Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua giải một số bài tập và thực hành Tin học 12

Thực chất của hoạt động học là một quá trình nhận thức. Để hoàn thành

được nhiệm vụ của mình người học sinh phải phát huy cao độ tính tích cực trong

hoạt động. Tính tích cực nhận thức là gì?

Một số tác giả dưới góc độ triết học quan niệm rằng tính tích cực nhận

thức thể hiện thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. Nghĩa là

tài liệu học tập được phản ánh vào não học sinh và được chế biến đi, được hòa

vào vốn kinh nghiệm đã có của chúng và được vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào

các tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và cải tạo bản thân mình.

Có những tác giả khác nhau đã nhìn tính tích cực nhận thức dưới góc độ

tâm lí học. Theo tác giả này thì học sinh tồn tại với tư cách là một cá nhân với toàn

bộ nhân cách của nó vì vậy hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy

động các chức năng nhận thức, tình cảm, ý chỉ trong đó chức năng nhận thức

đóng vai trò chủ yếu, các chức năng tâm lí khác đóng vai trò hỗ trợ. Các yếu tố

này kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau tạo nên cái

gọi là mô hình tâm lí của hoạt động nhận thức. Mô hình này không cứng nhắc,4

trái lại luôn biến đổi tạo nên rất nhiều dạng khác nhau tùy theo các nhiệm vụ

nhận thức cụ thể mà học sinh phải thực hiện. Sự biến đổi này càng linh hoạt bao

nhiêu thì học sinh càng dễ thích ứng với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau bấy

nhiêu. Sự biến đổi đó càng linh hoạt, càng năng động bao nhiêu thì càng thể

hiện tính tích cực nhận thức ở mức độ cao bấy nhiêu.

