Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao

Tục ngữ có câu “ Tre già măng mọc” nó thể hiện được niềm hy vọng, niềm tin

tưởng chủ nhân tương lai của đất nước. Là sự kết tinh bền vững cho nền tảng xã hội. Xã

hội càng văn minh thì vai trò và vị trí trẻ em càng được coi trọng. Dưới chế độ xã hội cũ

của nước ta thì vị trí và vai trò của trẻ em không được quan tâm, nhưng dưới chế độ xã

hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời đại ngày nay thì Đảng và nhà nước ta càng quan

tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, hình thành nhân cách cho học sinh là rất

qua trọng. Vì vậy trẻ em ngày nay được đặt ở vị trí xứng đáng là chủ nhân tương lai của

đất nước là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình.Song song với với việc giáo dục nhân

cách là giáo dục các em biết về cội nguồn, quê hương đất nước, noi theo những tấm

gương điển hình. Trong quá trình công tác chúng tôi thấy thực tế công tác sinh hoạt Sao

trong các trường tiểu học chất lượng chưa cao.Vì vậy ta phải giáo dục bằng những hình

thức nào để các em ý thức được điều đó vấn đề đặt ra ở trên làphải có một đội ngũ phụ

trách Sao năng động gương mẫu. Do đó chúng tôi đi sâu vào nghiêu cứu “ Một số biện

pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt sao” Trong Trường Tiểu học.

