Sáng kiến kinh nghiệm Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" tại trường trung học cơ sở Trần Phú huyện Eakar tỉnh Đắk Lắk
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt – học tốt”, trong nhiều giai đoạn, ngành giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua và các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. Mục tiêu của của phong trào thi đua là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, hiệu quả phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hình thành và phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội.
Đây là một phong trào thi đua lâu dài với 5 nội dung phong phú và thiết thực, được thực hiện trên diện rộng, tới từng trường học, giáo viên và học sinh.
Chúng ta đã khẳng định: trường học là cái nôi cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Trong nhà trường, học sinh cần phải tiếp thu những tri thức khoa học một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới.
Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng.
Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, sự nghiệp giáo dục – Đào tạo đã có nhiều đổi mới và hội nhập ở nước ta vẫn tồn tại phương pháp giảng dạy truyền thống, mang nặng tính áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá còn có những biểu hiện khắt khe, một chiều, thiếu dân chủ. Học sinh còn nhiều khiếm khuyết về nhân cách: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện và phát huy năng lực của bản thân.
dụng công nghệ vào dạy học. Điều kiện CSVC trang thiết bị cở bản đủ phòng học, bàn ghế, và các đồ dùng thiết bị thiết yếu phục vụ cho dạy học, có công trình vệ sinh đúng quy cách; diện tích khuôn viên rộng nhưng chưa được quy hoạch và tôn tạo đúng mức. Chất lượng giáo dục (thống kê cuối năm học 2009-2010) 2 mặt GD TS HS Tốt (Giỏi) Khá TB Yếu Kém SLg % SLg % SLg % SLg % SLg % KH 630 389 61,4% 210 33% 31 5,6% 0 0 0 0 HL 630 23 3,7% 209 33,2% 324 51,3% 68 10,8% 6 1% Qua thống kê chất lượng 2 mặt giáo dục nhận thấy: chất lượng giáo dục còn thấp, trong đó học sinh bị hạnh kiểm loại trung bình chiếm 5,6%; học sinh có học lực loại yếu và kén chiếm xấp xỉ 12%. Từ kết quả khảo sát tình hình trên, bản thân đã đưa ra một số nhận định, đánh giá và rút ra một số nguyên nhân như sau: Trường THCS Trần Phú nằm trên địa bàn khá thuận lợi so với nhiều trường THCS khác trên địa bàn huyện và tỉnh. Các điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Phong trào thi đua xây dựng THTT-HXTC đã được BGH nhà trường (tiền nhiệm) triển khai ngay từ khi được Bộ Giáo dục & Đào tạo phát động (tháng 8/2008), nhưng kết quả đạt được còn rất hạn chế bởi một số nguyên nhân sau: Việc phát động phong trào thi đua còn mang nặng tính hình thức mà chưa đi vào nội dung, biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện. Chương trình, kế hoạch thực hiện phong trào đã dược xây dựng nhưng không bám sát từng nhóm đối tượng cụ thể nên không đạt hiệu quả như mong muốn. Chưa chú trong bồi dưỡng nhận thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và các kỹ năng cho học sinh dẫn đến sự mơ hồ thiếu định hướng và không có năng lực thực hiện các tác nghiệp cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chưa có sự tham mưu đúng mức với các cấp chính quyền địa phương để các cấp chính quyền, đoàn thể địa phương có được nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trong của phong trào. Chưa huy động được các lực lượng giáo dục đặc biệt là các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và lực lượng phụ huynh cùng tham gia xây dựng phong trào. II) NỘI DUNG, BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ. Từ kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình; Căn cứ vào 5 nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà bộ giáo dục phát động. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của nhà trường bản thân với chức trách là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng tôi đã xây dựng kế hoạch, trình chi bộ thảo luận và ra nghị quyết, từ dó bắt tay vào lãnh đạo đơn vị tập trung vào các nội dung, tiêu chí và các biện pháp, giải pháp cụ thể sau đây: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp và an toàn: 1.1) Nội dung và các biện pháp thực hiện: a) Đối với nhà trường: - Tiến hành quy hoạch thành cụm các công trình cụ thể như: khu học tập; khu hoạt động tập thể, thể dục thể thao; khu nghỉ ngơi vui chơi giải trí, khu để xe... riêng biệt và có thiết kế phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của từng khu. - Tham mưu với lãnh đạo ngành giáo dục, và chính quyền địa phương xin chủ trương cho xây dựng, quy hoạch xây dựng và tôn tạo khuôn viên cảnh quan, môi trường trong trường học và xin kinh phí đầu tư hỗ trợ. - Tổ chức họp phụ huynh tuyên truyền chủ trương và vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp ủng hộ kinh phí cho việc xây dựng, mua sắm trang thiết bị và tôn tạo khuôn viên cảnh quan, môi trường. - Tiến hành đầu tư đổ đất, san lấp mặt bằn, trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh làm cống thoát nước, làm nhà để xe cho học sinh, tu sữa hệ thống điện, quạt của các phòng học, tu sửa tưởng rào bảo vệ, cổng trường; mua sắm thêm máy tính cho giáo viên làm việc, màn hình trình chiếu; kết nối Internet đến tận các lớp học để phục vụ cho dạy học. b) Đối với lớp học: - Trường tổ chức cho các lớp thi đua thực hiện phong trào xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực, chủ động”. - Tiến hành vệ sinh trang trí lớp học, tu sửa bàn ghế, lắp rèm cửa chống nắng, các lớp có điều kiện thì lắp đặt thêm máy tính và màn hình LCD trình chiếu tại lớp học. * Lộ trình xây dựng trong 2 năm 2009 và 2010. * Tất cả các hạng mục xây dựng có phần đóng góp của nhân dân, nhà trường đều giao cho phu huynh đứng ra tổ chức xây dựng hoặc trực tiếp giám sát và nghiệm thu công trình. 1.2) Kết quả đạt được: - Đã tham mưu, tuyên truyền, vận động được các lực lượng xã hội, đồng tình hưởng ứng và tham gia nhiệt tình cho phong trào. - Huy động được nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ cho chương trình đạt trên 200 triệu đồng. - Quy hoạch và xây dựng được khuôn viên cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn gồm các hạng mục sau: + San lấp mặt bằng, đổ bê tông bổ sung cho sân trường, nề các đường đi nội bộ trong nhà trường. + Xây dựng được khu công trình Măng non và tượng đài danh nhân Trần Phú; hệ thống bồn hoa cây cảnh cây bóng mát hợp lý. + Cải tạo cổng trường, tường rào vững chắc, an toàn. + Lắp đặt hệ thống xử lý nước uống hợp vệ sinh công suất 500m3/h + Lắp đặt được 7 phòng học có máy tính, màn hình trình chiếu và kết nối Internet tốc độ cao. Một số hình ảnh minh chứng cho kết quả đã đạt được: Mặt trước cổng trường năm 2008 Mắt trước cổng trường năm 2010 Cụm công trình Măng non và tượng đài đ/c Trần Phú (ảnh chụp tháng 9/2010) Hệ thống xử lý nước uống hợp vệ sinh (2009) Phòng tin học cho học sinh 2- Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương giúp các em tự tin trong học tập: 2.1) Nội dung và các biện pháp thực hiện: Đây là nội dung lớn và không dễ thực hiện và hoàn thành trong thời gian ngắn, mà đòi hỏi phải có một lộ trình với những nội dung cụ thể, trong đó cần chọn một số khâu đột phá từ đó để thúc đẩy và duy trì