pdf29 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 900 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua giải một số bài tập và thực hành Tin học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các thao tác với 
CSDL quan hệ 
- Chương IV. Kiến trúc và bảo mật các hệ CSDL: Các loại kiến trúc của 
hệ CSDL, vấn đề bảo mật thông tin trong các hệ CSDL. 
7.1.3.3. Các bước để giải một bài tập thực hành Tin học 12 
-. Tìm hiểu bài tập thực hành 
Tìm hiểu bài tập thực hành là việc đọc yêu cầu của bài tập và thực hành từ 
đó xác định được yêu cầu của bài tập thực hành. Từ yêu cầu của bài xác định 
được những yêu cầu cụ thể cần thực hiện. 
-. Lựa chọn cách thực hiện bài tập thực hành 
Đặc trưng của các bài tập và thực hành tin học 12 là thực hiện trên phần 
mềm cụ thể hệ QTCSDL Microsoft Access vì vậy mỗi một công việc có thể có 
nhiều cách thực hiện. Vì vậy học sinh có thể thử thự hiện các cách hoặc chọn một 
cách nào đó dễ thực hiện nhất. 
-. Thực hiện bài tập thực hành trên máy 
Thực hiện bài tập thực hành trên máy là việc học sinh thực hiện cách làm 
các yêu cầu của bài tập và thực hành trên phần mềm cụ thể Access. 
-. Kiểm nghiệm 
Kiểm nghiệm là việc học sinh quan sát kết quả thực hành đối chiếu với kết 
quả thực tế. 
 13 
7.1.4. Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. 
Việc phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua giờ bài tập và 
thực hành Tin học lớp 12 bằng việc áp dụng một số phương pháp dạy học cơ bản. 
7.1.4.1. Trình bày kiến thức bằng lời 
Bài 1. Trang 16 - SGK Tin học 12 
Nêu một ứng dụng của một tổ chức mà em biết? 
Sau bài 1 một số khái niệm cơ bản họa sinh đã biêt bài toán quản lí là gì? 
CSDL là gì? Các công việc thường gặp khi xử lí thông tin của một tổ chức vì vậy 
với bài tập này có thể cho học sinh tự đưa ra ứng dụng cụ thể từ đó mỗi học sinh 
trình bày ứng dụng của mình. Vậy mỗi ứng dụng cần trình bày những nội dung gì? 
HS đưa ra câu trả lời. 
- Nêu tên tổ chức. 
- Trình bày cụ thể về CSDL trong ví dụ đưa ra. 
GV: Gợi ý các nội dung cần trình bày trong bài và gọi 2 học sinh trình bày 
về tổ chức mình đưa ra. 
GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần) 
Sau đó giáo viên kết luận: Vậy có nhiều ứng dụng CSDL nhưng mỗi ứng 
dụng các em cần trình bày những nội dung sau: 
- Nêu tên tổ chức 
- Trong CSDL đó có những thông tin gì? 
- CSDL phục vụ cho những đối tượng nào, vấn đề gì? 
Bài 2. Trang 16 - SGK Tin học 12 
Hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL 
GV: Em hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL 
HS:- Định nghĩa CSDL 
 - Định nghĩa hệ QTCSDL 
GV: Qua các ví dụ được học em thấy dữ liệu trong CSDL được tổ chức 
như thế nào? 
 14 
HS: Dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng 
GV: Nhắc lại điểm khác nhau cơ bản giữa CSDL và hệ QTCSDL 
CSDL là tập hợp các dữ liệu (một hay nhiều bảng dữ liệu) 
Hệ QTCSDL là phần mềm tạo lập, lưu trữ, khai thác dữ liệu trên các bảng 
Bài 3. Trang 16 - SGK Tin học 12 
Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lí mượn/trả sách cần lưu trữ 
những thông tin gì? 
Trong nhà trường học sinh chưa đươc sử dụng thư viện như trên các 
trường đại học nên trước khi yêu cầu học sinh làm bài giáo viên cần mô tả Bài toán 
quản lí thư viện 
GV: Các đối tượng cần quản lí? (đây là các đối tượng có liên quan tới việc 
mượn trả sách) 
HS: Sách, người mượn, việc mượn trả 
HS: Lên bảng liệt kê các loại thông tin cần để quản lí mỗi đối tượng 
GV: Gọi học sinh nhận xét, bổ sung 
HS: nghe và viết. 
Gợi ý: 
- Để quản lí sách cần thông tin gì? (đây chính là những thông tin trên mỗi 
quyển sách) 
Mã sách, tên sách, loại sách, NXB, Năm XB, giá tiền, mã tác giả, nội 
dung(tóm tắt) 
Giáo viên giải thích thông tin về mã sách và tác dụng của mã sách dùng để 
phân biệt từng quyển sách để từ đó họ sinh làm quen dần với khái niệm khóa chính. 
- Để quản lí người mượn cần thông tin gì? 
Mã thẻ, họ tên, ngày sinh, giới tính, lớp, ngày cấp, địa chỉ. 
- Để biết những ai đang mượn sách và những sách nào đang cho mượn 
cần những thông tin gì? 
