Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi

Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục được coi là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Để sớm đưa đất nước hội nhập nền kinh tế toàn cầu Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mục đích của phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng ta được thể hiện rất rõ ràng trong văn kiện đại hội IX:

“Phát triển giáo dục và đào tạo là trong những vấn đề trọng tâm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lao động, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, và nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững”.

 Để nền giáo dục nước nhà phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả, Bộ giáo dục và đào tạo đã đầu tư rất nhiều cải cách về vật chất và tinh thần trong việc phát triển toàn diện của học sinh, đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho các môn học, trong đó có môn Tiếng Anh.

Việc dạy và học Tiếng Anh là một vấn đề đang được chú trọng và quan tâm. Vì Tiếng Anh là một môn ngoại ngữ, được coi là ngôn ngữ thứ hai trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng, do đó việc dạy và học tiếng Anh là một việc được toàn xã hội quan tâm, để thu hút học sinh và vận dụng Tiếng Anh vào thực tế trong cuộc sống lại là việc làm hết sức khó khăn. Học sinh cần phải tiếp thu về các vấn đề ngữ nghĩa để đưa vào vận dụng tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thông qua các hoạt động giao tiếp một cách hoàn hảo. Do đó, giáo viên phải có những phương pháp riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết những gì mình sắp được học. Việc thành lập và tạo ra những tình huống hấp dẫn đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của giờ học là cả một quá trình đầu tư, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm lâu dài của giáo viên. Từ những vấn đề nêu trên, tôi cho rằng giáo viên phải biết các thủ thuật áp dụng, lồng ghép các trò chơi trong mỗi tiết học góp phần tăng hứng thú, ham muốn học tập cho học sinh. Đồng thời còn giúp học sinh hiểu bài dễ dàng hơn, nhanh hơn, ghi nhớ và khắc sâu bài học tốt hơn. Tổ chức trò chơi có nhiều hình thức, phong phú, đa dạng, có thể được áp dụng một cách rộng rãi tùy thuộc vào nội dung của mỗi bài học hay có thể trong giờ giải lao. Hơn thế nữa đó cũng là một hoạt động bổ ích, sôi nổi, sinh động nhằm giúp cho phương pháp dạy và học của bộ môn tiếng Anh được đổi mới và cải thiện đáng kể. Vì thế, mỗi giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ cần dành nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo vận dụng các trò chơi vào mỗi giờ học một cách lôgic, hợp lý nhằm gây sự hứng thú cho học sinh, giảm đi sự nhàm chán trong giờ học đối với giáo viên cũng như học sinh.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp gây hứng thú học tiếng Anh cho học sinh Tiểu học thông qua các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu học Số 2 Hoài Tân
1.5. Phương pháp nghiên cứu:
 - Nghiên cứu cơ sở lý luận của các trò chơi theo phương pháp dạy và học tiếng Anh theo hướng đổi mới.
 - Nghiên cứu thực trạng tình hình học sinh trước khi vận dụng đề tài.
 - Vận dụng đề tài vào thực tiễn.
 - Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài.
 - Rút ra những bài học kinh nghiệm.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu : Khối 3,4 cho học sinh Trường TH Số 2 Hoài Tân năm học 2018-2019.
2. NỘI DUNG:
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:
Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giáo dục được coi là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. Để sớm đưa đất nước hội nhập nền kinh tế toàn cầu Đảng ta đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mục đích của phát triển giáo dục và đào tạo của Đảng ta được thể hiện rất rõ ràng trong văn kiện đại hội IX:
“Phát triển giáo dục và đào tạo là trong những vấn đề trọng tâm thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát triển nguồn lao động, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, và nền kinh tế tăng trưởng một cách bền vững”.
 Để nền giáo dục nước nhà phát triển nhanh, mạnh và có hiệu quả, Bộ giáo dục và đào tạo đã đầu tư rất nhiều cải cách về vật chất và tinh thần trong việc phát triển toàn diện của học sinh, đầu tư nhiều cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho các môn học, trong đó có môn Tiếng Anh. 
