Sáng kiến kinh nghiệm Nghiên cứu một số biện pháp dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức lớp 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Cơ sở lý luận
Trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng CSVN đã xác định con người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và bền vững. Giáo dục là nhân tố tạo ra nguồn lực con người thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện lý tưởng XHCN “Dân giàu, nước mạnh- xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Đảng ta đã khẳng định: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực, nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo”
Trước yêu cầu cấp bách của việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước theo định hướng XHCN, Luật giáo dục Việt Nam 2005 đã xác định mục tiêu giáo dục tiểu học là: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở.” Giáo dục đạo đức là một trong những nhiệm vụ giáo dục hàng đầu của nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng. Bởi lẽ, đó là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Đặc biệt trong cơ chế thị trường hiện nay thì giáo dục đạo đức lại là một nội dung giáo dục cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết vì thông qua giáo dục đạo đức thì học sinh sẽ được trang bị những kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mức trong việc lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Trong nhà trường tiểu học, việc giáo dục đạo đức cho học sinh được thực hiện thông qua hai con đường cơ bản. Đó là tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và dạy học các môn học, đặc biệt là môn đạo đức.
Môn đạo đức có vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho học sinh ở cả ba mặt ý thức, thái độ, hành vi theo các chuẩn mực hành vi đạo đức mà xã hội yêu cầu ở học sinh. Môn đạo đức ở tiểu học giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục cơ sở ban đầu những phẩm chất đạo đức cho người học sinh – người lao động mới.
Việc dạy kĩ năng sống trong dạy học môn đạo đức giúp cho học sinh được học đi đôi với hành, được thực hành trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Chính nhờ có sự trải nghiệm này mà học sinh sẽ tích lũy được nhanh chóng các kinh nghiệm ứng xử đúng đắn trong các tình huống khác nhau, ở trường, ở nhà và ở ngoài xã hội. Từ đó giúp các em hình thành các quan điểm niềm tin và tình cảm
c đích cao nhất của giáo dục KNS là giúp người học thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ, hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, không đồng thời. Có thời điểm người học quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước. Do đó các nhà giáo dục cần kiên nhẫn chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để HS duy trì hành vi mới và có thói quen mới; tạo động lực cho HS điều chỉnh hoặc thay đổi giá trị, thái độ và những hành vi trước đây, thích nghi hoặc chấp nhận các giá trị, thái độ và hành vi mới. GV không nhất thiết phải luôn luôn tóm tắt bài “hộ” HS mà cần tạo điều kiện cho HS tự tóm tắt những ghi nhận cho bản thân sau mỗi giờ học 5. Thời gian – môi trường giáo dục Giáo dục KNS cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống. Giáo dục KNS được thực hiện trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn học hay các thành viên công đồng. Trong nhà trường, giáo dục KNS được thực hiện trên các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác. II. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP 1.Biện pháp 1: Xây dựng ma trận kĩ năng sống, các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 1 thông qua dạy học môn Đạo đức Tên bài dạy Các KNS cơ bản PP/ KTDH tích cực thể sử dụng Bài 1: Em là học sinh lớp 1 - Kĩ năng tự giới thiệu bản thân. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ: Kể về ngày đầu tiên đi học, về trường, lớp, thầy cô giáo, bạn bè - Kĩ năng lắng nghe - Tổ chức trò chơi - Thảo luận nhóm - Động não - Trình bày 1 phút Bài 4: Gia đình em - Kĩ năng giới thiệu về những người thân trong gia đình. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với những người thân trong gia đình. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện long kính yêu đối với ông bà, cha mẹ. - Trình bày 1 phút - Đóng vai - Xử lí tình huống. Bài 5: Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với anh, chị em trong gia đình. - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ - Thảo luận nhóm - Đóng vai - Xử lí tình huống. Bài 7: Đi học đều và đúng giờ - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để đi học đúng giờ. - Kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ. - Thảo luận nhóm - Động não - Xử lí tình huống Bài 9: Lễ phép với thầy giáo, cô giáo - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử lễ phép với thầy giáo cô giáo - Thảo luận nhóm - Đóng vai - Động não Bài 10: Em và các bạn - Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng trong quan hệ với bạn bè. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với bạn bè. - Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi cư xử chưa tốt với bạn bè - Thảo luận nhóm - Đóng vai - Tổ chức trò chơi - Trình bày 1 phút Bài 11: Đi bộ đúng quy định - Kĩ năng an toàn khi đi bộ - Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không đúng quy định - Trò chơi - Thảo luận nhóm - Động não Bài 12: Cảm ơn và xin lỗi - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết cảm ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể - Trò chơi - Thảo luận nhóm - Đóng vai, xử lí tình huống. - Động não Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt - Kĩ năng giao tiếp, ưng xử với mọi người: biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay - Trò chơi - Thảo luận nhóm - Đóng vai, xử lí tình huống - Động não Bài 14: Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng - Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống để bảo vệ cây và hoa nơi công cộng - Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi phá hoại cây và hoa nơi công cộng - Thảo luận nhóm - Động não - Xử lí tình huống Sau khi xây dựng được ma trận các KNS cơ bản, trong từng tiết dạy, tôi đã lựa chọn các phương pháp dạy học thích hợp với từng bài dạy nhằm gây hứng thú học tập cho HS. Hướng dẫn các em thực hành hành vi qua trò chơi sắm vai, đố vui, nêu ý kiến của mình để củng cố ghi nhớ hành vi đã học. Khuyến khích các em học sinh nhút nhát tham gia vào trò chơi. Bên cạnh đó, tôi luôn tạo không khí lớp học vui vẻ, sôi nổi, học sinh được phát biểu dân chủ, không gò ép và thường xuyên tặng cho các em lời động viên, khích lệ kịp thời. VD: Khi dạy bài “Đi học đều và đúng giờ” Tôi cho HS quan sát tranh và chơi trò chơi sắm vai: “Buổi sáng, bố gọi bạn nhỏ dậy đi học. Nếu em là bạn em sẽ nói gì khi đó?”. Sau khi HS đóng vai xong, tập thể lớp sẽ phỏng vấn đội kịch. Qua trò chơi này này, sẽ hình thành ở HS kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để đi học đúng giờ; kĩ năng quản lí thời gian để đi học đều và đúng giờ 2.Biện pháp 2: Tổ chức ngoại khóa để thực hành hành vi đã học Trong chương trình học 2 buổi/ngày, ngày nào cũng có một tiết hướng dẫn học. Sau khi các em đã hoàn thành bài trong ngày, tôi thường tổ chức cho các em thực hành luyện tập kĩ năng hành vi đã học dưới hình thức tổ chức trò chơi vai, đố vui, hái hoa dân chủ Song chủ yếu vẫn là trò chơi sắm vai các nhân vật trong các tình huống khác nhau và phải biết ứng xử sao cho hợp với từng hoàn cảnh. Dưới các hoạt động ngoại khóa này,học sinh được luyện tập thực hành kĩ năng hành vi vào tình huống cụ thể, gần gũi các em trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, vốn kinh nghiệm sống của các em ngày một tốt lên. 3.Biện pháp 3: Kết hợp với nhà trường để rèn kĩ năng sống cho học sinh qua các buổi sinh hoạt Sao Học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 rất hào hứng khi tham gia sinh hoạt Sao. Trong khi đó, nội dung sinh hoạt Sao thường trùng với tiết sinh hoạt theo chủ đề của tuần, tháng. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất với BGH nội dung thực hành trong các tiết sinh hoạt Sao theo từng tuần như sau: Tuần 2 Thực hành kĩ năng tự giới thiệu họ và tên của mình Tuần 4 Thực hành kĩ năng ăn mặc quần áo, đầu tóc gọn gang sạch sẽ Tuần 6 Thực hành kĩ năng giữ gìn sách vở đồ dung học tập Tuần 8 Thực hành kĩ năng lễ phép với ông bà cha mẹ Tuần 10 Thực hành kĩ năng lễ phép với anh chị nhường nhịn em nhỏ Tuần 12 Thực hành kĩ năng nghiêm trang khi chào cờ Tuần 14 Thực hành kĩ năng đi học đều và đúng giờ Tuần 16 Thực hành kĩ năng giữ trật tự trong trường học, lớp học, khi ra vào lớp học Tuần 18 Thực hành kĩ năng cuối kì 1 Tuần 20 Thực hành kĩ năng lễ phép vâng lời thầy giáo cô giáo Tuần 22 Thực hành kĩ năng biết đoàn kết với bạn khi chơi, khi học; biết giúp đỡ động viên bạn khi bạn gặp khó khan Tuần 24 Thực hành kĩ năng đi bộ đúng quy định, thực hiện tốt an toàn giao thong Tuần 26 Thực hành kĩ năng biết cảm ơn, xin lỗi Tuần 28 Thực hành kĩ năng chòa hỏi khi gặp mặt, tam biệt lúc chia tay Tuần 30 Thực hành kĩ năng bảo vệ cây và hoa trong sân trường, nơi công cộng 4.Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình để rèn kĩ năng sống cho học sinh Việc rèn KNS phải được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi. Người hướng dẫn cho các em có thể là thầy cô, bố mẹ, ông bà . Muốn vậy, GV và gia đình cùng thực hiện các bước sau đây: - GVCN báo cáo với BGH nhà trường về mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian tiến hành dạy KNS - Chủ động liên hệ, gặp gỡ với gia đình để “đặt hàng” những nội dung mà hoạt động cần phối hợp; đề nghị họ bố trí thời gian tạo điều kiện giúp đỡ con em mình hoàn thành những công việc được giao, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở con em thực hiện tốt những chuẩn mực hành vi đạo đức đã được học - Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động được giao, cách ghi chép trước lớp ít nhất 1 tuần. - Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động đã được giao của học sinh. - Giáo viên đọc xác nhận của gia đình - Tổ chức cho học sinh báo cáo việc thực hiện và kết quả của hoạt động được giao theo đúng kế hoạch, GV và tập thể lớp sẽ đánh giá hoạt động của học sinh thông qua bản báo cáo trên. - GV ghi nhận xét vào bản báo cáo gửi về cho gia đình học sinh - Gia đình học sinh đọc, ghi xác nhận sau đó gửi lại cho GVCN - GV đọc xác nhận của gia đình, sau đó đề nghị học sinh cất bản báo cáo vào túi lưu bài. III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Thời gian thực nghiệm: 9/2016 2. Mục đích thực nghiệm: nhằm rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp thông qua dạy học môn Đạo đức 3. Đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 1 4. Tiến trình thực nghiệm Trước thực trạng trên, tôi đã báo cáo cho tổ chuyên môn và BGH. Được sự ủng hộ của BGH, tôi mạnh dạn triển khai kế hoạch dạy kĩ năng sống như sau: 4.1 Lựa chọn bài dạy - Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa, tôi đã lựa chọn bài dạy, lập ma trận các KNS cơ bản cần giáo dục như đã trình bày ở phần trên. 4.2 Thời gian dạy Theo như thời khóa biểu hiện tại, mỗi tuần học sinh đều có 1 tiết Đạo đức. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được học KNS thông qua giờ Đạo đức. Tiến trình một tiết dạy Các bước lên lớp của một tiết dạy KNS thông qua môn Đạo đức về cơ bản giống như dạy tiết Đạo đức. Tuy nhiên tiến trình dạy học gồm 4 bước chính sau đây: - Bước 1: Khám phá * Mục đích: + Kích thích HS tự tin hiểu xem các em biết gì về những khái niệm, kĩ năng, kiến thức sẽ được học. + Giúp GV đánh giá, xác định thực trạng của HS khi giới thiệu vấn đề * Mô tả quá trình thực hiện + GV cùng với HS thiết kế hoạt động có tính trải nghiệm + GV cùng HS đặt câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới. + GV giúp HS xử lí, phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS, tổ chức phân loại chúng. - Bước 2: Kết nối * Mục đích + Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo “cầu nối” lien kết giữa cái đã biết và cái chưa biết. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới. * Mô tả quá trình thực hiện + GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1 + GV giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới + Kiếm tra kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa + Nêu VD khi cần thiết. - Bước 3: Thực hành/ Luyện tập * Mục đích + Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh, hoàn cảnh, điều kiện có ý nghĩa + Định hướng để HS thực hành đúng cách + Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch * Mô tả quá trình thực hiện + GV thiết kế, chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới + HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ + GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết + GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được - Bước 4: Vận dụng * Mục đích: Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào cá tình huống, bối cảnh mới * Mô tả quá trình thực hiện + GV cùng HS lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều môn học, lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức kĩ năng mới. + HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ + GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động + GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này Sau đây là ví dụ minh họa: Bài 13 CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức và kĩ năng Học xong bài này, HS có khả năng: - Biết khi nào cần chào hỏi, khi nào cần tạm