Mã thẻ, số phiếu, ngày mượn, mã sách mượn, số lượng sách mượn. 
 15 
* Những việc phải làm để đáp ứng yêu cầu của người thủ thư 
GV: Người thủ thư là ai? 
HS: Là người quản lí sách, cho bạn đọc mượn sách. 
HS: Kể tên các việc cần lầm của người thủ thư và nhận xét. 
GV: Nhận xét và bổ sung 
HS: Nghe và viết bài. 
- Kiểm tra để biết người đó có phải là bạn đọc của thư viện không 
- Tra cứu xem sách mà bạn đọc cần còn hay không 
- phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc mượn 
7.1.4.2. Dạy học nêu vấn đề 
Bài tập thực hành 1: Bài 1. Trang 21 – SGK 
GV: Đặt vấn đề 
Nội qui thư viện có ý nghĩa như thế nào trong quản lí gì? 
Thẻ thư viện dùng để quản lí thông tin của đối tượng nào? 
HS: trả lời 
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. 
Nhóm 1 và 2 tìm hiểu nội quy thư viện và thẻ thư viện; 
Nhóm 3 và nhóm 4 tìm hiểu phiếu mượn và trả sách. 
HS: thực hiện phần công việc của nhóm mình. 
GV: Gọi đại diện của mỗi nhóm lên trình bày. 
HS: nhận xét. 
GV: tổng hợp các kết quả của học sinh và đưa ra kết luận. 
Nội quy thư viện: 
- Thời hạn mượn sách; 
- Số lượng sách được mượn mỗi lần; 
- Quy ước về sự cố vi phạm nội qui. 
Thẻ thư viện gồm có 1 số thông tin sau: 
Mã thẻ, họ tên của học sinh, ngày tháng năm sinh, khối, lớp... 
 16 
Phiếu mượn sách chứa 1 số thông tin sau: 
Mã thẻ, tên học sinh, số phiếu, số thứ tự, tên sách, mã sách, ngày mượn... 
Phiếu trả sách chứa một số thông tin sau: 
Số phiếu, ngày trả, tên sách, mã sách, số biên bản ghi sự cố... 
Bài 2. Trang 21 – SGK 
GV: đưa ra vấn đề các hoạt động của thư viện là gì? 
HS: Là những công việc mà việc quản lí thư viện phải thực hiện hàng ngày. 
GV: Chia lớp thành 2 nhóm: 
Nhóm 1: trình bày các hoạt động chi tiết về quản lí sách; 
Nhóm 2: Trình bày các hoạt động chi tiết về mượn trả sách. 
GV: Đưa ra nhận xét và tổng kết các hoạt động. 
HS: nghe và viết bài. 
- Quản lí sách gồm các hoạt động như 
+ Nhập xuất sách vào kho 
+ Thanh lí sách 
+ Đền bù sách 
- Mượn/trả sách gồm các hoạt động như: 
+ Cho mượn: Kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, tìm sách trong kho, ghi sổ 
mượn/trả. 
+ Nhận sách trả: Kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, đối chiếu sách trả với 
phiếu mượn, ghi sổ mượn/trả, ghi sự cố sách trả, nhập sách về kho. 
+ Tổ chức thông tin về sách và tác giả: Giới thiệu sách theo chủ đề, tác 
giả, sách mới. 
Bài 3: Trang 21 – SGK 
Câu hỏi: Các đối tượng cần quản lí là những đối tượng nào? 
HS: Tổng kết các đối tượng từ những hoạt động bài 2 
GV: Yêu cầu mỗi nhóm trình bày thông tin cần quản lí về 2 đối tượng 
GV: Yêu cầu học sinh đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến của mình và các 
 17 
nhóm cùng thảo luận 
GV: Thống nhất những đối tượng cần thiết. 
HS: Thảo luận để thống nhất các thông tin chi tiết 
Câu hỏi: Tại sao cần mã sách, số thẻ, mã tác giả? 
HS: Vì các thông tin đó giúp phân biệt đựoc các học sinh, các quyển sách, 
các tác giả với nhau. 
Sau khi thảo luận GV thống nhất các thông tin chi tiết sách, mượn/trả sách 
- Đối tượng 1: Người mượn 
Số thẻ, họ và tên, ngày sinh, giới tính, lớp, địa chỉ, ngày cấp thẻ, ghi chú 
- Đối tượng 2: Sách 
Mã sách, tên sách, loại sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, giá tiền, mã tác 
giả, tóm tắt nội dung sách... 
- Đối tượng 3 
Mã tác giả, họ và tên tác giả, ngày sinh, ngày mất, tóm tắt tiểu sử... 
7.1.4.3. Cải tiến công tác tự học 
Bài tập và thực hành 2 
1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu chú ý SGK – T41 
HS: Đọc chú ý 
2. Thực hành làm bài tập 
Bài 1. Trang 40 – SGK 
Khởi động Access, tạo CSDL với tên QuanLi_HS. Trong CSDL này tạo bảng 
HOC_SINH có cấu trúc được mô tả SGK- T40 
Câu hỏi: Em hãy trình bày các thao tác cần thực hiện? 
HS: Các thao tác cần thực hiện 
- Khởi động Access 
Start/Program/Microsoft access (hoặc kích đúp vào biểu tượng Access 
trên màn hình nền) 
HS: Trực tiếp thực hành trên máy. 
 18 
GV: quan sát và hướng dẫn (nếu cần) 
- Tạo CSDL QuanLi_HS 
File/New/Blank Database/Nhập QuanLi_HS trong file name. HS: Trực tiếp 
thực hành trên máy. 
GV: quan sát và hướng dẫn (nếu cần) 
