Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua việc xây dựng nề nếp cho học sinh

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII đã nhấn mạnh: “Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”. Như vậy, giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ đời sống vật chất, đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta đã khẳng định quan điểm cơ bản để xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục là: “Giáo dục và đào tạo gắn liền với sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới”.

 Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục và đào tạo trở thành một nhân tố có ý nghĩa quyết định tốc độ và quy mô của sự phát triển.

 Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội, đó chính là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra với các nhà trường. Theo nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương II khóa VIII của Đảng, việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong các bậc học là điều hết sức cần thiết. Yêu cầu đặt ra cho các hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông là rất lớn, cần trang bị cho học sinh hệ thống kiến thực khoa học cơ bản, hiện đại, hình thành và rèn luyện những kỹ năng vận dụng tri thức vào cuộc sống, bằng cách đó phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 Để đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của xã hội, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng đã ghi rõ: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội dung, phương pháp dạy và học; thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lí và hiệu quả trong công tác giảng dạy, tạo nên sự đồng bộ và tác động tích cực đến việc xây dựng mục tiêu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” như chúng ta đã biết, hoạt động của giáo viên chủ nhiệm về bản chất là một trong những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình dạy học, đó là hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu để xây dựng cho toàn bộ học sinh của lớp mình chủ nhiệm có được nhận thức đúng đắn về các nhiệm vụ của người học sinh để giúp các em phát triển một cách toàn diện song song với đó xây dựng đội ngũ tự quản (cán bộ lớp) có năng lực điều hành các hoạt động của lớp; xây dựng kế hoạch phát triển tập thể học sinh; động viên; khuyến khích tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong lớp tạo điều kiện để phát huy ý thức tự quản, hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đây vừa là trách nhiệm vừa thể hiện được tình người trong mối quan hệ “Thầy – Trò”. Do vậy để giáo dục được học sinh về mọi mặt không chỉ cần sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm mà cần phải có những phương pháp thích hợp phù hợp với điều kiện hiện nay.

 

doc46 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm thông qua việc xây dựng nề nếp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh hoạt lớp tốt GVCN phải luôn đồng hành cùng với đội ngũ tự quản. Vào chiều thứ 6 hàng tuần, GVCN họp cùng với các bộ phận để nghe báo cáo tình hình và kiểm tra phần chuẩn bị nội dung sinh hoạt theo chủ đề đã được phân công từ tuần trước.
Vậy tiến trình buổi sinh hoạt phải được diễn ra như sau:
Phần 1. Sơ kết thi đua tuần vừa qua và kế hoạch tuần tiếp theo.
Lớp trưởng báo cáo tình hình chung về mọi mặt của cả lớp như học tập, lao động, văn nghệ, các phong trào thi đua khác của lớp. Đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại trong tuần vừa qua. Tuyên dương các cá nhân, tập thể xuất sắc đồng thời phê bình những cá nhân chưa tích cực. Công bố xếp loại hạnh kiểm theo tuần hoặc tháng.
GVCN phổ biến kế hoạch tuần tiếp theo và phân công chuẩn bị công việc cho tiết sinh hoạt của tuần tới.
Phần 2. Sinh hoạt theo chủ đề
	- Mỗi một tiết sinh hoạt theo chủ đề có một nội dung khác nhau, nội dung này có trong kế hoạch của nhóm chủ nhiệm phổ biến đến từng GVCN từ đầu năm học.
	- Nội dung và hình thức thể hiện các chủ đề rất phong phú theo sự sáng tạo của học sinh tuy nhiên phải được sự kiểm soát của GVCN để các nội dung này phải mang tính giáo dục thiết thực tránh hô hào sáo rỗng hoặc vô bổ.
	- Trong phần này phải có người dẫn chương trình, tạo ra sự hấp dẫn và học sinh thấy hứng khởi.
