Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Trường Tiểu học số 2 Phong Thủy

- Chịu trách nhiệm tổ chức về quá trình giảng dạy, giáo dục trong tổ về hoàn thành chương trình dạy học, chất lượng giảng dạy và lượng kiến thức của trong khối lớp.

 - Thực hiện việc kiểm tra công tác giảng dạy, giáo dục của tổ khối, kiểm tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh.

 - Kết hợp với Hiệu phó CM tiến hành việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.

 - Điều chỉnh chế độ học tập của học sinh từng khối trong tổ mình cho phù hợp với thực tế địa phương.

 - Quản lí và cải đạo nề nếp trong giáo viên và học sinh của tổ.

 - Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy, giáo dục trong tổ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 906 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn Trường Tiểu học số 2 Phong Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ khối, kiểm tra sự tiến bộ và hạnh kiểm của học sinh.
	- Kết hợp với Hiệu phó CM tiến hành việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.
	- Điều chỉnh chế độ học tập của học sinh từng khối trong tổ mình cho phù hợp với thực tế địa phương.
	- Quản lí và cải đạo nề nếp trong giáo viên và học sinh của tổ.
	- Tổ chức đề ra phương pháp, nắm tình hình giảng dạy, giáo dục trong tổ.
 b/ Chức năng của tổ trưởng chuyên môn:
	- Lập kế hoạch giảng dạy linh hoạt để giáo dục học sinh và cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức kiểm tra công tác học tập của học sinh.
	- Tổ chức việc sử dụng và bảo quản trang thiết bị.
	- Tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi.
	- Tổ chức, chỉ đạo việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên trong tổ.
	- Tổ chức nghiên cứu và áp dụng phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới.
	- Hướng dẫn giáo viên về thực hiện các hướng dẫn của chuyên môn.
	- Tập huấn công tác giảng dạy giáo dục như: Sử dụng đồ dùng - thiết bị dạy học, chế độ chấm và cho điểm, xếp loại HS....
	- Kiểm tra nội bộ tổ về chất lượng giảng dạy, giáo dục.
	- Cộng tác với phụ huynh học sinh, các hoạt động về mặt giảng dạy của gia đình đối với nhà trường nhất là đối với học sinh cá biệt.
II. Kế hoạch hoá công tác:
 Việc lãnh đạo bắt đầu từ lập kế họạch. Toàn bộ kết qủa của sinh hoạt tổ khối phụ thuộc vào: 
	- Phương hướng công tác và tính cụ thể của các vấn đề cần giải quyết.
	- Phân công nhiệm vụ rõ ràng đối với từng người và sự phối hợp chặt chẽ, sáng tạo giữa các giáo viên trong tổ.
Hệ thống kế hoạch của tổ trưởng gồm các loại:
a/ Kế hoạch năm: Cấu tạo của một kế hoạch năm học gồm các phần sau:
Kế hoạch năm học .......
 - Tóm tắt tình hình
	+ Kết quả đã đạt
	+ Hạn chế, tồn tại (trong năm trước)
	+ Tình hình đầu năm học mới (nêu những thuận lợi và khó khăn)
	+ Số liệu đầu năm của tổ ( Số lớp, số HS, số giáo viên, trình độ chuyên môn)
 - Phương hướng nhiệm vụ năm học:
	+ Nhiệm vụ chung ( Những công tác trọng tâm cần phấn đấu và đạt được)
	+ Nhiệm vụ cụ thể : Nội dung thực hiện - biện pháp tiến hành - chỉ tiêu phấn đấu.
 - Công tác khác: (hoạt động ngoại khoá, xã hội, chủ nhiêm, phối hợp các bộ phận...)
b/ Kế hoạch tháng: Thực hiện theo mẫu:
 Kế hoạch tháng...
	+ Nội dung
	+ Biện pháp thực hiện.
	+ Thời gian và người thực hiện.
c/ Kế hoạch thanh kiểm tra:
 Kế hoạch thanh kiểm tra
	- Lên kế hoạch tổng quát.
	- Quy trình kiểm tra cả năm học.
