Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập các bài Tập đọc thông qua hướng dẫn cách luyện đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm trong dạy – học phân môn Tập đọc Lớp 5

Những cơ sở có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu:

1.1. Cơ sở lí luận:

Nhiệm vụ quan trọng nhất của môn Tập đọc là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được thể hiện qua bốn yêu cầu về mức độ của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phảỉ hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là đọc giải mã chữ - âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm đuọc các từ chìa khoá, câu chìa khoá (câu trọng yếu câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố nghệ thuật và đánh giá được những giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này, biết đọc đồng nghĩa với việc có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt.

Nhiệm vụ của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.

Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ có tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lôgic cũng như biết có tư duy hình ảnh . Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.

Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

1.2. Cơ sở tâm sinh lí, đặc điểm tâm lí học sinh Tiểu học.

Học sinh Tiểu học - con người với cấu tạo đầy đủ các bộ phận của một cơ thể đang phát triển. Trong đó, cơ quan phát âm, ngôn ngữ phát triển mạnh, phù hợp với sự tiếp nhận và thực hiện dễ dàng các hoạt động mới, theo chức năng của chúng. Chức năng phát âm - Tập đọc.

 Khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển và đang phát triển.

 Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo hứng thú của mình.

 Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất được trẻ tôn sùng nhất, mọi điều trẻ đều nhất nhất nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô trong nhà trường Tiểu học.

 Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học bước đầu đem đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đem đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kĩ năng đọc, hiểu, cảm thụ văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học.