Phần 3. Tổng kết, đánh giá, dặn dò 
GVCN tổng kết, đánh giá phần chuẩn bị của các cá nhân, tập thể.
GVCN dặn dò các hoạt động trọng tâm của tuần tới một lần nữa để học sinh nhớ thực hiện.
Ví dụ: Tiết sinh hoạt tuần 29: Tiến bước lên Đoàn
Mọi bước chuẩn bị giống như phần trên tôi đã trình bày.
Tiến hành:
Tuần: 29
TIẾT 28: SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ
Tiến bước lên Đoàn
A. Môc tiªu cÇn ®¹t: Giúp học sinh
1. NhËn thøc: 
- Hiểu được sơ lược về tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Biết được một vài tấm gương ưu tú của Đoàn từ xưa đến nay.
- Có ý thức học tập, rèn luyện, phấn đấu để tiến bước lên Đoàn.
2. KÜ n¨ng:
- BiÕt c¸ch tæ chøc giê sinh ho¹t líp.
- RÌn kÜ n¨ng tr×nh bµy tr­íc tËp thÓ.
- H×nh thµnh kÜ n¨ng hîp t¸c, giao tiÕp, biÕt x©y dùng kÕ ho¹ch häc tËp, rÌn luyÖn ®Ó ph¸t huy nh÷ng gi¸ trÞ truyÒn thèng tèt ®Ñp cña Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Th¸i ®é:
- Tham gia, h­ëng øng mäi ho¹t ®éng trong giê sinh ho¹t.
- ThÊy ®­îc vai trß, tr¸ch nhiÖm cña häc sinh trong viÖc phấn đấu để tiến bước lên Đoàn.
- Yªu mÕn, tù hµo vÒ ng«i tr­êng THCS Th­îng Thanh, biết học tập,noi theo các tấm gương Đoàn viên ưu tú
B. Néi dung vµ h×nh thøc ho¹t ®éng:
1. Néi dung: Gồm 3 phần
- Phần 1: Sơ kết tuần 28 và giao nhiệm vụ tuần 29
- Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề
- Phần 3: GV tổng kết, nhận xét, dặn dò.
2. H×nh thøc ho¹t ®éng:
- Tìm hiểu kiến thức về Đoàn
- Văn nghệ
- Trò chơi
- Phim phóng sự
C. Tµi liÖu vµ ph­¬ng tiÖn
1. Tìm hiểu về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Tranh ảnh, băng hình liên quan đến chủ đề sinh hoạt lớp.
- Các phương tiện CNTT hiện đại
- Phấn, bảng, hoa, khăn trải bàn
- Trang phục văn nghệ
2. Tổ chức hoạt động
* GVCN thiết kế tiết dạy và phân công học sinh
- Phân công học sinh thực hiện chương trình.
- Phân công học sinh sưu tầm tài liệu liên quan đến hoạt động.
- Hướng dẫn cán bộ lớp đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở các bạn chuẩn bị.
- Phân công người điều khiển, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, người dẫn chương trình
- Trang trí lớp, khăn trải bàn, lọ hoa.
D. Tiến trình hoạt động:
1. Ổn định tổ chức ( 1 phút)
2. Bài mới 	
* GV giới thiệu (1 phút)
Ho¹t ®éng cña giáo viên
Ho¹t ®éng cña học sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Hoạt động 1: Sơ kết công tác thi đua tuần 28- Kế hoạch tuần 29 (10 phút)
* GV phổ biến nội dung tiết sinh hoạt và giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều hành phần sơ kết
* GVCN nhận xét đánh giá nội dung sơ kết tuần 28
* GVCN giải đáp thắc mắc cho HS (nếu có)
* GVCN trao cờ cho tổ và quà cho các cá nhân xuất sắc
* GVCN phổ biến kế hoạch và phân công chuẩn bị giờ sinh hoạt tuần 29.