pdf8 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3267 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
minh thì vai trò và vị trí trẻ em càng được coi trọng. Dưới chế độ xã hội cũ 
của nước ta thì vị trí và vai trò của trẻ em không được quan tâm, nhưng dưới chế độ xã 
hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong thời đại ngày nay thì Đảng và nhà nước ta càng quan 
tâm đến công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, hình thành nhân cách cho học sinh là rất 
qua trọng. Vì vậy trẻ em ngày nay được đặt ở vị trí xứng đáng là chủ nhân tương lai của 
đất nước là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình.Song song với với việc giáo dục nhân 
cách là giáo dục các em biết về cội nguồn, quê hương đất nước, noi theo những tấm 
gương điển hình. Trong quá trình công tác chúng tôi thấy thực tế công tác sinh hoạt Sao 
trong các trường tiểu học chất lượng chưa cao.Vì vậy ta phải giáo dục bằng những hình 
thức nào để các em ý thức được điều đó vấn đề đặt ra ở trên là phải có một đội ngũ phụ 
trách Sao năng động gương mẫu. Do đó chúng tôi đi sâu vào nghiêu cứu “ Một số biện 
pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt sao” Trong Trường Tiểu học. 
 II- Mục đích của đề tài: 
 Tìm những giải pháp khoa học trong chỉ đạo để nâng cao hiệu quả của công tác chỉ 
đạo “ Buổi sinh hoạt Sao ” hoạt động có hiệu quả, mang tính thiết thực của Liên đội 
Trường Tiểu học Thanh Hương - Thanh Chương – Nghệ An. 
 III - Đối tượng nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm: 
1. Đối tượng nghiên cứu: Công tác chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao trong Trường Tiểu học. 
2. Phạm vi nghiên cứu: 
+ Chỉ đạo bồi dưỡng sinh hoạt Sao từ khối 1 đến khối 3. 
+ Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/ 2006 đến tháng 05/ 2008. 
3. Địa bàn nghiên cứu: Liên đội Trường tiểu học Thanh Hương- Thanh Chương – Nghệ 
An. 
 IV. Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm: 
1. Xây dựng cơ sở lí luận của công tác phát hiện và bồi dưỡng công tác chỉ đạo sinh 
hoạt Sao trong Trường Tiểu học. 
2. Thực trạng công tác chỉ đạo tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. 
3. Đề xuất một số biện phát của công tác chỉ đạo buổi sinh hoạt “ Sao nhi đồng ”. 
 V - Phương pháp nghiên cứu: 
 Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi đã 
thử nghiệm các nhóm nghiên cứu lí thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 
1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: 
 - Nghiên cứu tạp chí Tổng phụ trách. 
 - Nghiên cứu chỉ thị hướng dẫn của Hội đồng Đội về thực hiện nhiệm vụ năm học 
2006-2007 và 2007 - 2008 
 - Nghiên cứu các văn bản nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục và đào tạo công tác 
bồi dưỡng Đội- Sao trong trường học. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao” 
 Nguyễn Thị Vân Giáo viên- Tổng phụ trách Đội Tr-ờng Tiểu học Thanh H-ơng 2 
 - Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về chỉ đạo Đội - Sao trong trường học 
2 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 
+ Phương pháp tra cứu tài liệu. 
+ Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm. 
+ Phương pháp điều tra. 
+ Phương pháp toạ đàm trao đổi. 
+ Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu. 
+ Phương pháp phân tích tổng hợp. 
+ Phương pháp chuyên gia. 
