Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp

I. Quan niệm về kiểm tra, đánh giá:

1. Kiểm tra: Là quá trình xem xét thực tế nhằm đo nhiệm vụ giữa mục tiêu đề ra với trình độ đạt chuẩn trên thực tế của đối tượng nhằm thu thập thông tin (ngược). Tạo nên quá trình điều chỉnh của hệ quản lý và tự điều chỉnh của hệ bị quản lý.

2. Đánh giá:

- Đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dự kiện đo lường được thông qua các kỳ kiểm tra lượng giá trong quá trình và khi kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu.

- Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc giảng dạy của giáo viên người đánh giá có kế hoạch quyết định và hành động có hiệu quả.

3. Đánh giá giờ dạy trên lớp đối với giáo viên:

Là một quá trình tiến hành có hệ thống nhằm xác định mục đích thành công của giáo viên trong giờ dạy về nội dung giờ dạy, về phương pháp mà giáo viên đã áp dụng về phong thái của giáo viên trong giờ dạy học, nó bao gồm sự miêu tả định tính và định lượng kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu giờ lên lớp dựa vào các chuẩn đánh giá.

 

doc16 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đẩy mạnh hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giúp cho GV: Tự đánh giá khả năng năng lực chuyên môn của mình đồng thời học hỏi được từ CBQL về kiến thức kĩ năng, phương pháp, cách thức tổ chức để từ đó nâng cao nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện nhân cách nhà giáo, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực ý chí, tính kiên trì lòng tự tin, ý thức tập thể và quan hệ ứng xử.
III. Nội dung kiểm tra đánh giá:
1. Đánh giá công tác chuẩn bị của giáo viên 
a. Việc soạn bài: Khi kiểm tra- đánh giá việc soạn bài cần chú ý những vấn đề sau:
- Soạn đúng, đủ yêu cầu các mục đề như: Ngày soạn, ngày giảng, tên môn, tên bài.
- Soạn đúng theo phân phối chương trình của Bộ quy định, về nội dung đã được nâng cao và chắt lọc lại những bài học có bổ sung phần giảm tải. Trong việc soạn phải hình thành các hoạt trong một tiết dạy, các bước trong từng hoạt động đó, thời gian, định hình các hoạt động của thầy, hoạt động của trò, GV cần khắc sâu điều gì HS dễ mắc phải, mở rộng ra sao? Hệ thống câu hỏi phải lôgic, phải đưa HS vào tình huống có vấn đề để khai thác vốn sống và vốn kiến thức HS đã có vào nội dung bài dạy.
b. Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
 Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng có thể đánh giá được tinh thần 
nhiệt tình sáng tạo của giáo viên trong công tác ta cần xem xét để thấy được bài 
dạy có thể sử dụng được những đồ dùng nào giáo viên có thể tự làm, góp ý cho giáo viên giúp họ có thể sáng tạo, tìm tòi để có nhiều đồ dùng phù hợp, tiện lợi phục vụ cho bài dạy đạt hiệu quả.
c. Đánh giá việc giảng bài trên lớp của giáo viên :
- CBQL cần chỉ ra những ưu điểm để GV phát huy và những hạn chế mà GV cần khắc phục.
- CBQL cần tạo tâm lí cho GV để cùng GV trao đổi những kinh nghiệm trong giảng dạy, tháo gỡ những khó khăn tạo điều kiện tốt nhất để GV phát huy hết năng lực chuyên môn.