* GV giới thiệu 2 HS lên dẫn chương trình: Minh Tuấn và Mai Anh
* Lớp trưởng nhận nhiệm vụ
* Lớp trưởng sơ kết thi đua tuần 28
* Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần qua và biện pháp khắc phục
- Ưu điểm:
+ Học tập
+ Nề nếp
+ Hoạt động khác
- Tồn tại:
- Biện pháp khắc phục:
* Học sinh nghe
* Lớp trưởng đọc
* HS quan sát, nghe
* Hai MC lên dẫn chương trình
I. S¬ kÕt c«ng t¸c tuÇn 28 vµ kÕ ho¹ch tuÇn 29 ( 10 phót)
1. S¬ kÕt tuÇn 28:
- Ưu điểm:
+ Học tập
+ Nề nếp
+ Hoạt động khác
- Tồn tại:
- Biện pháp khắc phục:
2. KÕ ho¹ch tuÇn 29:
* GV nhấn mạnh cho HS biết được: trong tuần qua cả lớp đã thực hiện nề nếp và các hoạt động của lớp ở mức độ khá tốt, đồng thời những việc cần khắc phục trong tuần học tiếp theo để đạt kết quả tốt hơn.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề (29 phút)
* GVCN hỗ trợ HS giải đáp câu hỏi khó (nếu có)
* GV lên trao thưởng
* GVCN nhận xét phần sưu tầm và trình bày của các tổ
Chuyển: Chúng ta vô cùng tự hào về những tấm gương Đoàn viên ưu tú. Vậy chúng ta phải làm gì để noi theo các tấm gương ưu tú và phấn đấu tiến bước lên Đoàn? Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta sẽ cùng nhau chuyển sang phần 3: Lớp 6A3 – Tiến bước lên Đoàn
* GVCN hỏi: Qua phần sưu tầm của các tổ, kết hợp với hiểu biết của em hãy cho cô biết: Để tiến bước lên Đoàn, theo em chúng ta cần phải làm gì?
* GV chốt lại
* MC giới thiệu nội dung sinh hoạt theo chủ đề gồm 3 phần:
PhÇn 1. Tìm hiểu về tổ chức Đoàn
Phần 2. Gương sáng Đoàn viên
PhÇn 3. Lớp 6A3 – Tiến bước lên Đoàn
* MC dẫn chương trình giới thiệu về thể lệ trò chơi và tiến hành điều khiển.	
* HS chơi theo đội
* MC công bố kết quả và mời cô lên trao thưởng
* MC: Giới thiệu phần trình bày sưu tầm của tổ 1
* Hai HS lên thuyết trình khái quát về lịch sử Đoàn (Có bảng và tập san kèm theo)
* HS khác nghe và nhận xét về bài thuyết trình
MC chuyển ý: Phần thứ nhất đã giúp chúng ta hiểu hơn về tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của Đoàn. Và để làm rạng danh cho Đoàn không thể không kể đến các tấm gương Đoàn viên ưu tú. Để tìm hiểu về những tấm gương Đoàn viên ưu tú xưa và nay chúng ta cùng nhau chuyển sang phần 2.
* MC giới thiệu phần sưu tầm của tổ 2 và 3
* HS phát biểu cảm nghĩ về tấm gương Đoàn viên ưu tú trong cách mạng – chị Võ Thị Sáu
* HS múa bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”
* HS khác nghe, quan sát
* HS khác nêu cảm nhận
* MC chuyển ý: Không chỉ có những tấm gương Đoàn viên ưu tú trong cách mạng ngay cả trong thời bình cũng có rất nhiều tấm gương Đoàn viên ưu tú.