- Tạo cấu trúc bảng theo mẫu 
Table/Kích đúp Create table in design view gõ tên các trường và chọn kiểu 
dữ liệu mô tả, chọn các thuộc tính theo mẫu SGK- T40 
HS: Trực tiếp thực hành trên máy. 
GV: quan sát và hướng dẫn (nếu cần) 
Bài 2. Trang 41 – SGK 
Chỉ định khoá chính: 
Câu hỏi: Em hãy giải thích tại sao trường MaSo đáp ứng được là 
trường khoá chính? 
HS: MaSo phân biệt được từng học sinh trong bảng. 
GV: Trình bày các bước tạo khoá chính cho trường MaSo 
Chỉ định trường MaSo là khoá chính 
Tại cửa sổ tạo cấu trúc bảng 
- Chọn trường MaSo (Nháy vào ô ở bên trái tên trường) làm khoá chính 
- Chọn Edit/Primary key 
HS: Trình bày các bước làm và trực tiếp thực hiện trên máy. 
GV: quan sát và hướng dẫn 
7.1.4.4. Kết hợp một số phương pháp dạy học cơ bản để phát huy tính tích cực hoạt 
động của học sinh 
Bài tập và thực hành 3: Bài 1. Trang 48 – SGK 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhập dữ liệu cho bảng đúng như mẫu cho trong 
SGK vì các dữ liệu đã được chọn một cách có chủ ý để các bài tiếp theo được 
thuận lợi, dữ liệu thống nhất thì kết quả của các bài sau dễ kiểm nghiệm chung cho 
 19 
toàn lớp. 
Học sinh nhập dữ liệu xảy ra vấn đề về cách hiển thi dữ liệu khi đó giao 
viên yêu cầu học sinh sửa đổi tính chất của trường để được kết quả hiển thị dữ liệu 
như SGK nếu học sinh không làm được giáo viên đưa ra chú ý sau và yêu cầu học 
sinh ghi nhớ và thực hiện. 
Chú ý: Khi nhập dữ liệu cho các trường ĐTB nếu nhập điểm nào =10.0 mà 
chỉ hiển thị 1.0 thì chọn thuộc tính format/fixed và bỏ chọn input Mask 
HS: Nhập dữ liệu 
GV: Quan sát và chỉnh sửa cho học sinh nếu cần 
- Di chuyển trong bảng (SGK -49) 
- Thêm các bản ghi vào bảng 
- Chỉnh sửa các lỗi trong các trường hợp nếu có 
- Xoá hoặc thêm bản ghi mới 
Kết quả học sinh nhập được bảng dữ liệu như sau: 
Bài 2. Trang 48 – SGK 
- Hiển thị các học sinh nam trong lớp 
Câu hỏi: Em hãy trình bày cách làm để hiển thị các học sinh nam trong lớp? 
HS: 
C1: Chọn 1 ô có trường giới tính là “nam”/ Nháy nút biểu tượng lọc theo ô 
dữ liệu đang chọn. 
C2: Nháy nút biểu tượng lọc theo mẫu/Chọn điều kiện lọc vào trường GT 
là “nam” 
GV: Nhận xét và nhắc lại cách làm. 
 20 
HS: Trực tiếp thực hiện trên máy và quan sát kết quả. 
Kết quả của việc lọc sẽ được danh sách các học sinh nam như sau: 
- Lọc ra danh sách các bạn chưa là đoàn viên 
HS: Thực hiện phần b tương tự như phần a. 
Danh sách các bạn chưa là đoàn viên là: 
- Tìm các học sinh có điểm 3 môn Toán, Lí, Hoá đều trên 8 
Câu hỏi: Với phần này lọc theo cách nào? tại sao? 
HS: Thực hiện việc lọc theo mẫu với điều kiện mỗi trường toan, li, hoa 
lớn hơn 8 vì có nhiều điều kiện lọc. 
GV: yêu cầu học sinh quan sát và đối chiếu kết quả sau đó học sinh đưa 
ra nhận xét. 
GV: chú ý cho học sinh là phải kích chuột vào ô đoàn viên để bỏ chọn điều 
kiện cho trường đoàn viên nếu không máy sẽ hiểu là lọc ra những học sinh với điều 
kiện không phải là đoàn viên sẽ cho kết quả sai (chỉ đưa ra 1 bản ghi là học sinh 
không phải là đoàn viên). 
HS: Thực hiện và quan sát kết quả lọc. 
Bài 3. Trang 49 – SGK 
GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại cách sắp xếp dữ liệu trên bảng 
 21 
HS: 
1. Chọn trường cần sắp xếp 
2. Kích chuột vào biểu tượng của lệnh sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần 
3. Lưu lại kết quả sắp xếp 
Câu hỏi: Cách thực hiện sắp xếp phần a, b và c? 
HS: 
Phần a: Chọn trường Ten, kích chuột vào biều tượng sắp xếp tăng dần. 
Phần b: Chọn trường sắp xếp là trường Toán và chọn lếnh sắp xếp giảm dần. 
Phần c: Chọn trường Van và lệnh sắp xếp theo thứ tự giảm dần. 
HS: Thực hành trực tiếp trên máy và đối chiếu kết quả. 
GV: Quan sát, đối chiếu và sửa chữa cho học sinh nếu cần. 
HS: Quan sát kết quả đúng do giáo viên đưa ra. 
Kết quả quan sát được sau khi sắp xếp như sau: 
- Sắp xếp tên học sinh trong bảng HỌC_SINH theo thứ tự bảng chữ cái 
- Sắp xếp điểm toán theo thứ tự giảm dần để bíêt những bạn nào có điểm toán cao 
nhất 
 22 
- Sắp xếp điểm Văn theo thứ tự giảm dần 
7.1.4.5. Kết quả kiểm chứng các giải pháp của đề tài 
Để kiểm chứng các giải pháp của đề tài được tổ chức làm 2 bài kiểm tra với 
