Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10

Ngữ văn là m ột trong những môn có số giờ học cao nhất ởtrường

Phổ thông. Ngoài tính chất là môn học công cụ góp phần hình thành những

kĩ năng cơ bản, thiết yếu cho học sinh.Nó còn làmôn học còn có những đặc

thù riêng bi ệtgóp phần quan trọng vào việc h ình thành và phát triển nhân

cách toàn di ện cho lứa tuổi học sinh. Nó trang bị cho học sinh công cụ để

giao tiếp, h ọc tập ,sinh hoạt và nhận thức về xã hội . Hơn nữa, việc dạy văn

ở trường phổ thông c òn giúp cho h ọc sinh có được những tình cảm, những

tư tưởng tốt đẹp: biết yêu quý các giá trị chân

-thi ện -mĩ, căm ghét cái độc

ác, cái xấu xa, giả dối, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè b ạn, có tình

yêu thiên nhiên, có lòng yêu nước, tinh th ần tôn trọng và phát huy các giá

trị

văn hoá của dân tộc và nhân loại,

có lòngham muốn đem tài trí của mình

cống hiến cho quê hương, đất nước

và cho nhân lo ại.

pdf64 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6173 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:53
nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách
chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh phải phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý
không làm cho học sinh vì quá chú ý vào sự “trình diễn” của câu chữ mà
mất tập trung, lãng phí thời gian. Số lượng slide không nên quá ít hoặc quá
nhiều (ví dụ một tiết dạy chỉ dùng có vài ba slide hoặc ngược lại dùng đến
ba bốn chục slide).
Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, giáo viên tránh thao tác
quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao.
Máy chiếu đặc biệt hiệu quả khi chúng ta tổ chức giờ học theo
phương pháp hoạt động nhóm. Nhiệm vụ của các nhóm sẽ được trình chiếu
rõ ràng trên máy. Kết quả hoạt động của nhóm cũng được chiếu hắt lên
màn hình. Đáp án giáo viên đưa ra cuối cùng cũng thế. Như vậy vừa tiết
kiệm thời gian tiết học vừa giúp học sinh quan sát, thảo luận và đánh giá
bài của nhau tốt hơn. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến
khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để
có hướng điều chỉnh kịp thời.
 Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng công nghệ thông tin chỉ là một
phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá
trình giáo dục con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có
nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa được như giáo dục nhân văn,
giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ... Xác định điều này, trong quá trình
giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng là độc tôn, là duy nhất.
Ngoài ra, qua phiếu điều tra từ các học sinh đã học bài thực hành các
phép tu từ với giáo án điện tử, chúng tôi còn nhận thấy một số nguyện vọng
của học sinh có thể gợi ý cho giáo viên trong cách soạn giáo án và chuẩn bị
tiết học như sau:
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:54
Vì năng lực tiếp thu bài ở học sinh trong một lớp khác nhau nên thái
độ và cách thích nghi của các em với giờ học có ứng dụng công nghệ thông
tin khác nhau. Nếu giáo viên ý thức rõ điều này và trong quá trình soạn bài,
giảng dạy có cách tổ chức phù hợp, điều chỉnh tiến độ giờ học một cách
hợp lí thì sẽ đáp ứng được mong muốn của từng học sinh và hiệu quả giờ
học sẽ cao hơn hẳn. Tất nhiên, để làm được điều này, mỗi người cần có
năng lực chuyên môn, hiểu học sinh và đặc biệt làm chủ giờ dạy, thành
thục trong việc sử dụng công nghệ thông tin. Trong khuôn khổ một tiết
học, đặc biệt là các bài thực hành, cần cố gắng đa dạng hoá các hoạt động
học tập, khai thác tối đa năng lực của học sinh. Ngoài các bài tập yêu cầu
học sinh hoạt động cá nhân, trao đổi cặp, hoạt động nhóm, rất nên có các
trò chơi nhỏ có sự thi đua giữa các đội (ví dụ thi kể chuyện, thi đối chữ, đối
các thành ngữ, tục ngữ điển tích, điển cố trong văn bản của Việt Nam, hoặc
