Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong khi học kỹ thật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung giáo dục quan trọng

của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.

 Như Bác Hồ đã xác định tập luyện Thể dục thể thao(TDTT) là quyền lợi, trách nhiệm, bổn phận của người dân yêu nước.

 Giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tổ chức thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học văn học, lao động sản xuất và mọi công tác khác. Tập luyện điển hình một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác.

 

docx9 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3163 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp khắc phục những sai lầm thường mắc phải trong khi học kỹ thật nhảy cao kiểu nằm nghiêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC	
PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG KHI HỌC KỸ THẬT NHẢY CAO KIỂU NẰM NGHIÊNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung giáo dục quan trọng
của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Mục tiêu của giáo dục thể chất là phát triển toàn diện các tố chất thể lực, hình thể, nâng cao sức khỏe, phát triển các thành tích thể thao đồng thời góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.
 Như Bác Hồ đã xác định tập luyện Thể dục thể thao(TDTT) là quyền lợi, trách nhiệm, bổn phận của người dân yêu nước.
 Giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tổ chức thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học văn học, lao động sản xuất và mọi công tác khác. Tập luyện điển hình một cách có hệ thống và khoa học có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe, là cơ sở để phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao khác.
Qua những năm công tác dạy lớp khối 10- 11 ở trường THPT, tôi nhận thấy kỹ thuật nhảy cao của học sinh còn yếu, đặc biệt là kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, vì nội dung học hoàn toàn mới và tương đối khó so với nhảy cao kiểu bước qua mà các em đã học ở trường cấp II nên mức độ tiếp thu còn chậm, không vận dụng được kỷ thuật để thực hiện tốt động tác. Đây là lý do mà thành tích học tập cũng như tập luyện và thi đấu của học sinh không cao, cho nên tôi chọn nội dung này nhằm tìm ra những biện pháp thích hợp giúp các em học sinh khắc phục tốt những sai lầm trong kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng.
Trong giảng dạy kỹ thuật tập luyện TDTT, việc nắm bắt kỹ thuật là
quan trọng mà trong khi tập luyện thì người tập rất hay mắc phải những sai lầm khi học kĩ thuật, vì vậy trong giảng dạy phải nhanh chóng tìm ra những sai lầm thường mắc cũng như những nguyên nhân của nó, đây là vấn đề khó, nhưng việc xác định vận dụng các biện pháp và bài tập để sữa chữa lại những sai lầm đó lại càng quan trọng hơn.
II . TÌNH HÌNH THỰC TẾ
1. Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp trong quá trình thực hiện.
Bản thân người thực hiện Giải pháp hữu ích (GPHI) này là giáo viên giáo dục thể chất đã và đang giảng dạy kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng, có nhiều kinh nghiệm để có thể đưa ra phương pháp và biện pháp khắc phục những sai lầm hay gặp của học sinh.
Đối với điều tra cơ bản và thực hiện GPHI là học sinh THPT Lê Quý Đôn đang theo học tại trường, có đạo đức tác phong, ý thức kỹ luật và chấp hành tốt mọi quy định của nhà trường.
Học sinh tích cực tập luyện.
Đa số các em có tổ chức tốt.
2. Khó Khăn
- Kỹ thuật nhảy cao nằm nghiêng là nội dung học hoàn toàn mới và có độ khó tương đối cao so với nhảy cao kiểu bước qua mà học sinh đã học nhiều năm ở trường THCS nên mức độ tiếp thu chậm.
