Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp dạy học thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn Lớp 4, Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh

THỰC TRẠNG VỀ KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NƠI TÔI CÔNG TÁC(E), HUYỆN L, TỈNH QUẢNG BÌNH:

 Trong thực tế, qua quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy khi dạy cho học sinh viết văn miêu tả thì hơn một nửa số học sinh trong lớp gặp khó khăn trong việc tìm ý cho bài văn, và số học sinh còn lại thì thường mắc lỗi diễn đạt ý. Khi chấm bài cho học sinh ta thấy những bài vău miêu tả của học sinh còn ngắn ngủn, kém hình ảnh, diễn đạt yếu; các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khô cứng. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là khó; để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều. Do vậy dần dần các em thấy mệt mỏi, nhàm chán dẫn đến các em không còn yêu thích phân môn Tập làm văn này. Để cải thiện tình hình đó bản thân tôi đã tìm hiểu và áp dụng nhiều biện pháp dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn trong việc sử dụng từ ngữ, diễn đạt ý văn và đặc biệt tạo hứng thú hơn cho các em trong phân môn Tập làm văn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Những biện pháp dạy học thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn Lớp 4, Lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
1.1. Lí do chọn đề tài 
  Ở bậc tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học chủ đạo.Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ trao đổi thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Trong Tiếng Việt có nhiều phân môn, mỗi phân môn chứa đựng một bộ phận kiến thức nhất định, chúng hỗ trợ cho nhau để người học học tốt Tiếng Việt. Việc dạy học Tập làm văn ở Tiểu học có vị trí, tầm quan trọng rất lớn. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác. Nếu như các môn học và phân môn khác của các môn Tiếng Việt cung cấp cho các em một hệ thống các kiến thức kĩ năng thì phân môn Tập làm văn tạo điều kiện cho các em thể hiện các kiến thức, rèn luyện các  kĩ năng đó một cách linh hoạt, thực tế và có hệ thống hơn.
     Chính những văn bản nói, viết mà các em có được từ phân môn Tập làm văn, theo các nghi thức nói hoặc các đơn thư, các bài làm văn, các báo cáo, thuyết trình, đó thể hiện những hiểu biết thực tế, những kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và các môn học khác. - Kiến thức tập làm văn ở tiểu học tập trung nhiều trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 & lớp 5 với các kiểu bài như: viết thư, trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt động, kể chuyện, miêu tả,Trong đó khó nhất với học sinh là văn miêu tả. Tập viết văn miêu tả giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên  nhiên. Tập quan sát để viết văn miêu tả, học sinh rèn luyện  cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa những người và vật, những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và việc xung quanh của trẻ nảy nở, tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng, thực tế hiện nay việc dạy Tập làm văn nói chung và việc dạy văn miêu tả nói riêng có rất nhiều hạn chế và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vậy phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học? Đây là vấn đề bức xúc đặt ra cho bất cứ ai quan tâm đến chất lượng giáo dục, đặc biệt là đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp. Là một giáo viên giảng dạy ở khối 4 đã nhiều năm, tôi luôn trăn trở: “ Làm thế nào để học sinh của tôi không chỉ biết cách làm văn mà còn yêu mến môn văn?”
     Chính vì lẽ đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu và xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp dạy học thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4, lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
1.2. Điểm mới của Đề tài 
Điểm mới của đề tài này là những biện pháp dạy học thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4, lớp 5 nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn trong việc sử dụng từ ngữ, diễn đạt ý văn và đặc biệt tạo hứng thú hơn cho các em trong phân môn Tập làm văn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu áp dụng của Đề tài. 
 Với Đề tài “Những biện pháp dạy học thể loại văn miêu tả trong phân môn Tập làm văn lớp 4, lớp5 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.”, tôi đang thực hiện nghiên cứu và áp dụng vào lớp 5A tôi đang giảng dạy trong năm học 2019 -2020 và có thể áp dụng cho tất các các giáo viên dạy môn Tiếng Việt các lớp 4,5 trên toàn huyện.