Tháng
ĐT kiểm tra
(GV - HS)
Nội dung kiểm tra
( Toàn diện, chuyên đề)
Xếp loại
Hướng khắc phục
Tháng 9
 Thông thường tổ trưởng phải kiểm tra thường xuyên việc giảng dạy của giáo viên trong khối. Những điểm cần chú ý khi kiểm tra:
 - Trong nhiều mặt của việc kiểm tra cần nêu bật cái gì chủ yếu nhất, quan trọng nhất đã ảnh hưởng đến chất lượng ,kiến thức, kĩ năng của học sinh, việc giáo dục học sinh cũng như chất lượng bài giảng và việc thực hiện nội dung, chuẩn kiến thức - kĩ năng...
 - Để kiểm tra có kết quả, người tổ trưởng cần chuẩn bị trước nội dung kiểm tra, cách đánh giá nội dung kiểm tra đó.
 - Sau kiểm tra cần phải có đánh giá, góp ý bổ sung.
d/ Theo dõi chuyên môn: 
Nội dung gồm 2 phần:
	- Phần1. Theo dõi giáo viên gồm: Ngày công, hồ sơ, dự giờ, thao giảng, xếp loại giờ dạy, làm ĐDDH, sử dụng ĐĐH, Tự bồi dưỡng.
	- Phần 2. Theo dõi học sinh gồm: Sĩ số, tỷ lệ chuyên cần, chất lượng từng môn học của từng lớp, vở sạch chữ đẹp, học sinh giỏi, học sinh yếu kém.
III. Một số biện pháp thực hiện chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn:
1. Bồi dưỡng,củng cố năng lực chuyên môn cho tổ trưởng:
 Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã họp và bàn dự kiến nhân sự, nắm năng lực, hoàn cảnh của từng giáo viên để phân công giảng dạy cho phù hợp. Lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng và được sự tính nhiệm của tập thể giáo viên làm tổ trưởng. Sau khi lập được tổ trưởng Ban giám hiệu cùng các tổ trưởng họp để bàn bạc và đề ra chỉ tiêu, phương hướng kế hoạch, biện pháp nhằm thực hiện đúng theo chỉ tiêu, quy chế năm học.
 Để các tổ trưởng nắm vững về hoạt động của tổ CM, giúp nhà trường đi lên và chất lượng giáo dục được phát triển tiến bộ hơn, vào đầu năm học 2009 -2010, hiệu phó chuyên môn triệu tập cuộc họp các tổ trưởng phổ biến các lại hồ sơ, sổ sách của tổ một cách thống nhất. Phổ biến kế hoạch chuyên môn dự kiến của PGD - ĐT và kế hoạch chuyên môn của nhà trường để từ đó định hướng cho tổ trưởng lập kế hoạch phù hợp với đặc điểm tình hình của tổ.
 - Hướng dẫn tổ trưởng nắm vững thông tư 30 về đánh giá xếp loại học sinh.
 - BGH hướng dẫn tổ trưởng căn cứ vào kết quả giảng dạy trong năm học 2008 - 2009 vừa qua rút ra kinh nghiệm cần thiết cho các phân môn.
2. Củng cố Phong trào thi đua "Hai tốt", cuộc vận "Hai không " với 4 nội dung, "Trường học thân thiện, học sinh tích cực":
 Kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra giáo viên về mặt chuyên môn như:
 - Dự giờ, thao giảng.
 - Việc chấm và cho điểm, nhận xét việc học tập hàng tháng: Sổ điểm của giáo viên phải thường xuyên theo dõi, cho điểm chính xác qua các tiết kiểm tra hoặc các tiết trả bài miệng ... để từ đó xem xét việc giảng dạy và theo dõi học sinh của giáo viên như thế nào.
 - Chấm phúc khảo bài và việc vào điểm của từng giáo viên qua các đợt kiểm tra định kì một cách kịp thời để có phương án điều chỉnh chính xác.
 Ngoài ra Ban giám hiệu và tổ trưởng phải thường xuyên khảo sát chất lượng giảng dạy và học tập của các lớp bằng các hình thức như: Dự giờ đột xuất, cho bài kiểm tra sau dự giờ, theo dõi cách đánh giá bàng nhận xét của giáo viên.
3. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ:
 a/ Tổ chức học tập chuẩn kiến thức - kĩ năng: 
 Qua học tập giáo viên phải nắm chuẩn kiến thức - kĩ năng của từng giai đoạn, từng phân môn của từng khối lớp.
 b/ Học tập thông tư 32/ BGD - ĐT:
 Nắm chắc cách đánh giá , xếp loại học sinh bằng định tính và định lượng.
 c/ Tổ chức học tập, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học:
	- Tổ trưởng phải là người thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để hướng dẫn giáo viên trong tổ soạn và trình chiếu giáo án điện tử, soạn bài trên máy vi tính.
	- Tổ chức cho giáo viên trong tổ hướng dẫn nhau học tập qua các giờ rãnh.
	- Tổ chức thực hành ứng dụng công nghệ thông tin qua các tiết thao giảng và các tiết dạy học trên lớp.
 d/ Tổ chức hội thảo: bàn về việc Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, về viết chữ đẹp...
 Qua các đợt hội thảo giáo viên học tập, đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng các môn học và chất lượng chữ viết.
4. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn qua dạy học trên lớp, qua thao giảng để tìm ra các tìmh huống trong tiết dạy và biện pháp khắc phục:
 Song song với việc giảng dạy trên lớp, trong các buổi sinh hoạt tổ, 1 buổi / 1tuần tổ trưởng phải là người chỉ đạo tổ thảo luận. Trước tiên, tổ trưởng phải nắm được tình hình học tập, giảng dạy của tuần vừa qua từ đó đánh giá lại những mặt đã làm được 
và chưa làm được. Cùng với tiết thao giảng, tổ thảo luận đưa đưa ra nhận xét, đúc rút kinh nghiệm dựa trên các tiêu chí đánh giá tiết dạy:
	+ Kiến thức
	+ Kỹ năng sư phạm
	+ Thái độ sư phạm
	+ Hiệu quả giáo dục
 Phải làm cho giáo viên trong tổ tranh luận tìm các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy các bài học mà giáo viên thể hiện. Từ đó, tìm ra các phương pháp phù hợp với từng vấn đề. Chẳng hạn:
 - Phát huy tính tích cực, chủ động của học ở phần tìm hiểu bài của phân môn Tập đọc.
 - Tổ chức trò chơi ở các môn học như thế nào?
 - Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng.
 - Tổ chức hoạt cảnh, đóng vai như thế nào?
 - Sử dụng trình chiếu các Slide của giáo án điện tử và cách viết bảng như thế nào?
 - Sử dụng đồ có hiêụ quả đồ dùng dạy học. 
 - Phong trào Giữ vở sạch -viết chữ đẹp:
4.1. Phát huy tính tích cực, chủ động của học ở phần tìm hiểu bài của phân môn Tập đọc:
 Tổ chức cho giáo viên trong tổ phải nêu ra ý kiến của mình khi dạy phân môn Tập đọc ở phần tìm hiểu bài cụ thể:
	+ Xác định mục tiêu của tiết Tập đọc lớp 3 là học sinh hiểu và bước đầu biết đọc diễn cảm bài tập đọc. Do vậy ở một số bài, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài đến đâu (từng khổ thơ, đoạn văn) có thể rèn đọc diễn cảm ngay đến đó (kết hợp tìm hiểu bài và rèn đọc).
	+Riêng lớp 1,2 tiết 1 rèn kĩ năng đọc đúng ; tiết 2 rèn kỹ năng đọc hiểu, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để học sinh tìm hiểu bài như: Làm phiếu học tập, đọc nối tiếp, thảo luận trả lời câu hỏi, tổ chức trò chơi "phóng viên"... từ đó phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu bài của học sinh. 
4.2. Tổ chức trò chơi ở các môn học:
 - Tổ trưởng cùng giáo viên trong tổ nêu lên những trò chơi phù hợp với từng bài học, phân tích đưa ra cách tổ chức trò chơi có hiệu quả giáo dục.
 - Các bước khi tổ chức trò chơi:
	+ Nêu tên trò chơi
	+ Hướng dẫn cách chơi, luật chơi, cách chấm điểm
	+ Cử học sinh tham gia chơi, lớp quan sát cỗ vũ.
	+ Ra lệnh chơi
	+ Nhận xét, đánh giá cách chơi: Học sinh cùng tham gia nhận xét, chấm điểm.
	+ Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương các đội chơi tốt, cá nhân chơi tốt.
4.3. Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng:
 - Thảo luận đưa ra cách phân nhóm đối tượng.
