Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Thông qua môn học, học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày.Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng,không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển nhân cách và năng lực xã hội.

Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật thông qua các quy trình Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Khi giảng dạy, giáo viên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phân tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh THCS. Tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ:NHỮNG GIẢI PHÁP DẠY – HỌC MĨ THUẬT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Người báo cáo: Nguyễn Thị Thoa
Thời gian báo cáo chuyên đề: Vào hồi 14h ngày 18 tháng 12 năm 2019
Ngày hoàn thiện chuyên đề: ngày 25 tháng 12 năm 2019
I. Đặt vấn đề:
Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Thông qua môn học, học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày.Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng,không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển nhân cách và năng lực xã hội.
Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mĩ thuật thông qua các quy trình Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Khi giảng dạy, giáo viên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ năng và kỹ thuật; phân tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh THCS. Tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế mà các em được trải nghiệm.
Phương pháp dạy học Mĩ thuật mới này tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng thời gian áp dụng vẫn chưa nhiều, vì vậy vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho đạt hiệu quả. Mặt khác, sách giáo khoa cũng mới hoàn toàn và nội dung của từng bài cũng có nhiều điểm mới nên giáo viên cũng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.Phương pháp dạy học Mĩ thuật  theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, song kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức, giúp học sinh có được những khả năng còn hạn chế: biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh; khám phá và hiểu được văn hoá thông qua nghệ thuật thị giác, hình thành các kĩ năng sống trong lĩnh vực mĩ thuật; yêu thích cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày ở một số qui trình tuy là ngộ nghĩnh nhưng cũng khó khăn cho một số đối tượng trong lớp học.
Việc vận dụng phương pháp dạy học mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực như cởi trói, giải phóng khỏi khuôn mẫu. Học sinh được tự do, thoải mái sáng tạo theo phương châm học mà chơi, chơi mà học mà không sợ mình không biết vẽ. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong trong quá trình dạy học để vừa thực hiện được đổi mới vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng của sách Mĩ thuật mới là điều mà phần lớn chúng ta còn băn khoăn.Xuất phát từ thực tế giảng dạy và muốn tạo điều kiện để giáo viên trao đổi nhiều hơn về phương pháp dạy học này, nên tôi báo cáo chuyên đề “Những giải pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực học sinh” 
II. Một số giải pháp:
Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp theo định hướng phát triển năng lực:
Để thực hiện tốt việc dạy học phát triển năng lực cho HS giáo viên cần nghiên cứu kĩ các nội dung trong sách Dạy và Học Mĩ thuật mới như:
a) Theo Chủ đề: Mỗi chủ để thường kéo dài 2- 4 tiết học /35 tiết/ 35 tuần học
b) Kiến thức – kỹ năng mĩ thuật theo các chủ đề dựa trên sự liên kết các phân môn Mĩ thuật như: Vẽ, tạo hình, cắt, xé dán, thường thức mĩ thuật,
c) Mục tiêu học sinh cần đạt dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng theo chủ đề, có sự tích hợp với kiến thức- kĩ năng của các môn học có liên quan. Các năng lực cốt lõi được phát triển: Sáng tạo, biểu đạt bằng ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ diễn đạt, giao tiếp, đánh giá.
d) Phương pháp dạy học: dựa trên sự trải nghiệm, sự khám phá kiến thức, kĩ năng sáng tạo linh hoạt của học sinh trong các quy trình mĩ thuật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
e) HS tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình hoạt động học tập và sản phẩm, dựa trên năng lực theo hướng dẫn của giáo viên.
-Căn cứ vào các nội dung trên giáo viên cần nghiên cứu, xây dựng kế hoạch dạy học sao cho phù hợp, bởi mỗi chủ đề đều có từ 2 đến 5 tiết học nên giáo viên cần phải xây dựng 1 kế hoạch dạy học một cách chặt chẽ thì việc dạy học này mới đạt hiệu quả.
Ví dụ:
Chủ đề Tranh chân dung của Lớp 6 gồm 2 tiết, giáo viên cần xây dựng như sau:
Tiết 1: Nắm được phần tìm hiểu, cách thực hiên, tạo ngân hàng hình ảnh ( Có thể đạt trên 50% học sinh, : Vẽ được tranh chân dung theo quan sát hoặc theo trí nhớ và cảm nhận là đạt)
Tiết 2: Tiếp tục thực hành, hoàn thành sản phẩm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, Nhận xét đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Ví dụ : Chủ đề Cuộc sống quanh em của lớp 7, gồm 4 tiết giáo viên cần xây dựng như sau:
Tiết 1: Chọn hình dáng đẹp để ký họa
Tiết 2,3: Dựa vào các dáng để ký họa trong kho hình ảnh để sắp xếp các dáng thành bố cục của tranh.
Tiết 4: Trưng bày, giới thiệu sản phẩm
2.Hình thành và phát triển năng lực thông qua giáo dục Mĩ thuật. 