 B - Nội dung chính: 
* Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm. 
I - Cơ sở khoa học của công tác chỉ đạo “Buổi sinh hoạt Sao”: 
1. Những quy định chung về Sao nhi đồng. 
a. Sao nhi đồng là gì ? 
Sao nhi đồng là một hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 - 8 tuổi, để giáo dục các em 
thực hiện theo “ 5 điều Bác Hồ dạy”. Hướng dẫn các em làm quen với sinh hoạt tập thể, 
xứng đáng là con ngoan trò giỏi, bạn tốt cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội 
viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
b. Nội dung: 
+ Kính yêu Bác Hồ. 
 - Biết những nét chính về tiểu sử của Bác Hồ. 
 - Nhớ tên và ý nghĩa(sơ lược) một số ngày kỉ niệm: 3/2; 8/3; 1/6; 2/9; 20/11; 22/12; 
30/4; 19/5. 
+ Con ngoan. 
- Kính yêu lễ phép với ông bà, cha mẹ, bà con họ hàng và mọi người. 
- Biết giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp. 
- Biết về bố, mẹ và địa chỉ của gia đình, nhớ ngày sinh của mình 
 + Chăm học trò giỏi. 
- Biết thực hiện những yêu cầu về học tập như đi học đều, đúng giờ, học thuộc bài và 
làm bài đầy đủ, giữ vở sạch viết chữ đẹp. 
- Kính yêu vâng lời cô giáo, anh chị phụ trách, thực hiện đúng nội quy của nhà trường. 
- Đạt kết quả học tập ngày một tốt hơn. 
+ Vệ sinh sạch sẽ. 
- Giữ gìn vệ sinh thân thể tốt. 
- Biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, không vứt rác, nhổ bậy. 
- Biết cách đề phòng một số bệnh thông thường như đứt tay, đau răng, cảm nắng. 
- Thuộc tập đề bài thể dục nhi đồng. 
+ Yêu Sao nhi đồng và yêu Đội TNTP Hồ Chí Minh. 
- Nhớ tên Sao và ý nghĩa Sao nhi đồng, sinh hoạt Sao đều đặn vâng lời, yêu quý phụ 
trách sao. 
- Biết một số bài múa, trò chơi,của nhi đồng. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao” 
 Nguyễn Thị Vân Giáo viên- Tổng phụ trách Đội Tr-ờng Tiểu học Thanh H-ơng 3 
- Biết xếp hàng một, hàng đôi, hàng dọc. 
- Thuộc các động tác nghỉ, nghiêm, chào, quay trái, quay phải, đằng sau quay, thắt –
tháo khăn quàng đỏ. 
+ Những điều cần biết khi ra đường. 
- Biết cách đi ngoài đường đúng quy định, đúng luật giao thông. 
- Biết tên đường phố, ngõ xóm nơi mình ở. 
- Biết nên chơi những nơi nào ? Không nên chơi những nơi nguy hiểm, không an toàn, 
mất vệ sinh 
- Có lời nói hay cử chỉ đẹp khi ra đường đối với người già, em bé, người tàn tật. 
 + Nêu gương người tốt việc tốt. 
- Biết được một số gương người tốt trong truyện dân gian, ngụ ngôn, anh hùng, chiến sĩ 
người lao động giỏi 
- Biết thương yêu giúp đỡ bạn, nhất là các bạn gặp khó khăn,noi gương bạn tốt. 
- Hàng ngày làm việc tốt, tránh làm việc xấu. 
c. Cách tổ chức: 
- Từ 5-10 em hợp thành một Sao. 
- Mỗi Sao cử ra một trưởng Sao để tập điều khiển công việc của Sao. 
- Sao nhi đồng lấy tên theo đức tính: Sao chăm chỉ, Sao ngoan ngoãn, Sao thật thà, Sao 
đoàn kết, Sao dũng cảm, 
- Hai tuần, Sao nhi đồng sinh hoạt một lần theo chủ điểm hàng tháng. Mỗi Sao nhi đồng 
trong một lớp gọi là lớp nhi đồng. 
 - Các chủ điểm gắn liền với các ngày lễ: 2/9; 15/10; 20/11; 
d. Xây dựng buổi sinh hoạt Sao: 
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm diện số lượng. 
3. Kiểm tra vệ sinh Sao. 
4. Hát bài hát truyền thống. 
5.Từng em đứng dậy báo cáo thi đua. 
2. Nội dung buổi sinh hoạt: Ví dụ: Tổ chức buổi sinh hoạt Sao theo chủ điểm 
Tháng 9 “Em yêu trường em” 
 I- ổn định tổ chức 
- Chị chào các em! ( chúng em chào chị ạ) Chị mời các em ngồi xuống. 