của nước ngoài ... ). Tác dụng của hoạt động này rất lớn, vừa giúp học sinh
củng cố kiến thức lí thuyết, cung cấp nhiều ngữ liệu về bài học và khiến
các em hứng thú với bài học, gợi hướng cho các em tìm tòi mở rộng hiểu
biết về tác phẩm, tác giả mà các em đang học.
Mặc dù đa phần các em thích học giờ học đọc hiểu văn bản có ứng
dụng công nghệ thông tin nhưng không có nghĩa là các em đã hoàn toàn hài
lòng, thoả mãn với những gì đã có. Nhiề u em bày tỏ nguyện vọng có thêm
nhiều giờ học như thế nữa, rồi mong muốn được tiếp cận với nhiều ngữ liệu
phong phú hơn, các trang được thiết kế đẹp hơn, đặc biệt nhiều em muốn
được tham gia các trò chơi liên quan đến bài học. Đây chính là những gợi ý
quý báu cho bản thân tôi và các đồng nghiệp trong quá trình thực hiện ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học Văn nói chung, dạng bài đọc hiểu
Truyện Kiều và các đoạn trích trong chương trình Ngữ văn lớp 10 .
Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên nên lưu ý cho các em
cách ghi bài, không nên để các em ghi lại tất cả những gì có trên bảng
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:55
chiếu. Cũng có thể chọn các thiết kế, hiệu ứng riêng để đánh dấu các phần
quan trọng cần ghi chép cho học sinh.
Phần ba: KẾT THÚC VẤN ĐỀ.
3.1. KẾT LUẬN:
Từ thực tế những kết quả thu được, chúng tôi tin tưởng rằng tổ chức
dạy học các dạng bài thiết kế hệ thống câu hỏi Đọc hiểu Truyện Kiều và
các đoạn trích bằng CNTT là hoàn toàn khả thi và hiệu quả, thực sự góp
phần nâng cao chất lượng hiệu quả trong dạy học Ngữ văn 10. Tại trường
THPT Tôn Đức Thắng - huyện Đức Cơ. Với phạm vi nghiên cứu của đề
tài này, những kết quả thu được mang tính chất khẳng định tính khả thi của
đề tài và khích lệ động viên tác giả tiếp tục thực nghiệm và nghiên cứu sâu
hơn trong thời gian tới tại đơn vị mình. Tuy nhiên, những gì chúng tôi đạt
được ở đây cũng chỉ là kết quả thực nghiệm bước đầu, chưa phải là kết quả
cuối cùng để đi đến một kết luận khoa học – hi vọng các đề tài nghiên cứu
rộng và sâu hơn của các bạn đồng nghiệp và của các nhà giáo dục sẽ tìm
hiểu kĩ và sâu hơn về vấn đề này.
Những thể nghiệm của bản thân tôi trong 6 tiết dạy này thực sự mới
chỉ là bước khai phá ban đầu trong một công việc còn mới mẻ và lí thú.
Trong bài dạy này, việc sử dụng vào dạy học mới chỉ dừng lại ở sự chuẩn
bị của giáo viên, chưa phát huy được năng lực về công nghệ thông tin của
học sinh. Hơn nữa, đối tượng học sinh tại trường huyện quá ít, mặt bằng
đầu vào lại thấp. Do vậy, sự tích cực chủ động của học sinh chưa được khai
thác tối đa. Mặt khác, do hạn chế về thời gian và khả năng sử dụng các
phần mềm soạn giáo án điện tử nên có những ý tưởng mà người soạn còn
chưa thực hiện được. Để nâng cao hiệu quả của giờ học sử dụng công nghệ
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:56
thông tin, chúng ta cần nhiều điều kiện từ cơ sở vật chất cũng như năng lực
của giáo viên và học sinh.
3.2. Một số vấn đề đề xuất
Để nâng cao chất lượng hoạt động ứng dụng CNTT, tại trường
THPT Tôn Đức Thắng, huyện Đức Cơ, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn Ngữ văn nói chung, các dạng thiết kế hệ thống câu hỏi dạy bài
Truyện Kiều và các đoạn trích trong chương trình, Ngữ văn 10 nói riêng,
tôi mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
3.3.1. Về phía các cấp lãnh đạo
Nhằm khuyến khích giáo viên tích cực tiếp cận và ứng dụng CNTT,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, các cấp l ãnh đạo cần
có chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong công
việc. Ví dụ sở giáo dục cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển
khai ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ Văn, mỗi năm cần tổ chức hội thi
giáo viên sử dụng công nghệ giỏi để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục
vụ cho sự nghiệp giáo dục; nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua
giảng dạy bằng phương tiện hiện đại, có tổng kết, biểu dương, khen thưởng