phong trào. Trong diều kiện thực tế của trường, trước mắt cần duy trì tốt các phong trào hiện có như: học sinh giỏi, giáo viên giỏi, và đầu tư mạnh vào chất lượng đại trà giải quyết số học sinh yếu, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học. Tập trung đốt phá ở một số khâu sau: Bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên về: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng thân thiện, hướng tích và hiện đại; bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tin học cho giáo viên, đặt ra yêu cầu 100% giáo viên phải làm sử dụng được máy tính và khai thác được mạng Internet, trong đó có 50% trở lên phải đạt ở mức thành thạo; Yêu cầu đội ngũ đởi mới cách ứng xử với học sinh, Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò; Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân ái, hợp tác, chia sẻ. Lộ trình thực hiện dứt điểm trong năm học 2009-2010. b) Tăng cường CSVC trang thiết bị phục vụ cho việc đởi mới phương pháp dạy học theo hướng thân thiện và từng bước hiện đại. Để thực hiện nội dung này trường đã tiến hành các công việc sau: - Tổ chức 01 phòng tin học riêng cho giáo viên với 05 máy tính. - Phối hợp với phụ huynh trang bị 07 phòng học có máy tính, màn hình trình chiếu và kết nối Internet tốc độ cao; bổ sung thêm 06 máy tính và kết nối internets cho phòng dạy tin học. - Mua sắm bàn ghế và mở thêm phòng thí nghiệm thực hành. c) Tổ chức hiều nhình thức dạy học đa dạng, linh hoạt như ngoại khoá, cemina, tổ chức các GameShow học vui - vui học, các cuộc thi rung chuông vàng; Tổ chức các hoạt động văn hoá, văng nghệ TDTT đa dạng cho học sinh. b) Giải pháp thực hiện: - Trực tiếp mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung đổi mới phương pháp và kỹ năng tin học, đặc biệt là kỹ năng khai thác và ứng dụng internet, kỹ năng soạn và dạy giáo án điện tử, bài giảng E-Lerning, kỹ năng kết nối và trình chiếu linh hoạt trong bài dạy. - Tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về tài chính của nhà nước, các doanh nghiệp trên địa bàn, các cá nhân hảo tâm và phụ huynh học sinh để mua sắm trang thiết bị phục vụ chio dạy học. - Thiết kế, hướng dẫn và hỗ trợ cho giáo viên tổ chức các GameShow, các trò chơi học tập linh hoạt. - Dành nguồn kinh phí thoả đáng cho các hoạt động chuyên môn, hoạt động ngoại khóa. Một số hình ảnh minh chứng cho kết quả đạt được. Lớp học có máy tính kết nối Internet và màn hình LCD trình chiếu Hội nghị báo cáo chuyên đề CM GV. Làm việc tại phòng tin học Hội thi “Rung chuông vàng” thường kỳ/tháng HS. Đạt giải “RCV” 3. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh: a) Nội dung: - Tăng cường rèn luyện khả năng ứng xử, xử lý hợp các tình huống trong cuộc sống, trong học tập và sinh hoạt; Hình thành thói quen và kỹ năng làm việc và sinh hoạt hợp tác theo nhóm. - Rèn luyện kỹ năng phòng chống các tai nạn như: giao thông, đuối nước, và các tai nạn thương tích khác, giáo dục ý thức phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là giáo dục phòng chống HIV; H5N1; Tránh xã các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc - Giáo dục và rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hóa, tinh thần đoàn kết thân ái, hợp tác và chia sẻ trong cuộc sống. - Lộ trình dứt điểm theo từng tháng, từng học chủ điểm. b) Các giải pháp: - Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ trách các chi đội về chương trình và nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền vận động như: Thông tin thường ngày trên chương trình phát thanh măng non của trường, viết các khẩu hiệu, lời nhắc nhở lên các vị trí cần thiết như: “ Đi nhẹ - nói