Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” cho học sinh Tiểu học

Thực trạng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của Liên đội trong nhà trường.

a. Thuận lợi:

 Liên đội nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường, Hội đồng giáo dục, sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng Đội huyện - phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy

 Bên cạnh đó Liên đội còn nhận được sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể, các chi đoàn đóng trên địa bàn và các bậc phụ huynh giúp đỡ các em hoạt động vui chơi trong những ngày hè, dịp lễ tết,.

 Đội ngũ các anh, chị phụ trách luôn kịp thời trong việc thu nhận thông tin và đưa ra hướng giải quyết thông tin đến chi đội mình, cùng với sự nhiệt tình của BCH Liên, Chi đội và toàn thể đội viên trong Liên đội.

 Phần quan trọng là ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ vật chất, kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho các hội thi, các hoạt động công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong nhà trường.

Đa số đội viên, nhi đồng chăm ngoan, nhiệt tình tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Các giáo viên chủ nhiệm là các anh chị phụ trách luôn quan tâm đến các hoạt động công tác Đội, các phong trào và các hội thi.

Nhờ đó, nhiều năm liền Liên đội đạt và giữ vững Liên đội vững mạnh xuất sắc cấp huyện

b. Khó khăn:

Qua quá trình tổ chức các hoạt động tại Liên đội mấy năm học trước cũng như năm học vừa rồi, bản thân tôi nhận thấy Liên đội còn gặp một số khó khăn sau:

Về đội ngũ các anh chị phụ trách Chi đội, Sao nhi đồng; BCH Liên, Chi đội nhiệt tình nhưng vì năng lực công tác Đội còn hạn chế nên việc tiếp thu, truyền đạt và tổ chức các hoạt động trong công tác Đội chưa thật tốt dẫn đến hiệu quả các hoạt động Đội còn thấp.

Bên cạnh đó, Liên đội trường tôi có địa bàn trải dài nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác triển khai một số hoạt động chung của Liên đội. Học sinh đều xuất thân từ con nhà nông nên các em rất bỡ ngỡ, rụt rè khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.

Liên đội trường tôi đa phần học sinh có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh học sinh phải đi làm ăn xa, ít quan tâm đến con em nên hoạt động Đội, hoạt động trải nghiệm ít được chú trọng.