- Đối tượng học sinh đang ở lứa tuổi dậy thì, đa số các em học sinh nữ xuất hiện sức ì, có nhiều thay đổi về tâm- sinh lý, giới tính, rất ngại học những giờ học nhảy độ né tránh, mất tập trung đối với môn học, đa số các em không thể tiếp thu và vận dụng tốt kỹ thuật để phát huy nâng cao thành tích kiểm tra trong học tập và thi đấu.
- Sân bãi tập luyện còn hạn chế cho các trò chơi vận động bổ trợ thêm cho động tác nhảy cao.
- Mặt khác với quyđịnh của phân phối chương trình môn Thể dục 2 tiết/tuần là tương đối ít để các em có thời gian lĩnh hội, tiếp thu động tác kỹ thuật một cách nhuần nhuyễn, thuần thục. Vì vậy vấn đề đặt ra cho giáo viên dạy học môn Thể dục là phải tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để gây hứng thú cho học sinh tập luyện, giúp các em khắc phục những sai lầm, hoàn thiện kỹ thuật và đạt kết quả cao về thành tích.
3. Cơ bản
Xây dựng khái niệm chính xác kết hợp cho xem tranh ảnh để học sinh có khái niệm chung tương đối đúng đắn và chính xác của động tác.
Nội dung chính của bài học giáo viên phải thị phạm toàn bộ động tác và phân tích, giảng giải rõ kỹ thuật cho học sinh hiểu, đặc biệt giai đoạn giậm nhảy là giai đoạn quan trọng nhất của kỹ thuật nhảy cao, có tác dụng quyết định và trực tiếp đến thành tích nhảy cao.
Khi thị phạm động tác phải thực hiện nhiều lần, ở nhiều góc độ khác nhau và thị phạm rõ từng động tác lẻ, từ động tác dễ đến động tác khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh hiểu rõ nội dung bài học. Động tác thị phạm làm mẫu phải chính xác, đẹp mắt, chất lượng động tác thị phạm càng cao càng gây sự phấn khởi và lòng ham muốn học tập cho học sinh.
Trong quá trình tập luyện thể dục, học sinh có thể mắc một số động tác sai, giáo viên phải luôn chú ý ngăn ngừa những sai lầm, phải có biện pháp sửa chữa động tác sai để học sinh nắm được kỹ thuật chính xác, nâng cao chất lượng giảng dạy. Phát hiện kịp thời, tìm được nguyên nhân động tác sai mới có thể giúp học sinh sửa chữa nhanh chóng, phải chú ý theo dõi sửa sai cho từng học sinh, sửa sai dù là cái sai nhỏ nhất ngay sau khi học sinh thực hiện động tác.
III .NGUYÊN NHÂN GÂY RA NHỮNG LỖI SAI CỦA HỌC SINH KHI THỰC HIỆN
1. Chạy đà không chính xác.
- Không ổn định nhịp điệu chạy đà, chạy cao trọng tâm, tư thế xuất phát không ổn định.
2. Giậm nhảy không hết,góc độ giậm nhảy lớn.
- Hiểu sai quan niệm..
- Cơ chân yếu, hoặc nhỏ quá, giậm nhảy gần hoặc xa xà quá.
- Giậm nhảy chậm, góc độ hoãn xung nhỏ cơ không đủ sức duỗi..
- Kỹ thuật 4 bước cuối cùng quá dài.
3. Giậm nhảy bị lao vào xà.
- Các bước cuối cùng không hạ thấp được trọng tâm..
- Lúc giậm nhảy thân gập về phía trước..
- Tốc độ giậm nhảy bị chậm.
- Tay không ép vào thân khi qua xà, làm rơi xà.
4. Chân lăng, chân giậm nhảy đá rơi xà.
- Bị "tụt mông".
- Chân lăng đá không tích cực, không cao hoặc bị co.
- Chân giậm nhảy co chậm và không khéo léo.
- Giậm nhảy không tích cực và tập luyện ít..
- Chưa thực hiện được động tác mở hông.
5. Bị chấn động khi tiếp đất, còn sai hướng, sai tư thế.
IV .MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI SAI CỦA HỌC SINH KHI THỰC HIỆN NHẢY CAO NẰM NGHIÊNG.
Thông qua quá trình quan sát, sữ dụng các bài test và trực tiếp hỏi các em học sinh thực hiện động tác tôi có thể đưa ra những phương pháp để giải quyết những sai lầm của học sinh khi thực hiện động tác nhảy cao nằm nghiêng.
1. Phương pháp trực quan :
Giáo viên có thể cho các em xem các hình ảnh, xem video, tài liệu trên mạng internet mà các vận động viên thi đấu thực hiện động tác đúng, đẹp. 