khẽ”; “bỏ rác dúng nơi quy định”; “Hãy giữ gìn vệ sinh chung”; “Nhớ tiết kiệm nước”; “Giữ cho trường em xanh, sạch, đẹp”; “ăn quà vặt là là một thói xấu” - Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn văn hóa, các trò chơi học tập, các GameShow. - Gắn các chủ điểm giáo dục vào các phong trào thi đua giữa các lớp các chi đội, hàng tuần, hàng tháng có đánh giá, tổng kết và tuyên dương khen thưởng những tập thể, các nhân xuất sắc, kiểm điểm phê bình những tập thể, cá nhân vị phạm hoặc chưa hoàn thành nhiệm vụ. - Phân công các lớp phụ trách vệ sinh và tôn tạo cảnh quan từng khu vực trong nhà trường. - Thành lập đội cờ đỏ trực ban thi đua hàng ngày để kiểm tra, nhắc nhở việc chấp hành nội qui, kỉ luật và dôn đốc phong trào. Một số hình ảnh minh chứng. GameShow với nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 4. Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh. a) Nội dung: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao theo các phong trào thi đua và vào các ngày lễ lớn nhằm tạo cho các em những sân chơi bổ ích, lành mạnh, đồng thời tạo điều kiện cho được giao lưu, hợp tác, chia sẻ cùng nhau trong tập thể. Khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Đưa các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. - Chương trình các hoạt động tập thể được thống nhất giưã BGH, BCH Công đoàn, Bí thư chi doàn và Tổng phụ trách đội. Chương trình được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1 từ đầu năm học và kết thúc vào dịp 20-11. Ở giai đoạn này tập trung chủ yếu cho phong trào thi đua học tập như “Giờ học tốt, buổi học tốt”; “Bông hoa điểm 10”; thi văn nghệ, báo tường, thi vở sạch chữ đẹp; Về TDTT thi các nội dung về thể thao và điền kinh; Tổ chức GameShow Học vui-Vui học chủ đề 20-11... + Giai đoạn 2 từ tháng 12 và kết thúc vào dịp 26-3 Ở giai đoạn này tập trung chủ yếu cho phong trào thi đua như: Sinh hoạt truyền thống về ngày thành lập Quân đội 22/12, ngày thành lập Đảng 3/2; ngày thành lập đoàn 26/3; thi cắm hoa, làm bánh vào dịp 8/3; tổ chức hội trại, hội khỏe Phù Đổng vào dịp 26/3 và ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch). + Giai đoạn 3 kết thúc vào 19/5. Ở giai đoạn này tập trung chủ yếu cho phong trào thi đua như: Tổ chức các hoạt động truyền thống kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước 30/4; ngày thành lập đội 15/5; ngày sinh nhật bác 19/5 hình thức chủ yếu là các hoạt động sinh hoạt tập thể, múa hát, và các môn thể thao, trò chơi dân gian. b) Giải pháp: - Xây dựng kế hoạch hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ phù hợp với nội dung chủ điểm hàng tháng, hàng tuần. - Phân công các tổ chức, cá nhân phụ trách từng mảng công việc, từng nội dung, phong trào cụ thể. - Tham mưu xây dựng nguồn kinh phí hợp lý để tổ chức và làm phần thưởng cho các hoạt động. Một số hình ảnh minh chứng. Màn đồng diễn của trường tại HKPĐ 02/2010 Văn nghệ mừng ngày khi trường Hội thi cắm hoa nhân ngày 8/3 5. Học sinh tham gia, tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương: a) Nội dung: Đây là nội dung quan trọng nhằm giáo dục học sinh biết trân trọng, chăm sóc và bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, từ đó biết tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của cha ông, của dân tộc theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. Nội dung này thường phụ thuộc vào đặc điểm lịch sử của địa phương. Đối với trường THCS Trần Phú nằm trên vùng kinh tế mới, không có nhiều các di tích lịch sử, văn hóa vì vậy trường tập trung vào một số hoạt động phù hợp với đặc điểm của nhà trường và địa phương. b) Giải pháp: + Xây dựng tượng đài đ/c Trần Phú (trường mang tên) làm nơi cho các em sinh hoạt truyền thống. + Tổ chức cho các em viếng nghĩa trang liệt sỹ tại địa phương. + Các em học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ được nhà trường tổ chức cho đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh vào dịp 1/6 hằng năm. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Đã giúp cho các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương hiểu và nhận thức đúng về ý nghĩa và mục đích của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”. Đã tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa và nhiệt tình hưởng ứng cho phong trào. Trình độ, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ giáo viên đã được nâng lên một cách rõ rệt, đặc biệt là trình độ, kỹ năng tin học. Bảng thống kê so sánh trình độ, nghiệp vụ giáo viên tháng 9 năm 2009 và tháng 12 năm 2010: Trình độ, nghiệp vụ Tháng 9 năm 2009 Tháng 12/2010 Ghi chú SLg % SLg % %tăng Tổng số GV 32 30 Trình độ đại học 11 34% 20 67% +33% Trình độ Cao đẳng 21 66% 10 33% -33% Có nghiệp vụ, kỹ năng tin học phụ vụ cho dạy học 11 33% 29 97% +64% Trình độ ngoại ngữ>=A 4 12.5% 11 37% +24,5% Chất lượng giáo dục tăng cả về số lượng và chất là lượng. Bảng so sánh chất lượng 2 mặt GD năm học 2008-2009 với năm học 2009-2010 a) Chất lượng 2 mặt GD năm học 2008-2009 2 mặt GD TS HS Tốt (Giỏi) Khá TB Yếu Kém SLg % SLg % SLg % SLg % SLg % KH 630 389 61,4% 210 33% 31 5,6% 0 0 0 0 HL 630 23 3,7% 209 33,2% 324 51,3% 68 10,8% 6 1% - Học sinh giỏi cấp tỉnh: 1 em - Học sinh giỏi cấp huyện 22 em. b) Chất lượng 2 mặt GD năm học 2009-20010. 2 mặt GD TS HS Tốt (Giỏi) Khá TB Yếu Kém SLg % SLg % SLg % SLg % SLg % KH 505 338 67% 159 31,4% 8 1,6% 0 0 0 0 HL 505 34 6,7% 184 36,5% 253 50,1% 34 6,7% 0 0% Học sinh giỏi cấp tỉnh: 4 em Học sinh giỏi cấp huyện 36 em Kết quả các hoạt động phong trào được tăng lên cả về số lượng và chất lượng giải. Kinh phí đầu tư cho hoạt động phong trào, hoạt động tập thể năm học 2008-2009 là 4.500.000đ; năm học 2009-2010 là 16.200.000đ Kỹ năng sống của học sinh được nâng lên; các hành vi ứng xử của học sinh được cải thiện rõ rệt, số vụ tai nạn thương tích giảm hẳn: Năm học 2008-2008 xẩy ra 01 vụ đuối nước, 03 vụ tai nạn thương tích, 02 vụ tai nạn giao thông; Năm học 2009-2010 chỉ xảy 01 vụ tai nạn thương tích và 01 vụ tai nạn giao thông. CSVC được tăng cường đáng kể, nhất là hệ thống phòng thí nghiệm thực hành, máy tính và mạng Internet. Tổng kinh phí đầu tư phục vụ cho chương trình là trên 300.000.000 đồng, trong đó: - Kinh phí nhà nước đầu tư: 50.000.000 đồng Các tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ: 35.000.000 đồng Các cá nhân hảo tâm hỗ trợ: 28.000.000 đồng Phụ huynh đóng góp gần 200.000.000 đồng NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC” TẠI TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ. Chủ động tham mưu, tuyên truyền, vận động các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tập thể, cá nhân, nhất là phụ huynh học sinh để mọi người hiểu và có nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của phong trào thi đua to lớn và có ý nghĩa thiết thực của ngành đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ về vật chất và đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.. Tập trung bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, những kỹ năng cơ bản cho cán bộ, giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “thân thiện, tích cực và hiện đại”. đặt ra nhưng yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu và mốc thời gian cụ thể để từng tập thể, cá nhân hoàn thành công việc