- Bước vào buổi sinh hoạt chị mời bạn sao trưởng điểm danh sao cho chị nào. 
+ Sao trưởng báo cáo( chị cảm ơn) 
+ Mời tất cả các em đặt tay lên đầu gối để chị kiểm tra vệ sinh sao. 
+ Chị thấy sao chúng ta hôm nay đi sinh hoạt đầy đủ và đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, tay 
chân rửa sạch sẽ chị tuyên dương tàon sao nào. 
- Để bước vào buổi sinh hoạt sôi nổi hơn, chị mời sao trưởng cất bài hát truyền thống 
cho toàn sao hát nào. 
+ Chị thấy sao chúng ta hát rất hay đấy, chị khen các em 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao” 
 Nguyễn Thị Vân Giáo viên- Tổng phụ trách Đội Tr-ờng Tiểu học Thanh H-ơng 4 
- Bây giờ chị mời các em báo cáo cho chị cùng toàn sao nghe về các mặt làm được và 
chưa làm được trong học tập, lao động vệ sinh và các hoạt động khác ( mời các em 
báo cáo) 
+Chị nhận xét ( Chị thấy trong hai tuần qua điểm 9,10 đạt rất nhiều như em.biết giúp 
đỡ mẹ những công việc vừa sức của mình, biết giúp đỡ bạn trong học tập, biết vệ sinh 
khối xóm sạch sẽchị tuyên dương toàn sao nào.. 
 Bên cạnh đó còn có một số em bị điểm xấu và chưa biết giúp đỡ gia đình những 
công việc vừa sức, các em phải cố gắng hơn, các em có hứa với chị không nào?.. 
II. Triển khai chủ điểm: 
 Thưa tất cả các em hôm nay chúng ta sinh hoạt theo chủ điểm: Tháng 9 “ Em yêu 
trường em ” 
 Các em ạ! Tháng 9 là tháng mở đầu cho năm học mới sau 3 tháng nghỉ hè. Chúng ta 
đến trường được gặp thầy, gặp bạn, được chơi trong khuôn viên rộng thoáng mát. Vì thế 
HĐĐ Trung ương quyết định chon tháng 9 với chủ điểm “ Em yêu trường em” 
Các em đã rõ chưa nào 
- Chị mời 2 em nhắc lại chủ điểm cho chị..( chị khen các em bằng nhiều hình thức 
- Để ngôi trường khang trang sạch đẹp các em phải làm gì ? ( Chăm học, không vẽ bẩn 
lên tường, lên bàn ghế, chăm sóc cảnh quan trường học luôn xanh sạch đẹp...) 
- Chị nhận xét tuyên dương 
- Hướng về chủ điểm này có rất nhiều bài hát, bài thơ, sau đây chị s ẽ tập cho các em bài 
hát “ Em yêu trường em” ( chú ý tập cho các em theo lối móc xích), (chị củng cố bài 
hát). 
- Vậy em nào có bài hát, bài thơ nào về chủ điểm này nữa, em nào xung phong đọc( 
chị khen các em bằng nhiều hình thức) 
- Em nào cho chị biết trong tháng 9 có ngày lễ lớn nào không? Hướng tới ngày lễ này 
chúng ta phải làm gì?( chị củng cố và nhắc nhở các em) 
- Trò chơi Lời chào 
Chị củng cố trò chơi, củng cố buổi sinh hoạt 
Hướng tới chủ điểm này chúng ta phải làm gì nhỉ.. 
III. Củng cố dặn dò: 
- Củng cố chủ điểm. 
- Đọc lời hứa. 
 3. Quan điểm về đánh giá các Sao: 
 Để đánh giá về kết quả hoạt động của các Sao trong một năm học có kết quả hay 
không thì dựa vào các tiêu chí đánh giá sau: 
- Bản thân các em đã làm tốt nhiệm vụ mà Sao mình mang tên. 
- Hiệu quả của buổi sinh hoạt Sao. 
- Phong trào thiếu nhi trong Liên đội có được nâng cao hay không? 
- Dựa vào các tiêu chí đặt ra ở phần nội dung, các Sao đã đạt được chưa ? 
- Qua các buổi sinh hoạt Sao đã giúp các em hiểu biết thêm những điều gì ? 
 II- Cơ sở thực tiễn: 
 Từ đầu năm học đến nay, công tác nhi đồng nói riêng và công tác Đội trong nhà trường nói 
chung luôn được cải tiến về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức để ngày một hoàn 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao” 
 Nguyễn Thị Vân Giáo viên- Tổng phụ trách Đội Tr-ờng Tiểu học Thanh H-ơng 5 