nhằm tạo thêm khí thế sôi nổi và để những giáo viên còn e ngại có những
bước đi mạnh dạn hơn, đặc biệt là giáo viên có độ cao, mới vào nghề,
giáo viên dạy tại các trường huyện như chúng tôi . Cần đẩy mạnh việc tổ
chức các hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên, từ đó đề xuất
với chuyên môn những giải pháp góp phần nâng cao trình độ tin học cho
giáo viên, có chế độ đãi ngộ cho những giáo viên có bài giảng điện tử có
giá trị, tích cực lao động sáng tạo trong nghề, đồng thời đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ việc ứng dụng CNTT, vào giảng dạy môn Ngữ Văn, Ngoài
ra, các trường cần trang bị phòng đa chức năng và đầu tư đồng bộ như: máy
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:57
chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng, cũng như việc mua bổ sung các
tranh, ảnh liên quan đến bài giảng,  dự phòng kinh phí cho sửa chữa nâng
cấp phần cứng, phần mềm giáo dục, các chuyên gia, các nhà quản lý giáo
dục sớm đưa ra tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng CNTT, chuẩn bài
giảng điện tử để có cơ sở thẩm định, tạo ra ngân hàng bài giảng điện tử có
chất lượng...
3.3.2. Về phía tổ chuyên môn
Các tổ chuyên môn cần có sự quan tâm nhiều hơn đến việc ứng dụng
CNTT, trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt là dạy các dạng bài Truyện Kiều
và các đoạn trích thuộc phân môn Đọc văn. Trong việc chỉ đạo chuyên
môn, ngay từ đầu năm, tổ trưởng cần tham mưu với BGH, Chuyên môn của
nhà trường cần có kế hoạch hướng dẫn các tổ viên học tập và thực hành
việc soạn và dạy giáo án điện tử. Cũng có thể thực hiện chuyên đề ứng
dụng CNTT, trong các dạng bài thiết kế hệ thống câu hỏi dạy học Truyện
Kiều và các đoạn trích bằng CNTT. Các thành viên trong tổ cần rèn luyện,
trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
Để phục vụ cho công tác giảng dạy, đối với môn ngữ văn, kho tư liệu
là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay ở môn học
này, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong
sách giáo khoa không nhiều. Riêng dạng bài thiết kế hệ thống câu hỏi dạy
học Truyện Kiều và các đoạn trích bằng CNTT. lại càng nghèo nàn về tư
liệu. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện tư
liệu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. Trước đây giáo viên xây dựng kho
tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu, sách, báo và chép lại những thông
tin cần thiết vào sổ tích lũy chuyên môn. hiện nay việc ứng dụng CNTT
giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học
hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc khai thác tư liệu có
thể lấy từ các nguồn: khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ
mạng internet, khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ... khai
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:58
thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ...
thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính.
Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện
tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên
cần lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
 Hiện nay, trên mạng thư viện điện tử dành cho giáo viên đã có thư viện
tư liệu, tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng tìm được tư liệu cần thiết
cho mình do khối lượng tư liệu ở đó khá bề bộn, chưa được sắp xếp khoa
học. Do vậy, các trường phổ thông, đặc biệt là các tổ chuyên môn nên
thành lập cho mình một thư viện riêng. Các giáo viên sẽ là những thành
viên sáng lập và sử dụng thư viện này. Vì là thư viện “của mình” và “do
mình” nên chắc chắn nó sẽ rất gần gũi và thiết thực với hoạt động chuyên
môn của từng giáo viên và cả tổ . Đặc biệt hữu ích đối với các trường huyện
như chúng tôi.
3.2.3. Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập.
Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các
lĩnh vực tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng CNTT của học sinh. nhiều