theo kế hoạch. Tập trung giáo dục, tuyên truyền, tập cho các em làm quen với những hoạt động cụ thể để xây dựng “Trường học thân thiện – Lớp học thân thiện”, từ đó từng bước chuyển giao quyền chủ động, sáng tạo cho học sinh. Đa dạng hóa các hình thức dạy trong đó chú ý tới các trò chơi học tập như “Học vui – Vui học”, ngoại khó, Cemina, thông qua đó lồng gép giáo dục kỹ năng sống một cách có hiệu quả đồng thời để kích thích lòng ham học hỏi, tìm hiểu, khám phá và tránh nhàm chán trong dạy học. Tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể, các hoạt động vui chơi giải trí, nên sân khấu hóa các hình thức sinh hoạt tập thể để tránh sự xáo rỗng, hình thức trong sinh hoạt. Thành lập ban chỉ đạo cấp trường, có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, tổ khối và đại diện phụ huynh, phân công trách nhiệm chi tiết, cụ thể cho các thành viên. Định mức kinh phí hợp lý cho từng nhóm nội dung và giao cho từng cá nhân phụ trách. C/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” là một phong trào lớn có ý nghĩa quan trọng và thiết thực. Tuy mới được phát động và thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã góp phần quan trọng làm thay đổi phong cách và diện mạo của giáo dục nước nhà. Với vị trí là người trực tiếp chỉ đạo và thực hiện phong trào tại cơ sở trường học bản thân đã mạnh dạn trải nghiệm và áp dụng một số giải pháp cụ thể. Đề tài đã được triển khai và thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12/1010. Đây là một nội dung khá mới mẻ sau nên quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn. Tuy vậy sau 03 học kỳ thực hiện tôi nhận thấy đề tài đã thu được kết quả khả quan, đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức tư tưởng cũng như hành động cho mỗi giáo viên, học sinh và kể cả các bậc phụ huynh. Từ đó đã làm chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng dạy học và giáo dục học sinh. Từ thành công của đề tài tôi mạnh dạn giới thiệu và đề xuất cùng các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp với mong muốn được chia sẻ và học hỏi để đề tài này từng bước hoàn thiện góp phần nhỏ bé đưa phong trào của ngành ngày càng được rộng khắp và đem lại hiệu quả thiết thực. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào mang tính toàn diện, bao gồm hầu hết các hoạt động trong nhà trường, đòi hỏi mỗi trường học phải có sự đầu tư lớn về công sức, trí tuệ và vật chất mới có thể thực hiện thành công phong trào, tuy vậy ở mỗi trường học, mỗi địa phương có những điều kiện khác nhau vì vậy chỉ dựa vào nội lực từ nhà trường thì rất khó để thực hiện phong trào này một cách toàn diện. Kiến nghị: Cần gắn phong trào thi đua với cuộc vận động “Xã hội hóa giáo dục” để huy động được sức mạnh tổng hợp từ mọi lực lượng giáo dục. Cần có sự đầu tư của nhà nước để tăng cường CSVC cho trường học, đặc biệt là vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc. Cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên có kiến thức và năng lực cơ bản đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển của ngành. Tạo điều kiện về cơ chế cho một số cán bộ giáo viên lớn tuổi, năng lực và sức khỏe hạn chế nghỉ hưu sớm tạo điều kiện cho lớp giáo viên trẻ có năng lực tham gia công tác. Thöïc hieän thaùng 01/2011 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục & Đào tạo ra về việc phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. - Cẩm nang “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” NXB-GD - 2009 - Sổ tay “xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” NXB-ĐH - 2011 - Website giaoduc.edu.net.
File đính kèm:
- SKKN Huy.11.doc