Giáo viên cần nắm được cách tổ chức  các quy trình dạy – học mĩ thuật nhằm phát triển trí tuệ thị giác – không gian và ngôn ngữ thẩm mỹ. Giáo dục mĩ thuật khuyến khích học sinh phát triển các năng lực:
a) Năng lực trải nghiệm:
– Học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt.
– GV cần gợi mở để học sinh thông qua những vấn đề trải nghiệm để các em có sự tò mò, khám phá và sáng tạo
Ví dụ: Chủ đề Chú bộ đội của chúng em học sinh ngoài việc quan sát tranh ảnh trong sách các em còn có thể biết được hình ảnh các chú bộ đội qua hình ảnh chú bộ đội thật ngoài đời, trên truyền hình, trên  các phương tiện thông tin đại chúng,.vì vậy các em dễ dàng diễn đạt được vào nội dung bài vẽ của mình.
b) Năng lực kỹ năng và kỹ thuật :
– Giáo dục mĩ thuật giúp cho học sinh phát triển ngôn ngữ không gian – thị giác, học sinh học các ngôn ngữ mĩ thuật khi các em thực hành và hiểu cách sử dụng đường nét, hình khối, kích cỡ, bố cục, màu sắc.
Học sinh sẽ vận dụng năng lực này từ thực tiễn vào bài học và từ bài học vào thực tiễn
Ví dụ: Khi dạy chủ đề Sự liên kết thú vị của các hình khối các em nắm được các hình khối, sắp xếp các hình khối để tạo thành một sản phẩm mĩ thuật liên quan đến cuộc sống như: Ngôi nhà, phích nước, tủ lạnh, ti vi,
c) Năng lực biểu đạt :
– Giáo dục mĩ thuật giúp học sinh có khả năng khám phá ra năng lực của mình thông qua các phương tiện khác nhau cũng như trải nghiệm những niềm vui thích khi tạo ra những sản phẩm, những biểu đạt mang tính độc lập và đặc sắc của mình.
d) Năng lực phân tích và diễn giải :
- Giáo dục mĩ thuật mang lại cho học sinh “con mắt” tò mò để tìm hiểu và phân tích văn hoá thị giác cũng như quá trình sáng tạo. Qua đó các em phát triển tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng mới khi tìm hiểu các bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, bài thuyết trình hoặc các buổi triển lãm.
Ví dụ: Khi dạy chủ đề Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, GV cần hướng dẫn để các em thể hiện được năng lực này như: Phân tích về hình ảnh, màu sắc, đường nét, bố cục của bức tranh, diễn giải và trình bày được nội dung bức tranh một cách trôi chảy thuyết phục,..
e) Năng lực giao tiếp và đánh gía:
-Học sinh sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt động tại lớp học. Trong suốt quy trình, giáo viên và học sinh có thể thảo luận mục đích và kết quả qua từng bước sáng tạo từ đầu cho đến khi có sản phẩm cuối cùng. Sau mỗi quy trình, giáo viên và học sinh sẽ đánh giá chất lượng của mỗi sản phẩm được tạo ra cũng như hiệu quả xuyên suốt quá trình học tập.
Khi dạy chủ đề Cuộc sống quanh em, học sinh sẽ đánh giá được hoạt động học tập tại lớp của mình của bạn, đánh giá kết quả học tập (sản phẩm) sau mỗi tiết học. Ở tiết 1 HS sẽ đánh giá quá trình tạo ngân hàng hình ảnh, ở tiết 2 các em sẽ đánh giá kết quả học tập cả chủ đề.
GV cần tạo điều kiện cho các em thể hiện năng lực đánh giá bằng hình thức hỏi đáp, trao đổi để các em khắc sâu kiến thức, giúp học sinh thể hiện tốt năng lực giao tiếp, đánh giá.
3. Hoạt động học tập cá nhân, nhóm theo hướng phát triển năng lực:
Trải nghiệm hoạt động thực hành tư duy, quan sát và tạo hình, diễn thuyết,từ các  yêu cầu ở mỗi chủ đề dạy học sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực cho đối tượng là học sinh.
Trong hoạt động nhận thức, tích cực trong quá trình trải nghiệm thực hành  nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.