* MC giới thiệu phần sưu tầm của tổ 4
* HS giới thiệu đoạn phóng sự về tấm gương Đoàn viên ưu tú là HS của nhà trường 
* HS nghe, quan sát hình ảnh
* HS giới thiệu những thầy, cô giáo là những tấm gương Đoàn viên ưu tú của nhà trường
* HS nghe, quan sát hình ảnh và phát biểu cảm nghĩ
* MC mời cô lên nhận xét phần sưu tầm và trình bày của các tổ
* HS suy nghĩ, trả lời cá nhân
II. Sinh ho¹t theo chñ ®Ò: (29 phút)
Lớp 6A3 – Tiến bước lên Đoàn 
Phần 1: Tìm hiểu về tổ chức Đoàn
(10 phút )
1. Trò chơi: Bông hoa may mắn
2. Trình bày kết quả sưu tầm 
- Sơ đồ cây
- Tập san
* Qua các hoạt động này nhằm giúp cho HS có những kiến thức cần thiết về tổ chức Đoàn thanh niên. Đồng thời giáo dục cho các em về lòng tự hào và có mong muốn phấn đấu để đứng trong hàng ngũ của Đoàn thanh niên.
Phần 2: Gương sáng Đoàn viên
(15 phút )
1. Trình bày kết quả sưu tầm 
- Phát biểu cảm nghĩ về chị Võ Thị Sáu trên nền phim tư liệu
- Múa
2. Trình bày kết quả sưu tầm 
- Phóng sự
- Hình ảnh
* Qua phần này giúp HS thấy được để trở thành những đoàn viên ưu tú thì mỗi HS hãy bắt đầu từ chính những công việc học tập của các em và trong những công việc giản dị trong cuộc sống hàng ngày
Phần 3: Lớp 6A3 – Tiến bước lên Đoàn (4 phút )
Để tiến bước lên Đoàn, chúng ta cần phải: 
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy
- Học tập và noi theo những tấm gương Đoàn viên ưu tú
- Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau
- Nỗ lực học tập, rèn luyện, vượt khó để tiến bước lên Đoàn
Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò (4 phút)
* GVCN nhận xét, đánh giá giờ sinh hoạt ngày hôm nay
* GV nhắc lại kế hoạch tuần 29 và dặn dò HS
* HS nghe
Bên cạnh đó để đánh giá mức độ hoạt động của lớp theo tuần, theo tháng so với các lớp trong khối và trong toàn trường tôi đã cho em sao đỏ theo dõi việc xếp loại và ghi vào bảng theo dõi ở trong lớp để mọi thành viên cùng theo dõi và nhắc nhở nhau:
THEO DÕI THI ĐUA CỦA LỚP
Tuấn
Ngày
Tổng số điểm
Xếp thứ/ Khối
Xếp thứ/ Trường
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
IV. Kết quả kiểm nghiệm đề tài
	Như đã thấy, tôi nhận hai lớp: lớp 8D (2011 – 2013), lớp 9B (2013 – 2014) trong ba năm liền đều là những lớp đã bước vào những năm cuối của bậc THCS vì vậy rất nhiều việc cần phải làm. Tôi vừa phải lo xây dựng nề nếp lớp, vừa phải lo làm thế nào để các em tốt nghiệp THCS và thi vào THPT đạt kết quả cao nhất. Với hai nhiệm vụ rất khó khăn, tôi đã áp dụng các giải pháp trên để xây dựng nề nếp cho học sinh và đã thu được một số kết quả. Tuy nhiên để có được cái nhìn tổng quan tôi xin sơ lược các nét chính về tình hình các lớp khi bắt đầu nhận lớp và khi các em kết thúc năm học.
1. Tình hình của lớp vào đầu năm học
Ngay khi tiếp nhận lớp, tôi tiến hành tìm hiểu thông tin về học sinh qua GVCN cũ của lớp. Bên cạnh đó tôi cũng tìm hiểu thêm qua một số giáo viên bộ môn đã từng giảng dạy các em, qua kết quả của năm học trước và tôi đã có một số thông tin ban đầu.
