghĩ và tình cảm của tác giả. Muốn đọc diễn cảm tốt phải hiểu kỹ nội dung của bài tập đọc và phải truyền đạt tốt sự hiểu biết của mình tới người nghe. Học sinh đọc diễn cảm chưa tốt là do nguyên nhân: giáo viên chưa giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc và nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là khả năng đọc mẫu của giáo viên còn hạn chế.
Muốn đọc diễn cảm tốt, ta cần:
Giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Muốn vậy cần phải chú ý:
a. Bám sát yêu cầu của bài tập đọc.
Yêu cầu của bài tập đọc phải được xác định từ khi soạn bài ở nhà.
VD khi dạy bài “Chợ tết” tôi đã xác định yêu cầu của bài như sau:
+Yêu cầu về rèn đọc:
- Đọc đúng những tiếng, từ có phụ âm đầu l –n , đọc lưu loát toàn bài.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng chậm rãi nhẹ nhàng phù hợp với việc diễn tả bức tranh giàu màu sắc vui vẻ hạnh phúc của phiên chợ ngày tết.
+ Yêu cầu về hiểu: Cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp của bài thơ bức tranh chợ tết giầu màu sắc và vô cùng sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ hạnh phúc của những người dân quê.
+ Giáo dục về tình cảm, mỹ cảm: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh( đây là yêu cầu toát ra từ bản thân bài tập đọc và cũng rất phù hợp với học sinh).
Bám sát yêu cầu của bài tập đọc, song 3 yêu cầu ấy phải được toát ra từ bản thân bài tập đọc và giáo viên phải vận dụng vào thực tế lớp mình giảng dạy thì việc bám sát yêu cầu của bài tập đọc mới thực sự hiệu quả.
 b. Giảng từ và khai thác nghệ thuật.
	@ Giảng từ: trong bài tập đọc thường có nhiều từ, vậy ta cần phải giảng những từ nào ?
	Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân môn Tập đọc, tôi thấy có thể chia những từ để giảng làm 3 loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và loại từ chìa khoá (từ trung tâm) 
	* Từ khó: Có thể là từ điạ phương được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, là danh từ riêng. Loại từ này thường có trong phần chú giải cho nên sau khi đọc mẫu xong tôi cho học sinh đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc với bài Tập đọc.
	* Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề Tập đọc có một số từ ngữ mà giáo viên cần lưu ý bởi đó là những từ làm toát lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là từ khó. Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các từ trung tâm trong quá trình khai thác.
	* Từ trung tâm: Đây là những từ có sức nặng, giáo viên cần khai thác để làm toát lên nội dung bài học.
	Ta chia những từ cần giảng làm 3 loại như vậy để dễ phân biệt còn trong thực tế nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm.
	Vậy khi giảng từ ta có thể dùng những phương pháp nào? 
	Những phương pháp phổ biến là phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh, phương pháp định nghĩa, giảng giải.
	Khi dùng phương pháp trực quan, tôi áp dụng bằng nhiều hình thức: Trực quan bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình mẫu, tranh ảnh vật thực. VD trong bài “Người ăn xin” khi giảng về từ nhìn “chằm chằm” tôi có thể dùng ánh mắt của mình nhìn một cách chăm chú, lâu không chớp mắt và có ý dò hỏi?
	Trong bài Tập đọc khác tôi có thể dùng môi để giảng từ mấp máy, dùng cách đi để giảng từ rón rén, dùng tư thế để giảng từ lom khom, dùng giọng nói để giảng từ sang sảng, oang oang, dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ, dùng hình mẫu để giảng từ nhà sàn, nhà trệt.
 	Phương pháp trực quan là phương pháp rất tốt để học sinh có thể hiểu và nhớ lâu nghĩa của từ nhưng phương pháp này chỉ dùng để giảng từ cụ thể. Khi gặp những từ trừu tượng như độ trì, đa tình, đa mang, hữu nghị, khiêm tốn thì rất khó dùng phương pháp này. Do vậy ngoài phương pháp này tôi còn sử dụng nhiều phương pháp khác.
Phương pháp định nghĩa, giảng giải.
ở lớp 4, 5 nhận thức lý tính tổng quát của học sinh đã phát triển nên trong khi giảng từ cho học sinh hiểu tôi vẫn thường dùng phương pháp định nghĩa hay giảng giải xen lẫn các phương pháp khác
Ví dụ: Khi giảng từ “quyến rũ” tôi dùng phương pháp giảng giải.