thiện. Luôn cải thiện phù hợp với tâm lý trẻ, rèn luyện theo mục tiêu giáo dục để trẻ em 
phát triển và trở thành Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh 
Nhưng bên cạnh đó, các em chưa hoà mình vào buổi sinh hoạt, đội ngũ phụ trách Sao còn 
rụt rè chưa tự mình mở rộng nội dung sinh hoạt, các em nhi đồng còn lúng túng gò bó bản 
thân. 
* Chương II. Thực trạng của công tác chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao. 
1. Đặc điểm tình hình địa phương: 
 Thanh Hương là một xã miền núi vùng cao, đồi núi khe suối hiểm trở, dân cư thưa phần 
lớn nông dân làm nông nghiệp, điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn. Nhưng ngược lại môi 
trường giáo dục ở đây tương đối lành mạnh, các cuộc thi văn hóa, văn nghệ hay các cuộc 
thi về nguồn được triển khai thường xuyên. Tổng số Sao và nhi đồng trong liên Đội Trường 
Thanh Hương là 320 em. 
 2. Đặc điểm tình hình của liên Đội Trường Tiểu học Thanh Hương. 
 a. Ưu điểm: 
 - Cơ sở vật chất: Với diện tích khuôn viên nhà trường là 20492 m2 trong đó: 
 + Sân chơi 2000 m2 . 
 + Bãi tập là 1800 m2 . 
- Trường gồm hai phân hiệu cách xa 6.5 km. 
- Toàn trường có 25 phòng học, có phòng Đoàn Đội riêng với trang thiết bị đầy đủ phục vụ 
cho hoạt động Đội- Sao. 
- Đội ngũ: + Huynh trưởng: Trẻ khỏe nhiệt tình và tâm huyết với công việc của mình. 
 + Phụ trách Sao: Năng nổ, là những Đội viên ưu tú, học giỏi, hăng say với công 
việc. 
 + Tổng phụ trách: Nhiệt tình ham học hỏi luôn thay đổi nhiều hình thức sinh 
hoạt để nâng cao hoạt động Đội -Sao trong trường học. 
b. Tồn tại: - Tổng phụ trách chưa được đào tạo chính quy về công tác Đội. 
 - Đội ngũ phụ trách còn rụt rè, chưa mạnh dạn. 
3. Những vấn đề đặt ra của Liên đội: 
 Xuất phát từ những thực trạng trên ở Liên đội Trường Tiểu học Thanh Hương với 
yêu cầu ngày càng đòi hỏi chất lượng của hoạt động Đội - Sao đáp ứng với sự phát triển 
của xã hội. Vấn đề đặt ra cho Liên đội là phải nghiên cứu để hoàn chỉnh các giải pháp 
nhằm nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo Sao nhi đồng cụ thể là: 
- Nâng cao nhận thức cho giáo viên, gia đình, xã hội 
- Phối hợp với huynh trưởng bồi dưỡng các phụ trách Sao hàng ngày. 
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá qua các buổi sinh hoạt Sao. 
- Tập huấn nghiệp vụ cho các phụ trách Sao. 
- Tổ chức thi đua khen thưởng giữa các Sao các lớp nhi đồng. 
- Huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng. 
* Chương III. Một số giải pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao nhi đồng. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao” 
 Nguyễn Thị Vân Giáo viên- Tổng phụ trách Đội Tr-ờng Tiểu học Thanh H-ơng 6 
- Để buổi sinh hoạt Sao nhi đồng có hiệu quả Tổng phụ trách tạo nhiều sân chơi bổ ích cho 
các em; nội dung tổ chức các sân chơi phải phong phú mềm dẻo có tính mới lạ, thiết thực, 
phù hợp với tâm lý lứa tuổi, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia.Trang bị đầy đủ trang thiết 
bị phục vụ cho họat động vui chơi theo chủ điểm hàng tháng. 
- Đội ngũ phụ trách sao phải nắm được: 
 + Yêu cầu của một buổi sinh hoạt sao. 
 + Tiến trình các bước sinh hoạt sao. 
 + Phương pháp tiến hành buổi sinh hoạt sao. 
 + Hiểu ý nghĩa của chủ điểm hàng tháng; ý nghĩa các ngày lễ lớn trong tháng. 
 + Luôn thay đổi hình thức tổ chức buổi sinh hoạt sao. 
1. Nâng cao về hoạt động nhận thức nhi đồng: 