em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều phần mềm vi tính.
đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng động, sáng tạo và
yêu thích cái mới. do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục
vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng chung
trong giáo dục thời đại hiện nay.
Đây là công việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi những nỗ lực không
chỉ của riêng một ai mà đó còn là trách nhiệm của đội ngũ chúng ta, cùng
với học sinh và gia đình học sinh. Mặt khác, cũng yêu cầu cao về cơ sở vật
chất của nhà trường. Tuy nhiên, tôi vẫn hi vọng trong thời gian sớm nhất,
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:59
chúng ta có thể thực hiện được để việc dạy học văn, đặc biệt là dạy các
dạng bài thiết kế hệ thống câu hỏi dạy học Truyện Kiều và các đoạn trích
bằng CNTT, trong chương trình Ngữ văn 10 trở nên thú vị và hiệu quả hơn.
Đọc hiểu văn bản là một phân môn khoa học hấp dẫn, đa dạng nhưng
không dễ để tiếp nhận, nhất là đối với trình độ học sinh phổ thông và thời
lượng cho phép. Chúng ta, những thầy cô giáo phải làm sao để học sinh
luôn luôn có ý thức trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như khi sử dụng từ
ngữ, chữ viết, câu văn, cũng như việc cảm thụ thơ văn trong chương trình
ngữ văn 10. Để nâng cao chất lượng giờ học, người giáo viên phải thành
thạo và nhuần nhuyễn khi thực hiện các thao tác, đồng thời biết kết hợp
uyển chuyển giữa phát vấn, đặt vấn đề cho học sinh thảo luận với giảng bài
và chốt các kiến thức cần nhớ bằng máy chiếu. Chúng tôi tin rằng với lòng
nhiệt huyết, sự sáng tạo và quyết tâm, các thầy cô giáo ngữ văn sẽ thực
hiện được ý tưởng của mình trong dạy học môn văn nói chung, phần đọc
hiểu văn bản nói riêng . Đó cũng chính là điểm thể hiện nỗ lực của các thầy
cô để xứng đáng là một tấm gương trong tự học và sáng tạo .
Đức Cơ, ngày 09 tháng 03 năm 2014
 Người thực hiện
 Vũ Quốc Chánh
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:60
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương
trình SGK lớp 10 Trung học phổ thông, môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2006.
2. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt , Nxb Giáo
dục, 2005
3. Hoàng Phê (chủ biên) ,Từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Đà Nẵng 1998
4. Nguyễn Kim Dung,Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Ngữ Văn
(chuyên đề), Phòng giáo dục Hoài Đức, Hà Tây
5. Nguyễn Văn Đường (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Nhà
Xuất bản Hà Nội, 2006
6. Nguyễn Chí Tăng, Thái độ của giáo viên THCS đối với việc ứng dụng
CNTT vào hoạt động giảng dạy, Dạy và học ngày nay, tr 40 - 43, số 2-2010.
7. Nguyễn Trọng Hoàn – Phan Thị Thạch: Thiết kế dạy học Văn –
tiếng Việt trung học phổ thông.
8. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên), Sách giáo khoa Bài tập Ngữ văn,
 lớp 10, ban cơ bản Nxb Giáo dục, 2006
9. Trần Diệu Nữ - Trần Xuân Toàn - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT
 hè năm 2013
10.Vũ Dương Quỹ (chủ biên) Ngữ văn 10 – hướng dẫn học và hành
(tập 1-2)
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:61
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
1. CNTT: Công nghệ thông tin
2. sgk: Sách giáo khoa
3. THPT: Trung học phổ thông
4. HS(hs): học sinh
5. Gv: Giáo viên
6. HĐ: Hoạt động
7. TT: thao tác
8. BGD ĐT: Bộ giáo dục và đào tạo
9. TH; TK; TV Từ Hải; Thúy Kiều, Thúy Vân
10. ntn: Như thế nào,
11. ND: Nguyễn Du,
12. Ng2: Ngôn ngữ,
13. mt : Miêu tả.
14. t/y : Tình yêu,
15. t/g : Tác giả.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:62
MỤC LỤC
Phần một : Đặt vấn đề.................................................................................. 1
I. 1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 1
I.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng .............................................................. 3
