Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4

Tiếng Việt là ngôn ngữ chung thống nhất trên toàn đất nước Việt Nam, nhưng mỗi vùng đều có sự khác biệt nhiều cách phát âm của từng địa phương khác nhau. Những cách phát âm đó làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Cho nên khi đối thoại người với người ở các vùng miền trên đất nước ta đều nghe và hiểu được. Nhưng mặt khác sự khác biệt về phát âm giữa các địa phương lại dẫn đến tình trạng viết sai chính tả do phát âm. Trong cuộc sống của con người, cụ thể là người Việt Nam không chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Như trong lĩnh vực học tập nghiên cứu tài liệu cũng như việc giao tiếp giữa những người ở xa nhau, hoặc giữa các thế hệ đời trước với đời sau. Tiếng Việt là công cụ để giao tiếp tư duy và học tập, trong thực tế cuộc sống của con người. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ viết là làm sao phải đảm bảo được người đọc hiểu đúng hoàn toàn ý nghĩa, nội dung trong văn bản của người viết. Viết đúng chính tả là giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các môn học khác trong nhà trường. Để đạt được yêu cầu này trên lĩnh vực chữ viết phải được thể hiện một cách thống nhất trên từng con chữ, từng âm tiết Tiếng Việt. Nói một cách khác là mỗi âm vị sẽ được thể hiện bằng một hay một tổ hợp chữ cái đồng thời mỗi từ cũng có một cách viết nhất định, thống nhất trong cộng đồng người Việt.

Về cơ bản chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm, mỗi âm vị được ghi bằng một con chữ. Nói cách khác, giữa cách đọc và cách viết chính tả Tiếng Việt là thống nhất với nhau. Đọc như thế nào sẽ viết như thế ấy. Trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng ( viết đúng chính tả) bằng việc tiếp nhận chính xác âm thanh của lời nói( hình thức chính tả nghe- viết). Cơ chế của cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả ( chính tả nghe – viết: tức là nghe đọc để viết lại ) có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là: chính tả.

 

doc23 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2473 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa cách viết đúng là xác lập được mối liên hệ giữa âm thanh và chữ viết. Giữa đọc và viết, giữa tập đọc và viết chính tả ( chính tả nghe – viết: tức là nghe đọc để viết lại ) có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại có quy trình hoạt động trái ngược nhau. Nếu tập đọc là sự chuyển hoá văn bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Có như vậy, khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, người đọc mới hiểu đúng hoàn toàn nội dung, ý nghĩa mà người viết gửi gắm, việc viết đúng thống nhất như thế còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là: chính tả. 
Qua các bài viết chính tả rèn luyện cho học sinh “Có tính kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ”. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý Tiếng Việt, chữ viết, cách biểu thị tình cảm được thể hiện trong việc viết đúng chính tả.
Xuất phát từ tính chất và tầm quan trọng của việc viết đúng chính tả như thế nên phân môn chính tả đã được đưa vào chương trình giảng dạy của trường phổ thông. Cụ thể ở đây là các lớp bậc tiểu học, phân môn chính tả đã được giảng dạy ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học với nhiều hình thức chính tả khác nhau: Từ chính tả nhìn bảng, nhìn sách để chép rồi chính tả nghe - viết, chính tả nhớ - viết. Với những hình thức chính tả này giúp học sinh có thể hiểu về quy tắc chính tả để viết đúng chính tả. Tuy việc viết đúng chính tả là quan trọng và cần thiết như vậy nhưng thực tế việc dạy và học chính tả ở tất cả các lớp trong bậc học tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Sơn Cao nói riêng vẫn còn mắc nhiều lỗi khi viết chính tả. Đây là nhiệm vụ của người học sinh cần phải rèn luyện chữ viết sao cho đúng “chính tả” và cũng là trách nhiệm đặc biệt quan trọng của tập thể giáo viên trường tiểu học Sơn Cao nói chung và cá nhân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4E, trách nhiệm đó đặc biệt cần chú trọng hơn.