Phần II: PHẦN NỘI DUNG 
1.THỰC TRẠNG VỀ KĨ NĂNG VIẾT VĂN MIÊU TẢ CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NƠI TÔI CÔNG TÁC(E), HUYỆN L, TỈNH QUẢNG BÌNH:
 Trong thực tế, qua quá trình giảng dạy bản thân tôi nhận thấy khi dạy cho học sinh viết văn miêu tả thì hơn một nửa số học sinh trong lớp gặp khó khăn trong việc tìm ý cho bài văn, và số học sinh còn lại thì thường mắc lỗi diễn đạt ý. Khi chấm bài cho học sinh ta thấy những bài vău miêu tả của học sinh còn ngắn ngủn, kém hình ảnh, diễn đạt yếu; các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khô cứng. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là khó; để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều. Do vậy dần dần các em thấy mệt mỏi, nhàm chán dẫn đến các em không còn yêu thích phân môn Tập làm văn này. Để cải thiện tình hình đó bản thân tôi đã tìm hiểu và áp dụng nhiều biện pháp dạy học khác nhau nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn trong việc sử dụng từ ngữ, diễn đạt ý văn và đặc biệt tạo hứng thú hơn cho các em trong phân môn Tập làm văn. 
	2. NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY VĂN MIÊU TẢ TRONG PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 5A THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC E, HUYỆN L, TỈNH QUẢNG BÌNH.
 Giải pháp 1. Tổ chức dạy học thông qua các hoạt động “Trải nghiệm”
a) Mục đích của giải pháp:
	- Dạy cho học sinh quan sát bằng cách sử dụng các giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ) để tìm ra các đặc điểm của sự vật và biết lựa chọn chi tiết đặc điểm riêng của con vật để quan sát.
- Dựa theo kết quả quan sát để lập dàn ý miêu tả sự vật.
b) Nội dung của giải pháp
* Chuẩn bị:
- Tùy từng dạng bài miêu tả mà giáo viên có thể cho HS tham gia trải nghiệm nhiều cách khác nhau. Ví dụ:
+ Đối với bài miêu tả đồ vật: GV có thể yêu cầu HS mang theo đồ chơi hoặc đồ dùng học tập mà em yêu thích.
+ Đối với dạng bài tả con vật: tranh ảnh các con vật nuôi
+ Đối với dạng bài tả cây cối: Có thể cho các em ra sân hoặc vườn trường
* Cách tổ chức:
- GV tiến hành chia nhóm HS dựa vào đối tượng mà các em dự định quan sát.
- GV cho HS thực hành quan sát và yêu cầu các em ghi lại những điều quan sát được.
- GV cho HS trình bày ý tưởng theo từng nhóm đã phân lúc đầu. Ai là người quan sát tốt và có nhiều ý tưởng hay sẽ được tuyên dương.
* Ví dụ: Đối với bài: “Luyện tập quan sát cây cối” 
- Giáo viên có thể tổ chức cho HS ra sân trường hoặc vườn trường để HS quan sát và ghi lại những điều em quan sát được.
- Sau khi quan HS quan sát xong, GV có thể phân nhóm (theo loại cây) để HS cùng thảo luận với các bạn về những điều mà mình quan sát.
c) Kết quả của giải pháp
 Thông qua các hoạt động thực tế, học sinh biết được đặc điểm của sự vật và lựa chọn được chi tiết các đặc điểm riêng của đồ vật hay con vật cần miêu tả. Và cũng thông qua đó học sinh biết chọn lựa những từ ngữ phù hợp với đặc điểm riêng về ngoại hình, các hoạt động đặc trưng....của sự vật cần miêu tả để bài văn đạt kết quả cao hơn.