biệt. - Bước đầu biết được ý nghĩa của câu chào hỏi, câu tạm biệt. - Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp 2. Thái độ Nghiêm túc thực hiện tốt chuẩn mực hành vi đạo đức đã học II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI Kĩ năng giao tiếp: ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Phương pháp: thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai - Kĩ thuật: động não IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Vở Bài tập Đạo đức 1 - Đồ dung để phục vụ cho trò chơi đóng vai (hoạt động 3, tiết 1) - Bài hát: Con chim vành khuyên – nhạc và lời Hoàng Vân V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 TG NỘI DUNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠTĐỘNG CỦA TRÒ 5’ 10’ 5’ 15’ 10’ 5’ 15’ 1. Khám phá 2. Kết nối Hoạt động 1: Thảo luận nhóm làm bài tập Mục tiêu: Hs biết được cần chào hỏi khi gặp gỡ, cần nói lời tạm biệt khi chia tay Hoạt động 2:Thảo luận nhóm bài tập 2 Mục tiêu: HS biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống “Chào hỏi – Tạm biệt” Chơi giữa giờ 3. Thực hành – Luyện tập Hoạt động 3: Đóng vai về chủ đề: “Chào hỏi – Tạm biệt” Mục tiêu: HS có kĩ năng chào hỏi, tạm biệt trong một số tình huống cụ thể Hoạt động 4: Thảo luận nhóm về cách chào hỏi trong những tình huống đặc biệt Mục tiêu: HS biết cách chào hỏi trong những tình huống đặc biệt Chơi giữa giờ Hoạt động 5: Chơi trò chơi “Vòng tròn chào hỏi” Mục tiêu: Rèn kĩ năng chào hỏi trong một số tình huống 4. Vận dụng - Bài hát khen ai? Vì sao khen? - Khi nào các em nói lời chào hỏi? Khi nào các em nói lời tạm biệt? - Gv chốt lại và dẫn vào bài - Gv yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận theo cặp đôi trả lười câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì? - GV chốt lại: + Tranh 1: Hai bạn gái gặp bà cụ trên đường hai bạn khoanh tay chào: “Chúng cháu chào bà ạ!” + Tranh 2: Chia tay khi tan học về nhà, bạn nhỏ nói lời tạm biệt các bạn: “Tạm biệt nhé!” - GV chia nhóm giao cho mỗi nhóm thảo luận về cách ứng xử một tình huống trong tranh bài tập 2, Vở bài tập Đạo đức 1: các bạn trong tranh đang làm gì? - GV kết luận nội dung từng tranh - GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận đưa ra một tình huống “Chào hỏi – Tạm biệt” và đóng vai thể hiện tình huống đó - GV tổ chức cho HS phỏng vấn các bạn đóng vai: Em cảm thấy thế nào khi: + Được người khác chào hỏi? + Em chào họ và được đáp lại? - GV khen những nhóm làm tốt và chốt lại cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống TIẾT 2 - GV giao cho một số nhóm thảo luận tình huống a và một số nhóm thảo luận tình huống b của bài tập 3, Vở Bài tập Đạo đức 1 - GV kết luận: Khi gặp người quen trong bệnh viện, rạp hát em có thể chào bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười hoặc giơ tay vẫy - GV cho HS đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, vòng tròn bên trong quay mặt vào vòng tròn bên ngoài để tạo thành các cặp - GV nêu tình huống để HS đóng vai chào hỏi: + Hai người bạn lâu ngày gặp nhau + HS gặp thầy giáo, cô giáo + Em chào bố, mẹ để đi học . Sauk hi HS thực hiện đóngvai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô: “Dịch chuyển!”. Khi đó vòng tròn bên trong đứng im, vòng tròn bên ngoài bước sang phải 1 bước để tạo thành cặp mới. GV lại đưa ra tình huống mới để Hs đóng vai chào hỏi trong tình huống mới Trò chơi cứ thế tiếp tục - GV nêu câu hỏi thảo luận: + Cách chào hỏi, tạm biệt trong mỗi tình huống có giống nhau không? + Chào hỏi tạm biệt thể hiện điều gì? - GV kết luận: Mỗi tình huống cần thể hiện cách chào hỏi cho phù hợp. Chào hỏi và tạm biệt thể hiện sự lễ phép và tôn trọng người khác GV nhắc nhở Hs thực hiện chào hỏi, tạm biệt trong cuộc sống hàng ngày. - Hát: Con chim vành khuyên - HS nêu ý kiến - HS thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Lớp trao đổi bổ sung - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Lớp trao đổi bổ sung - HS thảo luận, chuẩn bị đóng vai - Các nhóm lên đóng vai - HS nhận xét, đánh giá - Các nhóm thảo luận - Đại diện một số nhóm lên trình bày - Các nhóm trao đổi, bổ sung - HS chơi - HS thảo luận - HS nêu - Tập thể lớp nhận xét, đánh giá 5. Kết quả thực nghiệm Qua một năm đi sâu nghiên cứu tài liệu, kết hợp kinh nghiệm của bản thân, được sự ủng hộ nhiệt tình của BGH cũng như phụ huynh HS. Tôi đã tiến hành thực nghiệm và thu được một số kết quả như sau: * Về phía giáo viên: - Tự tin, sáng tạo hơn trong việc dạy kĩ năng sống cho trẻ. - Mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, khắc