	Tiếp theo tôi đã làm một phiếu điều tra khá tỉ mỉ về hoàn cảnh, về ước mơ thi vào các trường THPT của các em. Trong những tuần đầu tôi vẫn giữ nguyên đội ngũ cán bộ lớp của năm học trước và tôi nhận thấy:
Cán bộ lớp có đầy đủ, nhưng hầu như không hoạt động, các em chỉ lo việc học cho bản thân mình và không quan tâm đến các việc khác (thực trạng của lớp 8D); các em luôn sợ các bạn tẩy chay nên luôn bao che cho các bạn (thực trạng của lớp 9B).
Trong lớp không có sự thi đua giữa các cá nhân và tập thể.
Học sinh rất thờ ơ, mọi nề nếp từ việc học bài, làm bài ở nhà, truy bài, thể dục giữa giờ; trực nhật, đều rất lộn xộn.
Trong các giờ học kể cả giờ của GVCN một số em tỏ ra không hứng thú, không có động cơ cho việc học.
Xếp loại thi đua của lớp luôn ở vị trí cuối bảng (lớp 9B)
Chính vì nhận thấy có quá nhiều vấn đề, nên tôi rất trăn trở và luôn suy nghĩ làm thế nào để học sinh nhanh chóng ổn định mọi nề nếp, đội ngũ tự quản đi vào hoạt động có hiệu quả, bên cạnh đó việc học đi vào nề nếp và có sự chuyển biến.
Sau khi đã tìm ra nguyên nhân và lên kế hoạch ưu tiên cho từng việc, tôi đã áp dụng các biện pháp trên vào lớp, sau một thời gian các lớp của tôi đã có sự chuyển biến tích cực.
2. Tình hình lớp cuối năm học 
Qua hai năm chủ nhiệm lớp 8D và một năm chủ nhiệm lớp 9B, các em đã có sự chuyển biến rõ rệt về nề nếp về ý thức kỉ luật và học tập, điều này đã được giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu, phụ huynh học sinh đều công nhận. Các em biết nghe lời, tôn trọng thầy cô giáo, có cố gắng trong học tập, các em tiến bộ hơn so với trước đây
 	Và bằng việc cố gắng không ngừng, qua các năm chủ nhiệm tôi nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng của các em. Trước đây thì tỉ lệ học sinh hạnh kiểm Khá cao, học lực đạt loại khá, giỏi thấp. Nhưng sau mỗi năm chủ nhiệm thì các em đã có sự tiến bộ cả về học lực và hạnh kiểm. Chính kết quả đó đã động viên, khích lệ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành đề tài này.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC LỚP TỪ NĂM HỌC 2011 – 2014
Xếp loại
Năm học
Lớp
Hạnh kiểm Tốt
Hạnh kiểm Khá
Hạnh kiểm
Trung bình
Hạnh kiểm
Yếu
2011 - 2012
8D (32 hs)
17 (53,1%)
12 (37,5%)
2 (6,3%)
1 (3,1%)
2012 - 2013
9D (32 hs)
27 (84,4%)
4 (12,5%)
1 (3,1%)
0 (0%)
2013 - 2014
9B (38 hs)
33 (86,8%)
5 (13,6%)
0 (0%)
0 (0%)
* Ghi chú: Trước đây lớp 8D thường xuyên đứng ba, thứ tư của khối nhưng nay lớp vươn lên đứng vị trí nhất, nhì trong khối. Và cuối năm lớp 9 được công nhận Lớp Tiên tiến xuất sắc. Lớp 9B là lớp học kém nhất trường, về mặt nề nếp luôn xếp cuối cùng của trường đến nay vươn lên xếp thứ hai, thứ ba thỉnh thoảng có tuần xếp thứ nhất của khối và trong suốt năm học không có vụ việc nào đáng tiếc xảy ra. Tỉ lệ tốt nghiệp THCS của các em là 100% và thi đỗ vào cấp 3 của lớp 9D là 86, 1%, lớp 9B là 76,6 %.