Việc dạy và học Tiếng Anh là một vấn đề đang được chú trọng và quan tâm. Vì Tiếng Anh là một môn ngoại ngữ, được coi là ngôn ngữ thứ hai trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng, do đó việc dạy và học tiếng Anh là một việc được toàn xã hội quan tâm, để thu hút học sinh và vận dụng Tiếng Anh vào thực tế trong cuộc sống lại là việc làm hết sức khó khăn. Học sinh cần phải tiếp thu về các vấn đề ngữ nghĩa để đưa vào vận dụng tốt các kỹ năng nghe – nói – đọc – viết thông qua các hoạt động giao tiếp một cách hoàn hảo. Do đó, giáo viên phải có những phương pháp riêng, phải luôn học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Điều đầu tiên giáo viên làm là tạo cho học sinh sự hứng thú, ham muốn học tập, tạo sự tò mò và muốn biết những gì mình sắp được học. Việc thành lập và tạo ra những tình huống hấp dẫn đưa học sinh hướng vào chủ điểm, nội dung của giờ học là cả một quá trình đầu tư, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm lâu dài của giáo viên. Từ những vấn đề nêu trên, tôi cho rằng giáo viên phải biết các thủ thuật áp dụng, lồng ghép các trò chơi trong mỗi tiết học góp phần tăng hứng thú, ham muốn học tập cho học sinh. Đồng thời còn giúp học sinh hiểu bài dễ dàng hơn, nhanh hơn, ghi nhớ và khắc sâu bài học tốt hơn. Tổ chức trò chơi có nhiều hình thức, phong phú, đa dạng, có thể được áp dụng một cách rộng rãi tùy thuộc vào nội dung của mỗi bài học hay có thể trong giờ giải lao. Hơn thế nữa đó cũng là một hoạt động bổ ích, sôi nổi, sinh động nhằm giúp cho phương pháp dạy và học của bộ môn tiếng Anh được đổi mới và cải thiện đáng kể. Vì thế, mỗi giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ cần dành nhiều thời gian đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo vận dụng các trò chơi vào mỗi giờ học một cách lôgic, hợp lý nhằm gây sự hứng thú cho học sinh, giảm đi sự nhàm chán trong giờ học đối với giáo viên cũng như học sinh. 
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
	Là một giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Anh tiểu học nhiều năm qua, tôi nhận thấy rằng chỉ số ít học sinh thích thú, say mê, tìm tòi, sáng tạo bộ môn này, còn lại đa số học sinh không quan tâm và đầu tư thật sự cho môn học dẫn đến việc tiếp thu bài còn hạn chế, thụ động, thiếu tự tin trong giờ học tiếng Anh. Từ đó nhiều em không thích học hay ghét học môn học này. Điều này khiến tôi phải trăn trở, suy nghĩ nhiều và cố gắng tìm ra nguyên nhân để có hướng khắc phục tình trạng trên nhằm nâng cao số lượng học sinh đạt kết quả tốt ở bộ môn. Qua việc dạy và học tôi đã nhận thấy một trong những nguyên nhân khiến số học sinh còn hạn chế, chưa yêu thích môn học nhiều là do hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, các em còn phụ giúp bố mẹ trong công việc nhà sau giờ học, điều kiện học tập của các em còn hạn chế, thiếu thốn, chưa đầy đủ. Các em không có sách tham khảo, sách bài tập, băng hình, các máy hỗ trợ cho các em các kỹ năng nghe, nói, thực hành... Nhưng nguyên nhân được các em trả lời nhiều nhất khi được hỏi là do các em cảm thấy chưa hứng thú với môn học, môn học này khó, các em chưa có một môi trường thuận lợi để thực hành giao tiếp hàng ngày nên các em có thể nhanh quên, từ đó dẫn đến sự nhàm chán, tiếp thu bài mới chậm, vì vậy mang lại kết quả học tập không đồng đều và chưa tốt. Xuất phát từ những nguyên nhân trên để động viên, kích thích sự hiếu động của học sinh tôi thiết nghĩ mỗi giáo viên cần biết áp dụng các thủ thuật dạy học, thiết kế bài giảng, nghiên cứu, lồng ghép trò chơi vào các tiết học sao cho phù hợp với nội dung giờ dạy, để thu hút học sinh tập trung vào nội dung bài học và trở nên đam mê môn tiếng Anh. 
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp:
Muốn thực hiện tốt việc lồng ghép trò chơi vào trong bài dạy của mình mỗi giáo viên cần nắm rõ vai trò, tác dụng của trò chơi, đó là:
 - Tạo sự thoải mái trong tiết học.
 - Hỗ trợ trong việc tạo hưng phấn, ham thích cho học sinh ở mỗi tiết học.
 - Hỗ trợ tạo sự động não, suy nghĩ của học sinh.
 - Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn.