II. Cấu trúc của đề tài .................................................................................. 4
Phần hai: Giải quyết vấn đề, ........................................................................ 4
Chương I: Các cơ sở của đề tài,
I.1 Cơ sở lí luận, ,......................................................................................... 4
I. 2. Cơ sở thực tiễn,..................................................................................... 7
Chương II: Giải pháp thực hiện,................................................................... 8
II. 1. Câu hỏi phát hiện,................................................................................ 9
II. 2. Câu hỏi tưởng tượng,......................................................................... .. 9
II. 3. Câu hỏi nêu vấn đề,............................................................................. 9
II. 4. Câu hỏi cảm xúc,............................................................................... 10
II. 5. Câu hỏi quan điểm,............................................................................ 10
Chương III: Áp dụng thiết kế hệ thống câu hỏi trong giờ dạy đọc hiểu
Truyện Kiều và các đoạn trích bằng công nghệ thông tin,......................... 11
III. 1.1. Xác định mục tiêu,......... ................................................................ 11
III.1.2. Soạn thảo giáo án điện tử,.............................................................. 12
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:63
III. 1.3. Soạn thảo giáo án trên Microsoft Word,....................................... 13
Giáo án Truyện Kiều (phần tác giả),.......................................................... 15
Phiếu học tập số: 01,................................................................................... 21
Giáo án Trao duyên,................................................................................... 23
Phiếu học tập số: 02,................................................................................... 28
Giáo án “Thề nguyền” ,.............................................................................. 29
Giáo án: “Chí khí anh hùng”,..................................................................... 33
Phiếu học tập số: 03,................................................................................... 38
Giáo án: “Nỗi thương mình”,..... ................................................................ 39
Phiếu học tập số: 04,................................................................................... 42
III. 1. 5. Kết quả thu được,.................................................... ..................... 42
Biểu đồ 1: Kết quả đối chứng khảo sát,..................................................... 51
Bố cục bài dạy,............................................................. .............................. 49
Cách thức tiến hành,...... ............................................................................. 51
Phần ba: Kết thúc vấn đề ........................................................................... 55
Một số đề xuất với lãnh đạo,........................................ .............................. 56
Một số đề xuất với tổ chuyên môn,............................................................ 57
Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT,....................................................... 58
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong một
số tiết dạy đọc văn các đoạn trích “Truyện Kiều” - Ngữ văn lớp 10
Người thực hiện: Vũ Quốc Chánh – Trường THPT Tôn Đức Thắng – Đức Cơ Trang:64
Tài liệu tham khảo,..................................................................................... 60
Quy ước viết tắt,......................................................................................... 61

File đính kèm:

  • pdfSang_kien_day_Truyen_Kieu_lop_10.pdf
Sáng Kiến Liên Quan