- Quyến rũ có nghĩa là có một sức lôi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến không muốn rời xa.
- Mãnh liệt day dứt ý nói thôi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ.
Khi giảng về từ “truyền thống” tôi dùng phương pháp định nghĩa.
- Truyền thống là những phẩm chất tốt đẹp hoặc những điều tốt đẹp được giữ gìn, phát triển và truyền từ đời này sang đời khác.
Ví dụ: Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
Phương pháp so sánh:
Khi giảng về từ lạnh tê tái tôi nêu lên một loạt các khái niệm lạnh lẽo, lạnh buốt, lạnh giá để học sinh thấy được lạnh tê tái ở mức độ cao hơn. Mặt khác tôi cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ lạnh tê tái là nóng hầm hập để học sinh càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ này.
@ Khai thác nghệ thuật
Theo tôi bài tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ thuật, do vậy tôi nghĩ chúng ta phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung tư tưởng. Tôi thấy phần này trong khi dạy tập đọc vốn kiến thức văn học mà học sinh tích luỹ được chưa nhiều.
Có đồng chí hỏi: “Khai thác nghệ thuật của một bài tập đọc là khai thác những gì?”
Theo tôi, tuỳ từng bài mà chúng ta phải xem bài tập đọc ấy có những nét gì nổi bật về nghệ thuật cần khai thác.
VD trong bài “ Chợ tết” tôi giúp học sinh hiểu được nghệ thuật dùng từ của tác giả khi miêu tả những người đến chợ tết, tác giả đã chọn tả những nét rất riêng của từng người đó là:
 Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
 Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
 Người hai thôn gánh lợn chạy đi đầu
 Vài cụ già chống gậy bước lon khom
 Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
 Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau
Bên cạnh cách dùng từ giầu sức gợi cảm như vậy tác giả còn chọn tả những màu sắc rất tươi, rất trong sáng: trắng, đỏ, hồng, lam, xanh, biếc, thắm, vàng, tía son. Ngay cả một màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: hồng, đỏ, tía, thắm, son.
Với cách dùng từ như vậy tác giả đã phác hoạ ra trước mắt chúng ta bức tranh chợ tết miền trung du giầu màu sắc và vô cùng sinh động. Qua đó ta thấy được sinh hoạt nhộn nhịp của người dân quê vào dịp tết.
Hoặc trong bài “Mùa thảo quả”, tôi tập trung khai thác điệp từ “thơm” và việc sử dụng một loạt câu văn ngắn xen lẫn với câu văn dài để làm nổi bật mùi thơm đặc biệt của thảo quả.
VD: Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo nếp khăn.
VD: Trong bài “Hoa học trò” tôi lại khai thác vẻ đẹp của hoa phượng theo trình tự thời gian: Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non, có mưa hoa càng tươi dịu. Dần dần số hoa tăng, màu hoa cũng đậm dần ròi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên
Tuy nhiên vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật khác nhau như: Khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn, khai thác nghệ thuật xây dựng bố cục bài văn có như thế phần khai thác nội dung bài mới đầy đủ. Song, nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ nếu ta không nhắc đến biện pháp khai thác biện pháp nghệ thuật tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi thấy các biện pháp tu từ ở tiểu học cần tập trung khai thác là: Biện pháp so sánh, điệp từ, nhân hoá....nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn.
Trong bài “Con chuồn chuồn nước”, tôi lại khai thác nghệ thuật so sánh.
“Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh”. Đó là hình ảnh so sánh rất đẹp giúp người nghe hình dung được rõ hơn về đôi cánh của chuồn chuồn.
“Thân nhỏ và vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân”.
Cách so sánh này rất mới lạ: màu vàng của thân chuồn chuồn với màu vàng của nắng mùa thu. So sánh độ rung của cánh với tâm trạng phân vân của con người. Rõ ràng với cách so sánh ấy tác giả đã làm cho bài văn trở nên sinh động hơn, hấp dẫn người đọc hơn rất nhiều nhưng đồng thời nó lại rất thực giúp cho người đọc dễ hình dung vẻ đẹp đáng yêu của chú chuồn chuồn.
VD: Trong bài thơ “Tre Việt Nam” tôi tập trung khai thác việc sử dụng điệp ngữ “ Qua đi”, “ Mai sau” để nhấn mạnh và khẳng định sức sống bất diệt của những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua hình tượng cây tre.