Giải pháp 2. Tổ chức dạy học bằng phương pháp vẽ sơ đồ tư duy
a) Mục đích của giải pháp:
Sử dụng bản đồ tư duy (mạng ý nghĩa ) là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh suy nghĩ, diễn đạt một cách chủ động và sáng tạo trong dạy Tập làm văn. Phương pháp này hướng đến việc cụ thể hoá tối đa hoạt động viết và nói của học sinh sao cho sản phẩm làm văn của mỗi em vừa đảm bảo được chuẩn mực cơ bản cả một thể loại văn bản vừa thể hiện được bản sắc cái tôi của mỗi em, trên cơ sở khai thác kinh nghiệm và hiểu biết của các em, cũng như những ý tưởng và ngôn từ mà các em đã chiếm lĩnh được qua bài “tập đọc – kể chuyện”, “luyện từ và câu” và “Tập làm văn”.
b) Nội dung của giải pháp
* Chuẩn bị:
- Giấy A3 hoặc A4.
- Bút màu
- Giới thiệu một số dạng sơ đồ tư duy cho HS nắm.
* Cách tổ chức:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài học.
- Lập nhóm có cùng chủ đề (VD: Với yêu cầu tả con vật em yêu thích, GV có thể cho những bạn tả cùng một con vật vào cùng nhóm)
- Yêu cầu các em cùng thảo luận và vẽ sơ đồ.
* Ví dụ: Bài : “Cấu tạo bài văn miêu tả con vật” 
- Khi yêu cầu HS: Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lơn, trâu, bò, ) thay vì hướng dẫn cho HS cách lập dàn ý như bình thường hay làm thì GV có thể tổ chức cho HS lập dàn ý bằng cách vẽ sơ đồ tư duy.
c) Kết quả đạt được:
- Thông qua phương pháp sơ đồ tư duy HS đã chủ động, tích cực hơn khi học phân môn tập làm văn, thậm chí còn giúp các em tiếp thu nhanh hơn.
- Các bài dàn ý và bài văn của HS có ý phong phú hơn, sinh động hơn. Các ý trong một bài văn được HS sắp xếp có logic, không bỏ sót ý; câu văn có hình ảnh,có cảm xúc, HS biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để làm bài văn của mình hay hơn. HS còn chậm cũng biết cách sắp xếp ý, quy trình miêu tả, các ý gãy gọn, làm bài có thứ tự và trình bày đẹp mắt hơn.
5.3. Tổ chức các trò chơi
a) Mục đích của giải pháp:
	Để tạo cho HS sự thoải mái, hứng thú và tự tin khi học TLV, sau mỗi tiết dạy, tôi thường dành 5 - 7 phút để tổ chức cho HS những trò chơi, những bài tập vui và nhẹ nhàng để HS có thể tự học, tự tham gia vào các trò chơi, bài tập vui, nhẹ nhàng để HS có thể tự học, tự tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theo tinh thần "Học vui, vui học"; "Học mà chơi, chơi mà học" một cách hứng thú và bổ ích. Những trò chơi này phải có tác dụng trong việc củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho HS .
b) Nội dung của giải pháp
 	Trò chơi “Hộp thư chạy”
* Mục đích: 
	- Cung cấp cho học sinh một số ý từ để các em có cơ sở hình thành bài văn đầy đủ ý cho những tiết tiếp theo và tạo cho các em tính nhanh nhẹn, mạnh dạn, tập trung.
	- Rèn luyện khả năng quan sát, chú ý và tư duy của học sinh.
	* Chuẩn bị:
	- 1 hộp thư
- Câu hỏi của bài đang học
* Cách tổ chức:
Giáo viên nêu cách chơi và quy luật chơi. Hộp thư sẽ được chuyền từ bạn này sang bạn khác một cách khẩn trương, gọn gàng theo nhịp bài hát nào đó. Khi có hiệu lệnh của giáo viên, hộp thư dừng chạy. Học sinh nào đang cầm hộp trên tay phải mở hộp ra bốc câu hỏi trả lời. Nếu trả lời đúng được cả lớp tuyên dương, nếu không trả lời được sẽ phải thực hiện một hình phạt nhẹ nhàng do giáo viên quy định và học sinh khác sẽ xung phong trả lời thay bạn. Giáo viên nhận xét và cho trò chơi tiếp tục.
