Chuyên đề Luật chính tả trong môn Tiếng việt công nghệ Lớp 1

Các giải pháp :

 A. Nội dung luật chính tả TVCN GD

 1. Vai trò của luật chính tả Tiếng Việt 1 CNGD

 - Cùng với cấu trúc ngữ âm TV , luật chính tả là một phần không thể thiếu và tách rời của TV Một CNGD .

- Luật chính tả nhằm giải quyết mối quan hệ ngữ âm - chữ để giúp HS đọc - viết tốt .

2. Nội dung luật chính tả được học ở TV1 CNGD

- Luật chính tả viết hoa .

- Luật chính tả âm đệm .

- Luật chính tả nguyên âm đôi .

- Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài .

- Luật chính tả ghi dấu thanh .

- Luật chính tả theo nghĩa .

- Một số trường hợp đặc biệt .

B. Giải pháp

- Cần vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả kết hợp với sử dụng phương pháp dạy học tích cực như :

 + Làm mẫu .

 + Phân tích mẫu .

 + Hỏi - đáp .

 + Trực quan.

 + Trò chơi.

- Phối hợp với nhiệu hình thức dạy học : Lớp , nhóm , cá nhân ,

- GV cần luôn luôn yêu cầu HS thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc , viết .

- GV cần trang bị cho HS kiến thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp , kết hợp việc ghi nhớ máy móc và ghi nhớ một cách ngẫu nhiên qua việc rèn luyện hằng

- GV cần phải kích thích sự say mê , hứng thú học tập của các em , đồng thời lưu ý đến khả năng nhận thức của HS .

 