 Nhân cách học sinh Tiểu học phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó mà phương tiện là nghe, nói, đọc, viết có được nhờ học Tập đọc. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng như cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao kết quả học tập các bài Tập đọc thông qua hướng dẫn cách luyện đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, diễn cảm trong dạy – học phân môn Tập đọc Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa lsf học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học.
1.4. Cơ sở giáo dục và phát triển: 
	Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
	Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khoá” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các tầng bậc khác nhau.
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 
Trong sách giáo khoa dạy Tiếng Việt lớp 5 đã có sẵn hệ thống câu hỏi, có tranh ảnh minh họa, phần chú thích các từ khó nghĩa. Bên cạnh đó, còn có sách hướng dẫn giảng dạy, hướng dẫn cách dạy cho từng bài tập đọc, các chuyên đề tập huấn “phương pháp giảng dạy”,giúp cho giáo viên thuận tiện trong soạn giảng môn học này, Tuy nhiên, hiện nay, đa số giáo viên chỉ lệ thuộc vào những điều cơ bản trên thì chỉ có thể cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của bài tập đọc chứ chưa dẫn dắt các em cảm thụ sâu sắc được nội dung, rung động trước những hình ảnh đẹp thông qua các biện pháp nghệ thuật của đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ các em đang học mà tác giả muốn chuyển tải thông qua từ ngữ trong bài nên chất lượng giờ dạy chưa đạt hiệu quả như mong muốn
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của học sinh lớp 5, bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có em chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được.
	Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân sau:
	- Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau:
	 + Các lỗi phụ âm đầu: l/n. Ví dụ: nổi lửa/ lổi lửa; nấu nướng/ lấu lướng
	 + Các lỗi về thanh: Các em đọc còn nhầm lẫn giữa thanh ngã và thanh sắc. Ví dụ: suy nghĩ/ suy nghỉ; nghĩ kĩ/ nghỉ kỉ
	 + Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết.
	 + Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc.
. Từ thực trạng trên, trong đề tài này, mục đích của tôi là muốn đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đặc biệt là đọc diễn cảm bài tập đọc nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 5.
3. Mô tả giải pháp của đề tài:
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã dự 20 tiết dạy của phân môn tập đọc lớp 5 và nghiên cứu được 20 lượt giáo án của nhiều giáo viên các trường trong huyện ( kể cả đơn vị mình quản lý), đồng thời qua trao đổi, thảo luận trực tiếp các giáo viên, tôi nhận thấy chất lượng rèn đọc diễn cảm trong giờ dạy phân môn tập đọc lớp 5 còn nhiều vấn đề cần phải trao đổi cặn kẽ hơn.
Kết quả khảo sát:
Năm học 2013 - 2014: dự giờ 15 tiết, xem 15 giáo án tập đọc lớp 5. 
Năm học 2014 - 2015: dự giờ 15 tiết, tham khảo 15 giáo án lớp 5 ( trong đó có tham khảo một số giáo án của giáo viên dự thi giáo viên dạy giỏi cấp Huyện).
Từ kết quả khảo sát, điều tra trên, tôi mạnh dạn đưa ra nội dung giải pháp mới như sau: 
Để thay đổi hiện trạng trên, dạy phân môn tập đọc lớp 5 nên phát huy tính tư duy độc lập, sáng tạo của giáo viên kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp và các hình thức dạy học phù hợp để giúp tất cả các đối tượng học sinh trong lớp học, chủ động tích cực tham gia tìm hiểu cách đọc, giọng đọc và hiểu được nội dung, các dấu hiệu nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa mà tác giả bài văn, bài thơ muốn chuyển tải đến người đọc.
Giáo viên, trong giờ dạy tiết tập đọc, đặc biệt chú ý những khâu sau:
1- Hướng dẫn luyện đọc: 
a- Khâu đọc vỡ:
- Gợi ý, hướng dẫn ( HD) học sinh tìm ra cách đọc đúng từ, câu, đoạn, bài văn, bài thơ; phát hiện được chỗ nào cần ngắt, nghỉ, từ nào cần nhấn giọng, cách đọc cuối các câu có dấu chấm cảm, dấu chấm hỏi kể cả cách đọc câu văn dài, các dòng thơ mang tính nghệ thuật cao. Bên cạnh đó, giáo viên phải cho học sinh hiểu các từ khó, nhất là những từ Hán – Việt, tạo tiền đề cho các em tìm hiểu nội dung đoạn, bài tập đọc. Điều này sẽ giúp học sinh đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ mà các em đang học. 
*Chú ý: Muốn hướng dẫn học sinh đọc đúng, giáo viên phải luyện đọc chuẩn trước (hoặc tương đối chuẩn). Trong quá trình luyện đọc, học sinh đọc sai chỗ nào, để các em đọc hết câu, giáo viên phải cho dừng lại luyện đọc đúng ( trừ những học sinh nói ngọng hoặc đọc không rõ, giáo viên cho về nhà luyện đọc thêm).
	Ví dụ 1: Bài Ê – mi – li, con ( STV lớp 5, tập 1, trang 49)
	 Ê – mi –li, con đi cùng cha.
 Sau khôn lớn con thuộc đường, khỏi lạc
 - Đi đâu cha?
 - Ra bờ sông Pô – tô – mác. 
 - Xem gì cha?
 - Không, con ơi, chỉ có Lầu Ngũ Giác.
	+ Đọc đúng từ: Ê – mi - li, Pô – tô- mác, Lầu Ngũ Giác.
	 + Biết cách nhấn giọng và ngắt, nghỉ các dòng thơ. 
 Ê – mi –li,/ con đi cùng cha.//
 Sau khôn lớn /con thuộc đường, /khỏi lạc//
 - Đi đâu cha?//
 - Ra bờ sông Pô – tô – mác.// 
 - Xem gì cha?//
 - Không,/ con ơi, /chỉ có Lầu Ngũ Giác.//
b- Luyện đọc diễn cảm: Đối với HS lớp 4&5, đặc biệt là HS lớp 5, GV cần phải hướng dẫn đọc diễn cảm.Tùy theo nội dung văn bản mà GV hướng dẫn HS đọc cho phù hợp, nhất là trong văn bản có lời đối thoại, cần hướng dẫn các em đọc đúng theo “ vai ”
Ví dụ : Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thể hiện đúng tâm trạng của chú Mo- ri – xơn và bé Ê- mi – li cũng như đọc đúng theo vai của cha và con.
*Chú ý:
Ở phần này, GV không nên làm thay mà nên hỏi để HS phát hiện cách đọc, cách ngắt, nghỉ, từ cần nhấn giọng và cho HS đọc thể hiện. 
Khi đọc theo nhóm, GV phải theo dõi sát các nhóm để hướng dẫn, điều chỉnh, sửa sai kịp thời, GV phải quản lý thật kĩ các nhóm HS đọc, nhất là lúc từng HS đọc cho cả nhóm nghe chứ không nên làm “lấy rồi” hoặc làm theo kiểu hình thức. Đây là khâu mà giáo viên thường lướt.
Việc nhấn giọng, ngắt, nghỉ hơi phải phù hợp với các dấu câu hoặc cụm từ có nghĩa; nhấn giọng các từ, ngữ trọng tâm, miêu tả, những từ ngữ góp phần làm nổi bậc ý; nghỉ hơi ít ở dấu phảy, cụm từ có nghĩa; nghỉ hơi nhiều ở dấu chấm. Đọc đúng ngữ điệu câu: cao giọng ở cuối câu hỏi, xuống giọng ở câu kể, thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu cảm. Câu cầu khiến cần nhấn giọng cho phù hợp để thấy rõ các nội dung yêu cầu khác nhau. Cần phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu
	 Giữa hai bờ vách đá
	 Mở ra một cổng trời/ 
 Có gió thoảng,/ mây trôi//
 Cổng trời trên mặt đất?// -> biết đọc cao giọng ở cuối câu hỏi.
 + Biết cách đọc vắt dòng các dòng thơ: Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
 Cho cha nhé
 Và con sẽ nói giùm với mẹ:
 Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
 Hay: Oa- sinh- tơn
 Buổi hoàng hôn
 Ôi những linh hồn
 Còn, mất?
 (Bài tập đọc Ê- Mi- li, con; STV5, tập 1, trang 50)
 Giữa hai bờ vách đá
	 Mở ra một cổng trời/ 
	* Khi văn bản là một khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ được viết theo thể thơ mới, GV phải hướng dẫn HS tìm ra chỗ nào cần phải đọc vắt dòng ( đọc liền hơi). Đó có thể là giữa các dòng được tách ra: chủ ngữ và vị ngữ; giữa các cụm từ bổ nghĩa cho nhau
Ví dụ: Giữa hai bờ vách đá
	 Mở ra một cổng trời/ 
 Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
 Cho cha nhé
 Ôi những linh hồn
 Còn, mất?
	Ví dụ 2: Câu văn dài “ Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi.( Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai – STV5, tập 1, trang 55).
	+ Đọc đúng từ: đấu tranh (không đọc: đấu chanh), bền bỉ (không đọc: bền bĩ).
	+ Biết cách nhấn giọng và ngắt, nghỉ câu văn dài: Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ/ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới,/ cuối cùng đã giành được thắng lợi.//