 	Từ một giáo viên trẻ mới ra trường đến nay tôi đã có gần 20 năm trong nghề với lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, tôi đã đạt được những thành tích nhất định trong công tác chủ nhiệm của mình. Để có được thành công đó trước hết là tôi đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ các cấp lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục đã cho tôi được học hỏi kinh nghiệm qua các sáng kiến kinh nghiệm, qua các tiết thi GVCN giỏi, qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GVCNTiếp đến là Ban Giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện, chỉ bảo những kinh nghiệm quí báu, quan tâm giúp đỡ khi tôi gặp những khó khăn trong công tác chủ nhiệm để tôi có thể vượt qua. Và đến nay với gần 20 năm làm công tác chủ nhiệm, tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh nhưng tôi lúc nào cũng giữ được tình yêu nghề và trách nhiệm với học sinh. Và cũng qua đề tài này, tôi lại cảm nhận được sâu sắc sự góp ý, chỉ bảo chân thành của bạn bè đồng nghiệp và những bài học trong công tác chủ nhiệm.
 	Trước hết về mặt nhận thức tôi đã có sự chuyển biến rõ rệt. Khi tôi mới ra trường, kinh nghiệm còn ít, chỉ dựa trên những kiến thức sách vở và kinh nghiệm truyền miệng của các thầy cô giáo nên trong quá trình chủ nhiệm cũng không tránh khỏi những sai lầm. Đôi khi còn lúng túng trong việc giải quyết các tình huống sư phạm, còn nóng nảy, giải quyết chưa triệt để các vấn đề. Chưa biết cách vận dụng linh hoạt các nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong thực tế chủ nhiệm. Nhưng nay, tôi đã biết cách vận dụng có hiệu quả những nguyên tắc và phương pháp giáo dục đó, thấy được vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm. Và trong quá trình thực hiện tôi đã biết thực hiện linh hoạt, có sáng tạo để đạt được mục tiêu và mục đích giáo dục. Ngoài ra tôi còn nhận thấy, khi người giáo viên bình tĩnh, biết kiềm chế cảm xúc thì sẽ đạt được hiệu quả giáo dục cao hơn và nhận được sự tôn trọng, yêu quí của học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Kết luận:
Công tác chủ nhiệm lớp ở các trường phổ thông đặc biệt là khối THCS là một nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cần thiết, cả nước đang thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng lên phần lớn nhờ vào đội ngũ GVCN lớp - người đóng vai trò quản lí trực tiếp hoạt động dạy và học ở mỗi đơn vị lớp. Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, cùng với việc chuẩn hóa trong giáo dục, những yêu cầu mới về người giáo viên nói chung và GVCN lớp nói riêng cũng thay đổi. 
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã rút ra được một số kinh nhiệm như sau:
- Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì người giáo viên phải tạo cho các em ham muốn làm việc và cho các em thấy được lợi ích của việc đó.
- Luôn tôn trọng học sinh, nhất là ở nơi đông người.
- Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi vấn đề trong lớp học.
- Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự giải quyết các vấn đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của mình.
- Người GVCN tuy cho lớp tự quản nhưng phải luôn luôn đồng hành cùng các em, nhanh chóng nắm bắt tình hình lớp để giải quyết những vấn đề vượt khỏi phạm vi của các em. Việc đồng hành cùng các em cũng làm cho học sinh cảm thấy an tâm, an toàn vì thầy cô luôn ở bên, các em sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động
- Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm ở đây chính là “con người”.
- Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,
- Sau một thời gian thực hiện và áp dụng SKKN này tôi nhận thấy một vấn đề cần phải nghiên cứu, đó là: “Vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc xây dựng tập thể lớp vững mạnh của học sinh cuối cấp THCS” rất quan trọng. Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp, một nhân tố quan trọng mà chúng ta nên thận trọng cân nhắc khi quyết định lựa chọn, đó chính là “lớp truởng”.
Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người GVCN lớp phải là người có uy tín, có năng lực thực sự để chỉ đạo, dám nghĩ, dám làm đi trước, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò con chim đầu đàn là yếu tố có phần lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi học sinh, mỗi lớp học do mình phụ trách.
2. Những đề xuất, kiến nghị
 	Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
 GVCN phải hiểu được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lí, giáo dục học sinh và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc.
 GVCN phải có lòng yêu nghề, nhiệt tình, giàu lòng thương yêu và được học sinh và được phụ huynh tin yêu, tín nhiệm. Luôn là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, hành vi, lối sống để các thế hệ học sinh noi theo.
 GVCN phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên Tổng phụ trách, Đoàn, Đội trong việc giáo dục học sinh. GVCN phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và các cấp chính quyền trong việc quản lí, giáo dục học sinh.
 Nhà trường, Ban giám hiệu có sự cân nhắc, đánh giá khi phân công giáo viên chủ nhiệm. Thấy được tầm quan trọng của GVCN trong công tác quản lí và giáo dục học sinh.
 Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ về phương tiện, cơ sở vật chất, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của GVCN để phối hợp kịp thời.
 Nhà trường cần tạo điều kiện để GV được học hỏi, trao đổi kinh nghiệm qua các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, qua các sáng kiến kinh nghiệm, các tiết thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận hoặc Thành phố.
 Các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà sư phạm cần bổ sung thêm các phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn hiện nay.
 Cần có quy định bổ sung điều chỉnh cho công tác chủ nhiệm lớp cho phù hợp với thực tế của công tác chủ nhiệm lớp.
 Tổ chức tập huấn về kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp cho tất cả các GVCN vào dịp trước mỗi năm học, tất cả các GVCN đều được tham dự tập huấn và trực tiếp được bồi dưỡng các kỹ năng từ các chuyên gia, chuyên viên.
 	Xây dựng kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp hữu hiệu, phù hợp với đặc điểm nhà trường.
	Với những kinh nghiệm được tích lũy trong những năm tháng làm công tác chủ nhiệm nên tôi đã mạnh dạn được viết ra, tuy nhiên do trình độ và kinh nghiệm của tôi còn hạn chế. Đề tài chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được những nhận xét, góp ý và sự chỉ dẫn của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để giúp tôi bổ sung và hoàn thiện hơn đề tài này.
 Tôi xin chân thành cảm ơn chuyên viên Phòng Giáo dục, BGH nhà trường, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành đề tài!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia.
Nguyễn Thanh Bình (2000), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, mã số: SPHN-09-465 NCSP.
Nguyễn Thị Bình (ngày 04/12/2002), “Về một số vấn đề trong giáo dục và đào tạo hiện nay”- Báo Nhân Dân.
Phạm Văn Đồng (1986), Mấy vấn đề văn hóa, giáo dục, NXB Sự thật Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về QLDG và khoa học GD, NXBGD, Hà Nội.
Nguyễn Sinh Huy- Nguyễn Văn Lê (1985), Giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục.
Đặng Vũ Hoạt- Hà Thế Ngữ (1986), Giáo dục học(t.I), NXB Giáo dục.
 Luật giáo dục (2009), NXB Chính trị Quốc gia,Hà Nội.
 Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ (2000), Những tình huống giáo dục học sinh của người GVCN, NXB ĐHQG Hà Nội.
Hà Nhật Thăng (2001), Phương pháp công tác của người GVCN trường THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.
Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ (1998), Công tác GVCN ở trường phổ thông, NXBGD.
Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Tuyển tập tác phẩm bàn về giáo dục Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội.
Phạm Viết Vượng (2004) Giáo dục học (Chương XVI. Người GVCNL), NXB ĐHQG Hà Nội.
Bôn-đư-rép N.I. (1984) Phương pháp công tác chủ nhiệm lớp, NXB Giáo dục, Mátxcơva.

File đính kèm:

  • docskkn_giang_toan_2015-_nop_so_262201819.doc
Sáng Kiến Liên Quan