@. Biện pháp đẩy mạnh hoạt động dạy học thông qua việc dự giờ thăm lớp: 
I. Xây dựng kế hoạch tổ chức dự giờ kiểm tra đánh giá:
- Kế hoạch dự giờ được xây dựng dưới nhiều hình thức: Báo trước, không báo trước, dự giờ song song, dự giờ cả buổi, dự giờ có mời đồng nghiệp cùng dự, dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin
- Để xây dựng kế hoạch dự giờ hiệu quả thiết thực người CBQL cần bám sát phân phối chương trình chẳng hạn dự khối 1 vào thời gian nào? nhằm tháo gỡ vấn đề gì? VD: dự vào tiết? chuyển từ dạng bài dạy âm sang dạy vần. Hay khối 2 dự môn Toán bài? chuyển từ dạng bài cộng trừ không nhớ sang dạng bài cộng trừ có nhớ
- Để xây dựng kế hoạch dự giờ cần dựa trên việc phân loại tay nghề nghiệp vụ sư phạm GV: đối với GV khá giỏi của trường thì dự tiết nào mà CBQL cho là khó dạy để xem GV tháo gỡ chỗ vướng đó như thế nào? Đối với GV yếu trong trường cần dự những tiết chuyển từ dạng bài này sang dạng bài khác xem GV đó có nắm chắc tiến trình lên lớp hay không? Hay dự tiết dạy lí thuyết, tiết dạy thực hành xem GV đó truyền tải nội dung bài ra sao? Đối với GV yếu cần thường xuyên dự giờ để GV luôn luôn chuẩn bị tâm thế cũng như ý thức đối với nghề nghiệp hơn.
- Để xây dựng kế hoạch dự giờ song song CBQL cũng nắm bắt xem cùng một 
GV đó thì tiết dạy này của năm trước ra sao? Cùng một tiết dạy này sau khi được dự giờ đánh giá có sự tiếp thu chỉnh lí như thế nào? 
II. Thực hiện kế hoạch dự giờ kiểm tra đáng giá:
1. Việc chuẩn bị của CBQL trước khi dự giờ kiểm tra đánh giá:
Bước 1: Bám sát kế hoạch đề ra, xem dự ai? dự môn gì? dạng bài nào? nhằm đạt mục đích gì? tháo gỡ về kiến thức kĩ năng hay phương pháp...?
Bước 2: CBQL cần xem trước bài dự về SGK về Gợi ý hướng dẫn trong SGV...Định hướng được vấn đề mà GV dễ mắc phải về kiến thức về phương pháp hay cách thức tổ chức hay về tiến trình tiết dạy... để xem GV đó tháo gỡ ra sao? sáng tạo như thế nào? có gì đổi mới về phương pháp cách thức tổ chức...?
2. Dự giờ thăm lớp kiểm tra đánh giá:
Bước 1: Tiến hành dự giờ thăm lớp:
- CBQL phải tập trung ghi chép lại tiến trình tiết dạy, rút ra những ưu điểm, tồn tại của tiết dạy và định hướng việc tư vấn thúc đẩy.
- CBQL dự kiến điều cần tham gia, cần tư vấn về phương pháp, về kiến thức về cách thức tổ chức về phân bố thời gian, về xử lý tình huống sư phạm về hoạt động của thầy và trò...
Bước 2: Phân tích sư phạm giờ lên lớp đã dự: Dựa vào lý thuyết các kiểu bài học phân tích những hoạt động của thầy, trò trong việc thực hiện mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp, kết quả và mối liên hệ giữa chúng, cần chú trọng các yếu tố sau :
+ Kiến thức trọng tâm: Đạt (chưa đạt) ở mức độ nào, có gì mới? Cách khắc phục giải quyết những tồn tại. 
+ Phương pháp lên lớp: Phù hợp hay chưa phù hợp? các tồn tại và cách 
sửa đổi? vấn đề sử dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh?
+ Phong thái sư phạm: ngôn ngữ, cử chỉ, hành vi cần chuẩn mực trong 
sáng gần gũi với học sinh sao cho dễ hiểu, trên phương diện tôn trọng người học, phát huy khả năng vốn sống và vốn kiến thức của HS vào bài dạy... 