Khi dạy về quan sát, tìm ý và lập dàn bài tôi thường tổ chức "Hộp thư chạy". Bằng một hệ thống câu hỏi chuẩn bị sẵn mang tính gợi mở đòi hỏi HS phải độc lập suy nghĩ, quan sát để tìm hiểu được vấn đề. Tuỳ dạng bài mà giáo viên chọn hệ thống câu hỏi phù hợp cho trò chơi.
	Sau khi cho học sinh quan sát tranh, hình ảnh tĩnh, động, vật thật để giúp học sinh tái hiện nội dung khi ta quan sát,nhận biết. Giáo viên có thể chuẩn bị hệ thống câu hỏi như sau
* Ví dụ: 
Bài "Tả cái cặp sách" 
- Em hãy kể các bộ phận của cái cặp.
- Cặp làm bằng gì ?
- Quai cặp thế nào?
- Mặt cặp được trang trí thế nào? Từ nào tả vẻ đẹp của ổ khoá?
- Em hãy tìm những từ ngữ chỉ màu sắc của cái cặp.
- Em gìn giữ cặp ra sao?
Bài “Tả cây có cây có bóng mát” 
- Em hãy nêu các bộ phân của cây.
- Thân cây thế nào?
- Gốc cây ra sao?
- Nêu đặc điểm của cành cây
- Tìm từ tả màu sắc và hình dáng của lá.
- Cây có hoa không? Hãy nêu hình dáng, màu sắc của hoa.
- Hãy nêu ích lợi của cây.
- Những hoạt động có liên quan đến cây ?
Bài : “Tả con gà trống” 
- Gà trống to chừng nào?
- Thân hình gà thế nào?
- Em hãy tìm từ tả màu lông của gà trống?
- Đầu gà,chân gà thế nào?
	- Móng vuốt gà dùng để làm gì?
	- Gà có những thói quen gì trong sinh hoạt?
- Tìm từ tả tiếng gáy của gà trống?
- Nuôi gà có ích lợi gì?
	Trò chơi “Thi tìm từ nhanh”
* Mục đích:
Trò chơi “Tìm từ nhanh” cũng đã giúp các em nhận biết nhanh các từ ngữ phục vụ cho bài học và làm giàu thêm vốn từ cho các em, luyện trí thông minh và tác phong nhanh nhẹn khi trình bày viết đoạn.
* Chuẩn bị : 
Làm một số bìa nhỏ có ghi các từ ngữ phục vụ nội dung bài học.
	* Cách tổ chức chơi :
GV nêu cách chơi : chọn 2 đội, mỗi đội 2 em cùng tham gia trò chơi. Bắt đầu trò chơi GV gắn yêu cầu cần tìm lên bảng, 2 nhóm nhanh chóng tìm từ GV đã cho sẵn, gắn lên bảng khi có hiệu lệnh hết giờ, 2 nhóm dừng trò chơi, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn, chính xác hơn là đội thắng cuộc.
Giáo viên có thể cho học sinh thi tìm từ theo một số câu cho sẵn. Sau khi học sinh được quan sát, trao đổi, học sinh tìm được các từ nêu về đặc điểm, lợi ích của cây, nêu các bộ phận của nó thông qua hệ thống câu hỏi, hình ảnh tĩnh, động, qua đoạn phim mà giáo viên đã sưu tầm được.
Trò chơi này GV còn có thể tổ chức cho HS chơi tiếp sức
	Ví dụ : Bài ”Tả cây hoa phượng” 
	+ Từ chỉ màu xanh của lá: xanh đậm, xanh lam, xanh um, xanh tươi, xanh thẫm.
	+ Từ chỉ màu đỏ của hoa: Đỏ thắm, đỏ tươi, đỏ tía, đỏ rực.
+ Từ chỉ cành lá: sum suê, um tùm
+ Từ chỉ thân cây: nham nhám, sần sùi 
+ Từ chỉ ích lợi: che mát, giúp HS vui chơi, cho vẻ đẹp, ăn quả 
	+ Tìm một số từ tả các bộ phận của cây
Nội dung yêu cầu gồm các từ: lá cây, hoa phượng, thân cây, ích lợi.