	Ví dụ1: Qua khảo sát phân môn Tiếng Việt phân loại:
	+ Nhóm học sinh vừa đọc vừa đánh vần.
	+ Nhóm học sinh viết còn chậm.
	+ nhóm học sinh đọc thông, viết thạo.
	Ví dụ2: Qua khảo sát môn Toán phân loại:
	+ Nhóm học sinh làm tính chậm.
	+ Nhóm học sinh giải toán có lời văn chậm.
	+ Nhóm học sinh làm toán thông thạo.
 - Dạy học phân nhóm đối tượng thường phù hợp với các tiết ôn luyện.
 - Từ phân loại đối tượng giáo viên tìm ra phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng để giúp học sinh tiến bộ.
4.4. Tổ chức hoạt cảnh, đóng vai trong dạy học:
 - Giáo viên phải tìm ra được những nội dung phù hợp, hạn chế, nêu ra những ý riêng. Chẳng hạn: Phương pháp hoạt cảnh, đóng vai có ưu điểm tạo ra cách ứng xử trong các trường hợp cụ thể để giúp các em tích cực hoạt động. Mặt khác sử dụng phương pháp đóng vai chưa phù hợp với hành động, cử chỉ của nhân vật. Ngoìa ra áp dụng những bài dạy không thích hợp làm cho giờ học gượng gạo, mất tự nhiên.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn thứ nhất trong chủ điểm"Em là học sinh" của lớp 2. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập miệng có nội dung như sau:
 Trả lời câu hỏi: Tên em là gì? Quê em ở đâu? Em học lớp nào, trường nào? Em thích những môn học nào? Em thích làm những việc gì?
Giáo viên tổ chức cho HS đóng vai "phóng viên nhỏ tuổi"
	+ 1học sinh đóng vai phóng viên.
	+ 1 học sinh đóng vai nhi đồng.
4.5.Sử dụng đồ có hiêụ quả đồ dùng dạy học. 
 - Qua thảo luận phải rút ra được: Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học không chỉ quan tâm đến thiết bị dạy học của người thầy mà đồ dùng học tập của trò cũng chiếm vị trí quan trọng trong việc hình thành kiến thức - kĩ năng cho học sinh. Đồ dùng học tập của học sinh cũng là phương tiện, là điều kiện vật chất để đổi mới phương pháp dạy học.
 - Xem xét các bài học của tuần tới xem cần sử dụng đồ dùng dạy học nào, đối chiếu với danh mục của thư viện xem đồ dùng dạy học đó có không. Nếu không có thì khắc phục bằng cách nào?
 - Xem xét xem học sinh sử dụng đồ dùng học tập gì (bảng con, các vật thật, hay các chi tiết có trong bộ thực hành Toán, Tiếng Việt...)
 - Rút ra được: Sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học phải tuân theo nguyên tắc:
	+ Gắn với nội dung của sách giáo khoa.
	+ Phù hợp với hình thức, phương pháp dạy học bộ môn.
	+ Phù hợp với kế hoạch bài dạy.
	+ Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ.
	+ Đảm bảo tính thẩm mỹ. 
Ví dụ: Khi dạy bài: Giới thiệu số 1,2,3 (Toán 1)
 Đồ dùng dạy học:
	+ Các nhóm có 1,2,3 đồ vật như 3 búp bê, 3 bông hoa, 3 hình vuông, 3 hình tròn....
	+ 3 tờ bìa đã vẽ sãn 1 chấm tròn, hai chấm tròn, ba chấm tròn.
 - Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học:
	+ Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh quan sát các nhóm đò vật chỉ có 1 phần tử.
	+ Hoạt động2: Hướng dẫn học sinh nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1.
 - Giới thiệu số 2,3 tương tự số 1.
4.6. Sử dụng trình chiếu các Slide của giáo án điện tử và cách viết bảng như thế nào?
 - Tổ chức thao giảng sử dụng giáo án điện tử.
 - Thảo luận sử dụng trình chiếu các Slide các nội dung:
	+ Tranh ảnh
	+ Các tư liệu thật
	+ Các lệnh của hoạt động thực hành.
	+ Đoạn văn, đoạn thơ luyện đọc đối với những tiết tập đọc.