2.3.1. Kết quả khảo sát học sinh về sự ham thích môn học và kết quả các bài kiểm tra trước khi thực hiện đề tài:
STT
Lớp
Sĩ số HS
Số HS thích
Tỉ lệ
Số HS 
không thích
Tỉ lệ
Số HS ghét
Tỉ lệ
1
3
32
8
25%
18
56,25%
6
18,75%
2
4
34
9
26,47%
19
55,88%
6
17,65%
- Kết quả bài kiểm tra kì II (Năm học 2017 – 2018):
STT
LỚP
SĨ SỐ
HOÀN THÀNH
TỈ LỆ
KHÔNG HOÀN THÀNH
TỈ LỆ
1
3A
 32
26
81,25%
6
18,75%
2
4A
34
29
85,29%
5
14,71%
2.3.2. Tên các trò chơi
- Bingo
- Jumble words
- Lucky number
- Word chain
- What and where
- Whisper 
- The magic wheel
 - Simon says 
2.3.3. Cách thực hiện trò chơi:
a) Hình thức trò chơi dùng để tạo sự hứng thú cho giờ học
* Trò chơi Bingo
Ví dụ: Giáo viên có thể viết lên bảng 12 từ chỉ các thức ăn và cho học sinh chọn 5 từ trong số 12 từ này và ghi chúng vào giấy riêng của mình. Sau đó giáo viên đọc những từ này không theo thứ tự. Khi đọc học sinh lắng nghe và đánh dấu vào những từ mà chúng có trong giấy. Học sinh nào có đủ 5 từ liên tiếp đầu tiên sẽ hô to “Bingo”.
BINGO
 fish, rice, bread, 
 bananas, water, soda, orange juice, meat,
 noodles, chicken, milk, apple
 	* Trò chơi: Jumble words
 Giáo viên có thể dùng trò chơi Jumble words để kiểm tra bài cũ của học sinh. Giáo viên viết một số từ đã được đảo lộn các chữ cái lên bảng. Gọi một vài học sinh lên bảng và sắp xếp lại các từ đúng của nó. Người thắng sẽ là học sinh hoàn thành công việc đúng và sớm nhất.
 Ví dụ: Giáo viên có thể sử dụng trò chơi Jumple words để kiểm tra lại các từ chỉ môn học mà học sinh đã được học ở tiết trước.
 JUMBLE WORDS
Maths 	 mthas	 cencesi Science
 ngelsih tra 	Art
 English umisc naveitesem
 Music Vietnamese
* Trò chơi "Whisper" (Nói thầm)
 Cách chơi: Cả lớp chọn ra 2 đội chơi. Người chủ trò đưa cho một bạn ở mỗi đội một câu hay một số từ bất kì, bạn đầu tiên đọc và sẽ nói thầm bên tai với người tiếp theo cứ thế học sinh cuối cùng phải nói lại hay ghi lại nội dung đầy đủ của từ hay câu nói đó. Đội nào đúng được nhiều từ hay câu hơn thì đội đó thắng. Trò chơi khó là bởi vì chúng ta phải nói nhỏ bên tai để đội bạn không nghe thấy thế nên đến bạn cuối cùng sẽ khó nhận ra đó là câu gì hay từ gì dẫn đến kết quả không đúng.
* Trò chơi: Word chain
	Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, giáo viên ghi bất kì một từ nào lên bảng, hai đội thay phiên nhau lên ghi các từ tiếp theo, theo quy luật chữ cái cuối cùng của từ phía trước là chữ cái đầu tiên của từ tiếp theo. Viết cho đến khi nào 1 trong 2 đội không thể ghi được từ nào nữa thì trò chơi kết thúc. Phần thắng sẽ thuộc về đội nào có nhiều từ đúng nhất.
b) Trò chơi dùng để củng cố bài. 
* Trò chơi: What and where. 
 Cách chơi: Giáo viên vẽ lên bảng những hình khác nhau như: hình tròn, hình chữ nhật, hình đám mây .... Sau đó giáo viên viết các từ vừa học xong vào mỗi hình trên. Cho học sinh đọc lại một lần để ghi nhớ từ và vị trí các từ, học sinh đọc xong từ nào thì giáo viên xóa ngay từ đó cho đến hết. Giáo viên cho học sinh lên bảng viết lại những từ vừa học sao cho đúng vị trí của nó như ban đầu (đúng hình, đúng từ). Bạn nào nhớ được nhiều bạn đó sẽ thắng cuộc.
	* Trò chơi: The Magic wheel 
50
40
20
70
100
30
60
10
80
Sau khi dạy xong bài ta có thể dùng trò chơi này để củng cố (trò chơi này thường dùng trong power point).