+ Chất lượng học sinh: Thông qua việc tiếp thu bài giảng, việc thực hành kiến thức trên lớp, việc đóng góp xây dựng bài của HS để CBQL nắm bắt chất lượng HS. Hoặc có thể sau dự giờ CBQL có thể kiểm tra kết quả học tập của HS bằng một bài kiểm tra chất lượng...
+ Ngoài các mặt trên cần chú trọng các yếu tố như: khoa học thực tiễn gắn liền với cuộc sống, đào tạo toàn diện, bám sát mục đích yêu cầu của bài học, điều kiện phương tiện thiết bị dạy học và các tình huống xảy ra trong tiết học có tính tích cực hoặc ngược lại. 
Bước 3: Nhận xét đánh giá tiết dạy:
- Cho GV nêu lại tiến trình tiết dạy, ý tưởng tự đánh giá việc làm được và những vấn đề chưa làm được của mình.
- CBQL tham gia từng khâu đoạn trong tiến trình tiết dạy, chỉ ra cho GV thấy được mặt mạnh, yếu, để GV có cái nhin tổng quát về tiết dạy.
Bước 4: Nêu kết quả cuối cùng, ghi biên bản.
CBQL cho GV kí nhận những việc đạt được trong tiết dạy và những hạn chế của tiết dạy, làm cơ sở cho việc kiếm tra đánh giá sự tiến bộ khả năng cập nhật đổi mới phương pháp trong những lần dự sau.
Bước 5: Rút kinh nghiệm cho bản thân người CBQL sau dự giờ học được ở GV sự sáng tạo nào? Từ đó bổ sung kiến thức phương pháp cho mình làm hành trang trong việc kiểm tra đánh giá đồng nghiệp trong những lần kiểm tra.
*Lưu ý: Để bước 3 nhận xét tư vấn GV tiếp thu hiệu quả nhất CBQL cần tôn trọng tư duy nhà giáo để GV được nói ra ý tưởng của mình, CBQL chỉ nhẹ nhàng uốn nắn những suy nghĩ chưa đảm bảo tính khoa học để GV nhận được bài học từ sự tư vấn của CBQL về PP, cách thức tổ chức sao cho phù hợp với năng lực sư phạm của mỗi GV và đối tượng HS của GV đó.
- CBQL phải có trình độ, có năng lực phân tích. Muốn vậy phải dựa vào lí 
luận dạy học, tính khoa học, tính lôgic, dựa vào vốn kinh nghiệm dự giờ. CBQL phải biết lựa chọn sự sáng tạo của GV này để tham gia cho GV khác.
- CBQL phải có năng lực tư vấn: Muốn vậy CBQL phải là người có trình độ, có uy tín có năng lực chuyên môn để tư vấn sao cho GV tâm phục khẩu phục và thừa nhận những vấn đề tư vấn có sức thuyết phục, có tính khả thi, có hiệu quả trong hoạt động dạy và học.
* Tóm lại: Bước 3 là bước quan trọng nhất bởi dự giờ kiểm tra phải có nhận xét và đánh giá thì việc dự giờ mới có tác dụng. Việc nhận xét đánh giá chỉ có tác dụng hiệu quả khi nhận xét trên nguyên tắc đôi bên trao đổi tranh luân chuyên môn và việc tham gia nhận xét tư vấn nhận được sự đồng thuận cao cùng hướng về một đích là mục tiêu đẩy mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường.
3. Các biện pháp đẩy mạnh dạy học thông qua các hình thức dự giờ:
a. Dự giờ thường xuyên: Là dự giờ nằm trong kế hoạch xây dựng từ đầu năm học đó chính là hoạt động kiểm tra toàn diện. Ưu điểm là:
- GV có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt (đồ dùng DH, tiến trình lên lớp, tâm thế sư phạm).
- CBQL qua việc dự giờ nắm bắt trình độ sư phạm của GV, các hoạt động sư phạm mà GV đã làm được, chất lượng dạy và học, nền nếp của lớp
- Từ đó làm căn cứ để đánh giá chuẩn nghề nghiệp GVTH
- Làm căn cứ để tổ chức bộ máy sử dụng chuyên môn đúng người đúng việc phát huy vai trò của mỗi GV.