VD: Trong bài “ Dòng sông mặc áo” tôi tập trung khai thác các biện pháp nhân hoá thông qua các từ: mặc áo, điệu, thơ thẩn, nép, cườiđể giúp học sinh thấy được nét đẹp dịu dàng của dòng sông quê hương. Nét đẹp ấy mang đậm vẻ duyên dáng của một người thiếu nữ’
c, Giảng ý và liên hệ thực tế
Giảng ý: Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khảng định một điều: giảng từ và giảng ý thường phải gắn chặt với nhau. Ta phải giảng từ, khai thác hình ảnh để làm toát lên ý của bài hay nói cách khác ta phải khai thác nghệ thuật để làm toát lên nội dung.
VD: Trong bài “ Hạt gạo làng ta” tác giả có viết:
 Hạt gạo làng ta
 Có vị phù sa
 Của sông Kinh Thầy
 Có hương sen thơm 
 Trong hồ nước đầy
 Có lời mẹ hát
 Ngọt bùi hôm nay.
Hỏi: trong khổ thơ trên tác giả nêu lên hạt gạo quê hương thơm ngon là nhờ đâu? ( câu hỏi về nội dung)
Học sinh sẽ trả lời( nhờ có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát)
Hỏi: trong khổ thơ đó từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại như vậy để nhằm mục đích gì?
( Từ có được lặp lại nhiều lần, để nhấn mạnh hương vị thơm ngon của hạt gạo quê hương)
VD: cho học sinh đọc khổ thơ thứ 3 của bài “Hạt gạo làng ta”
 “Hạt gạo làng tamẹ em xuống cấy”
Hỏi: hạt gạo làng ta còn có gì đáng nhớ?
( Có bão tháng 7, có mưa tháng 3gkhó khăn do thiên nhiên gây ra)
Có giọt mồ hôi của mẹ rơi trong những ngày nắng nóngg công sức vất vả của mẹg đây là câu hỏi về nội dung.
Tác giả dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi vất vả khó nhọc của người mẹ?gđây là câu hỏi về nghệ thuật.
(Đó là: Cua ngoi lên bờ – mẹ em xuống cấy). Sự đối lập giữa hoạt động của con cua với hoạt động của mẹ được rõ thêm qua cặp từ trái nghĩa lên – xuống để càng giúp ta thấy rõ nỗi vất vả gian truân của mẹ cùng các bác xã viên khi làm ra hạt gạo.
VD: Cho học sinh đọc khổ thơ cuối và hỏi câu cuối “ Hạt vàng làng ta” ý nói gì?
Câu hỏi nặng về giảng ý để toát lên nội dung bài.
(Hạt gạo rất quý vì được làm ra bởi công sức của biết bao người với bao thử thách gay go quyết liệt. Hạt gạo xứng đáng được ví như hạt vàng.)
Tóm lại trong quá trình giảng dạy những câu hỏi giảng ý thường gắn với những câu hỏi giảng từ và câu hỏi khai thác hình ảnh thành một hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thâm nhập vào nội dung của bài để cảm nhận được cái hay cái đẹp của bài văn từ đó học trò mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài tập đọc được.
Liên hệ thực tế
Các bài tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân ta. Những kiến thức đó muốn được cụ thể, sinh động thì tuỳ từng bài mà giáo viên cần có sự liên hệ với thực tế cho phù hợp.
VD: Trong bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”có thể học sinh liên hệ nêu ra những khó khăn mà cha mẹ và các bác xã viên phải trải qua để làm ra hạt gạo( Khó khăn do thời tiết, khó khăn do sâu bệnh gây ra, chứ không còn khó khăn do bom đạn kẻ thù nữa)
Qua đó mà ta giáo dục cho học sinh tình cảm trân trọng, nâng niu từng hạt lúa và cũng muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình để làm ra hạt lúa. Rõ ràng chỉ sau khi giáo viên đã giảng thật kĩ nội dung bài, học sinh hiểu được bài, thâm nhập vào nội dung cảu bài thì lúc đó các em mới có thể truyền tải tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả (tức là lúc đó các em mới đọc diễn cảm được). Phần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được tiến hành ngay sau khi tìm hiểu nội dung của toàn bài.