 Cách chơi: Trong mỗi ô màu sẽ có số điểm và một hình vẽ về một bạn đang làm gì đó. Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi, hai đội sẽ được lên thay phiên nhau quay bánh xe để chọn số điểm và chọn hình ảnh mà đội mình phải đặt câu hỏi và trả lời. Ví dụ bạn quay được ô 70 điểm và có hình như sau:
Như vậy 2 bạn đại diện cho đội của mình phải đặt câu hỏi và trả lời:
 A: What are you doing?
 B: I'm singing a song.
Đây là mẫu câu vừa học nếu bạn làm đúng bạn sẽ được hưởng số điểm vừa quay, nếu bạn làm sai đội kia sẽ có cơ hội dành lấy 50% số điểm bạn vừa quay nếu họ làm đúng. Tiếp tục như vậy các đội thay phiên lên quay cho đến hết , đội nào có số điểm cao nhất đội đó sẽ dành phần thắng.
 * Trò chơi: Lucky number 
 Ví dụ: cho lớp 4, 5 là phần "read and answer"... Phần này thường có 4 câu hỏi trả lời cho đoạn văn, vậy ta cho 4 câu hỏi này vào 4 ô số bất kì từ 1 đến 6. 
1
2
3
4
5
6
 Chia lớp thành 2 nhóm, sau khi trình bày cách chơi giáo viên cho học sinh chọn ô số của mình (có thể giáo viên ra câu hỏi phụ, đội nào trả lời nhanh hơn đội đó được chọn ô số trước). Khi trả lời xong các câu hỏi đội nào có số điểm cao hơn đội đó sẽ thắng.
c) Hình thức trò chơi nhằm tạo không khí vui vẻ.
 * Trò chơi : Simon says (Làm theo mệnh lệnh)
 Ví dụ: Lớp 3
Đây là trò chơi mà học sinh hành động theo mệnh lệnh của giáo viên. Trò chơi này rất đơn giản không mất nhiều thời gian. Trò chơi này phát triển kĩ năng nghe (Listening skill) của học sinh và tạo sự tập trung, lôi cuốn học sinh vào nội dung bài học mới. 
Cách chơi:
T (teacher): (hô to trước lớp) “Simon says, stand up”
S (student): cả lớp đứng lên
T: “Simon says, clap your hands”
S: Cả lớp vỗ tay.
Giáo viên có thể sử dụng các mệnh lệnh mà học sinh đã học. Khi nói mệnh lệnh giáo viên nên nói thật nhanh tạo cho trò chơi vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ để thực hiện động tác nhanh hơn. Có thể dùng những mệnh lệnh sau: “Close your books, open your book, put your hands down, sit down, stand up.” 
 2.4. Kết quả thực hiện:
Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, khi áp dụng các trò chơi trên vào các tiết học tôi thấy có hiệu quả rõ rệt. Trò chơi có sức lôi cuốn, kích thích học sinh học tập nhiều hơn, gây nên sự hứng thú và tập trung vào bài học hơn. Giúp cho việc tiếp nhận kiến thức của học sinh dễ dàng và có hiệu quả cao hơn. Đầu năm có rất nhiều em còn sợ học, không thích học bộ môn này vì cho rằng nó khó hiểu, khó tiếp thu, đến nay chất lượng học đã tăng khá đồng đều. Đa số các em đã thích học môn tiếng Anh, hoạt động tích cực hơn, số lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài tăng lên, góp phần làm cho giờ học sinh động. Chất lượng học tập của học sinh được nâng cao. Kết quả của cuối học kỳ 2 tốt hơn so với đầu năm:
- Kết quả bài khảo sát về sự yêu thích môn học:
STT
Lớp
Sĩ số HS
Số HS thích
Tỉ lệ
Số HS 
không thích
Tỉ lệ
Số HS ghét
Tỉ lệ
1
3A
32
28
87,5%
3
9,3775%
1
3,125%
2
4A
34
28
82,35%
5
14,705%
1
2,94%
3
5A
32
28
87,5%
3
9,375%
1
3,125%
- Kết quả bài kiểm tra học kì 1 (Năm học 2018 – 2019):
STT
LỚP
SĨ SỐ
HOÀN THÀNH
TỈ LỆ
KHÔNG HOÀN THÀNH
TỈ LỆ
1
3A
32
32
100%
0
0%
2
4A
34
34
100%
0
o%
3
5A
32
32
100%
0
0
* Một số kinh nghiệm:
Khi áp dụng các trò chơi trên vào giảng dạy giáo viên cần chú ý các điểm sau:
 - Sử dụng các trò chơi chỉ dành ít thời gian.
 - Sử dụng các trò chơi đúng mục tiêu, tình huống, logic của từng bài dạy cụ thể.
 - Trò chơi phù hợp với độ tuổi, trình độ học sinh, các em học sinh trung bình cũng có thể tham gia được.