* Thông qua kiểm tra: CBQL đánh giá xếp loại tay nghề để GV nhìn nhận 
đúng khả năng năng lực của mình từ đó có ý thức tu dưỡng chuyên môn. Việc 
đánh giá tay nghề GV còn được công khai trên Hội đồng sư phạm nhà trường nên mỗi GV đều ý thức được danh dự Nhà giáo mà có hướng phấn đấu ở những giờ 
dạy tiếp theo.
* Như vậy qua việc kiểm tra đánh giá đã góp phần thúc đẩy sự phấn đấu nỗ lực của từng GV
b. Dự giờ đột xuất: là việc dự giờ không báo trước chỉ nằm trong mục tiêu cần đạt của CBQL. Mỗi GV lên lớp phải chấp hành việc dự giờ đột xuất bất kì mà CBQL đề xuất. Ưu điểm là:
- Kích thích hoạt động dạy của mỗi GV
- Đối với GV: Luôn luôn chuẩn bị tâm thế đón kiểm tra dự giờ đột xuất bất kì tiết nào từ đó GV luôn có ý thức chuẩn bị tốt bài trước khi lên lớp.
- Đối với CBQL: Tuy là dự giờ đột xuất song nó phải nằm trong chủ định của CBQL. Dự ai? Dự khi nào? Dự tiết nào? Dự để nhằm mục đích gì? Muốn làm được điều đó: CBQL phải căn cứ vào phân phối chương trình để dự giờ. Có thể là mở đầu cho một dạng bài nào đó.
VD: Khối 1 dạng bài chuyển từ âm sang vần- CBQL dự để nắm bắt các bước lên lớp để tham gia uốn nắn, định hướng các hoạt động sư phạm của GV. Hay khối 2 môn Toán chuyển từ dạng bài cộng trừ không nhớ sang cộng trừ có nhớ CBQL cần dự giờ để tham gia và nắm bắt quy trình lên lớp cách truyền thụ kién thức của GV. Hay một tiết nào đó cho là khó dạy trong việc tổ chức lớp học hoặc tháo gỡ về thời gian, phương phápđể tham gia ý kiến cùng GV thúc đẩy hoạt động dạy trong nhà trường.
* Thông qua việc dự giờ đột xuất góp phần đẩy mạnh hoạt động dạy học trong nhà trường là: mỗi GV trước khi lên lớp luôn luôn phải chuẩn bị bài, chuẩn bị tâm thế dự giờ, chuẩn bị đồ dùng dạy học...
c. Dự giờ hội giảng: Là hoạt động sư phạm mang tính tập thể GV trong 
trường. Ưu điểm là:
- Dấy lên phong trào dạy học trong nhà trường.
- Qua hội giảng GV củng cố kiến thức các bước lên lớp mỗi môn, mỗi phân môn.
- Qua hội giảng GV học tập kinh nghiệm sư phạm: tri thức, phương pháp, phong thái sư phạm, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học của mình mỗi ngày một vững vàng về tri thức nhuần nhuyễn về phương pháp hơn.
* Thông qua việc dự giờ hội giảng CBQL cần mở chuyên đề đánh giá những ưu điểm, những tồn tại trong hoạt động chuyên môn của một đợt hội giảng như vậy thúc đẩy sự sáng tạo, sự đột phá, sự đổi mới trong việc linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học. Khích lệ được những GV có nhiều cố gắng trong chuyên môn, từ đó tạo lên phong trào thi đua dạy tốt học tốt.
d. Dự giờ chuyên đề: Là hoạt động sư phạm cấp trường hoặc cấp tổ nhằm đi đến thống nhất các bước lên lớp, hay tháo gỡ một dạng bài lí thuyêt hoặc thực hành nào đó khó dạy. Ưu điểm là:
- Qua dự giờ chuyên đề GV nắm bắt được tiến trình, phương pháp dạy học của một dạng bài nào đó.