+ Cách tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
Tôi chép từng đoạn thơ lên bảng phụ. Sau khi hỏi học sinh về nội dung của từng đoạn, tôi hỏi về cách đọc hay của từng đoạn sau đó cho học sinh khá hoặc cô giáo đọc mẫu để thể hiện cách đọc hay của từng đoạn đó; cho học sinh khác phát hiện ra những điểm nhấn, giáo viên gạch chân những từ cần nhấn và gọi học sinh khác luyện đọc lại.
VD: Ở đoạn 1 của bài “Chợ tết”, tôi hỏi: Đoạn thơ này nói lên điều gì?
( Tả cảnh đẹp của thiên nhiên vào hôm có phiên chợ )
- Vậy khi đọc ta cần đọc như thế nào cho hay?
( Đọc chậm rãi, đồng thời nhấn giọng vào những từ có sức gợi tả in đậm nghiêng).
 Dải mây trắng / đỏ dần trên đỉnh núi
 Sương hồng lam / ôm ấp nóc nhà gianh
 Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
 Người các ấp tưng bừng ra chợ tết
VD: Ở đoạn thơ 2 tôi hỏi: ý của đoạn thơ này nói lên điều gì?
( Cảnh mọi người tưng bừng đi chợ tết )
- Vậy ta cần phải đọc như thế nào cho hay?
( Đọc với giọng vui, rộn ràng, thể hiện không khí vui vẻ, tưng bừng của người đi chợ tết đồng thời nhấn vào những từ có sức gợi tả được in đậm nghiêng).
 Họ vui vẻ kéo hàng / trên cỏ biếc
 Những thằng cu áo đỏ / chạy lon xon
 Vài cụ già chống gậy / bước lom khom
 Cô yến thắm / che môi cười lặng lẽ
 Thằng em bé / nép đầu bên yếm mẹ
 Người hai thôn / gánh lợn chạy đi đầu
 Con bò vàng ngộ nghĩnh / đuổi theo sau
Cái gốc để giúp cho học sinh có thể đọc diễn cảm tốt là phải giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Cách thức giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc chính là các bước tiến hành mà tôi đã nêu ra ở trên. Song, học sinh có thể đọc diễn cảm tốt hơn nếu như học sinh được nghe thầy giáo mình đọc hay, đọc tốt. Cách đọc của thầy chính là một thứ phương tiện trực quan có hiệu quả nhất góp phần minh chứng cho những gì mà thầy và trò cùng thống nhất ở trên. Để rèn cho mình khả năng đọc diễn cảm, tôi thường soạn bài thật kỹ (bài soạn của tôi dựa trên những gợi ý của sách giáo viên song cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình về trình độ nhận thức cũng như khả năng đọc của học sinh để có một bài soạn phù hợp nhất, cân đối nhất giữa hai phần rèn đọc và cảm thụ). Xem lại toàn bộ nội dung bài soạn trước khi lên lớp để nắm chắc nội dung bài, thẩm thấu toàn bộ nội dung của bài và nắm được suy nghĩ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài văn và đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả để nhằm truyền tới người nghe hiểu biết của mình và tình cảm của tác giả. Với các bước tiến hành rèn luyện như vậy cùng với sự kiên trì tập luyện mà mỗi lần tôi đọc mẫu đã thực sự cuốn hút các em chú ý vào nội dung của bài.
Qua nghiên cứu tìm tòi và áp dụng biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong nhiều năm tôi thấy rất vui mừng vì khả năng đọc diễn cảm của lớp 4a đã có những tiến bộ rõ rệt. Trong năm học này theo số liệu tôi mới tiến hành điều tra ngày 15/ 2/ 2009 ở lớp tôi như sau:
Khả năng đọc diễn cảm
Mức độ đạt
Tốt
Khá
Trung bình
Chưa đạt
10/36 em
13/36 em
10/36 em
3/36 em
Kết thúc vấn đề
I. Bài học kinh nghiệm
1. Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi thấy muốn rèn đọc cho học sinh có hiệu quả thì người giáo viên phải nắm chắc phương pháp dạy đọc bao gồm:
a, Phương pháp đọc rõ văn xuôi: Đó là hướng dẫn học sinh đọc thật chính xác (phát âm đúng, đọc đúng những tiếng có vần khó, những tiếng có dấu thanh mà học sinh hay nhầm lẫn, hướng dẫn học sinh biết đọc ngắt theo cụm từ, đọc đúng các kiểu câu )
b, Phương pháp dạy đọc rõ văn vần ( đó là cách ngắt nhịp các thể thơ )
c, Phương pháp dạy đọc to và đọc thầm: Cần phải lưu ý có đọc to đúng thì đọc thầm mới đúng được do đó khâu hướng dẫn đọc đúng phải được tiến hành trước và phải làm thật tốt. Trong giờ tập đọc, một em được chỉ định đọc to thì đồng thời giáo viên cũng yêu cầu các em khác luyện đọc thầm theo bạn. Như vậy trong 1 giờ tập đọc có khoảng 15 em được đọc thì cả lớp cũng được luyện đọc thầm 15 lần.
