Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong hợp tác nhóm ở phân môn Luyện từ và câu - Lớp Năm
Ở lứa tuổi Tiểu học, các em rất thích sáng tạo để chứng minh mình với mọi người, rất thích khám phá cái mới. Vì vậy, thông qua những môn học, các em được mở rộng kiến thức, hoàn thiện vốn sống của mình, từng bước tiếp cận với cuộc sống hiện đại. Trong chương trình Sách giáo khoa nói chung, đặc biệt là chương trình Tiếng Việt nói riêng, phân môn Luyện từ và câu với cơ cấu nội dung sinh động, vừa gần gũi cuộc sống thực tế vừa mở rộng tầm hiểu biết của các em.
Từ thực tế trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài này với hi vọng mang lại cho mỗi giáo viên chúng ta một số kinh nghiệm trong việc tổ chức kĩ năng hợp tác nhóm cho học sinh đã được thực hiện tại lớp học và rút kinh nghiệm qua những lần dự giờ, thao giảng. Tôi mong rằng những kinh nghiệm này sẽ đưa đến cho giáo viên chúng ta những cách thức mới để giảng dạy hiệu quả hơn, học sinh học tập tốt hơn.
động mà ít hoặc không có sự tham gia của các em học còn lại. Vì thế, khi học sinh đang làm việc trong nhóm, giáo viên nên quan sát, theo dõi để luôn động viên, khích lệ các em học sinh cùng làm việc, đồng thời nhắc nhở các nhóm trưởng phải linh hoạt trong vai trò điều khiển của mình. +Ở các nhóm cùng trình độ, có thể xảy ra tình trạng những nhóm học sinh có khó khăn trong học tập bị chế giễu, dẫn tới sự tự ti và hạn chế sự phát triển. Vì thế, giáo viên khi lên kế hoạch cho các nhóm làm việc nên bố trí các yêu cầu, nội dung thảo luận phù hợp với trình độ của từng nhóm. -Khi giao việc cho nhóm, giáo viên nên ấn định thời gian thảo luận. Điều này giúp cho học sinh làm việc tích cực hơn, giáo viên được chủ động hơn trong việc phân bố thời gian các hoạt động của tiết học. -Cân nhắc việc chia nhóm, thay đổi nhóm, tạo nhóm mới để đảm bảo hai yếu tố an toàn và thách thức trong nhóm. -Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định lại ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý hay không. Nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học. -Tóm tắt, tổng hợp, liên kết các ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài. Vì vậy, khi tổ chức dạy học theo nhóm, chúng ta cần lưu ý những điểm sau: * Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức dạy học theo nhóm. -Tuyệt đối không để học sinh có khó khăn trong học tập, học sinh hòa nhập đứng “bên lề tiết học”. Cần quan tâm, lưu ý nhều hơn, khích lệ động viên để các em thoát khỏi sự nhút nhát, tự ti mà trở nên mạnh dạn cùng các bạn tham gia thảo luận nhóm. -Không can thiệp quá sâu vào quá trình làm việc của nhóm (đóng góp ý kiến như một thành viên của nhóm) hoặc hỏi nhiều câu hỏi làm ảnh hưởng đến sự tập trung của nhóm. -Chức danh của các thành viên trong nhóm: Tùy vào số lượng của nhóm mà giáo viên đề ra các chức danh. Nhóm trưởng có vai trò quan trọng nhất. Nhóm trưởng phải là người khởi động buổi thảo luận nhóm bằng cách tạo bầu không khí, vào đề một cách sinh động và thật sự thoải mái. -Mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết và hiểu công việc của nhóm và của bản thân. Mỗi người đều phải tích cực suy nghĩ và tham gia vào các hoạt động của nhóm (phát biểu ý kiến, tranh luận,), phải biết lắng nghe ý kiến của nhau, thoải mái khi phân tích và nói ra những điều mình suy nghĩ. -Trong khi thảo luận, người nhóm trưởng phải điều động các thành viên tham gia tích cực vào nội dung thảo luận. Nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích người rụt rè, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngay từ những lần đầu tiên làm việc nhóm cho đến khi các em quen việc, các em phải cùng nhau hợp sức để hoàn thành công việc. -Khi làm việc nhóm, tự các nhóm có quyền lựa chọn cách thực hiện nào tùy thích, sao cho kết quả đạt được phải đạt yêu cầu của giáo viên giao. -Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau làm nhóm trưởng, thư kí, báo cáo viên. ở mỗi lần làm việc nhóm. Việc làm này để tránh học sinh làm qua loa, hình thức, nếu không có sự kiểm tra của giáo viên, một số em yếu thụ động, không chịu động não suy nghĩ hoặc thuộc lòng, đọc vẹt, không bày tỏ ý kiến của mình. Ngược lại, những em nhanh nhẹn thì tự quyết định vấn đề mà không cần có sự tham gia của nhóm.Vì thế, để đảm bảo cho tất cả học sinh đều tham gia làm việc một cách chủ động, một mặt, giáo viên nên khuyến khích, động viên các em, nhất là các em còn nhút nhát. Mặt khác, giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng quản lí nhóm và theo dõi phân công các thành viên trong nhóm làm việc. -Tổ chức cho các nhóm thi đua với nhau qua bảng tổng hợp làm việc giữa các nhóm, trong quá trình diễn ra hoạt động nhóm, nhóm nào làm việc tốt, không gây ồn ào, không có thành viên làm việc riêng thì nhóm đó được nhận một bông hoa và ngược lại. Nhóm trưởng sẽ chịu trách nhiệm khi có bạn trong nhóm không hợp tác. -Ngoài những biện pháp nêu trên, đối với sinh hoạt tổ khối nên họp chuyên môn để trình bày, giải quyết những khó khăn về học theo nhóm, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. -Giáo viên nên tạo không khí thoải mái, vui vẻ khi học nhóm. -Thường xuyên cho các nhóm thi đua để kích thích sự hào hứng, nhiệt tình trong hoạt động của nhóm. -Sau giờ họp nhóm, nhóm trưởng có thể nêu tên những bạn hoạt động tốt để cả lớp cùng tuyên dương. -Giáo viên khen thưởng, khích lệ tinh thần hoạt động của tất cả các nhóm. -Tôn trọng các kết quả làm việc của nhóm. Nếu có sai, giáo viên không nên la mắng, chỉ trích mà nên nhắc nhở, khuyến khích học sinh làm việc tốt hơn. 4. Kiểm tra kết quả học tập theo nhóm. Kết quả học tập của học sinh là thước đo kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh. Khi phân công học tập theo nhóm thì nhất thiết cần phải có hoạt động kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của nhóm. Vì vậy, khi hết thời gian thảo luận nhóm, giáo viên cần tạo điều kiện cho đại diện của một hay hai nhóm trình bày kết quả. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung để đi đến thống nhất kết quả. Để khẳng định hiệu quả của việc dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở phân môn Luyện từ và câu, tôi thiết kế bài giảng (giáo án điện tử) và thực hiện trong các tiết thao giảng, thi giảng để đồng nghiệp dự và rút kinh nghiệm. Sau đây tôi xin trình bày một thiết kế bài dạy với nội dung cụ thể như sau: Thiết kế bài dạy. Môn: Luyện từ và câu. Tiết: 40 Bài:Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. I. Mục tiêu: - Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND ghi nhớ). - Nhận biết các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép (BT1) ; biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3). *Hs hòa nhập: Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, giáo án điện tử, hoa học nhóm, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV và HS Nội dung * HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu phần nhận xét. * Bài 1/ 21: Làm việc với SGK. -HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. -GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm câu ghép.