 Công tác đội và công tác giáo dục trong nhà trường là hai lĩnh vực có cùng mục tiêu 
giáo dục. Quan tâm đầu tư cho công tác Đội là đầu tư cho công tác giáo dục. Trên các mô 
hình hoạt động không chỉ là mang ý nghĩa vui chơi mà thông qua đó để phát triển nhân 
cách cho các em. Qua các buổi sinh hoạt Sao nhi đồng các em biết được, hiểu được để các 
em phát triển vững vàng hơn. Bác Hồ đã nói “ Thiếu nhi là hạnh phúc của mỗi gia đình, là 
người chủ tương lai của nước nhà  chăm sóc thiếu nhi cũng chính là động viên, cổ vũ 
toàn dân những người ông, bà, người làm cha làm mẹ đoàn kết hăng hái thi đua lao động ”. 
Chính vì vậy ngay từ buổi đầu cắp sách tới trường song song với việc học văn hoá là giáo 
dục các em trên phương diện hoạt động vui chơi thông qua các mô hình sinh hoạt Sao. 
Tuyên truyền cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh hiểu rõ tầm quan 
trọng hoạt động sao nhi đồng. 
2. Phối hợp với huynh trưởng để chọn đội ngũ phụ trách Sao: 
+ Học lực từ khá trở lên. 
+ Đạo đức tốt. 
+ Hiểu biết về các hoạt động Sao nhi đồng. 
+ Khả năng điều hành các hoạt động theo mô hình sinh hoạt. 
+ Có uy tín trước các em nhi đồng. 
+ Nhanh nhẹn, chủ động, sáng tạo và nhiệt tình với công việc gần gũi yêu mến các em. 
Mỗi lớp chọn từ 3- 4 em sau đó tổ chức thi để chọn đội ngũ phụ trách sao đủ các tiêu 
chuẩn. 
3. Tập huấn nghiệp vụ cho các em phụ trách Sao. 
 Lựa chọn phụ trách Sao không phải là sự tiếp nhận những cái đã có ở các em vì có 
những phẩm chất - năng lực chỉ có thể có được trong quá trình rèn luyện. Điều quan trọng 
hơn là cần phải rút ngắn khoảng cách giữa cái hiện có và cái cần có. Do vậy, lựa chọn bao 
giờ cũng phải đi đôi bồi dưỡng: 
Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách phải tổ chức nhiều buổi tập huấn kĩ năng,nghiệp vụ 
cho đội ngũ phụ trách sao và đội ngũ huynh trưởng. 
- Bồi dưỡng phương pháp công tác của đội ngũ phụ trách Sao. 
- Cách triển khai các buổi sinh hoạt Sao. 
- Phương pháp xây dựng kế hoạch theo chủ điểm hàng tháng. 
- Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của đội ngũ phụ trách Sao theo định kỳ. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao” 
 Nguyễn Thị Vân Giáo viên- Tổng phụ trách Đội Tr-ờng Tiểu học Thanh H-ơng 7 
 - Ngoài những buổi tập huấn do Tổng phụ trách điều hành, phải bồi dưỡng các em hàng 
ngày thông qua các giờ lên lớp hoặc ở nhà của các em. Điều này muốn thực hiện được cần 
phải huy động cộng đồng tham gia bồi dưỡng 
4. Kiểm tra đánh giá của các em qua các buổi sinh hoạt Sao. 
 Đề ra mà không kiểm tra đánh giá coi như không thực hiện. Kiểm tra đánh giá là 
một khâu hết sức quan trọng. Vì vậy để kiểm tra và rút kinh nghiệm cho các phụ trách Sao 
thì Tổng phụ trách phối hợp với huynh trưởng tiến hành làm như sau: 
- Theo dõi sát sao việc thực hiện các buổi sinh hoạt Sao. 
- Tiến hành dự buổi sinh hoạt để đúc rút kinh nghiệm kịp thời. 
- Tổ chức các đợt kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu của các em qua các buổi sinh hoạt. 
 5. Tổ chức thi đua khen thưởng: 
 Công tác thi đua, khen thưởng là đòn thúc đẩy chất lượng qua các buổi sinh hoạt 
Sao. Vì một trong những nhu cầu thứ bậc của con người thể hiện bản thân và coi trọng danh 
dự. Do vậy muốn duy trì tốt phong trào Đội- Sao trong trường học thì Tổng phụ trách phải 
chú ý đến việc thi đua khen thưởng,khen chê phải đúng mức, chủ yếu là khen những nội 