 Mặt khó khăn nữa là kinh phí phục vụ cho hoạt động công tác hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn ít, không quyên góp được từ các lực lượng xã hội khác.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao chất lượng “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản chỉ đạo của cấp trên cả về chuyên môn công tác đội kết hợp với các hoạt động chuyên môn của nhà trường nhằm kết hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm mang tính xuyên suốt, có chương trình vả kế hoạch hoạt động cụ thể để các em được học tập, rèn luyện, thông qua các hoạt động hằng ngày
Việc nghiên cứu kỹ công văn, văn bản chỉ đạo của cấp trên để có được những định hướng phù hợp trong việc tổ chức thành công các hoạt động  trải nghiệm, sáng tạo tại liên đội, đảm bảo đúng định hướng, góp phần mang lại hiệu   quả giáo dục toàn diện cho các em học sinh.
2.2.2. Đánh giá tình hình thực tế, chủ động xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo nhà trường.
Bản thân tôi đã chủ động kiểm tra, đánh giá đúng tình hình thực tế để tổ chức được các hoạt động trải nghiệm nói chung và các hoạt động trải nghiệm giờ ra chơi nói riêng tại liên đội. Điều đầu tiên bản thân tôi đã nghiên cứu và đánh giá tình hình thực tế tại liên đội mình, khẳng định đúng khả năng của đơn vị, mặt mạnh mặt yếu từ đó làm căn cứ để xây dựng kế hoạch đảm bảo tính khả thi cũng như thực hiện có hiệu quả công việc.
Tại liên đội trường chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của cấp uỷ chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cho liên đội để tổ chức các hoạt động cho học sinh nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao tinh thần đoàn kết, thu hút các em vào các hoạt động tập thể từ đó tránh xa các tệ nạn xã hội. Học sinh của trường chủ yếu là con nhà thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn nên đa số các em còn nhút nhát, chưa có nhiều kỹ năng giao tiếp, ít có cơ hội tiếp xúc với các hoạt động văn hoá khác nên các em rất thích thú, tích cực tham gia các hoạt động phong trào, văn nghệ, trải nghiệm, sáng tạo trong nhà trường bởi các hoạt động do liên đội tổ chức gần gũi với các em đồng thời giúp các em mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, thể hiện bản thân.
Đối với đội ngũ giáo viên và các đoàn thể trong nhà trường luôn năng động, nhiệt tình đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm quan tâm, theo dõi, gắn bó, gần gũi học sinh trong mọi hoạt động đặc biệt là các hoạt động giờ ra chơi mà tôi đang triển khai thực hiện.
Về cơ sở vật chất nhà trường: Năm học 2018 - 2019 trường được Sở công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; kiểm định chất lượng đạt mức độ 3.
Với những yếu tố vô cùng thuận lợi như trên đã thôi thúc tôi với vai trò là giáo viên Tổng phụ trách phải xây dựng ngay một kế hoạch hoạt động trải nghiệm giờ ra chơi giúp các em học tập, vui chơi có định hướng và mang tính giáo dục lâu dài.
Các hoạt động ngoài giờ, hoạt động phong trào của đội luôn cần phải được sự cho phép và tạo điều kiện của ban lãnh đạo nhà trường vì thế Tổng phụ trách đội phải luôn có kỹ năng tham mưu để tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên. Đối với hoạt động trải nghiệm sáng tạo giờ ra chơi mà tôi đang thực hiện tại trường cũngvậy. Đây là hoạt động tuy không mới nhưng để thực hiện được một cách có hiệu quả thì bản thân tôi đã tính toán những phương án và đề xuất những thay đổi để  phù hợp với tình hình thực tế tại liên đội, đảm bảo các em có đủ  thời gian tham   gia các hoạt động mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường  cũng như nhận được sự ủng hộ của các đoàn thể cũng như Lãnh đạo nhà trường. 
2.2.3: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các đoàn thể tổ chức chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm.
Đối với Đoàn thanh niên trên địa bàn và đoàn viên trong nhà trường:
Bản thân tôi luôn cùng với đoàn viên thanh niên luôn gần gũi chủ động tìm hiểu nhu cầu học tập và tu dưỡng của các em, để từ đó có những định hướng cho các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Đồng thời cùng với các đoàn thể tổ chức cho các em có sân chơi lành mạnh bổ ích để rèn luyện các kỹ năng - đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử như bảo vệ môi trường, phòng tránh các tệ nạn xã hội. 