CHƯƠNG II:
 NHỮNG THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kỹ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỷ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.
Do xác định được vai trò và tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh tiểu học, tôi đã tìm hiểu vấn đề này. Trước hết nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho các em. Viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc nói chung và học sinh lớp 4 trường tiểu học Sơn Cao nói riêng. Đồng thời cũng góp phần đúc kết, rút kinh nghiệm và làm phong phú thêm một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Rèn cho học sinh có kỹ năng: đọc, nghe, nói, viết thành thạo. 
1. Nguyên nhân khách quan:
Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương. Tiếng Việt tuy là một ngôn ngữ thống nhất trong cả nước nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau. Phương ngữ làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú nhưng mặt khác ở mỗi địa phương, dân tộc nào thì dân tộc ấy có những thói quen, cách phát âm riêng, mà cách phát âm đó lại lệch chuẩn. Tình trạng này ảnh hưởng đến tính thống nhất của ngôn ngữ và gây nhiều khó khăn trong việc dạy học chính tả. Do ảnh hưởng của phương ngữ là rất lớn đối với việc phát âm, nói và viết chính tả. Các em phát âm sai dẫn đến việc viết cũng sai.
Các em học sinh hằng ngày ngoài giờ học trên lớp thì lượng thời gian các em được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè, được giao tiếp và trau dồi vốn Tiếng Việt, chữ viết là rất ít. Khi về nhà các em lại tiếp xúc với ngôn ngữ địa phương( cụ thể ở đây là tiếng Hre) của mhững người thân trong gia đình, cộng đồng, địa phương nơi các em học sinh sinh sống. Mà ngôn ngữ địa phương ( tiếng dân tộc Hre ) như chúng ta đã biết thường hay lẫn lộn và sai chính tả. Bên cạnh đó hầu hết gia đình các em đều làm nông nghiệp nên ngoài giờ học trên lớp về đến nhà các em còn phải dành thời gian giúp đỡ gia đình, các em không có điều kiện tiếp xúc với bạn bè, thầy, cô giáo,  cũng như thời gian học thêm ở nhà hay đọc sách, báo, Không có thời gian để luyện viết, đọc theo yêu cầu, hướng dẫn của giáo viên. 
2. Nguyên nhân chủ quan:
Hầu hết học sinh là con em dân tộc Hre. Các em tiếp xúc với xã hội còn rất ít, nói tiếng phổ thông chưa thành thạo khi đọc bài còn sai. Vì vậy việc tái hiện con chữ khi giáo viên đọc để viết lại còn rất chậm và không chính xác. Đặc biệt các em còn nhầm lẫn giữa các âm: Nh/ D hay Gi; T/ Th; L/Đ; V/B. Một số em không phân biệt được các phụ âm đầu mà khi đọc các phụ âm đó gần giống nhau.
Ví dụ: ch/ tr; x/ s; d/ r hay gi; t/ th; ng/ ngh; k/ c hay q. Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều em thường viết chưa đúng phần vần khi viết còn nhầm lẫn.
Ví dụ: ai/ ay; iu/ ưu; anh/ ach; ênh/ êch; inh/ ich; iên/ uyên; ươn/ ương;Từ việc không xác định được và còn nhầm lẫn giữa các phụ âm đầu và phần vần, do đó dẫn đến học sinh viết sai thường xuyên.
Nhiều giáo viên trong quá trình dạy chỉ căn cứ vào sách giáo viên, sách học sinh mà thực hiện việc dạy chính tả chứ chưa thực hiện việc dạy chính tả theo vùng miền, theo hiểu nghĩa của từ để viết đúng chính tả mọi lúc, mọi nơi. Nếu như không thống kê những lỗi phổ biến của đối tượng học sinh lớp mình phụ trách, của địa phương nơi học sinh sinh sống, chưa vận dụng sáng tạo từ những bài tập ngoài sách học sinh để bài dạy thêm phong phú, đa dạng, tần số chính tả xuất hiện nhiều và phù hợp với đối tượng lớp mình phụ trách.