các nội dung tương ứng cho các bài tập và thực hành kết quả như sau: 
Lớp thực nghiệm 
Bài kiểm tra lần 1 
Sĩ số lớp: 18 học sinh 
Bảng thống kê điểm của học sinh 
Điểm ≥8 Điểm≥5 Điểm<5 
SL % SL % SL % 
8 45 7 38 3 17 
Bài kiểm tra lần 2 
Sĩ số lớp: 18 học sinh 
Bảng thống kê điểm của học sinh 
 23 
Điểm 
≥8 
Điểm≥5 Điểm<5 
SL % SL % SL % 
9 50 7 38,8 2 11,2 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 
Một số phương pháp dạy học cơ bản nhằm phát huy tính tích cực hoạt động 
học tập của học sinh như: Dạy học nêu vấn đề, trình bày kiến thức bằng lời, cải tiến 
công tác tự học, kết hợp các phương pháp dạy học. 
Áp dụng một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực hoạt 
động học tập của học sinh vào một số bài tập và thực hành tin học 12. 
Hiệu quả thiết thực của đề tài nếu được triển khai áp dụng trong các giờ bài 
tập và thực hành ở trên lớp đã thu được một số thành quả khả quan. Số học sinh 
hiểu và hứng thú với bài tập và thực hành nhiều hơn so với số lượng cũ. Phần lớn 
học sinh trong lớp đã: 
Biết cách xây dựng 1 CSDL cho một bài toán quản lí 
Biết sử dụng Access để: 
Tạo lập CSDL 
Tạo bảng 
Sửa đổi cấu trúc bảng 
Thực hiện các thao tác trên bảng như sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu. 
Tài liệu tham khảo cho học giáo viên và học sinh. 
8. Những thông tin cần được bảo mật: 
 Không. 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 
Học sinh được trang bị cách học hợp tác và được rèn luyện các kĩ năng hợp tác. 
Phòng học có không gian đủ rộng cho học sinh được làm việc nhóm. Phòng 
học có hệ thống máy chiếu phục vụ cho việc giảng dạy. 
 24 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả 
Sử dụng sáng kiến một cách hợp lí không những bồi dưỡng năng lực giải bài 
tập cho học sinh một cách hiệu quả mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng hợp tác 
và phát triển các kĩ năng xã hội khác. 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 
Năng lực tự học và giải bài tập được nâng lên rõ rệt, học sinh trở nên tích 
cực, chủ động và sáng tạo trong giờ dạy học. Kĩ năng hợp tác và tư duy hội thoại có 
phê phán được hình thành và phát triển. 
Các em có thể vận dụng cách giải quyết vấn đề trong chủ đề khác tương tự: 
Cấu trúc câu lệnh lặp Repeat ... Until 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng 
sáng kiến lần đầu 
ố Tên tổ chức/ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực 
TT cá nhân áp dụng sáng kiến 
1 Lớp 11 Trung tâm GDTX tỉnh VP 
Nâng cao chất lượng 
dạy và học 
Vĩnh Yên, ngàytháng 02 năm 2019 
Thủ trưởng đơn vị 
Vĩnh Yên, ngày 10 tháng 02 năm 2019 
Tác giả sáng kiến 
Đào Thị Minh 
 25 
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Sĩ Đàm (2007), Sách giáo khoa Tin học 12, NXB Giáo dục. 
2. Hồ Sĩ Đàm (2007), Sách giáo viên Tin học 12, NXB Giáo dục. 
3. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Tin học 12, NB 
Giáo dục. 
4. Lê Khắc Thành – Hồ Cẩm Hà – Vũ Quốc Hưng (2005), Tài liệu bồi dưỡng 
thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004 -2007), NXB 
Đại học Sư phạm, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 
5. TS. Nguyễn Xuân My (chủ biên), Một số vấn đề chọn lọc trong Tin học 
(T1+T2), NXB Giáo dục. 
6. Trần Văn Hạo – Lê Đức Long (2007), Phương pháp dạy học môn Tin học, 
NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 
 26 
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 
Cụm từ viết tắt Ý nghĩa 
GV Giáo viên 
HS Học sinh 
SGK Sách giáo khoa 
CSDL Cơ sở dữ liệu 
QTCSDL Quản trị cơ sở dữ liệu 
PPDH Phương pháp dạy học 
 27 
MỤC LỤC 
1. Lời giới thiệu .......................................................................................................... 1 
2. Tên sáng kiến ......................................................................................................... 2 
3. Tác giả sáng kiến .................................................................................................... 2 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến .................................................................................... 2 