- Qua hoạt động chuyên đề đẩy mạnh hoạt động tổ chuyên môn
- Qua dự giờ chuyên đề tháo gỡ những khó khăn chuyên môn cấp khối tổ gặp phải, làm chỗ dựa vững mắc cho GV mới ra nghề học tập chuyên môn.
* Thông qua dự giờ chuyên đề thúc đẩy hoạt động chuyên môn bằng việc thực hiện đúng tiến trình lên lớp, GV trao đổi những kinh nghiệm dạy học, việc làm đó tôn vinh những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm và thúc đẩy việc dạy học và việc đúc rút kinh nghiệm trong dạy học.
e. Dự giờ có sử dụng công nghệ thông tin: là hoạt động sư phạm ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Ưu điểm là:
- Những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin khai thác được nhiều hình 
ảnh sống động vào bài giảng làm cho bài giảng sinh động HS tiếp thu bằng cả kênh 
hình và kênh chữ tốt hơn.
- Đối với GV tiết dạy nhẹ nhàng mà hiệu quả hơn.
- Đối với CBQL đã mở ra cho GV một sân làm việc tri thức mà cập nhật được nhiều thông tin.
* Để đẩy mạnh hoạt động chuyên môn trong nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin tôi làm từng bước như sau:
Bước 1: Khuyến khích GV dạy học và soạn giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, có thể lúc đầu là những tiết dạy trong hội giảng được sự hỗ trợ của những CBGV có tay nghề vi tính tốt.
Bước 2: Nhân điển hình bằng việc tuyên dương những tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên dương những GV đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ thông tin.
Bước 3: Trong hội giảng việc đánh giá của CBQL có cộng điểm ưu tiên.
g. Dự giờ song song: là việc dự cùng một tiết nhưng dự hai GV khác nhau.
* Ưu điểm:
- So sánh được cùng một nội dung kiến thức: mỗi GV vận dụng phương pháp dạy học, cách thức tổ chức khác nhau... nên hiệu quả giờ dạy khác nhau.
- Tìm được những sáng tạo của mỗi GV để tháo gỡ kiến thức nội dung bài giảng.
* Thông qua việc dự giờ: CBQL cho người dạy tiết 1 cùng dự để rút kinh nghiệm cho việc dạy của mình và bổ sung cho đồng nghiệp. GV dạy tiết thứ nhất học được ở GV dạy tiết sau những vấn đề gì? Người dạy tiết thứ nhất bổ sung cho người dạy ở tiết dạy sau những vấn đề gì?
* Thông qua việc làm đó: Mỗi GV thấy rõ nhất điểm mạnh của mình để phát 
huy, để tự khẳng định mình và điểm hạn chế của mình của đồng nghiệp để rút kinh 
nghiệm cho tiết dạy sau tốt hơn.
4. Kết quả: Sau bao năm thực hiện dự giờ kiểm tra đánh giá tôi rút ra kết quả như sau:
Cùng một GV, cùng một tiết dạy đó ở hai năm học liền kề nhưng kết quả khác nhau: Toán 5 trang 112 luyện tập về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương:
Tiết dạy trước khi có sự rút kinh nghiệm sau dự giờ
Tiết dạy sau khi có sự rút kinh nghiệm dự giờ
Bài học đạt được
1. KTBC: gọi HS lên bảng tính Sxq và Stp hình hộp lập phương có cạnh là 7cm.
Hỏi lớp về cách tính Sxq và Stp của HHCN và HHLP
1. KTBC: gọi HS lên bảng tính Sxq và Stp hình hộp lập phương có cạnh là 7cm.
Hỏi lớp về cách tính Sxq và Stp của HHCN và HHLP
Kiểm tra được nội dung bài cũ, có sự vận dụng kiến thức vào thực hành, có sự phân biệt so sánh hai dạng bài liền kề
2. Bài mới:
Bài1:Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2m5cm.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Số đo cạnh gồm mấy đơn vị đo? Muốn làm bài ta cần đổi về cùng một đơn vị đo?