Đặc biệt một số giáo viên chỉ chú ý phát âm đúng trong giờ chính tả. Như vậy ở các môn học khác giáo viên phát âm thường không chuẩn, do đó học sinh cũng không chú ý viết cẩn thận. Không sửa lỗi cho học sinh, cho nên học sinh cẩu thả khi viết. Một phần là do các em chưa chịu khó học, ý thức học tập chưa cao, nhất là luyện đọc, nói Tiếng Việt và luyện viết ở nhà. Khi đến lớp trong giờ chính tả cũng như các tiết học khác các em viết còn ẩu, nhanh chưa chính xác. Mặc dù thời gian viết chính tả trên lớp là thời gian luyện viết tốt nhất với các em. Muốn viết đúng chính tả cũng như muốn áp dụng các thuật nhớ, các mẹo chính tả, phải hướng cho học sinh biết nhận dạng và nắm chắc đơn vị trung tâm của chính tả Tiếng Việt là ( tiếng) hay( âm tiết) và yêu cầu cơ bản của chính tả Tiếng Việt là viết đúng từng tiếng một. 
Ví dụ: “ Công cha như núi Thái Sơn”. Là một câu nói gồm 6 tiếng phân biệt rạch ròi, khi một tiếng được viết lên trang giấy ta sẽ có một chữ.
Chính tả Tiếng Việt là chính tả ngữ âm học nhưng trong thực tế muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả.
Ví dụ: Nếu giáo viên đọc một từ có hình thức ngữ âm là/ za/ thì học sinh có thể lúng túng trong việc xác định hình thức chữ viết của từ này. Nhưng nếu đọc ( gia đình) hoặc ( da dẻ) hay( ra vào), đọc trọn vẹn từ, mỗi từ gắn với một nghĩa xác định, thì học sinh dễ dàng viết đúng chính tả. Vì vậy, có thể hiểu rằng chính tả Tiếng Việt còn là loại chính tả ngữ nghĩa. Đây là một đặc trưng quan trọng về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt. Khi viết chính tả, học sinh chỉ chú ý nghe giáo viên phát âm chứ không hề chú ý đến nghĩa của từ để viết cho đúng. Vì lẽ đó mà chúng ta thường thấy nhiều học sinh hoàn thành tốt trong giờ chính tả nhưng ở các môn học khác lại mắc rất nhiều lỗi chính tả.
Muốn khắc phục được những hạn chế, thiếu sót đó người giáo viên cần bổ sung, điều chỉnh mục tiêu môn chính tả sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp mình phụ trách và nhắc nhở phân tích các từ ngữ mà học sinh thường viết sai, thường gặp trong các môn học khác để học sinh hiểu nghĩa của từ và luôn viết đúng chính tả. Hơn nữa khi đọc bài các em thường đọc chưa chính xác các tiếng có phụ âm đầu: v/ b; l/ đ; th/ t; nh/ d/ r/ gi; Vì thế cho nên khi viết hay nhầm lẫn, giáo viên cần phân tích rõ ràng cho học sinh hiểu để tránh viết sai. Trong khi viết chính tả cần phân tích, so sánh để học sinh nắm được nghĩa của từ thì học sinh mới viết đúng mọi lúc, mọi nơi. Như vậy bằng phương pháp này học sinh sẽ có thói quen viết chính tả theo nghĩa của từ.
Qua thực tế thực nghiệm đề tài “ Biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4”. Đối với học sinh lớp 4E năm học 2015 – 2016 do tôi chủ nhiệm, qua một năm học vận dụng vào giảng dạy và rèn chữ viết cho các em kết quả được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể: Qua khảo sát đầu năm học 2015 - 2016, chất lượng chữ viết chính tả của học sinh lớp 4E .
Tổng số học sinh lớp 4E : 19 em.
Tổng số bài kiểm tra đầu năm học là : 19 bài. 
Kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2015 – 2016 như sau :
TSHS
19
PHÂN MÔN
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
SL
TL
SL
TL
CHÍNH TẢ
16
84,2%
3
15,8%
- Dưới đây là biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát chất lượng đầu năm phân môn chính tả năm học 2015 – 2016.