	+ Ngoài ra, GV còn phải hướng dẫn HS đọc đúng dấu thanh. Đối với GV& HS ở Bình Định, nên lưu ý các lỗi phát âm địa phương: thanh hỏi, thanh ngã như: bền bỉ (chứ không đọc bền bĩ), nhà cửa (chứ không đọc nhà cữa), thúng mủng (Không đọc thúng mũng)Ngoài việc hướng dẫn các em luyện đọc, giáo viên còn phải giúp các em hiểu đoạn văn, bài thơ đang học để giúp các em đọc tốt hơn.
	c- Khâu hướng dẫn tìm hiểu bài: Đây là khâu trọng tâm thứ hai trong giờ tập đọc. Khâu này lâu nay, đa số giáo viên còn nhiều lúng túng nhất: Chưa gắn kết được từ với ý, làm cho ý đoạn văn, bài văn, đoạn thơ, bài thơ rời rạc vì giáo viên chưa biết từ nào là từ trung tâm góp phần làm nổi bậc ý của đoạn, nội dung của bài tập đọc; chưa biết từ nào là từ sáng, những dấu hiệu nghệ thuật nào góp phần làm nên cái hay của văn bản nghệ thuật. 
 Lâu nay, giáo viên chỉ rút từ ( theo sách hướng dẫn) rồi giảng từ. Giảng từ ấy xong, giáo viên đặt câu hỏi câu hỏi tìm ý khác. Làm như thế ý bài văn sẽ vỡ vụn, rời rạc vì thiếu sự liên kết!
 Để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa từ và ý, theo tôi, giáo viên phải đọc, nghiên cứu tài liệu trước khi bắt tay vào soạn bài, phải tìm được nội dung chính của bài văn ( không cần dựa vào sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn tìm nội dung chính của đoạn văn, bài văn, giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung và đề bài tập đọc. Thường thường, đề bài tập đọc chính là nội dung được cô đọng nhất. Sau khi biết được nội dung của bài tập đọc. Muốn tìm từ trung tâm có chứa trong mỗi tiểu đoạn, chứa trong đoạn văn, bài văn, giáo viên phải nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Rồi tùy theo từng đối tượng học sinh, giáo viên sẽ tạo ra một hệ thống câu hỏi phù hợp để dẫn dắt học sinh tìm ra kiến thức mới. Giáo viên lưu ý những từ ngữ nào góp phần tìm ra ý chính của tiểu đoạn, đoạn, bài là từ trung tâm.
	Ví dụ: Đoạn văn đầu của Bài “ Đất Cà Mau” (STV5, tập1, trang 89,90)
	“Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng, chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường có dông”. Để hướng dẫn các em học sinh tìm ra ý của đoạn văn:
 Ý: Miêu tả cơn mưa dông ở Cà Mau.
GV yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn. 
Hỏi: Những từ ngữ nào miêu tả cơn mưa dông ở Cà Mau? 
HS: (mưa) hối hả, rất phũ một hồi rồi tạnh hẳn.
Em hiểu thế nào là (mưa) hối hả, rất phũ? 
HS: mưa đến rất nhanh và dữ dội.
GV: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? HS: Cà Mau là đất mưa dông. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Cơn mưa đến rất nhanh, dữ dội và cũng mau tạnh.
 GV: Ý đoạn 1 nói gì? HS: Ý: Miêu tả cơn mưa dông ở Cà Mau. 
Sau khi hướng dẫn khai thác một tiểu đoạn, trước khi chuyển ý, GV phải có sơ kết ý đoạn ngắn gọn và có câu chuyển mạch sang đoạn tiếp theo. Như vậy mới gắn kết giữa từ và ý chặt chẽ! 
4. Kết quả thực hiện:
Sau khi thực hiện giải pháp này tại lớp mình chủ nhiệm, tôi nhận thấy chất lượng đọc của học sinh được nâng lên một cách rõ rệt.
Lớp 5B ( Năm học 2015- 2016)
Sĩ số: 33
Đọc sai
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc đúng, diễn cảm.
Khảo sát đầu năm
4
7
18
4
Kết quả cuối năm
0
2
10
21
Lớp 5A ( Học kì I- Năm học 2015- 2016)
Sĩ số: 32
Đọc sai
Đọc ngắt nghỉ sai
Đọc đúng
Đọc đúng, diễn cảm.
Khảo sát đầu năm
0
5
8
19
Kết quả cuối HKI
0
0
6
36
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận:
Để tổ chức tốt giờ dạy phân môn tập đọc lớp 5, giáo viên cần phải có “CÁI TÂM, CÁI TẦM”: phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ thực sự, dồn tất cả lương tâm nghề nghiệp, trí tuệ của mình mà nghiên cứu, đầu tư để chất lượng giảng dạy ngày hôm nay cao hơn ngày hôm qua và lớp trẻ hôm nay hơn hẳn lớp trẻ những năm trước;
 Với những nội dung giải pháp trên, đã đem lại hiệu quả rất tích cực trong giờ dạy tập đọc lớp 5 của trường tiểu học.
 Nếu Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy lớp 5 các trường tích cực, chịu khó nghiên cứu, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, chắc chắn chất lượng giờ dạy sẽ dần được khắc phục những tồn tại, nhược điểm lâu nay mà còn nâng cao được chất lượng giảng dạy và giáo dục.