Tính tích cực: là tích cực, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức hướng dẫn của GV. (Tập trung trong hoạt đông Tìm hiểu và cách thực hiện)
Tính chủ động: là thể hiện ở chỗ HS tự giác sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự điều khiển của GV, HS hứng thú, hào hứng hơn trong quá trình học tập, HS chủ động trao đổi với nhau và với GV nhiều hơn. (Tập trung trong hoạt đông Tìm hiểu và cách thực hiện)
Tính  sáng tạo: là tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới (sản phẩm làm ra và kiến thức, phương pháp, công cụ ) có giá trị, ý nghĩa cho bản thân từng học sinh và  xã hội.(Tập trung trong hoạt đông Thực hành)
Tính trải nghiệm: là hoạt động tự  trưng bày sản phẩm,  biết nhận xét, nêu cảm nhận, chia sẻ về hình thức, phương pháp và hoạt động vừa trải nghiệm. .(Tập trung trong hoạt đông Trưng bày và giới thiệu sản phẩm)
Trong học tập, yêu cầu sáng tạo đối với học sinh là tạo ra cái mới đối với bản thân thông qua quá trình học tập trải nghiệm thực hành để rồi đúc rút thành kiến thức và kỹ năng chocá nhân ở mỗi học sinh trong quá trình học tập.
Đối với người giáo viên trong hoạt động  dạy học cần tích cực coi trọng việc rèn kỹnăng tự học cho học sinh.
- Dạy cách tự học, tự làm một cách sáng tạo.
- Coi trọng việc trau dồi kiến thức lẫn việc bồi dưỡng kỹ năng ( kỹ năng thu thập, xử lý, truyền đạt thông tin).
Trên đây là nội dung chuyên đề”Những giải pháp dạy – học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực” của bản thân tôi rất mong sự góp ý của quý thầy cô.
                                                             Xuân hải, ngày 18 tháng 12 năm 2019
                                                                               Người báo cáo
                                      Nguyễn Thị Thoa
  GIÁO ÁN MINH HỌA
CHỦ ĐỀ 6: CHÚ BỘ ĐỘI CỦA CHÚNG EM (Tiết 1)
Mục tiêu: 
Nêu một số hoạt động cơ bản của bộ đội và đặc điểm về trang phục của một số quân chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Thể hiện được hình ảnh chú bộ đội bằng nhiều hình thức và chất liệu.
Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
Biết yêu quý, kính trọng và biết ơn các chú bộ đội. Tự hào về truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chuẩn bị: 
Giấy vẽ, bìa, bút chì, màu vẽ,.
III. Các hoạt động dạy học:
                            Giáo viên
                        Học sinh
* Khởi đông: HS hát bài hát về chú bộ đội, GV gợi ý  cho học sinh nêu về nội dung bài hát, các hoạt động của các chú bộ đội trong bài hát. Giới thiệu về công việc các chú bộ đội sau đó liên hệ đến ngày 22/12 và vào bài
Hoạt động 1:Tìm hiểu:
– Quan sát hình 6.1 để tìm hiểu về quân đội: quân chủng, trang phục, màu sắc, hoạt động ?
– Quan sát hình 6.2 để tìm hiểu về hình thức tạo hình và nội dung, chất liệu, màu sắc, hình ảnh chính, hình ảnh phụ của các sản phẩm.
Nhận xét rút ghi nhớ
Hoạt động 2: Cách thực hiện:
– Quan sát hình 6.3 để nhận biết cách thực hiện bức tranh về đề tài chú bộ đội.
– Gv hướng dẫn ( ghi nhớ SGK/32)
– HDHS quan sát hình 6.4 để tham khảo các bức tranh để có thêm ý tưởng tạo ra sản phẩm của nhóm.
Hoạt động 3: Thực hành
Vẽ cùng nhau -Tạo kho hình ảnh
–Cho HS xem video và ghi nhớ hình ảnh
HDHS thực hành tạo ngân hàng hình ảnh về các chú bộ đội như đứng ngồi, chạy, tập luyện,
Nhận xét bài học sinh
Nhận xét tiết học
LHGDHS: Tôn trong, quý mến, biết ơn các chú bộ đội, tự hào về Quân đội NDVN
Chuẩn bị tiết 2: Giấy A3 theo nhóm, màu, keo dán, kéo,.
– HS hát, trả lời theo gợi ý của GV
– Quan sát hình 6.1 để trả lời:
Quân chủng: Lục quân màu xanh lá cây; Không quân màu xanh da trời; Hải quân màu trắng.
. Hoạt động: lao động, luyện tập, canh gác, chiến đấu, hoạt động cùng nhân dân, thiếu nhi..
– Quan sát và trả lời:
. Nội dung: bộ đội
. Hình thức: Vẽ, xé dán
. Chất liệu:  Màu nước, giấy màu, màu sáp,
. Hình ảnh chính: con người
. Hình ảnh phụ: thuyền, nước, nhà, cây.
– HS nêu các bước thực hiện theo các hình minh họa
– Đọc phần ghi nhớ ở SGK.
HS quan sát hình 6.4 nêu được ý tưởng của tranh.
HS xem, ghi nhớ và thảo luận trong nhóm chọn nội dung
Thực hành  tạo ngân hàng hình ảnh trên giấy A4.
Giới thiệu bài trước lớp (1-2 nhóm)
Nhận xét

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nhung_giai_phap_day_hoc_mi_thuat_theo.docx
Sáng Kiến Liên Quan