doc4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Luật chính tả trong môn Tiếng việt công nghệ Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ LỚP 1
I. Lý do chọn chuyên đề : 
- Môn TV là môn học quan trọng trong chương lớp 1 , chiếm thời lượng lớn về thời gian và quyết định đến hiệu quả cho các môn học khác trong chương trình.
- Đối với chương trình TV công nghệ lớp 1 thì kiến thức ngữ âm được đặt nên hàng đầu . Vì vậy TV CN lớp 1 chú trọng giải quyết mối quan hệ ngữ âm - chữ để giải quyết tốt mục tiêu đọc thông , viết thạo cho HS sau khi học xong chương trình TVCN lớp 1.
- Việc dạy luật chính tả trong TVCN lớp 1 là việc khó với GV vì đối tượng là HS lớp 1. Nội dung học về luật chính tả nhiều , đa dạng nên GV phải tìm hiểu nhiều phương pháp để cho các em không những nắm được mà còn phải khắc sâu và ghi nhớ lâu trong suốt quá trình học để tạo thành kỹ năng vận dụng vào thực tế .
 Chính vì những lý do trên và qua thời gian giảng dạy về luật chính tả trong TVCN giáo viên khối 1 mạnh dạn đưa ra chuyên đề DẠY LUẬT CHÍNH TẢ TRONG MÔN TIẾNG VIỆT CÔNG NGHỆ LỚP 1.
II. Mục đích của chuyên đề : 
 - Giúp GV có phương pháp hữu hiệu hơn khi dạy luật chính tả cho HS lớp 1 chương trình TVCN .
- Giúp GV hệ thống các luật chính tả được dạy ở TVCNGD và các thủ thuật để giúp HS dễ ghi nhớ .
- HS nắm chắc và nhớ bền , vận dụng tốt vào thực tế đọc - viết .
III. Các giải pháp : 
 A. Nội dung luật chính tả TVCN GD 
 1. Vai trò của luật chính tả Tiếng Việt 1 CNGD
 - Cùng với cấu trúc ngữ âm TV , luật chính tả là một phần không thể thiếu và tách rời của TV Một CNGD .
- Luật chính tả nhằm giải quyết mối quan hệ ngữ âm - chữ để giúp HS đọc - viết tốt .
2. Nội dung luật chính tả được học ở TV1 CNGD 
- Luật chính tả viết hoa .
- Luật chính tả âm đệm .
- Luật chính tả nguyên âm đôi .
- Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài .
- Luật chính tả ghi dấu thanh .
- Luật chính tả theo nghĩa .
- Một số trường hợp đặc biệt .
B. Giải pháp 
- Cần vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả kết hợp với sử dụng phương pháp dạy học tích cực như : 
 + Làm mẫu .
 + Phân tích mẫu .
 + Hỏi - đáp .
 + Trực quan.
 + Trò chơi.
- Phối hợp với nhiệu hình thức dạy học : Lớp , nhóm , cá nhân , 
- GV cần luôn luôn yêu cầu HS thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc , viết .
- GV cần trang bị cho HS kiến thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp , kết hợp việc ghi nhớ máy móc và ghi nhớ một cách ngẫu nhiên qua việc rèn luyện hằng 
- GV cần phải kích thích sự say mê , hứng thú học tập của các em , đồng thời lưu ý đến khả năng nhận thức của HS .
1.Cách dạy luật chính tả của TV1 CNGD
- Gặp đâu dạy đó ; gặp đâu nhắc lại đó .
- Dạy đâu chắc đó .
- Dạy luật chính tả đi liền với dạy cấu trúc ngữ âm của tiếng .
- Liên tục nhắc lại luật chính tả khi gặp các tình huống có liên quan đến luật chính tả.
2. Quy trình tổ chức dạy học các bài luật chính tả của TV1 CNGD
* Thống nhất quy trình 4 việc : 
- Việc 1 : Chiếm lĩnh ngữ âm .
- Việc 2 : Viết ( học chữ ghi âm ).
- Việc 3 : Đọc ( đọc trên bảng lớp - sách giáo khoa .)
- Việc 4 : Viết chính tả ( kiểm tra lại )
- Gặp tình huống chính tả ở đâu GV cần chỉ rõ cho HS xử lý triệt để ở đấy để làm rõ mối quan hệ âm và chữ .