2. Bài mới:
Bài1:Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2m5cm.
Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì?Em có nhận xét gì về số đo của cạnh? Để giải bài toán này theo em việc đầu tiên cần làm gì? Em hãy nêu các bước giải bài toán?
Hệ thống câu hỏi đã đưa HS vào tình huống có vấn đề, bắt buộc HS muốn trả lời câu hỏi phải tư duy trước, HS phải định hình được các 
bước để giải bài toán trước khi vào làm bài.
Bài 2: Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương? 
(Hình1)
(Hình 2)
( Hình 3)
( Hình4)
GV đưa mô hình lên bảng và yêu cầu HS dưới lớp gấp trên bằng đồ dùng chuẩn bị của HS.
Bài 2: Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương? 
(Hình1)
(Hình 2)
( Hình 3)
( Hình4)
GV đưa mô hình lên bảng và yêu cầu HS dưới lớp gấp trên bằng đồ dùng chuẩn bị của HS.
GV hỏi củng cố về HLP có mấy mặt? các mặt có đặc điểm gì?
HS được thực hành kiến thức vào thực tế, HS khắc sâu kiến thức được kiến thức bài cũ và so sánh được 
kiến thức các bài có liên quan.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
 10 cm
 A
 5 cm
 B
GV: Yêu cầu HS làm bài trên giấy nháp, tính kết quả Sxq và Stp của 2 hình rồi so sánh và ghi nhận xét đúng, sai.
a,Sxq của HLP A gấp 2 lần Sxq của HLP B 
b,Sxq của HLP A gấp 4 lần Sxq của HLP B 
c,Stp của HLP A gấp 2 lần Stp HLP B 
d,Stp của HLP A gấp 4 lần Stp của HLP B 
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
 10cm
 A
 5 cm
 B
GV: Yêu cầu HS làm bài trên giấy nháp, tính kết quả Sxq và Stp của 2 hình rồi so sánh và ghi nhận xét đúng, sai.
a,Sxq của HLP A gấp 2 lần Sxq của HLP B 
b,Sxq của HLP A gấp 4 lần Sxq của HLP B 
c,Stp của HLP A gấp 2 lần Stp HLP B 
d,Stp của HLP A gấp 4 lần Stp của HLP B 
Hệ thống câu hỏi đã đưa HS vào tình huống. HS tự nêu các bước làm, tự tìm các cách làm. HS so sánh được cách làm thứ 2 ngắn gọn bám sát vào công thức tính Sxq và Stp hình lập phương.
C. KẾT LUẬN:
1. Như vậy tiết dạy sau khi rút kinh nghiệm dự giờ: 
- Về phương pháp có nhiều đổi mới GV đã phát huy khả năng học tập của HS, tạo cho HS một phương pháp độc lập, tự chủ, có ý thức tìm tòi nhiều phương pháp giải cho một bài toán.
- Về nội dung GV đã khai thác được kiến thức ở nhiều mức độ khác nhau, khắc sâu được kiến thức cơ bản, mở rộng cho HS nhiêu cách giải cho một bài toán. Hệ thống câu hỏi đã đưa HS vào tình huống có vấn đề bắt HS phải tư duy trước khi trả lời, bắt HS có cái nhìn tổng thể trước khi giải toán.
- Về phong thái: GV tự tin, nhẹ nhàng gần gũi có điều kiện giúp đỡ được HS yếu mà vẫn phát huy được khả năng của HS khá giỏi.