 - Phù hợp với khả năng của giáo viên, môi trường học tập, sinh hoạt của học sinh.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Qua việc áp dụng các trò chơi vào bài dạy bộ môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học, tôi thấy phương pháp này hỗ trợ tích cực trong việc giảng dạy tiếng Anh. Nó là một trong những biện pháp tốt, là động lực cho học sinh tích cực tham gia học tập, nghiên cứu, động não. Hoạt động này gây hứng thú, giúp học sinh tập trung, tiếp thu bài nhanh hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Như vậy, việc sử dụng các trò chơi trên không chỉ tạo không khí thoải mái, vui vẻ, phấn khởi học tập mà còn kích thích sự ham mê học tập, suy nghĩ ở mỗi học sinh. Chúng ta cần nhìn nhận các trò chơi trên như một phương pháp bổ ích cho người học cho dù nó mất khá nhiều thời gian chuẩn bị của giáo viên trong việc thiết kế các trò chơi ở các tiết học. Dù sao đi chăng cũng vì thế hệ con em trong tương lai, vì đất nước phồn vinh, chúng ta luôn nổ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để đầu tư kiến thức ngoại ngữ nhất định cho học sinh đặc biệt bộ môn Tiếng Anh. Giúp học sinh vận dụng vốn ngoại ngữ cơ bản của mình có hiệu quả, áp dụng làm nền tảng cho việc học tập, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học khác của nhân loại. Bởi vì ở thế kỷ XXI là thế kỷ của nền khoa học công nghệ phát triển đòi hỏi cấp thiết phải có vốn kiến thức Tiếng Anh cơ bản để làm nền tảng cho việc giao lưu, hội nhập với các nước trên toàn thế giới.
3.2. Đề xuất , kiến nghị 
a) Đối với giáo viên:
	Phải có sự đầu tư, phân tích tìm tòi mỗi bài dạy để tìm ra cái hay, cái mới trong phương pháp giảng dạy.
	Tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp.
	Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói mà hãy để cho các em nghe và nói tự nhiên.
	Nên lồng ghép các hoạt động nghe, đọc và nói tiếng Anh với hình thức vừa chơi, vừa học.
b) Đối với học sinh:
	Để giờ học có kết quả cao, các em nên học bài cũ, xem bài học sắp tới ở nhà, tăng cường giúp đỡ nhau trong học tập.
	Tự giác thực hành các tình huống giáo viên yêu cầu, tích cực thực hành nói tiếng Anh theo hướng dẫn của giáo viên.
	Tạo cho mình tâm lý hào hứng, phấn khởi khi tham gia hoạt động trò chơi và thói quen tự giác khi thực hành cặp, nhóm.
c) Đối với lãnh đạo cấp trên:
	Cần chỉ đạo các chuyên viên và giáo viên cốt cán bộ môn lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
	Là môi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải được luyện tập theo đặc trưng của phương pháp dạy học vì vậy cần phải có một phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ ngoài vào.
Những vấn đề nêu trên chỉ là những ý kiến nhỏ, chủ quan của riêng của cá nhân tôi trong việc áp dụng các trò chơi vào các giờ học ở bộ môn tiếng Anh trong trường Tiểu học, nếu có gì thiếu sót rất mong sự góp ý kiến chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp và nhận xét của cấp trên để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn.	 
Phụ lục	Trang
1.Đặt vấn đề 1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
a.Lý luận...........................................................................................................1
b.Thực tiễn........................................................................................................2
1.2 Xác định mục đích nghiên cứu...................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................2
1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ..............................................................2
1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu...............................................................3
2. Nội dung	 3
2.1 Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu......3
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu....................................................................4 
2.3. Các biện pháp nghiên cứu ........................................................................5 
2.3.1. Kết quả khảo sát học sinh về sự ham thích môn học và kết quả các bài kiểm tra trước khi thực hiện đề tài 5
 2.3.2.Tên các trò chơi  ................................................................... 6
2.3.3. cách thực hiện trò chơi ...................................................................... 6
 2.4. Kết quả thực hiện.....................................................................................10
 3. Kết luận và khuyến nghị 11
 3.1 Kết luận....................................................................................................11
 3.2 Các đề xuất khuyến nghị..........................................................................11
 Tài liệu tham khảo 13
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm
 cấp trường
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................
......................................................................................................................... 
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm 
Phòng GD&ĐT
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_gay_hung_thu_hoc_tieng_anh.doc
  • docxĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SK 2019.docx
  • doctóm tắt sk.doc
Sáng Kiến Liên Quan