Bên cạnh đó trong năm học qua bản thân tôi cũng phối hợp với các giáo viên tổng phụ trách trong cụm, các đồng chí hội chữ thập đỏ huyện tổ chức tập huấn kỹ năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho các em.
 Đối với tổ chuyên môn, bản thân luôn tham mưu để nắm được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đối với môn học ngoài giờ lên lớp, giúp các em khắc sâu kiến thức cũng như chủ động áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, giúp các em nâng cao kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành xã hội và nâng cao khả năng sáng tạo. Vì thế Liên đội luôn phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm tạo cho em một môi trường học tập và rèn luyện thực sự có ý nghĩa, góp phần giáo dục toàn diện cho các em.
Đối với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn: Như chúng ta biết, thành công của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo không thể chỉ một mình Tổng phụ trách Đội có thể thực hiện được mà phải có sự hỗ trợ đồng thuận của tất cả các bộ phận giáo viên và các đoàn thể mà người gần gũi với học sinh nhất là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn.
Nhận thấy được tầm quan trọng về học tập và rèn luyện của các em nên tôi luôn coi đây là một bộ phận quyết định đến thành công của hoạt động trải nghiệm mà mình đã thực hiện.
 Tôi thường xuyên có những trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học tập của lớp. Động viên giáo viên chủ nhiệm cùng với các học sinh tham gia các hoạt động trong giờ ra chơi để thấy được sự gần gũi gắn bó hòa đồng, qua đó giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, mạnh dạn thể hiện khả năng của bản thân... 
Tôi luôn tranh thủ những buổi sinh hoạt lớp, những tiết dạy chuyên biệt để trao đổi lắm bắt tình hình nhằm kịp thời uốn nắn những hành vi chưa đúng mực, những dấu hiệu không bình thường thông qua thái độ học tập và rèn luyện. Nếu chúng ta có được sự đồng lòng sự chung tay của những bộ phận này tôi tin chắc rằng mọi hoạt động học tập chuyện của các em sẽ luôn đi đúng theo định hướng giáo dục mà chúng ta đã và đang nỗ lực hết mình để thực hiện. Nếu giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cùng tham gia chỉ đạo học sinh các hoạt động ngoài giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo thì khoảng cách giữa cô trò ngày càng gần gũi thân thiện và hiệu quả các hoạt động sẽ cao hơn.
Ngoài ra, để làm động lực và thúc đẩy các em đến nhiều hơn với việc đọc sách, tôi thường xuyên phối hợp với bộ phận thư viện giới thiệu đến các em những cuốn sách hay mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc đến với các em thông qua việc tổ chức các buổi chuyên đề giới thiệu sách, các cuộc thi thuyết trình sách với quy mô nhỏ nhằm kích thích việc tìm hiểu và nâng cao kỹ năng đọc sách cho các em. Phối hợp với thư viện tổ chức hội thi “Giới thiệu sách trực tuyến cấp trường” qua đó giáo dục các em niềm say mê đọc sách và khắc sâu hơn kiến thức lịch sử của nước nhà.
2.2.4: Tổ chức các hoạt động trong giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo
a. Chăm sóc các công trình măng non và công viên hòa bình
 Hưởng ứng phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", hưởng ứng cuộc vận động "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” , xuyên suốt trong năm học 2019 – 2020. Vâng lời Bác Hồ dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, Liên đội đã duy trì và luôn thực hiện việc chăm sóc công trình măng non và công viên hòa bình vào đầu buổi và giờ ra chơi của ngày thứ 2 và thứ 6 trong tuần với các công việc như: tưới cây, nhổ cỏ, nhặt rác, bổ sung đất cho những chậu cây, bồn hoa thiếu đất,...Những việc nhỏ bé vậy nhưng có ý nghĩa lớn lao. Hoạt động này đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh, có ý thức tiết kiệm trân trọng giá trị của sức lao động, giúp các em quý trọng những thành quả của những người đi trước, góp phần giáo dục cho các em có được những đức tính tốt như tính tự giác, ý thức tập thể, hiểu biết hơn về môi trường xung quanh. Từ đó các em luôn có ý thức chăm sóc và giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn ngoài xã hội.
b. Tổ chức cho học sinh đọc sách