 - Tránh tình trạng lạm dụng quá mức về Giáo án điện tử mà bỏ ngõ bảng lớp làm cho tiết học diễn ra một cách quá hình thức và không đọng lại những kiến thức cần lưu ý.
 - Sử dụng và ghi bảng lớp một cách có khoa học:
	+ Những kiến thức mà học sinh đã phát hiện được trong tiết học. 
	+ Những kiến thức cần lưu ý.
	+ Lưu lại kết quả làm bài và bài thực hành của học sinh trong tiết học.
4.7. Phong trào Giữ vở sạch -viết chữ đẹp:
 Bác Hồ đã từng nói "Nét chữ, nết người". Với phong trào này không những rèn cho học sinh viết chữ đẹp mà qua đó là môi trường quan trọng rèn luyện cho trẻ những tinh thần kĩ luật và óc thẩm mĩ. Vì vậy khi họp tổ giáo viên phải đánh giá được mức độ, tình hình của lớp từ đó nêu ý kiến cùng bàn luận. Giáo viên phải có ý thức trách nhiệm "Luyện nét chữ - rèn nết người" từ đó tự rèn luyện chữ viết của mình một cách thường xuyên.
 - Tổ chức kiểm tra đánh giá chữ viết của giáo viên qua hội thi viết chữ đẹp của giáo viên trong tổ.
 - Tổ trưởng thường xuyên đánh giá, xếp loại phong trào của từng lớp qua hàng tháng theo quy trình và biểu điểm chấm cụ thể.
 - Qua sinh hoạt giáo viên đưa ra những nội dung cần luyện viết cho học sinh qua từng tuần, mỗi tuần có 1 bài luyện viết chữ đẹp của học sinh.
Chuơng IV
Những kết quả bước đầu và bài học kinh ghiệm
I. Kết quả đạt được: 
 Với những kinh nghiệm hướng dẫn chỉ đạo hoạt động chuyên môn của tổ như trên, tôi thấy tổ 1,2,3 đã hoạt động tiến bộ hơn so với những năm học trước. Tổ sinh hoạt đều đặ 1 lần / tuần và có chất lượng. Nhờ có các buổi họp chuyên môn các giáo viên thảo luận, tìm ra phương pháp, những điểm cần lưu ý khi dạy từng phân môn, từng tiết cụ thể trong từng bài, trong tuần mà chất lượng giảng dạy, học tập của tổ đã tiến bộ hơn nhiều.
 Giáo viên chủ động than gia thảo luận trong các buổi họp. Không còn tình trạng áp đặt chuyên môn từ tổ trưởng xuống tổ viên. Không còn các buổi sinh hoạt tổ dưới dạng hình thức và kém hiệu quả. Phong trào thi đua hai tốt và thực hiện các cuộc vận động lớn của nghành tiến bộ rõ rệt.
Cụ thể: 
* Chất lượng đội ngũ:
 - Năng lực sư phạm:
	+ Tốt: 6 đồng chí - 75% 
	+ Khá: 2 đồng chí - 35 %
 - Có 2 đồng chí tham gia thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 
	+ 1 đồng chí đạt xuất sắc.
	+ 1 đồng chí được xét đạt giáo viên dạy giỏi.
 - Đến cuối năm học một đồng chí được nhà trường xét đề nghị xét công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
* Chất lượng học tập của học sinh qua kiểm tra cuối năm: 
Mụn :Toỏn
Lớp
TG
Giỏi
Khỏ
TB
Yếu
K+G
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
K1
46
46
69.7
15
22.7
5
7.6
\
\
61
92.4
K2
54
28
51,8
21
38,9
4
7,4
1
1,9
49
90,7
K3
59
32
54,2
22
37,3
5
8,5
\
\
54
91,5
Tổ
179
106
59,2
58
32,4
15
8,4
\
\
164
91.6
Mụn :Tiếng Việt
Lớp
TG
Giỏi
Khỏ
TB
Yếu
K+G
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
K1
66
52
78,8
11
16,7
2
3,0
1
1,5
63
95,5
K2
54
27
50,0
22
40,7
5
9,2
\
\
49
90,7
K3
59
30
50,8
27
45,8
2
3,4
\
\
57
96,6
Tổ
179
109
60,9
60
33,5
9
5,0
1
0,6
169
94,4
- Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp: 6/6 lớp đạt chuẩn Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
+ Học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết đúng quy trình, chữ viết đẹp.