	Khi GV gắn từ nào lên bảng thì HS chọn từ để tả theo yêu cầu trên.
Trò chơi này có tác dụng rất cao, tạo được không khí thoải mái, vui vẻ và rèn được tính nhanh nhẹn, tập trung tinh thần thi đua sôi nổi và khắc sâu được một số từ cần thiết không thể thiếu trong bài làm của HS trong những tiết sau. Ngoài ra, còn tạo cho HS tính mạnh dạn, tự tin, thích tham gia vào hoạt động chung của lớp.
 	Trò chơi “Chọn ô số”
	* Mục đích:
 	Phát triển vốn từ ngữ miêu tả con vật, đặc biệt là các từ miêu tả về hoạt động thường xuyên của con vật. Phát triển kĩ năng trình bày của học sinh.
* Chuẩn bị: 
	- Một bộ ảnh chụp con vật ở các tư thể hoạt động khác nhau có đánh số thứ tự từ 1 đến hết số ảnh chuẩn bị được.
	- Bảng phụ có kẻ sẵn ô số.
* Tiến hành:
	- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng tham gia trò chơi (khuyến khích học sinh xung phong). Học sinh được gọi lên chọn một ô số bất kì trên bảng phụ. Sau đó giáo viên dán bức ảnh có số tương ứng lên bảng, người chơi có nhiệm vụ miêu tả về hoạt động của con vật trong ảnh (từ 2- 3 câu).
- Giáo viên gọi tiếp một học sinh khác tham gia trò chơi (số lượng phụ thuộc vào thời gian dành cho trò chơi)
- Khi trò chơi kết thúc, giáo viên và cả lớp bình chọn người chơi miêu tả hay nhất. Học sinh nào có số phiếu bình chọn nhiều nhất sẽ là người thắng cuộc.
* Lưu ý: Giáo viên có thể thay đổi hình thức chơi bằng cách chia số học sinh trong lớp thành các đội thi đua với nhau.
 	Trò chơi “Thi đố bạn”
 	Đối với các tiết học hướng dẫn HS trình bày miệng, tôi thường tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi đố bạn”
* Mục đích : 
 	Giúp HS hình thành bài văn có hệ thống. Tập tác phong nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị :
	- 1 bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn.
- 1 số băng giấy đã viết sẵn các câu văn trong đoạn văn trên.
* Cách tổ chức :
	- GV nêu cách chơi, luật chơi
	- Mỗi tổ chuẩn bị từ hai đến ba đoạn văn mẫu, trong đoạn văn đó có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Tổ này đọc đoạn văn của tổ mình, yêu cầu tổ bạn nêu biện pháp nghệ thuật mà tổ đã sử dụng trong đoạn văn đó. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn là hình ảnh so sánh, nhân hóa, cách so sánh, tác dụng của nó. Cứ như vậy đến tổ khác lên đọc đoạn văn rồi mời tổ bạn tìm và nhận xét. Đội nào nói đúng, nhanh là thắng cuộc.
VD: Bài tả cây hoa hồng 
- Một vài đoá hồng khoe sắc một cách tự nhiên
- Các cánh xoè ra mạnh mẽ như phô trương sắc đẹp của mình
- Cánh hoa hồng màu đỏ thắm
- Giữa bông hoa và các đốm nhuỵ vàng tươi toả hương thơm ngát
- Chỉ một làn gió nhẹ là tất cả chao động
 	Trò chơi “Tuyển chọn biên tập viên”
 	Đối với những tiết trả bài, tôi thường tổ chức cho các em trò chơi “Tập phát hiện câu” hay “Tuyển chọn biên tập viên”
* Mục đích : 
	- Luyện kĩ năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để chữa câu sai thành câu đúng nhằm diễn đạt ý một cách chính xác.
	- Rèn óc quan sát, nhận xét và phê phán các hiện tượng ngữ pháp sai qui tắc.