Như chúng ta đã biết, sách chứa đựng rất nhiều kiến thức trong cuộc sống, giúp ta tư duy, nhận thức sâu sức hơn, trưởng thành hơn và tích luỹ được vốn từ ngữ phong phú. Chính vì điều đó, tôi luôn phối hợp cùng bộ phận thư viện trong nhà trường tìm và phân tích những ý nghĩa mà việc đọc sách mang lại để tuyên truyền và động viên các em biết đọc sách thành một thói quen thường ngày.
Rèn luyện thói quen đọc sách và văn hoá đọc cho học sinh là một hoạt động mang ý nghĩa lâu dài, thiết thực trong việc phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh. Đọc sách có rất nhiều tác dụng, cụ thể như có thể giúp học sinh thư giản, giảm bớt cưng thẳng sau thời gian học tập mệt mỏi. Đồng thời đọc sách giúp học sinh nâng cao trình độ, tự tin trong giao tiếp, ửng xử, mang lại vốn kiến thức hiểu biết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tự tin hơn vào bản thân trong quá trình giao tiếp, chủ động ứng xử, giải quyết những tình huống xảy ra dễ dàng hơn, linh hoạt hơn. Từ đó hình thành được kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
Với những lợi ích to lớn mà việc đọc sách mang lại thì bản thân tôi đã quyết tâm dành nhiều thời gian để tuyên truyền, vận động các em rèn luyện thói quen đọc sách, đặc biệt là việc lựa chọn cho mình một bóng mát trên sân trường và công trình “Công viên hoà bình” hay “Thư viện cộng đồng” để đọc những trang sách trong giờ ra chơi của ngày thứ 4 hay tranh thủ sau các giờ học trái buổi, học phụ đạo đã được thực hiện tại trường chúng tôi.
c. Cho học sinh chơi những trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian là “món ăn tinh thần” quan trọng gắn bó với kỷ niệm tuổi thơ của các em. Tuy vậy, thời buổi công nghệ phát triển nhanh chóng đã ảnh hưởng đến các em nhỏ tiếp cận trò chơi dân gian giàu bản sắc văn hóa và có tính giáo dục cao. Trước kia, trẻ em nước ta từ thành thị đến nông thôn đều biết tới trò nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây... nhưng giờ đây game giải trí - điện tử, phim ảnh trên internet - truyền hình, điện thoại thông minh là những thứ gắn liền với đa số trẻ nhỏ.
Trước thực trạng trên, bản thân tôi nhận thấy rằng trò chơi dân gian của trẻ em đang đứng trước nguy cơ mai một. Do đó, bản thân tôi phối hợp với các anh chị phụ trách thường xuyên tổ chức chức những sân chơi, trò chơi dân gian cho các em vào ngày thứ 5 trong tuần, bởi điều này vừa giúp lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống, vừa góp phần phát triển, tránh nguy cơ mai một và đặc biệt giúp thế hệ trẻ có thêm không gian, thời gian tiếp cận với những giá trị văn hóa ý nghĩa của dân tộc.
 Không những thế, trò chơi dân gian không chỉ giúp tâm hồn các em trong sáng, giúp phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em yêu quý tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
 d. Nhảy sạp: 
Đây là một hoạt động khá mới mẻ trong các hoạt động của Liên đội trong năm học này. Thực hiện chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng đội cấp trên, ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường, phối hợp với phụ huynh và chi đoàn trong nhà trường chặt các cặp sạp. Cứ đến giờ ra chơi của ngày thứ năm trong tuần, các thầy cô giáo trong nhà trường cùng các em trong toàn Liên đội đều ra sân tham gia nhảy sạp. Tất cả các em đều được hòa mình vào những điệu múa dân gian độc đáo cùng với tiếng nhạc và âm thanh phát ra của cặp sạp, thu hút các em say mê và thích thú nhảy sạp, rộn ràng trong tiếng cười vui, xua tan những mệt nhọc sau những giờ học căng thẳng. Nhảy sạp không những mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn chứa đựng bên trong đó là tình đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.
 đ. Ca múa hát tập thể, nhảy dân vũ, cha cha cha, dissco
 Đây là hững hoạt động xuyên suốt năm học mà bản thân tôi đã tổ chức tại Liên đội. Với mong muốn học sinh vừa được rèn luyện sức khỏe vừa tăng tình đoàn kết bạn bè, bản thân tôi thường xuyên cho học sinh ca múa hát tập thể, nhảy dân vũ vào đầu giờ và giữa giờ ra chơi của ngày thứ 3 trong tuần cùng với các thầy cô trong nhà trường. Điều này có ý nghĩa rất lớn để gắn kết tình cảm thầy trò, các em cảm nhận được trực tiếp sự quan tâm, gần gũi và thân thiện của thầy cô đối với mình. Qua mỗi buổi tập, các em đều cảm thấy phấn khởi và thích thú, đem đến cho các em sự trải nghiệm, tinh thần đoàn kết, tình yêu quê hương và tự hào đất nước, đó cũng là dịp để các em trở nên gần gũi, thân thiết và hiểu nhau hơn.