dung làm tốt để động viên khích lệ các em, nhắc nhở khéo léo để không làm mất lòng tin 
của các em. 
- Tổ chức các đợt thi đua “ Phụ trách Sao giỏi ” trong các ngày lễ lớn giữa các khối lớp. 
 - Đề các mức thưởng cho các huynh trưởng, phụ trách Sao xuất sắc. 
 - Thưởng cho các Sao sinh hoạt sôi nổi, thiết thực, tham mưu với lãnh đạo nhà trường cho 
các em tham quan các danh lam thắng cảnh,tham quan học hỏi các mô hình sinh hoạt sao trong 
và ngoài huyện. 
D. Kết luận. 
1- Tính khả thi và kết quả đạt được. 
 Để khẳng định tính khả thi của các giải pháp trong công tác chỉ đạo “ Buổi sinh hoạt 
Sao ”. Tôi đã dùng phiếu thăm dò gửi tới tổng phụ trách của các Liên đội trường bạn ở 
Huyện Thanh Chương. Trong phiếu thăm dò ý kiến các giải pháp tổ chức được trình bày rõ 
ràng và cụ thể. Qua kết quả thăm dò cho thấy các giải pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao ở 
Trường Tiểu học Thanh Hương có tính khả thi cao. 
 2. Kết quả đạt được: 
- Qua thời gian bồi dưỡng và chỉ đạo năm học 2006-2007 một phụ trách sao đạt giải 3 phụ 
trách sao giỏi cấp Tỉnh. 
 - Đa số phụ trách sao thành thạo về cách điều hành buổi sinh hoạt sao. 
- Một trăm phần trăm các nhi đồng biết lễ phép với người lớn, biết nói lời hay làm việc tốt. 
- Biết được ý nghĩa đặt chủ điểm hàng tháng, ý nghĩa các ngày lễ lớn. 
E. Đề xuất: 
Dưới sự phát triển không ngừng của đất nước hiện nay, mỗi một công dân việt nam 
dẫu bé hay lớn phải biết vâng lời, giữ gìn và phát huy truyền thống vốn có. Hầu như các em 
hiện nay quen sống trong cảnh thời bình mà quên đi sự vất vả nhọc nhằn của cha ông cha 
tạo dựng lên. Chính vì vậy giáo dục học sinh ngay buổi đầu là hết sức quan trọng. Bởi đó 
chính là hình thành ở học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người 
Việt Nam. 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao” 
 Nguyễn Thị Vân Giáo viên- Tổng phụ trách Đội Tr-ờng Tiểu học Thanh H-ơng 8 
Tổ chức giáo dục cho em qua các mô hình sinh hoạt Sao nhi đồng một cách có hiệu 
quả là chuẩn bị cho học sinh bước vào học các cấp trên. Tạo cho các em biết yêu quý mọi 
người, yêu quê hương đất nước và giúp các em trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan 
Bác Hồ. 
Trên đây là những giải pháp chỉ đạo “ Buổi sinh hoạt Sao ” được đúc rút từ việc phân 
tích các kinh nghiệm tổ chức Sao ở liên Đội trường tiểu hoc Thanh Hương. Mong được sự 
ủng hộ, ghóp ý của các đồng nghiệp, để công tác chỉ đạo buổi sinh hoạt Sao đạt hiệu quả 
cao hơn. 
1. Đối với nhà trường: 
 - Để hoạt động Sao nhi đồng có hiệu quả về phía nhà trường tạo điều kiện cho tổng phụ 
trách, BCH Đoàn giao lưu, học hỏi một số cụm điểm trong và ngoài huyện. 
 - Làm tốt công tác tư tưởng cho giáo viên, phụ huynh và học sinh. 
- Đưa chương trình hoạt động vào trong hội nghị “ Xã hội hóa giáo dục ”. 
2. Đối với giáo viên: 
- Phải biết được tầm quan trong hoạt động Sao nhi đồng. 
 - Giáo viên có các em phụ trách Sao nhi đồng tạo điều kiện cho các em thời gian tham gia 
sinh hoạt. 
- Tự xem mình là phụ trách sao hướng dẫn cho các em. Hoạt động theo chủ đề, chủ điểm. 
Theo dõi, phát hiện các em có năng khiếu đặc biệt và bồi dưỡng cho các em trở thành phụ 
trách sao giỏi. 
 Người viết: 
 Nguyễn Thị Vân 
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 

File đính kèm:

  • pdfSKKN_cong_tac_chu_nhiem.pdf
Sáng Kiến Liên Quan