Qua kết quả khảo sát cho thấy chất lượng viết chính tả vẫn còn rất nhiều hạn chế. Nếu không có biện pháp giảng dạy để rèn luyện chữ viết cho học sinh thì sẽ rất khó khăn cho các em học các môn học khác cũng như học lên các cấp học sau.
CHƯƠNG III:
BIỆN PHÁP GIẢNG DẠY
PHÂN MÔN CHÍNH TẢ LỚP 4
Việc tìm và đưa ra các biện pháp giảng dạy phân môn chính tả lớp 4, là vấn đề mà mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm giúp đỡ các em. Muốn vậy chúng ta những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bậc học tiểu học phải có cách làm khoa học, cụ thể phải nghiên cứu các phương pháp dạy học, có nhiều phương pháp và cách nghiên cứu. Tôi nghiên cứu theo các bước sau:
1. Khảo sát chất lượng chữ viết của học sinh.
2. Phát hiện lỗi sai mà các em mắc phải.
3. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chưa đúng chính tả.
4. Đưa ra một số biện pháp rèn viết chính tả và trực tiếp vận dụng các
phương pháp đó trong quá trình giảng dạy phân môn chính tả.
- Từ đó, tôi đã có một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 4 học tốt phân môn chính tả. 
1. Rèn phát âm đúng tiếng phổ thông:
Sử dụng biện pháp luyện theo mẫu để rèn cho học sinh phát âm đúng chuẩn theo tiếng phổ thông. Rèn luyện phát âm đúng chính tả, giáo viên phải là người phát âm rõ tiếng, đúng chuẩn, đồng thời chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm cuối. Việc rèn phát âm giáo viên phải chú trọng đến đối tượng học sinh trong lớp mình để rèn luyện, và việc rèn luyện này phải thực hiện tốt trong phân môn tập đọc và phải được rèn luyện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học, môn học. 
Thực tế có thể có những học sinh chỉ phát âm đúng khi đọc bài còn khi nói vẫn nói sai theo tiếng địa phương. Có những em rất khó khăn trong việc phát âm cho đúng. Vì hàng ngày thời gian các em giao tiếp ở nhà nhiều hơn là ở trường nhưng chúng ta cũng đừng nên nản chí. Mà phải kiên trì rèn luyện trong các hoàn cảnh có thể có khi giao tiếp với các em. Trường hợp các em phát âm đúng khi đọc bài còn khi nói vẫn nói sai theo tiếng địa phương và khi không phát âm đúng thì các em cũng có biểu tượng về từ ngữ được rèn trong đầu để khi các em viết không bị sai.
2. Hướng dẫn phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh:
Song song với việc phát âm, giáo viên cần áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo của tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn, phát hiện và chỉ ra những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ khi thực hiện viết chính tả.
Ví dụ:
- s/x: cây xả/cây sả - xa mạc/sa mạc – sa sôi/xa xôi
-ng/nh: bên thành/bên thàng.
-uôi/ui: cây chuối/cây chúi, muối/múi
- ươi/ ưi: bưởi/bửi, tươi cười/ tưi cười. hai mưi
Cho học sinh phân tích tiếng 
- bưởi= b+ ươi+ dấu hỏi; bửi = b+ ưi+ dấu hỏi
thành = th+ anh+ dấu huyền.
thàng = th+ ang+ dấu huyền.
So sánh để thấy sự khác nhau: tiếng “bưởi” có vần “ươi”, tiếng “bửi” có vần “ưi”... HS ghi nhớ điều này, khi viết các em sẽ không sai
Cho học sinh phân biệt r/ d/ gi (hoặc ch/tr) bằng cách tìm các tiếng lập bảng.
 r
 d
 gi
- rạo: rạo rực
dạo: dạo nào
không có
rào rạo, rệu rạo.
dạo chơi, dạo này
3. Phân biệt nghĩa của từ: 
Đây cũng là một biện pháp nhằm khắc phục học sinh tiểu học chúng ta đỡ sai chính tả. Vì muốn viết đúng chính tả phải hiểu nghĩa của từ chính xác. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu và nhất là trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực giúp học sinh khi các em không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hoặc phân tích cấu tạo tiếng.