 Các hoạt động này đã thực sự đem lại một bầu không khí rộn ràng, vui tươi và thư giãn cho học sinh, góp phần rèn luyện cho các em một cơ thể uyển chuyển, dẻo dai, năng lực cảm thụ âm nhạc tinh tế, sự năng động, tự tin, mạnh mẽ... Bởi thế giờ ra chơi của các em sẽ trở nên hấp dẫn và hào hứng hơn.
 e. Hoạt động hướng về nguồn
 Liên đội trường tôi rất vinh dự và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng và gió, nơi mà mỗi tấc đất, ngọn núi, dòng sông đều thấm đẫm máu xương của biết bao thế hệ cha ông xả thân vì nền độc lập dân tộc. Mỗi khi đến với những di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn, thế hệ đội viên nhi đồng của Liên đội đều mang lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ đi trước, những người đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, hy sinh để giữ gìn độc lập, tự do của đất nước. Với tinh thần đó, trong những năm qua, Liên đội luôn phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của quê hương. Trong những năm học vừa qua, Liên đội đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục truyền thống đa dạng, phong phú như tổ chức các buổi giao lưu truyền thống, gặp gỡ với các nhân chứng lịch sử, nghe nói chuyện truyền thống; vệ sinh và dâng hương tại các địa chỉ đỏ trên địa bàn 1 lần/tháng; “Hành trình về địa chỉ đỏ”, góp phần giáo dục cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về truyền thống cách mạng của quê hương và những cống hiến hy sinh của các thế hệ cha ông. Qua đó giúp các em hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng và giá trị của các di tích lịch sử, tự hào là con em của quê hương cách mạng.
 ê. Mô hình chống rác thải nhựa và hội thi “Ai tài ai khéo”
 Bên cạnh tổ chức các hoạt động, bản thân tôi còn xây dựng mô hình chống rải thải nhựa trong toàn Liên đội ngay từ đầu năm học. Đến với Liên đội trường tôi, các bạn sẽ bắt gặp quang cảnh sân trường, lớp học lúc nào cũng sạch đẹp. Tuy mới được triển khai trong năm học này nhưng mô hình phòng chống rác thải nhựa và sử dụng nhựa tái chế đã tác động tích cực đến nhận thức của các em học sinh, giúp hình thành một thói quen tốt trong việc sử dụng rác thải nhựa. Hiện nay, tại Liên đội của trường rất ít học sinh sử dụng chai nhựa hay bao ni lông đựng thức ăn, hay có sử dụng thì sau khi sử dụng xong, đều được các em học sinh phân loại và bỏ vào bao rác. Đây cũng là tiêu chí để các lớp thi đua. Sau khi đã phân loại rác, Liên đội phối hợp với ban mặt trận thôn để hợp đồng với xe chở rác hàng tháng. Còn các bao đựng đồ nhựa sẽ được góp phần vào phong trào “kế hoạch nhỏ” hoặc sử dụng nhựa tái chế để tạo ra các sản phẩm khác phục vụ cho việc trang trí lớp học của từng lớp nhi đồng, chi đội. Để phong trào thực sự đi vào chiều sâu, Liên đội đã tổ chức tuyên truyền “nói không với rác thải nhựa” trong toàn Liên đội và đặc biệt là tổ chức hội thi “Ai tài ai khéo” đã để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trong lòng các em học sinh. Đây được xem là một trong những hoạt động sáng tạo, tiên phong trong phong trào chống rác thải nhựa hiện nay ở các trường học trên địa bàn. Bằng hình thức sử dụng phế liệu nhựa đã qua sử dụng để tái chế thành các vật dụng có ích, hội thi đã giúp các em học sinh có cái nhìn trực quan, sáng tạo, trải nghiệm cũng như được tương tác trực tiếp với giáo viên và các bạn học sinh trong toàn trường, qua đó các em có thể nêu ra những thắc mắc cần lời giải đáp và trình bày ý tưởng của bản thân mình trong việc hạn chế sử dụng rác thải nhựa. Tất cả các sản phẩm dự thi của các em đều được làm từ nhựa tái chế rất đẹp mắt và đầy tính sáng tạo như sử dụng ống hút nhựa để làm hoa, can đựng dầu để làm chậu hoa, vỏ rau câu để làm ly nước, hộp đựng dụng cụ học tập, các túi nhỏ xinh xắn đựng bút, ô tô, dép, ca dầu làm chú heo đựng tiền tiết kiệm cho lớp,các con vật rất đáng yêu và sinh động ...Tại hội thi, các em được ngắm và được lắng nghe về lợi ích của việc dùng các sản phẩm tái chế qua phần thuyết minh. Điều đặc biệt khi các sản phẩm được trưng bày, nhiều phụ huynh cảm thấy vui và bất ngờ về sự sáng tạo của các con, từ đó phong trào đã có sự lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng.