+ Có 1 học sinh đạt giải 3 viết chữ đẹp cấp huyện.
Thống kê cho thấy
* Chất lượng đội ngũ:
 - Năng lực sư phạm: 	+ Tốt: 6 đồng chí 
	 + Khá: 2 đồng chí 
 - Giáo viên dạy giỏi cấp huyện 2 đồng chí: Tăng 1 đồng chí
 - 7/8 đồng chí ứng dụng CNTT vào dạy học có hiệu quả.
* Chất lượng học tập của học sinh qua kiểm tra cuối năm: 
Môn Toán:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
Giảm
Tăng
SL
TL
Giảm
Tăng
SL
TL
Giảm
Tăng
SL
TL
Giảm
Tăng
106
59,2
\
1,0
58
32,4
1,6
\
15
8,4
\
1,2
0
0
0.6
\
Môn Tiếng Việt:
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
TL
Giảm
Tăng
SL
TL
Giảm
Tăng
SL
TL
Giảm
Tăng
SL
TL
Giảm
Tăng
109
60,9
15,8
60
33,5
11,6
9
5,0
0,9
1
0,6
0,7
II. Bài học kinh nghiệm:
 Trong công cuộc trồng người, chuyên môn là công tác quan trọng nhất trong nhiệm vụ dạy học của nhà trường. Muốn chuyên môn của trường phát triển mạnh cần phải quan tâm đặc biệt và phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn để làm cầu nối trong việc giảng dạy. 
Song song với việc giảng dạy trên lớp, trong các buổi sinh hoạt tổ, 1 buổi / 1tuần tổ trưởng phải là người chỉ đạo tổ thảo luận. Phải làm cho giáo viên trong tổ tranh luận tìm các tình huống có vấn đề từ thực tế giảng dạy các bài học mà giáo viên thể hiện. Từ đó, tìm ra các phương pháp phù hợp với từng vấn đề. Muốn nề nếp chuyên môn của trường ổn định và phát triển trước hết cần đầu tư phát triển có chiều sâu các buổi họp tổ. Khi tổ chuyên môn chưa tổ chức tốt nề nếp sinh hoạt thì những buổi đầu Ban giám hiệu nhà trường chủ trì sinh hoạt để định hướng. Tuy nhiên tổ trưởng phải là người năng động, nhiệt tình, lường trước các tình huống có thể xảy ra trong các buổi sinh hoạt tổ thì mới đạt được kết quả tốt.
C. Phần kết luận
 Tổ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chuyên môn của nhà trường, quyết định việc đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho chọc sinh. 
 Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nổ lực của bản thân kết hợp với sự động viên và hướng dẫn nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Tiểu học số 2 Phong Thuỷ, tôi đã có những thành công đáng kể trong việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Đồng thời cũng giới thiệu một số kinh nghiệm trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.
 	Do khả năng và thời gian còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý quý báu từ các đồng nghiệp.
	Tôi xin chân thành cảm ơn! 
Đánh giá , xếp loại của HĐKH trường Người viết:
TH số 2 Phong Thuỷ:
 Trần Thị Lệ Bình
Đánh giá, xếp loại của HĐKH GD -ĐT Lệ Thuỷ.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mục lục
Phần A. Phần mở đầu
	I.Lí do chọn đề tài
	II. Mục đích nghiên cứu
	III. Nhiệm vụ nghiên cứu
	IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phần B: Phần nội dung
	Chương I: Cơ sở lí luận của đề tài
	Chương II: Thực trạng của hoạt động tổ chuyên môn 	 trường tiểu học số 2 Phong Thuỷ - Lệ Thuỷ - Quảng Bình
	I.Đặc điểm tình hình
	II. Kết quả đạt được năm học 2008 -2009
	Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động 	tổ chuyên môn
	I. Nhiệm vụ, chức năng của tổ trưởng chuyên môn
	II. Kế hoạch hoá công tác 
	III. Một số biện pháp thực hiện chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
	Chương IV: Những kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm
	I. Kết quả đạt được
	II. Bài học kinh nghiệm
Phần C. Phần kết luận.

File đính kèm:

  • docNang_cao_hieu_qua_hoat_dong_cua_to_CM.doc
Sáng Kiến Liên Quan