2. Kiến nghị:
Tổ chức hoạt động của Tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy phân môn tập đọc lớp 5:
 Chất lượng hoạt động của Tổ chuyên môn là điểm mấu chốt nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và phân môn tập đọc lớp 5 nói riêng. Tổ chuyên môn phải dành khoảng 2/3 thời gian để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong chuyên môn, nhất là phân môn tập đọc. Như vậy, trước hết, tổ trưởng chuyên môn phải chuẩn bị thật chu đáo nội dung của buổi sinh hoạt: nội dung phải phong phú, đa dạng; các nội dung ấy phải thiết thực, đáp ứng được các nhu cầu bức thiết trong công tác dạy và học của giáo viên trong tổ; nội dung đưa ra phải có tính mục tiêu, tính cụ thể đo đếm được, khả thi, tính dân chủ, tính hệ thống, nhất quán và tính linh hoạt.
 Hiện nay, sinh hoạt tổ chuyên môn ( SHTCM) ở các nhà trường diễn ra theo hai hình thức: tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm. Tuy nhiên việc làm thường xuyên này, ở các trường, nhiều lúc còn cứng nhắc, đơn điệu hoặc làm cho xong nhiệm vụ được BGH giao ít mang lại hiệu quả. Theo tôi, cần tập trung sâu mỗi vấn đề sau:
a- Triển khai các chuyên đề: Đây là nội dung sinh hoạt thường xuyên và rất cần thiết, các chuyên đề cần phải tập trung vào những đề tài như Đổi mới phương pháp giảng dạy, các kĩ thuật dạy học ( khăn trải bàn, bàn tay nặn bột), rèn luyện các kĩ năng bộ môn ( tập làm văn: xây dựng dàn ý, trả bài; tập đọc, toán, TNXH, địa lí, lịch sử, các tiết ôn tập,), ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cách sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả, hội thảo giáo án tốt, đổi mới kiểm tra đánh giá, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu; phương pháp làm công tác chủ nhiệm lớp
 Chú ý: 
 - Ở TCM nên hạn chế những chuyên đề nặng về lí luận mà tập trung vào những vấn đề có tính thiết thực, những vướng mắt trong quá trình giảng dạy;
 - Việc triển khai chuyên đề cần được thực hiện có kế hoạch, được tổ chức, được kiểm tra đánh giá mới có chất lượng và hiệu quả.
 - Trong một năm học, cần cơ cấu hợp lí các mảng đề tài, mỗi giáo viên chỉ đảm trách một chuyên đề ( không nên để cho Ban giám hiệu và TTCM đảm trách việc phổ biến, triển khai chuyên đề như lâu nay!), phân bổ thời gian phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường. Sau khi xác định được chuyên đề, việc triển khai gồm các bước sau:
+ Phân công cá nhân chuẩn bị chuyên đề;
+ Tổ trưởng duyệt bản dự thảo;
+ Báo cáo chuyên đề ở tổ, các giáo viên góp ý, phản biện;
+ Cá nhân phụ trách hoàn thiện chuyên đề( các chuyên đề cần đi sâu tháo gỡ các vướng mắc về phương phấp giảng dạy nhất là phân môn tập đọc;
+ Nhân bản cho toàn thể tổ viên áp dụng và lưu trử hồ sơ để áp dụng nhiều năm.
Khi trao đổi, thảo luận ở tổ cần làm rõ những vấn đề tế nhị. Chẳng hạn về chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học, cần nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dạy học tích cực. Không nên hiểu chỉ có học theo nhóm mới là tích cực còn thuyết trình là không tích cực. Vấn đề là dạy làm sao để học sinh suy nghĩ nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác nhiều hơn,hay chuyên đề về ứng dụng CNTT trong dạy học cần quan tâm đến liều lượng, hiệu quả: Sử dụng CNTT đến mức độ nào trong bài giảng này? Kết hợp giữa viết bảng và trình chiếu trên màn hình như thế nào để có hiệu quả? ( GV không nên chỉ sử dụng trình chiếu! Ứng dụng CNTT, trình chiếu trong dạy học là cần thiết nhưng không thể thay thế phấn và bảng!) Điều quan trong trong mỗi tiết dạy, giáo viên biết lựa chọn phương pháp thích hợp, biết kết hợp các phương pháp hiện đại với các phương pháp truyền thống tùy thuộc vào từng bài giảng, không nên chỉ sử dụng đặc biệt một phương pháp! Giáo viên phải coi trọng các thủ pháp dẫn dắt học sinh tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, lôgíc.
b- Rèn luyện kĩ năng sư phạm của giáo viên:
 Nâng cao chất lượng giờ dạy là khát vọng của mọi giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường. Điều này thực hiện qua nhiều biện pháp khác nhau. Kĩ năng của giáo viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ dạy. Vì thế, ở mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn có thể trao đổi, góp ý giúp nhau sửa chữa những tồn tại, khuyết điểm như: phong cách lên lớp ( chững chạc, tự tin, làm chủ bài giảng..), ngôn ngữ diễn đạt 
( kênh quan trọng để học sinh lĩnh hội kiến thức nên GV cần phải sử dụng lời nói chính xác, chuẩn, chỉ dùng từ phổ thông, ít trùng lặp, ít sai sót, âm lượng vừa, rõ ràng, truyền cảm, có ngữ điệu), các yếu tố phi ngôn ngữ ( mọi cái đều vừa phải, GV dừng lại ở ngưỡng giữa GV & diễn viên), chữ viết, cách trình bày bảng của giáo viên ( trình bày bảng khoa học, chuẩn xác, cẩn thận, chữ viết đẹp, đúng chính tả đúng ngữ pháp, rõ ràng,-> góp phần hình thành nhân cách ban đầu cho học sinh).
Ngoài ra, kĩ năng phối hợp linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp; chính khoá và ngoại khoá, tham quam thực tế; tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; tự làm đồ dùng dạy học; thống nhất mức độ ứng dụng CNTT trong từng tiết dạy theo yêu cầu từng bài giảng cũng là nội dung của sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm rèn luyện kĩ năng sư phạm của giáo viên..
c- Tổ chức các tiết dự giờ, thao giảng:
 - Dự giờ là hoạt động quan trọng đối với việc nâng cao tay nghề của giáo viên. Do vậy ngoài dự giờ để xếp loại thi đua, các giáo viên cần tăng cường dự giờ lẫn nhau theo hình thức báo trước để tư vấn, trao đối, góp ý. Hình thức dự giờ theo kiểu này làm cho GV chuẩn bị bài chu đáo hơn, GV chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Khi có người đến dự giờ lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của HS cũng tốt hơn; GV và cả HS cũng được dip phát huy tính sáng tạo của mình. Việc dự giờ còn giúp cho người đi dự giờ rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp, người dự giờ sẽ khắc phục được những thiếu sót trong quá trình giảng dạy.Bỡi vậy, ngoài mục đích đánh giá năng lực giáo viên, điều quan trọng là cần tổ chức tốt việc góp ý, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, nội dung, kiến thức, phong thái lên lớp, về tổ chức lớp học. ( Tránh tình trạng dự giờ xong, người dự giờ không góp ý vì ngại mích lòng, cứ xếp “ tiết dạy tốt” là xong!)
 - Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn cần tăng cường quản lí, định hướng tổ chức dự giờ, thao giảng. Coi đây là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giờ dạy.Nên tăng cường các tiết dạy mẫu và quan tâm dự giờ, thao giảng các tiết các tiết tập đọc ( chú ý các bài văn vần). Dự giờ rồi đánh giá, rút kinh nghiệm là việc làm thường xuyên! Cần triệt để xoá bỏ tư tưởng dự giờ để đối phó hay không dự giờ mà ghi chép cho đủ số tiết qui định để đối phó sự kiểm tra của Ban giám hiệu như một số tổ chuyên môn, giáo viên lâu nay đã làm!
Khi đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy cần thẳng thắn, chân tình với tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ, phái đánh giá thực chất, nêu được những điểm mạnh, những hạn chế của người dạy về kiến thức, kĩ năng, thái độ; về nội dung, phương pháp, phong cách; cần phê phán lối dạy đọc chép, dạy chay; đồng thời cũng chỉ ra cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học có hiệu quả
Ngoài ra, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cần tổ chức cho GV trao đổi về nội dung bài dạy, bài tập, hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa của từng lớp để tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, soạn bài và giảng dạy. Đây là một vấn đề tương đối khó, phức tạp, cần đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	 Hoài Tân, ngày 7 tháng 2 năm 2017	
 NGƯỜI VIẾT
 NGUYỄN HỮU KÍNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách Giáo khoa TV 5.
Sách Giáo viên TV 5.
Thiết kế TV 5.
Hướng dẫn giảng dạy Tập đọc lớp 5.
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_ket_qua_hoc_tap_cac_bai_tap_d.doc
Sáng Kiến Liên Quan