Ví dụ “ Khi chỉnh sữa cho các em kỹ thuật ở giai đoạn trên không thì GV không thể dừng lại để các em xem được thì lúc đó sữ dụng tranh ảnh, video quay chậm cho các em quan sát” giai đoạn trên không và tiếp đất.
2. Phương pháp giảng giải:
Dùng lời nói phân tích giảng giải những yêu cầu kỹ thuật giảng dạy và thị phạm lại kiến thức giúp học sinh hiểu và hình dung được về kỹ thuật động tác.
3. Sử dụng biện pháp tập luyện.
* Đối với sai lầm 1: Chạy đà không chính xác
- Cách khắc phục:
+ Đo lại đà và tập chạy đà nhiều lần để điều chỉnh đà (không và có kết hợp giậm nhảy đá lăng)
+ Di chuyển 1-3-5 bước đặt chân vào điểm giậm nhảy (không và có kết hợp giậm nhảy đá lăng).
+ Tập lại động tác giậm nhảy;
+ Chạy đà chính diện với nệm nhảy thực hiện qua xà thấp.
+ Chạy đà theo góc độ đà so với xà (30-40 º ) thực hiện qua xà thấp.
* Đối với sai lầm 2: Giậm nhảy không hết, góc độ giậm nhảy lớn hoặc nhỏ quá, giậm nhảy gần hoặc xa xà quá
- Cách khắc phục:
+ Nâng cao nhận thức kỹ thuật;
+ Phát triển sức mạnh cơ chân ;
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh;
+ Tập 4 bước cuối cùng hợp lí với giậm nhảy;
+ Đo và chỉnh lại cự li, hướng (góc) chạy đà và điểm giậm nhảy;
+ Tập đặt chân vào điểm giậm nhảy và đá lăng.
* Đối với sai lầm 3: Giậm nhảy bị lao vào xà
- Cách khắc phục:
+ Tập chạy thấp trọng tâm kết hợp đặt chân giậm nhảy;
+ Tập chạy đà và thực hiện giậm nhảy bật cao bằng chân giậm và thực hiện động tác xốc hông lên cao và rơi xuống tại chổ.
+ Tập phản xạ giậm nhảy nhanh, đá lăng chạm vật chuẩn vươn người tích cực lên cao.
* Đối với sai lầm 4: Chân lăng, chân giậm nhảy đá rơi xà; bị "tụt mông"
- Cách khắc phục:
+ Tập các động tác rèn luyện độ linh hoạt của khớp hông và phát triển sức
mạnh chân, sức bật cao (tại chỗ đá lăng, chạy đà đá lăng, đá lăng vào vật treo trên cao, trò chơi rèn luyện sức mạnh chân ).
+ Tập đánh tay kết hợp giậm nhảy;
+ Tập mô phỏng giậm nhảy qua xà;
+ Đà 1-3-5 bước đà bật nhảy đá lăng chân lăng (chưa xoay người)
+ Đà 1-3-5 bước kết hợp qua xà chú ý đá cao chân lăng (chưa xoay người)
+ Tập hoàn chỉnh kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng.
* Đối với sai lầm 5: Bị chấn động khi tiếp đất, tiếp đất sai hướng, sai tư thế .
- Cách khắc phục:
+ Đứng trên một chân, tập khuỵu gối rồi đứng lên;
+ Tập nhảy từ trên cao xuống (từ ghế băng, bục, bậc thang ) đệm hoặc hố cát thực hiện chùng gối để giảm chấn động;
+ Tập một số động tác phát triển thể lực chân: đứng lên ngồi xuống bằng hai chân, hai tay chống hông; đứng lên ngồi xuống bằng một chân, hai tay chống hông; ngồi xổm trên một chân, nhảy đổi chân .
+ Sau khi qua xà, chân giậm nhảy nhanh chóng duổi ra để tiếp đất, tay cùng bên với chân giậm hoặc cả 2 tay duỗi ra để hỗ trợ. Khi chân bắt đầu chạm đất, nhanh chóng khuỵu gối để giảm chấn động.
V. KẾT QUẢ
Sau một thời gian áp dụng phương pháp trên vào việc khắc phục những sai lầm thường mắc trong môn nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh trường THPT Lê Quý Đôn, kết quả cho thấy có sự chuyển biến đi lên rõ rệt, tỉ lệ yếu kém giảm và tỉ lệ trên trung bình cao hơn so với khảo sát của năm học trước. 
STT
Lớp
TS
Giỏi 
 (9-10)
Khá 
 (7-8)
TB 
 (5-6)
Yếu
(3-4)
Kém
(0-2)
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
1
11a1
34
15
44,1
15
44,1
4
11,8
0
0%
0
0%
2
11a2
36
16
44,4
13
36,1
7
19,5
0
0%
0
0%
3
11a3
34
20
58,9
11
32,3
3
8,9
0
0%
0
0%
4
11a4
29
13
44,8
15
51,7
1
3,5
0
0%
0
0%
VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
	Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được ở trên tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Đối với giáo viên:
Để thực hiện tiết học môn Thể dục nhất là kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng cho học sinh trường THPT giáo viên phải:
1. Xác định rõ mục tiêu bài học lẫn kỹ năng cần tập luyện;
2. Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp, phù hợp đối tượng học sinh;
3. Chuẩn bị tốt mọi điều kiện CSVC (sân bãi, dụng cụ,), kiểm tra sức khoẻ của học sinh, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia tiết học;
4. Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dụng dạy học, đồ dùng tự làm;
5. Sử dụng các bài tập hợp lí phù hợp với bộ môn, phù hợp từng đối tợng họcsinh
6. Tập trung chú ý quan sát, phát hiện những sai lầm thường mắc của học sinh;
7. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm;
8. Có biện pháp sửa chữa những sai lầm kịp thời;
9. Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề.
2. Đối với học sinh:
1. Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn.
2. Có hứng thú tham gia giờ học.
3. Tích cực rèn luyện thể lực.
4. Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình tập luyện.
5. Tích tham gia các hoạt động ngoại khoá, hội thi.
- Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:
1. Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy học để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học nhảy cao có hố nhảy cao, nệm đúng quy định, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham gia thi đấuđiền kinh (có bộ môn nhảy cao).
2. Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm với các trường bạn (sinh hoạt chuyên môn liên trường).
3. Thường xuyên dự giờ thăm lớp tạo hứng khỏi cho học sinh
VII. KẾT THÚC
Sau khi thực hiện đề tài, qua lý luận và thực tiễn áp dụng tại nhà trường, tôi nhận thấy đã đạt được kết quả khả quan, nó tạo được sự tự tin, nhiệt tình của người dạy và sự ham thích, tích cực tập luyện của người học.
Kết quả đạt được giúp học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức và khả năng thực hiện đúng kỹ thuật các môn học thực hành, phát triển cơ toàn diện, xây dựng được thói quen ham thích luyện tập thể dục thể thao, có tác phong lành mạnh, đúng đắn, trật tự, kỷ luật, thúc đẩy các mặt thể chất, tinh thần phát triển, góp phần cùng nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo.
Với thời gian giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm còn ít nhưng nhờ được sống trong tập thể nhà trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt của ngành luôn sẵn lòng quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn, luôn nhận được sự cỗ vũ, hỗ trợ của bạn bè đồng nghiệp. Bản thân không ngừng học hỏi, tìm tòi giải pháp khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng dạy học góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc kế hoạch nhiệm vụ năm học.
Bản thân kính mong sự đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn và tiếp tục nghiên cứu của các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
 Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo của Trường THPT Lê Quý Đôn và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách hướng dẫn giảng dạy Thể Dục Thể Thao
Tác giả: GS-PTS Trinh Trung Hiếu; Nhà xuất bản TDTT – 1993
2. Sách Thể dục 10, 11: Sách của giáo viên
Tác giả: Vũ Đức Thu, Trần Dự, Vũ Bích Khê, Trần Đồng Lâm, Nguyễn Kim Minh, Hồ Đắc Sơn, Vũ Thị Thư, Tần Văn Vinh
Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 2007
 Lâm Hà, Ngày 15 tháng 10 năm 2015 
 Người thực hiện
	 Hồ Việt Hà	

File đính kèm:

  • docxSKKN_VA_GPHI_Nhay_cao_nam_nghieng_THPT.docx
Sáng Kiến Liên Quan