d, Phương pháp dạy đọc diễn cảm: Cơ sở để giúp học sinh luyện đọc tốt là phải hiểu và cảm thụ được nội dung của bài. Đồng thời phải tạo cho các em một tâm trạng bình tình, tự nhiên và thởi mái khi đọc. Các em không thể đọc diễn cảm được nếu như trong một trạng thái sợ sệt, hồi hộp, lo lắng. Vận dụng tốt những phương pháp đã dạy đọc như đã nêu ở trên là nhằm mục đích đạt dược 4 yêu cầu về đọc đó là: đọc chính xác, đọc lưu loát, đọc thầm, đọc diễn cảm.
Bốn yêu cầu đó phải được thâm nhập vào nhau, hỗ trợ nhau mà không nên tách rời thì mới có thể nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc.
2. Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần khéo léo tổ chức để thu hút tất cả học sinh đều làm việc với sách giáo khoa, chú ý vào nội dung bài tập đọc.
Muốn làm được điều đó, tôi nghĩ chúng ta cần:
a, Phải xây dựng cho lớp một nề nếp học tập nghiêm túc, có tính kỉ luật cao
b, Giáo viên phải luyện cho mình khả năng đọc mẫu thật tốt để cuốn hút học sinh chú ý vào nội dung bài.
c, Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần phải coi trọng cả hai yêu cầu đó là rèn đọc cho học sinh và giúp các em cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Hai yêu cầu này cần phải được đan quyện vào nhau, bổ xung hỗ trợ lẫn nhau nên không thể tách bạch từng phần riêng lẻ. Vì thế khi soạn bài, giáo viên cần lựa chọn và đưa ra hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Có câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, có câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu để mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng của mình mà không cảm thấy nhàm chán hoặc quá sức.
d, Cần sử dụng có hiệu quả nhiều hình thức đọc khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc mấp máy môi, đọc nối tiếp, đọc phân vai.để thay đổi không khí của lớp học, thu hút học sinh vào bài.
e, Để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong các giờ học tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Thả thơ” được dùng khi dạy các bài tập đọc là bài thơ; trò chơi “ Ai tinh ai nhanh” được dùng khi dạy các bài tập đọc là văn xuôi. Những trò chơi này tuy chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 3- 4 phút nhưng rất hấp dẫn đối với học sinh và mang lại kết quả tốt cho bài dạy.
Rèn luyện kĩ năng cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, lớp 5 nói riêng quả là một công việc khó khăn. Giáo viên phải có kiến thức vững, phải đọc mẫu hay và phải kiên trì, bền bỉ, tâm huyết với nghề thì mới thành công được.
II/ Đề xuất:
- Đề nghị cấp phòng sau mỗi đợt chấm sáng kiến kinh nghiệm nên phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy có chất lượng để giáo viên chúng tôi học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, nhất là kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt.
- Sau mỗi đợt thi giáo viên giỏi, chúng tôi rất mong ban chỉ đạo hội thi có những thống nhất một cách cụ thể chi tiết về phương pháp giảng dạy các phân môn.
- Chúng ta đã tổ chức hội thi viết chữ đẹp với giáo viên và học sinh, có nên chăng ta tổ chức thêm hội thi đọc hay với giáo viên và học sinh để tăng cường ý thức luyện đọc hay ở từng giáo viên và học sinh.
Kết luận chung
Tập đọc là một môn khó dạy. Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía khách quan, Tập đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy muốn dạy tốt phân môn Tập đọc chúng ta cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề, tôi nghĩ chúng ta sẽ có những giờ dạy thành công % 
 Mộc Bắc, ngày 19 thỏng 2 năm 2009
 GV: Lờ Thuỷ Thiệp

File đính kèm:

  • docSKKN_Tap_doc_lop_45.doc
Sáng Kiến Liên Quan