- Lưu ý HS một số trường hợp đặc biệt : lợn ỉ , i tờ , ầm ĩ ; dâm bụt - râm bụt ; hoa giẻ - hoa dẻ , 
- Liên tục nhắc lại luật chính tả một cách đầy đủ , ngắn gọn khi đọc và viết có liên quan đến luật chính tả .
- Cho HS nắm thật chức kiến thức về ngữ âm để tránh nhầm lẫn khi viết với các trường hợp dễ nhầm .
Ví dụ : quả - của 
3. Bảng ghi nhớ về luật chính tả được đặt ở gần bảng lớp để hằng ngày nhắc nhở các em 
BẢNG GHI NHỚ LUẬT CHÍNH TẢ E , Ê . I
PHỤ ÂM 
NGUYÊN ÂM 
b , c , ch , d , đ, k , g , gh , h , gi , kh , l , m , n , ng , ngh , nh , p , ph , r , s , t , th , tr , v , x
a , e , ê , i , o , ô , ơ , u ư , y
 e
 e
e
k ê
gh ê
ngh ê
 i
i
i
4. Một số minh họa :
a. Dạy luật chính tả e , ê , i 
- Âm /cờ / đứng trước e , ê , i phải viết bằng con chữ k ( đọc là ca ).
- Âm /gờ / đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ /gh/ ( đọc là gờ kép ).
- Âm / ngờ / đứng trước e , ê, I phải viết bằng con chữ ngh ( đọc là ngờ kép ).
VD 1 : Tuần 3 - Tiết 1 + 2 . Luật chính tả e , ê , i
Việc 1 : 
T : Phát âm tiếng ke. 
T : Đưa tiếng ke vào mô hình .
- HS phát âm ke .
- HS đưa tiếng ke vào mô hình .
Việc 2 : - Khi đưa tiếng ke vào mô hình sẽ có 2 trường hợp : 
 k
 e
* HS đã được biết , hoặc được học : 
c
e
*HS chưa được học 
- T : Giới thiệu luật chính tả âm / cờ / đứng trước / e/ ; / ê/ 
- Âm / cờ / đứng trước / e/ ; /ê/ phải ghi bằng con chữ k đọc là / ca/ .
- HS nhắc lại : đồng thanh - nhóm - cá nhân ( T - N - N - T ) .
- T : giới thiệu cách viết chữ k.
- HS : viết bảng con 3 - 5 lần .
- Âm / cờ / được ghi bằng 3 con chữ : c - k - q ( cờ - ca - cu ) .
- HS nhắc lại nhiều lần .
- T : Đưa tiếng kê vào mô hình .
 - HS phân tích tiếng kê : cờ - ê - kê .
- T : âm / cờ / đứng trước e , ê , i phải viết như thế nào ?
- HS : âm / cờ / đứng trước âm e , ê , i phải viết bằng con chữ /ca/.
- HS nhắc lại nhiều lần .
- T: Đây chính là luật chính tả e, ê , i .
- HS : nhắc lại : luật chính tả e , ê , i ( T - N - N - T )
- HS đưa tiếng kê vào mô hình .
- HS đọc trơn : kê 
 Phân tích : cờ - ê - kê .
- GV đọc chính tả - HS viết bảng : ( Trước khi viết cho HS nhắc lại quy trình 4 bước viết chính tả . )kè , ké , kẻ , kẹ , kẽ , kế , kề , kể , kễ , kệ .
- T : Chúng ta vừa làm gì ? 
- HS : viết chính tả ? 
- T : Nhắc lại quy trình 4 bước viết chính tả .
- HS nhắc lại nhiều lần .
- T : Những chữ các em vừa viết có liên quan đến luật chính tả nào ? 
- HS : luật chính tả e , ê , i .
- T : Nhắc lại luật chính tả e , ê , i .
- HS : Nhắc lại luật chính tả e , ê , i ( T - N - N - T ).
b. Luật chính tả về âm đệm : 
- GV cần cho HS nắm chắc chỉ có 2 âm được làm âm đệm là âm : o và u và cả âm u , o đều có thể làm âm chính , âm cuối vì vậy cần xác định rõ o , u trong mỗi vần là gì ? âm đệm , âm chính hay âm cuối . Như vậy thì GV phải cho HS nắm thật chắc kiến thức ngữ âm tức là cấu tạo vần qua các mẫu . Gặp trường hợp nào dễ lẫn cần cho HS phân tích ngay . Đặc biệt là trường hợp nguyên âm đôi ua ( viết là ua - uôn ) lúc này uô là nguyên âm đôi mà đã là nguyên âm đôi thì luôn là âm chính nếu HS không nắm chắc và phân biệt rõ thì rất dễ nhầm khi viết : của - quả .
- Âm / cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q ( gọi là cu )và âm đệm đều phải viết bằng u . Như vậy sẽ không bao giờ viết là : qỏa , qoanh hay quoanh , qoắt ,qoát , ...