phục những khó khăn để giúp trẻ có được những kĩ năng sống ngay từ nhỏ. - Biết cách phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, được phụ huynh tin yêu, ủng hộ. * Về phía phụ huynh - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đã gần gũi: cha mẹ thường xuyên chia sẻ với con cái, ít quát mắng con; biết phân việc cho con; hướng dẫn con tự làm những công việc phục vụ bản thân * Về phía học sinh - Các em yêu thích môn học, thích chơi sắm vai. - Các em bạo dạn tự tin trong giao , nói năng lễ phép với người lớn tuổi. - Tổ chức lớp học có nề nếp, các em đoàn kết chan hòa, vui vẻ, yêu thương giúp đỡ nhau. - Các em tham gia các hoạt động do trường, Đội tổ chức như: “Vầng trăng cho em” đạt giải Nhì, văn nghệ cấp trường đạt giải Ba, “Hội chợ xuân và liên hoan các trò chơi dân gian” đạt giải Ba, “Hội thi phụ trách sao giỏi” cấp trường đạt giải Nhì Năm học vừa qua, lớp đã tham gia thi: giải Toán bằng tiếng Anh qua mạng INTERNET cấp Quận được 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 2 giải Khuyến Khích; giải Toán bằng tiếng Việt qua mạng INTERNET được 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải Khuyến Khích. Đặc biệt, kĩ năng sống của các em được cải thiện rõ rệt thể hiện ở bảng kết quả đối chứng dưới đây: Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm Số HS/Tổng số Tỉ lệ % Số HS/Tổng số Tỉ lệ % 1. Kĩ năng giao tiếp, chào hỏi 11/52 21% 51/52 98% 2. Kĩ năng tự lập, tự phục vụ 13/52 25% 51/52 98% 3. Kĩ năng nhận thức 20/52 38% 49/52 94% 4. Kĩ năng hợp tác 10/52 19% 49/52 94% 5. Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề 16/52 30% 47/52 90% 6. Kĩ năng tư duy phê phán 10/52 19% 47/52 90% 7. Mạnh dạn, tự tin 18/52 34% 51/52 98% C. KẾT LUẬN 1.Bài học kinh nghiệm Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học nói chung và giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Đạo đức lớp 1 nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng, nhằm giúp học sinh thích ứng với cuộc sống không ngừng biến đổi. Nó là cây cầu nối thế hệ trẻ với bến bờ của cuộc sống tương lai. Để làm tốt nhiệm vụ này: - Người giáo viên phải tâm huyết với nghề, thực sự yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần rèn luyện, tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tu dưỡng rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó, giáo viên phải đầu tư thời gian gần gũi học sinh, nghiên cứu kĩ mục tiêu bài học, thiết kế tiết dạy hợp lí kết hợp hài hòa với các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực. - Trong tiết dạy, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động, phát huy vốn kinh ngiệm và thói quen đạo đức,tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới. - Giáo viên cần động viên, khen thưởng học sinh kịp thời vì học sinh lớp Một – tuổi hoa – tuổi thiên về tình cảm, hoạt động học chưa được chú trọng, hoạt động chơi vần chiếm ưu thế. Sự nhận thức của học sinh còn đơn giản cho nên quá trình dạy học không kéo dài. Bất cứ hoạt động nào hoặc đặt hệ thống câu hỏi quá khó sẽ làm học sinh căng thẳng, nhàm chán, mệt mỏi. - Sau mỗi tiết dạy, giáo viên cần rút kinh nghiệm: tìm ra nguyên nhân và đề xuất những biện pháp khắc phục 2. Khuyến nghị Để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống trong dạy học môn Đạo đức lớp 1. Thiết nghĩ: - Nhà trường cần đầu tư kinh phí, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm cho học sinh (hoạt động có thể diễn ra trong trường hoặc ngoài trường) - Duy trì sinh hoạt Sao đều đặn - Địa phương tổ chức nhiều hoạt động cho các em tham gia sinh trong dịp hè. Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh không chỉ diễn ra ngày một, ngày hai mà nó phải là một quá trình bền bỉ và lâu dài. Quá trình này phải được tác động ở mọi lúc, mọi nơi và có sự phối kết hợp của các lực lượng giáo dục. Mặc dù bản thân tôi rất cố gắng khi dạy kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ Đạo đức song trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong sự giúp đỡ, góp ý, bổ sung của BGH, các cấp quản lí, các anh chị em đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và tôi có được những kinh nghiệm bổ ích áp dụng cho những năm học sau. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội này 13 tháng 4 năm 2017 Người viết Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép của người khác. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT CÁC CẤP .
File đính kèm:
- daoduc1loanthphuonglietdoc_5420188.docx