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ................................................................................... 2 
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử ....................................... 3 
7. Mô tả bản chất của sáng kiến ................................................................................. 3 
7.1. Về nội dung của sáng kiến .................................................................................. 3 
7.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................. 3 
7.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 8 
7.1.3. Thực trạng hoạt động học tập ........................................................................ 10 
7.1.4. Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh. ................................ 13 
7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến .................................................................. 23 
8. Những thông tin cần được bảo mật: ..................................................................... 23 
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ...................................................... 23 
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến ........................................................................................................................... 24 
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng ..... 24 
kiến theo ý kiến của tác giả ...................................................................................... 24 
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng ..... 24 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân ...................................................................... 24 
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng ....... 24 
sáng kiến lần đầu ...................................................................................................... 24 
 28 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRUNG TÂM GDTX TỈNH 
VĨNH PHÚC 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
PHIẾU ĐĂNG KÝ VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
CẤP: CƠ SỞ 
I. Thông tin về tác giả đăng ký SKKN 
1. Họ và tên: Đào Thị Minh 
2. Ngày sinh: 15/03/1977 
3. Đơn vị công: Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc 
4. Chuyên môn: Tin học 
5. Nhiệm vụ được phân công trong năm học: Giảng dạy môn Tin học. 
II. Thông tin về sáng kiến kinh nghiệm 
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phát huy tính tích cực hoạt động học tập 
của học sinh thông qua giải một số bài tập và thực hành Tin học 12 
2. Cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, GDTX): GDTX 
3. Mã lĩnh vực theo cấp học (Theo danh mục tại phụ lục 10): 65 
4. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2017 đến tháng 6/2018 
5. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc 
6. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh học Tin học lớp 12 
Ngày tháng năm 20..... Ngày tháng năm 20..... Ngày tháng năm 20..... 
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ 
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) 
TỔ TRƯỞNG/NHÓM 
TRƯỞNG CHUYÊN MÔN 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
NGƯỜI ĐĂNG KÝ 
(Ký, ghi rõ họ tên) 
 29 
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hồ Sĩ Đàm (2007), Sách giáo khoa Tin học 12, NXB Giáo dục. 
2. Hồ Sĩ Đàm (2007), Sách giáo viên Tin học 12, NXB Giáo dục. 
3. Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Tin học 12, NB 
Giáo dục. 
4. Lê Khắc Thành – Hồ Cẩm Hà – Vũ Quốc Hưng (2005), Tài liệu bồi dưỡng 
thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III (2004-2007), NXB 
Đại học Sư phạm, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. 
5. TS. Nguyễn Xuân My (chủ biên), Một số vấn đề chọn lọc trong Tin học 
(T1+T2), NXB Giáo dục. 
6. Trần Văn Hạo – Lê Đức Long (2007), Phương pháp dạy học môn Tin học, 
NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. 

File đính kèm:

  • pdf40.62.01.pdf
Sáng Kiến Liên Quan