- Ghi âm /cờ / có 3 cách ghi : c , k , q.
- Âm đệm ghi bằng 2 chữ cái o và u 
VD : Tuần 10 - Vần / oe/ 
Việc 1 : Tìm tiếng mới 
a)T : Viết tiếng loe y/c HS đưa tiếng loe vào mô hình .
T : Thay âm đầu trong tiếng loe em được tiếng gì ? 
 GV chia cho HS theo nhóm các phụ âm đầu khác nhau .
HS : - 3 HS viết trên bảng lớp .
 - HS dưới lớp viết bảng con .
T : Gọi HS lần lượt nêu các tiếng của mình : khoe , choe , toe , goe , ...
T : Viết tiếng khoe 
HS : viết xong - đọc to .
b)T: Thêm dấu thanh để tạo ra tiếng mới . Nhắc lại luật chính tả về dấu thanh .
HS : nhắc cá nhân - đồng thanh .
HS : khoe , khòe , khỏe , khõe , khọe , khóe 
T: Dấu thanh phải đặt ở đâu ? 
HS : Dấu thanh phải đặt ở âm chính e .
T: Yêu cầu HS viết tiếng que .
T : Nhắc lại luật chính tả âm / cờ/ đứng trước âm đệm .
HS : Nhắc lại : cá nhân - đồng thanh .
GV : Chốt:/ cờ/ đứng trước âm đệm phải viết / q/ và âm đệm o phải chuyến thành u.
HS : viết que .
T : Em hãy thêm dấu thanh vào để tạo thành tiếng mới .
HS : thêm và nêu : què , qué , quẻ , quẽ , quẹ .
T : Luật chính tả về âm đệm : Khi viết chữ có âm đệm chúng ta cần nhớ : 
 + Dấu thanh đặt ở âm chính .
 + Âm / cờ / đứng trước âm đệm ghi bằng chữ /q/ và âm đệm đều phải ghi bằng chữ u .
c. Luật chính tả về nguyên âm đôi : / iê / , / uô/ , / uơ/ 
- Luật chính tả / iê/ : + Khi vần không có âm cuối thì viết / ia/.
 + Khi vần có âm cuối viết / iê/ .
 + Khi vần có âm đệm thì viết ya.
 + Khi vần có âm đệm và âm cuối thì viết yê.
- Luật chính tả / uô/ : + Khi vần không có âm cuối thì viết / ua/
 + Khi vần có âm cuối thì viết / uô/
- Luật chính tả / ươ/ : + Khi vần không có âm cuối thì viết / ưa/
 + Khi vần có âm cuối thì viết / ươ/ .
* Như vậy nếu vần không có âm cuối thì tất cả đếu chuyển thành a ở chữ cái thứ hai trong âm /iê/ , / uô/ , / ươ/ nên GV có thể đưa ra bảng hệ thống cho HS dễ nhớ : 
 Vần không có âm cuối : 
 iê 
 ia
 uô
 a
 ua
 ươ
 ưa
d. Luật chính tả phiên âm tiếng nước ngoài :
 - Tên riêng chỉ người hoặc địa danh : Chỉ viết hoa chữ cái đầu và giữa các chữ có gạch nối .
 - Phiên âm chỉ đồ vật : không viết hoa mà chỉ có gạch nối giữa các tiếng .
e. Luật chính tả viết hoa : 
 - Viết hoa chữ cái đầu câu .
 - Viết hoa tên riêng của người , địa danh .
 - Viết hoa tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài .
 - Viết hoa tỏ sự tôn kính .
5. Kết luận : Để dạy tốt luật chính tả cho HS lớp 1 trong môn TVCN thì : 
- GV cần phải nắm thật vững luật chính tả được dạy ở TV1 CNGD và phương pháp dạy để đưa ra các hoạt động hợp lí .
- Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình , dự giờ , trao đổi học hỏi đồng nghiệp .
- Phải kiên trì để dạy HS nhớ một cách bền vững .
- Cần phối hợp với phụ huynh HS để thường xuyên nhắc nhở khi các em tự học ở nhà.
- Cần tạo cơ hội để HS được tham gia các hoạt động một cách vừa sức .
- Lưu ý để phát hiện ra những sai lầm mà HS dễ mắc phải để có hướng khắc phục kịp thời.
 Trên đây là một số giải pháp để dạy có hiệu quả luật chính tả cho HS lớp 1 chương trình TVCNGD của GV khối 1. Mong Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo , giúp đỡ để GV khối 1 thực hiện tốt trong việc giảng dạy môn TV cho HS .

File đính kèm:

  • docchuyen_de_luat_chinh_ta_trong_mon_tieng_viet_cong_nghe_lop_1.doc
Sáng Kiến Liên Quan