	* Chuẩn bị : 
	- Ghi lại một số câu sai ngữ pháp trong bài làm hoặc một số câu viết chưa có hình ảnh.
	- Chép các câu sai vào một mảnh giấy nhỏ gấp lại bỏ vào hộp của tổ.
	- Thi cá nhân hoặc chia nhóm có số người bằng nhau.
- Giấy + bút.
* Cách tiến hành : 
- GV chia lớp thành các nhóm (tùy vào số lượng HS của từng lớp)
- GV lần lượt (mỗi lượt chỉ 1 câu) dán lên bảng một số câu sai ngữ pháp trong bài làm hoặc một số câu viết chưa có hình ảnh.
- Yêu cầu HS : Đọc kỹ câu sai, xác định rõ nguyên nhân sai và chữa lại cho đúng ngữ pháp (chỉ được thay đổi 2-3 từ, không viết lại thành câu có ý khác hẳn ý của câu cũ), chữa lại bằng nhiều cách thì càng tốt trong thời gian cho phép hoặc viết câu lại cho có hình ảnh.
- Cho thời gian thảo luận, sau thời gian đó cho các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét và bình chọn nhóm làm tốt nhất.
c) Kết quả đạt được:
- Tạo được không khí thoải mái, hứng thú học tập cho học sinh
- Tạo được nề nếp thi đua học tập một cách sôi nổi và hào hứng
- Hầu hết học sinh làm bài đầy đủ ý hơn
- Phần lớn học sinh trong lớp biết sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.....
- Học sinh viết câu ít sai ngữ pháp hơn
Phần III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1.Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm:
Từ khi được học nhiều chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy ở các môn học, bản thân tôi đã tự mình vận dụng vào tiết học thực tế ở lớp mình để tạo ra định hướng mới, xem có phù hợp không? Và cá nhân tôi nhận thấy rằng:
* Về phần giáo viên: Tuy có vất vả ở phần chuẩn bị so với tiết cũ, nhưng hoàn toàn giáo viên nắm thế chủ đạo. Hướng dẫn học sinh rành mạch, cụ thể. 
* Về phần học sinh: Không khí học thoải mái, học sinh không bị gò bó, phát huy trí lực nhiều, học sinh chủ động, học sinh không ngại với lỗi sai của mình sợ bạn biết mà tạo cho các em tính mạnh dạn nêu ra ý kiến của mình để cùng bạn thảo luận. Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy tập làm văn phát huy được tính tích cực của người học.
- Chất lượng bài văn của các em ngày càng nâng cao, trong bài làm của học sinh đã dần dần xuất hiện những câu văn hay, sinh động, giàu sức biểu cảm.
- Cụ thể:
 Sau quá trình tổ chức trò chơi cho HS ở các tiết học môn TLV, tôi thấy kết quả như sau :
	+ Hầu hết HS của lớp tôi phụ trách đều làm được bài văn đầy đủ ý.
+ Bộ phận lớn trong lớp đã biết sử dụng các từ ngữ gợi tả.
+ Ít có HS viết câu sai về ngữ pháp.
+ HS tự giác và tự tin khi tham gia vào các hoạt động của lớp.
+ Tạo được không khí thoải mái, hứng thú học tập trong HS.
+ Tạo được nề nếp thi đua trong học tập một cách sôi nổi và hào hứng.
 Theo bản thân tôi, nếu giải pháp của tôi có thể áp dụng vào giảng dạy phân môn Tập làm văn ở Tiểu học trong giai đoạn hiện nay sẽ giúp học sinh phát triển các năng lực bản thân và năng lực đặc thù môn học đồng thời tạo kích thích hứng thú, sự yêu thích đối với môn học của các em.
2.Kiến nghị:
 Để dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và tất cả các môn học khác theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho công tác dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân mỗi giáo viên cần không ngừng tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu, tìm tòi những biện pháp dạy học phù hợp, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học có hiệu quả. Cụm chuyên môn và các trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề theo từng môn cho giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau./.	

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nhung_bien_phap_day_hoc_the_loai_van_m.doc
Sáng Kiến Liên Quan