( HSNK) -HS thực hiện trong SGK. -GV gọi HS trình bày. -Lớp theo dõi, nhận xét. -GV nhận xét, kết luận. * Bài 2//22: Làm việc nhóm. - 1HS đọc yêu cầu của BT. - Tổ chức cho HS thực hiện nhóm đôi với phiếu học tập. -GV nêu cách chia nhóm. - Các nhóm thực hiện phiếu. -GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng. -Cho đại diện 1 , 2 nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm khác bổ sung. -GV nhận xét và sửa sai cho học sinh. *Bài 3/22: Làm việc cá nhân. -HS đọc yêu cầu bài tập. -GV yêu cầu cả lớp thực hiện nháp. -HS trình bày.( HSKK- HS hòa nhập) -Lớp, GV nhận xét. * HĐ2 : Hướng dẫn rút ra ghi nhớ. -GV gợi ý, HS rút ra ghi nhớ. - Gv gọi HS đọc ghi nhớ .(2HS) * HĐ3 : Hướng dẫn luyện tập. * Bài 1/ 22 : -HS đọc yêu cầu và nội dung củaBT. -GV hướng dẫn xác định : +Bài tập có mấy yêu cầu? +GV dướng dẫn học sinh thống nhất cách tách các vế câu ghép và xác định QHT trong câu. -GV tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm, chia nhóm (nhóm ngẫu nhiên theo màu hoa: GV phát mỗi bạn một bông hoa, các bạn có hoa cùng màu sẽ ngồi thành một nhóm). -GV hướng dẫn thực hiện nhóm. Chọn nhóm trưởng, thư kí. -HS thay đổi vị trí và hoạt động theo nhóm. -Đại diện nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm khác nhận xét. -Gv nhận xét, kết luận. * Bài 2/ 23 : -HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. -GV hỏi: Câu ghép bị lược bớt QHT là câu nào? (HSKK) Khôi phục lại bằng cách nào? -HS thực hiện cá nhân vào SGK. -HS trình bày -Lớp nhận xét. * GV hỏi: Vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó? ( HSNK) -Nhận xét. * Bài 3/ 23 : -HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. -HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ. - GV đánh giá, nhận xét. * HĐ4: Củng cố, dặn dò - HS đọc lại ghi nhớ, cho ví dụ. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ : Công dân. * Lời giải: Các câu ghép : câu 1: anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại mở, một người nữa tiến vào câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. câu 3: Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. + Câu 1 : anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở,/ một người nữa tiến vào (có 3 vế câu ) + Câu 2 : Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự, / nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí. (có 2 vế câu ) + Câu 3 : Lê-nin không tiện từ chối, đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc. (có 2 vế câu ) Câu 1: vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng quan hệ từ thì. Vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp, giữa 2 vế có dấu phẩy. Câu 2: vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy..nhưng Câu 3: vế 1 và vế 2 nối trực tiếp ( giữa 2 vế câu có dấu phẩy). Nội dung : 1.Các vế câu trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng một quan hệ từ hay một cặp quan hệ từ. 2.Những QHT thường đực dùng là: và, rồi, còn, thì, nhưng,. 3. những cặp QHT thường được dùng là: -vì.nên; do.nên.; .. -nếu thì; hễthì;. -tuy.nhưng..; mặc dùnhưng. -chẳng những.mà.; không chỉ. mà. +Có 3 yêu cầu: tìm câu ghép, xác định các vế câu và các cặp QHT trong câu. + Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu. + Cặp QHT trong câu là : nếuthì +Câu có dấu (..) . +Điền QHT vào chỗ () (Nếu) Thái hậugiúp nước (thì) thần xin cử Trần Trung Tá. * Tác giả lược bớt các từ trên để câu văn gọn, thoáng, tránh lặp từ. Lược bớt mà người đọc vẫn hiểu được nội dung của đoạn văn. * Lời giải: b/ Ông đã nhiều lần can gián mà (nhưng) vua không nghe. c/ Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình ? * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: -Ưu điểm: Giáo viên chuẩn bị bài chu đáo, tổ chức lớp học sinh động. Học sinh tham gia tích cực và chủ động tìm ra kiến thức, mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình với bạn. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học theo nhóm. Các hoạt động trong nhóm diễn ra nhịp nhàng và đạt hiệu quả tốt. Có chú trọng đến các đối tượng học sinh nhất là học sinh khó khăn trong học tập, có sự tự tin cùng tham gia hoạt động với bạn bè. -Hạn chế: Chưa bao quát hết lớp khi các nhóm làm việc. IV.Kết quả chuyển biến Sau thời gian thực hiện các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong hợp tác nhóm ở phân môn Luyện từ và câu, tôi nhận thấy học sinh của lớp có chuyển biến tốt và tôi tổng kết được những kết quả như sau: - Nền nếp học theo nhóm rất tốt. - Hầu hết các em đều yêu thích môn học này, rất hào hứng khi được cùng làm việc trong nhóm để lĩnh hội kiến thức. - Học sinh biết chia sẻ kết quả học tập với bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi bạn còn lúng túng. - Lớp học sinh động, vui vẻ. Học sinh tham gia phát biểu tích cực, dạn dĩ hơn, mạnh dạn trình bày ý kiên của mình. - Sự phát triển tư duy quan sát, suy đoán của học sinh qua việc thảo luận nhóm được nâng lên. - 100% học sinh đạt yêu cầu về hoàn thành bài học của mình, làm tốt các bài tập. - Học sinh biết hòa mình vào tập thể, biết quan tâm chia sẻ với nhau những điều khó khăn mình gặp phải và cùng nhau giải quyết vấn đề. - Học sinh biết lắng nghe bạn, và biết kiên nhẫn chờ đến lượt mình trình bày ý kiến, không làm ồn ào, mất trật tự. Phần 3 KẾT LUẬN 1.Tóm lược giải pháp Việc tổ chức dạy học nhằm phát huy trính tích cực học tập của học sinh đã tạo được nhiều cơ hội để học sinh được hòa mình vào tập thể, các em mạnh dạn hơn trong việc tìm hiểu và chia sẻ kết quả học tập với bạn. Để đạt được điều đó, qua quá trình nghiên cứu, tôi đút kết được một số giải pháp sau: -Giáo viên phải quan sát, phát hiện và hỗ trợ các nhóm có khó khăn, các nhóm hoạt động chưa hiệu quả để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh. -Động viên, khuyến khích và khen ngợi các nhóm có tinh thần hoạt động tốt để các em phấn khởi, tự tin hơn trong học tập. -Thái độ của giáo viên cần phải thể hiện sự gần gũi, thân mật, hợp tác, khuyến khích, đồng tình, tạo niềm tin cho các em. -Theo quy tắc thông thường, giáo viên không nên nói trước toàn lớp trong khi các nhóm đang hoạt động (trừ khi điều đó không thể tránh khỏi). Nếu cần, giáo viên hãy dừng mọi hoạt động để tất cả học sinh tập trung chú ý nghe những điều mình muốn nói. -Chịu khó lắng nghe và tôn trọng mọi ý kiến của học sinh . -Quan tâm theo dõi học sinh có khó khăn trong học tập, học sinh khuyết tật để động viên giúp đỡ các em tự tin tham gia các hoạt động. -Khen ngợi khi các nhóm đưa ra kết quả chính xác, khuyến khích, uốn nắn một cách tế nhị khi các nhóm đưa ra kết quả chưa chính xác, tránh làm xúc phạm và đặc biệt, tránh làm tổn thương học sinh. -Lời nhận xét của giáo viên phải gần gũi, thân mật, tạo được niềm tin cho học sinh khi đến lớp. -Suốt quá trình họp tập, giáo viên nên bao quát lớp để giúp đỡ gợi mở cho nhóm tránh làm thay cho nhóm. Chính sự khéo léo của giáo viên sẽ mang đến không khí học tập sôi nổi, phong phú và đa dạng. -Góp phần rèn luyện tinh thần tự chủ của học sinh, một số hoạt động có thể giao cho học sinh tự làm mà giáo viên không cần trực tiếp thực hiện. -Tạo nhiều cơ hội để học sinh nâng cao năng lực hợp tác và hòa nhập với cộng đồng, các em tự xác định được trách nhiệm của bản thân đối với công việc chung của nhóm, các em biết lắng nghe và trình bày ý kiến của mình. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải khắc phục một số nhược điểm khi tổ chức hoạt động dạy học bằng cách chia nhóm như: -Sĩ số lớp quá đông thì giáo viên khó kiểm soát được tất cả hoạt động của học sinh. -Nếu quá lạm dụng việc chia nhóm thì mất nhiều thời gian, vì thế giáo viên không đủ thời gian tổng kết kiến thức cho học sinh, -Không phải bài học nào cũng dạy học theo phương pháp phân nhóm. Do đó, để việc tổ chức dạy học phân môn Luyện từ và câu đạt hiệu quả nhất thì giáo viên cần biết dựa vào các điều kiện thực tế và kết hợp các phương pháp dạy học với nhau như: đàm thoại, thuyết trình, giảng giải,. Tóm lại, việc thực hiện các phương pháp dạy học theo định hướng đổi mới rất cần thiết, song việc hài lòng ngay với thực tại sẽ không đem lại hiệu quả dài lâu. Bởi vì trong thực tế, cái mới luôn nảy sinh và phát triển, đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt và thay đổi kịp thời để thích ứng với xã hội hiện nay. 2)Phạm vi sử dụng: Đây là đề tài mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong quá trình giảng dạy thực tiễn tại đơn vị. Tôi hi vọng với nội dung và phương pháp thể hiện trong đề tài này sẽ được các thầy cô ở các trường Tiểu học trong Tỉnh thử nghiệm và đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện và vận dụng có hiệu quả hơn. Long Hòa, ngày 05 tháng 5 năm 2016. Người thực hiện Lê Thị Kim Ngân Phụ lục Các Tư liệu tham khảo: 1. Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 1-2.NXB Giáo dục-XB năm 2006. 2. Sách giáo viên Tiếng Viêt lớp 5, tập 1-2. NXB Giáo dục –XB năm 2006. 3. Tạp chí “Giáo dục Tiểu học” Tập 8 –NXB Giáo dục . 4.Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tiểu học- Chu kì III (2003-2007) ,Tập 1 - NXB Giáo dục-XB năm 2005. 5. Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG I. QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC: – Viết trên mặt khổ giấy 21 x 33 đánh máy hoặc viết tay. Nếu thiếu giấy trong mẫu thì gắn thêm giấy vào phần cần viết thêm. – Phải ghi đầy đủ tên đề tài, họ tên, đơn vị, tháng năm hoàn thành vào đúng chổ qui định. II. TRÌNH TỰ CỦA BÀI VIẾT: 1.Theo trình tự bài viết ở trang 3, có thể thêm các phần khác nhưng không được thiếu các phần trong trình tự đã nêu. 2.Lưu ý các mục sau: Mục I.1: Nêu lý do chọn đề tài, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,... Mục I.2: Nêu rõ mục đích chọn đề tài để nhằm giải quyết vấn đề gì? Mục I.3: Lịch sử đề tài, nêu rõ quá trình hình thành đề tài, đề tài mới hay áp dụng đề tài đã có. Mục I.4: Nêu khái quát kinh nghiệm,SKKN đã làm từ lúc nào? Ở đâu? Đối tượng nào? Mục II: (1) : Miêu tả, thống kê, số liệu của thực tế trước khi áp dụng KN, SKKN. (2) : Từ thực tế rút ra điều gì phải làm(cơ sở thực tế, cơ sở lý luận...) (3) : Miêu tả tiến trình thực hiện, các giải pháp kinh nghiệm, SKKN nêu rõ các phương pháp thực hiện đề tài. (4) : Đánh giá các kết quả đạt được, thống kê số liệu cụ thể (nếu có) các diễn biến của đối tượng. Mục III: (1) : Tóm lược giải pháp, đút rút kinh nghiệm đã nêu (rõ ràng dể hiểu...) có thể nâng lên về mặt lý luận. (2) : Giá trị của kinh nghiệm , SKKN, áp dụng được ở đâu? Đối tượng nào? (3) : Nêu những kiến nghị là những yêu cầu tối thiểuđể hổ trợ cho việc thực hiện kinh nghiệm., SKKN đã nêu. III. GỢI Ý CÁCH CHỌN ĐỀ TÀI 1. Loại đề tài mang tính chất chung: Giáo dục đạo đức HS, giáo dục HS cá biệt, rèn luyện HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi, quản lý lao động cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường học, tổ chức một lớp học, tổ chức học nhóm, học tổ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học có hiệu quả. Quản lý việc dạy học đủ 9 môn học bắt buột ở tiểu họ có hiệu quả,... 