- Về kết quả học tập của HS: học sinh được làm việc nhiều hơn, học sinh có nhiều ý tưởng trình bày, tự minhg làm chủ trong các hoạt động học tập của mình, được khuyến khích trong việc tìm nhiều lời giải cho một bài toán.
2. Về GV: Sau khi được dự giờ thăm lớp GV đã chủ động nhiều trong tâm thế lên lớp, GV tự tin và vững vàng về kiến thức, nhuần nhuyễn về phương pháp. Hạn chế tâm lí ngại đón CBQL dự giờ mà thay vào đó là sự sẵn sàng trao đổi chuyên môn cùng CBQL.
3. Về CBQL: Thúc đẩy việc hoạt động chuyên môn trong nhà trường, tạo ra một phong trào thi đua dạy tốt học tốt, thúc đẩy được các hoạt động của Tổ chuyên môn, thúc đẩy được cá nhân tích cực trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.
* Bài học:
1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cốt cán và toàn bộ giáo viên:
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm tra- đánh giá giờ dạy 
trên lớp cho tất cả giáo viên trong trường vì khi mỗi giáo viên có nhận thức tốt thì họ sẽ cố gắng trong công tác giảng dạy và đi đến sự đánh giá chính công việc của bản thân mình. Họ sẽ tự cảm thấy những phần còn hạn chế để khắc phục, những mặt mạnh để phát huy. Do đó CBQL phải tuyên truyền vận động, các buổi học các văn bản của ngành và các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đánh giá giờ dạy trên lớp cho đội ngũ cốt cán, cho mọi giáo viên qua tuyên truyền, qua học tập các văn bản.
- Nâng cao chất lượng giáo viên bằng cách:
+ Tạo điều kiện tối đa về vật chất và tinh thần cho mọi giáo viên được làm việc tốt nhất.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên được đi học các lớp năng cao văn hoá, nghiệp vụ sư phạm ngắn hạn và dài hạn tiến tới chuẩn hoá về trình độ Cao Đẳng, Đại Học Tiểu học.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cốt cán để họ làm tốt việc đánh giá giờ dạy trên lớp.	
2. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL:
Là người CBQL phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng có như vậy mới chỉ đạo tốt được việc dạy và học cũng như việc kiểm tra- đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Vì vậy CBQL phải qua đào tạo cơ bản về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn hoặc tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu tài liệu để nắm bắt xu hướng phát triển đổi mới của ngành giáo dục, tham dự tất cả các lớp tập huấn, chuyên đề về đổi mới phương pháp để chỉ đạo việc kiểm tra- đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên trong nhà trường tốt hơn .
CBQL không những giỏi chuyên môn mà còn phải tích cực đi đầu trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, làm điểm tựa cho GV triển khai dạy học trên máy và có trình độ đánh giá GV trong việc dạy học áp dụng công nghệ thông tin.
3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra- đánh giá theo tuần - tháng - năm.
- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cần được công bố ngay đầu năm học.
- Kế hoạch phải được chuẩn bị trước để độ sai số giảm tối đa.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho việc kiểm tra- đánh giá giờ lên lớp hàng tuần, tháng, năm, công bố toàn trường và những đơn vị tổ chức trong và ngoài nhà trường có liên quan đến kế hoạch.
* Kiến nghị:
- CBQL cần gương mẫu trong việc thực hiện quy chế chuyên môn dự đầy đủ theo quy định và phát động mọi thành viên trong nhà trường tham gia dự giờ đủ theo quy chế.
- Qua kiểm tra- đánh giá giờ dạy thì các cấp quản lý của ngành giáo dục phải có chế độ khen thưởng thích đáng để kích thích động viên họ, đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên có kết quả giảng dạy còn thấp giúp họ đạt yêu cầu trong giảng dạy./.
 Phong Tân, ngày 20 tháng 4 năm 2015
 Người viết
 Trần Văn Trí

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_manh_hoat_dong_day_hoc_thong_qua_v.doc
Sáng Kiến Liên Quan