Ví dụ:
+ Phân biệt : muối/múi
- muối: Có dạng hạt,vị mặn dùng đề làm gia vị nấu ăn
- múi: là một bộ phận của quả: múi cam, múi bưởi
+ Phân biện “thành” và “thàng” (trong từ đơn).
- bên thành= mặt xung quanh của vật.
- bên thàng: không có nghĩa.
+ Phân biệt “củng” và “cũng”:
Củng = củng cố
Cũng = cũng làm, cũng được.
Đặc biệt với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
4. Vận dụng củng cố bằng các bài tập chính tả:
Giáo viên cần cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh thể. Sau mỗi lần làm bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ.
Tóm lại những việc làm trên để giúp các em viết đúng chính tả thì những việc làm đó phải thường xuyên, liên tục trong mọi lúc, mọi nơi, mọi tiết dạy.
CHƯƠNG IV : 
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi nắm bắt được những đối tượng sai chính tả nhiều. Tôi bắt đầu áp dụng biện pháp trên một cách thường xuyên trong mỗi tiết dạy Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả và trong các trường hợp giao tiếp với học sinh. Cụ thể như sau:
Ví dụ: Các em đọc yếu thường chính tả viết sai. Trong giờ Tập đọc tôi rèn luyện cho các em cách phát âm những từ, tiếng các em đọc sai. Sau đó cho các em luyện đọc nhiều lần và giao bài về nhà. Cụ thể như em Đinh Văn Thi, Đinh Văn Tiểu, Đinh Thị Loan, đọc yếu, viết chính tả hay sai tôi giao về nhà đọc đoạn tập đọc nào đó và viết lại đoạn đó. Hôm sau đem lên thầy giáo kiểm tra.
Qua những tiết Luyện từ và câu giúp các em phân biệt nghĩa của từ, phân tích cấu tạo tiếng nhằm giúp các em hiểu nghĩa của từ để viết chính tả đúng, nhất là các em được rèn luyện qua các bài tập ứng dụng.
Ngoài ra những em hay viết sai chính tả còn được rèn luyện trong những tiết ôn Tiếng Việt.
Sau 8 tháng thử nghiệm tại lớp 4E trường tiểu học Sơn Cao năm học 2015- 2016 về khả năng viết đúng chính tả của học sinh, tôi thu được kết quả như sau:
TSHS
19
PHÂN MÔN
HOÀN THÀNH
CHƯA HOÀN THÀNH
SL
TL
SL
TL
CHÍNH TẢ
19
100%
0
0%
Qua những biện pháp trên tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả ngày được nâng cao rõ rệt. 
Trong quá trình dạy học, với việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy học sinh đã có tiến bộ khá rõ rệt. Tuy nhiên để duy trì được kết quả này thì việc làm trên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, để rèn cho học sinh có thói quen “viết đúng” trong mọi trường hợp.
Ngoài ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh không chỉ ở môn chính tả mà còn kiểm tra ở các em những môn khác như môn Tập làm văn, Luyện từ và câu, các tiết kiểm tra Khoa học, Địa lý
PHẦN III :
 KẾT LUẬN CHUNG 
1/ Ý nghĩa của đề tài :
Đề tài là cơ sở để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong giảng dạy học sinh chưa hoàn thành phân môn chính tả. Giúp giáo viên từng lúc cân bằng trình độ học sinh trong lớp học; giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, trong giao tiếp để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn.
2/ Khả năng ứng dụng triển khai :
Đề tài đang trong bước đầu thực hiện có hiệu quả. Vì vậy đề tài có khả năng ứng dụng và triển khai cho tất cả giáo viên trong đơn vị cùng thực hiện và bổ sung để việc dạy học sinh chưa hoàn thành phân môn chính tả đạt hiệu quả cao hơn. 