2.2.5: Làm tốt công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm 
Tất cả các hoạt động dù được tổ chức chu đáo đến đâu nhưng nếu không có sự đánh giá nhận xét, phân loại để đưa vào thi đua thì hiệu quả của hoạt động sẽ không thể đạt ở mức cao nhất. Vì thế cứ sau mỗi hoạt động trải nghiệm sáng tạo, bản thân tôi luôn theo sát quá trình hoạt động của các em để có những đánh giá động viên và nhắc nhở kịp thời để các em các em có thêm động lực và sự hứng thú đối với các hoạt động trải nghiệm tại Liên đội. Đánh giá tính hiệu quả, tính thực tiễn của hoạt động đồng thời xem xét những ưu điểm, tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Đối với các cuộc thi, bản thân luôn chủ động lắng nghe ý kiến phản hổi từ các thành viên, giáo viên cũng như học sinh. Tham mưu với Ban lãnh đạo tổ chức họp rút kinh nghiệm, tránh tình trạng thực hiện mang tính chiếu lệ, hình thức.
Ngoài ra, làm tốt công tác tổng kết đánh giá và phân loại hiệu quả hoạt động được đưa vào công tác thi đua khen thưởng theo 5 đợt thi đua của Hội đồng Đội huyện đề ra, thi đua cuối kỳ và cuối năm đối với mỗi lớp, xem đây như là một trong số các tiêu chí đánh giá xếp loại thi đu của tập thể lớp cũng như anh chị phụ trách lớp. Làm tốt công tác này sẽ giúp các em thi đua tốt hơn, thm gia tích cực hơn trong các hoạt động, rèn luyện ý thức trách nhiệm đối với tập thể, rèn kỹ năng tự chủ trong mọi hoạt động.
* Kết quả các hội thi như sau: 
1. Hội thi “Ai tài ai khéo”
Nhất: Lớp 2B, 2C
Nhì: 2A, 1D, 5C
Ba: Lớp 1C, 3A, 3B, 3C, 4B, 5D
Khuyến khích: Lớp 1A, 1B, 2D, 3D, 4A, 5A, 5B
2. Hội thi nhảy sạp
Nhất: Lớp 5A, 5C
Nhì: Lớp 4A, 4C
Ba: Lớp 5D, 4B, 3C
Khuyến khích: 2A, 2C, 3A, 3D, 5B
3. Hội thi nhảy dân vũ cha cha cha, disco
Nhất: Lớp 4C, 5C
Nhì: Lớp 5A, 5D, 4A
Ba: Lớp 4B, 5B, 3B, 3C, 3D
Khuyến khích: Lớp 2A, 2B, 2C, 2D, 1A, 1B, 1C, 1D
3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến
Sáng kiến kinh nghiệm này được xây dựng không chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mà còn căn cứ vào quá trình tổ chức các hoạt động “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo” của học sinh vào đầu giờ, giữa giờ.
Hoạt động “Giờ ra chơi trải nghiệm sáng tạo” trang bị cho học sinh những kỹ năng mềm, trải nghiệm thực tế, tạo sân chơi bổ ích cho các em sau mỗi giờ học căng thẳng. Qua đó giúp giúp học sinh phát huy được vai trò chủ thể, phát huy tính tích cực, tự giác, mạnh dạn, tự tin, đoàn kết hơn và sáng tạo trong mỗi hoạt động. Từ đó các em vận dụng các kỹ năng vào thực tiễn trong cuộc sống có hiệu quả.
Tôi đã áp dụng sáng kiến trên vào thực tế tại Liên đội, chúng có tính khả thi, phù hợp với điều kiện hoạt động thực tế, tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm tổ chức “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo” của mình với đồng nghiệp, các đồng chí Tổng phụ trách trong cụm và đã mang lại kết quả tốt hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh Tiểu học. 
3.2. Kiến nghị: 
3.2.1. Đối với các anh chị phụ trách:
- Cần quan tâm và nhiệt tình hơn nữa đến các phong trào hoạt động của Liên đội, đặc biệt là trong giờ ra chơi trải nghiệm, luôn theo sát và nhắc nhở học sinh trong các hoạt động, phải cùng tham gia với các em để tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh.
- Phải tham gia đầy đủ các buổi tập huấn của Liên đội để nâng cao năng lực công tác Đội cho bản thân.
3.2.1. Đối với nhà trường:
- Cần tạo điều kiện về kinh phí để cho các em có thể đi tham quan các di tích lịch sử, các mô hình trải nghiệm xa hơn. Qua đó giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước, tự hào là thế hệ măng non tiếp bước thế hệ cha ông đi trước.
Kính mong hội đồng khoa học chấm, xem xét bổ sung để bản sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp nâng cao chất lượng “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh Tiểu học” của bản thân được hoàn thiện và có hiệu quả thiết thực hơn, góp phần thực hiện thành công việc tổ chức “Giờ ra chơi trải nghiệm, sáng tạo” nói riêng và các hoạt động của Liên đội nói chung.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_g.doc
Sáng Kiến Liên Quan