2. Loại đề tài mang tính chất phục vụ cho bộ môn: Nâng cao chất lượng môn học vần lớp 1, rèn luyện kỹ năng qua tiết luyện tập môn toán 5, để giúp nhớ lâu công thức toán ở lớp 6, 7... Kinh nghiệm hướng dẫn thành công tiết thực hành môn sinh vật 8, rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 3, làm thế nào để dạy tốt môn GDSK, nâng cao chất lượng môn giáo dục âm nhạc, rèn luyện kỹ năng tạo hình... 3. Loại đề tài sáng tạo ĐDDH các nghành học cấp học. 4. Loại đề tài áp dụng SKKN của tác giả khác: Phải nêu được SKKNđã có sau đó trình bày quá trình thực hiện , phương pháp, giải pháp, của cá nhân khi áp dụng SKKN đã có, kết quả đạt được. 5. Loại đề tài vận dụng SKKN của tác giả khác thì phải ghi rõ: Vận dụng SKKN của tác giả nào? Áp dụng vào đối tượng nào? 6. Đối với cá nhân, nếu có đề tài tâm đắc, kiên trì áp dụng thì được viết lại, trong đó : – Có nêu giải pháp đã áp dụng trước đây( kinh nghiệm, SKKN cũ) – Hiện tại điều chỉnh , bổ sung phần nào, giải pháp nào? 7. Những SKKN của tập thể phải ghi rõ: đồng tác giả và phải có bảng phân công cụ thể, kế hoạch thực hiện của từng tác giả . Đối với loại SKKN này nội dung đề tài phải nhằm giải quyết những vấn đề lớn trong phạm vi rộng: trường, huyện, tỉnh, và phải được hội đồng khoa học cấp ngành tỉnh duyệt đồng ý mới cho phép thực hiện. IV. TỔ CHỨC XEM XÉT ĐÁNH GIÁ KINH NGHIỆM SKKN (1): SKKN được xem xét, đánh giá từ Hội Đồng KHGD của trường, Phòng GDĐT, Sở GDĐT( có biên bản chung có lời nhận xét đánh giá trên từng SKKN ở trang 2). 2): Dựa vào hình thức và nội dung bài viết , các bài viết( kinh nghiệm, SKKN ) được đánh giá xếp loại như sau: *Loại A : + Hình thức: Đảm bảo theo đúng mẫu qui định. + Nội dung: Là những sáng kiến giải quyết những vấn đề đúng đường lối, quan điểm giáo dục, đảm bảo tính khoa học, có những biện pháp cụ thể, thiết thực sát đúng, có hiệu quả rõ rệt, có thể phổ biến cho ngành áp dụng rộng rải trong tỉnh và có thể từ đó rút ra được một số vấn đề về lý luận giáo dục. Loại C : + Hình thức: Đảm bảo theo đúng mẫu qui định. + Nội dung: Là những sáng kiến bình thường, giải quyết một số vấn đề cần thiết với những biện pháp cụ thể, đạt kết quả vừa phải, có thể phổ biến trong phạm vi trường học hoặc huyện không phổ biến được trong tỉnh. Loại B: + Hình thức: Đảm bảo theo đúng mẫu qui định. + Nội dung : Những sáng kiến chưa đạt loại A, nhưng cao hơn loại C Loại C ( Chưa đạt) + Những sáng kiến kinh nghiệm không đạt yêu cầu. + Sai quan điểm, đường lối, phương pháp giáo dục. + Sáng kiến kinh nghiệm không đạt hiệu quả. + Sáng kiến kinh nghiệm không có tính khả thi. + Loại bài viết không phải là SKKN. + Loại bài viết sao chép tài liệu đã có. ******************* MỤC LỤC ¯ I/ Lý do chọn đề tài Trang 1 Lí do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 Các phương pháp nghiên cứu 2 Lịch sử đề tài 2 Phạm vi sử dụng 3 II/ Nội dung công việc đã làm Trang 4 Thực trạng đề tài 4 Nội dung cần giải quyết 5 Biện pháp thực hiện 8 Kết quả chuyển biến 19 III/ Kết luận Trang 20 Tóm lược giải pháp 20 Phạm vi áp dụng 21 IV/ Phuï luïc ..Trang 22 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO LONG AN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẦN ÑÖÔÙC ooo Giáo viên: Lê Thị Kim Ngân Đơn vị: Trường Tiểu học Long Hòa Huyện: Cần Đước – Long An Năm học: 2015 - 2016
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_hoc_tap_cua_hoc.doc