3/ Bài học kinh nghiệm: 
Là người giáo viên trực tiếp giảng dạy bản thân thiết nghĩ, muốn giúp đỡ đối tượng học sinh chưa hoàn thành phân môn chính tả, giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt tình, năng nổ, phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm lôi cuốn học sinh học tập tích cực. Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các đoàn thể trong nhà trường, với chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Phải tạo sự đoàn kết, yêu thương giúp đỡ của học sinh trong lớp thông qua các phong trào, tạo cho các em động cơ ham học. Trong việc uốn nắn các em, giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không nóng vội, không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Học sinh rất thích được động viên khen thưởng, giáo viên không nên dùng hình phạt làm cho các em sợ sệt, phải tạo cho các em có niềm tin để các em an tâm học tập. 
* Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa thầy với trò, giữa học sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ nhàng trong học tập thì chắc chắn rằng các em học sinh chưa hoàn thành sẽ mạnh dạn và tự tin hơn rất nhiều để phát huy khả năng tự học của mình. Cùng với lòng nhiệt thành của người thầy và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân của các em thì chúng ta tin tưởng vào kết quả học tập tốt nhất sẽ đến với các em. Một số kinh nghiệm bản thân ghi ra ở đây với hy vọng rằng: Đây sẽ là một tài liệu nhỏ để các quý đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng trong những tình huống sư phạm thích hợp. Hơn thế nữa, giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành phân môn chính tả là nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy. Hãy làm hết trách nhiệm bằng cái tâm của người thầy và hãy nhận lấy trách nhiệm về mình. Qua nhiều năm tận tụy với nghề, hết lòng yêu nghề, mến trẻ. Thực hiện phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân và sự chia sẽ của bạn bè đồng nghiệp, bản thân luôn hoàn thành tốt việc giúp đỡ đối tượng học sinh chưa hoàn thành. Đây là một trong những tác động lớn đưa bản thân đến việc nghiên cứu đề tài thiết thực hơn và thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm đạt kết quả cao nhất. 
4/ Những kiến nghị, đề xuất :
Phòng giáo dục và đào tạo huyện Sơn Hà, cụm chuyên môn Cao, Linh, Giang, Ban Giám hiệu trường tiểu học Sơn Cao thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh chưa hoàn thành nói chung. Cụ thể là học sinh chưa hoàn thành phân môn chính tả để cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Để hoàn thành sáng kiếm kinh nghiệm này, tôi xin chân thành cảm ơn : Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà, Ban giám hiệu Trường tiểu học Sơn Cao, đã phát động thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm, nhằm khuyến khích chúng tôi những người thầy giáo, cô giáo, nghiên cứu chuyên môn tích lũy kinh nghiệm, làm giàu vốn kinh nghiệm cho bản thân.
Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN 
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Sơn Hà, ngày 10 tháng 01 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là đề tài NCKH, SK bản thân thực hiện, không sao chép nội dung của người khác, nếu vi phạm chịu xử lý theo quy định.
 Người thực hiện đề tài
 Nguyễn Dũng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Công văn 600/GD&ĐT Sơn Hà, ngày 09 tháng 12 năm 2016 về việc chấm điểm thi đua khen thưởng làm căn cứ xét khen thưởng cuối năm và hướng dẫn hoạt động của cụm thi đua cấp học.
2/ Số liệu, chất lượng học tập của học sinh lớp 4 ở đầu năm học 2015 – 2016 và cuối năm học 2015 – 2016; 
3. Sách Tiếng Việt lớp 4, tập 1+ 2.
4. Dạy và học chính tả ở tiểu học, Hoàng Văn Thung- Đỗ Văn Thảo, Nhà xuất bản Giáo Dục.
5. Chữa lỗi chính tả cho học sinh, Phan Ngọc, Nhà xuất bản Giáo Dục.
Duyệt của các cấp lãnh đạo :

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
  • docBìa HS( Sáng kiến kinh nghiệm ).doc
  • docBia SKKN- ( bia 1 ).doc
  • docBia SKKN- ( bia 2 ).doc
  • docMuc luc.doc
Sáng Kiến Liên Quan