SKKN Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua Bài 3 Lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng - an ninh: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

Ngay từ thời xa xưa, các sách địa lý và bản đồ cổ của Việt Nam như “Toản Tập Thiên Nam tứ chí Lộ Đồ Thư”, “Giáp Ngọ Bình Nam đồ”, “Phủ biên tạp lục”, “Đại Nam nhất thống toàn đồ”, “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép rõ Bãi cát vàng, Hoàng Sa, Vạn lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa (cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) từ lâu đã là lãnh thổ Việt Nam.

Với tư cách là người làm chủ, trong nhiều thế kỷ nhà nước phong kiến Việt Nam cũng đã nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa hình và khai thác tài nguyên trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các sách địa lý và lịch sử của Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết quả các cuộc khảo sát đó.

Trong sách “Đại Nam Nhất thống trí (1882) có ghi: “Đảo Hoàng Sa: ở phía Đông Cù Lao Ré, huyện Bình Sơn. Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. Ở đó có hơn 130 đảo nhỏ, cách nhau một ngày đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Trường Sa. Trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích hóa vật của các tầu thuyền bị nạn trôi dạt ở đây”. Các sách thời Nguyễn như “Lịch triều hiến chương loại chí” (1821), “Hoàng Việt dư địa chí” (1833), Việt Sử Cương Giám Khảo Lược” (1876) cũng mô tả Hoàng Sa tương tự. Do đặc điểm của Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều hải sản quý, lại có nhiều hóa vật của tầu bị đắm như trên đã nói, Nhà nước phong kiến Việt Nam từ lâu đã tổ chức việc khai thác hai quần đảo này với tư cách một quốc gia làm chủ. Nhiều sách lịch sử và địa lý cổ của Việt Nam đã nói rõ tổ chức, phương thức hoạt động của các đội Hoàng Sa có nhiệm vụ khai thác đó. Kế tiếp các chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn phải liên tiếp đối phó với sự xâm lược của nhà Thanh và của Xiêm, tuy vậy vẫn luôn luôn quan tâm đến việc duy trì và sử dụng các đội Hoàng Sa. Nghĩa là nhà Tây Sơn, nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức việc khai thác Hoàng Sa với ý thức thực hiện chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa. Từ khi nắm chính quyền từ năm 1802, đến khi ký kết với Pháp Hiệp ước 1884, các vua nhà Nguyễn ra sức củng cố chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, sau được tăng cường thêm đội Bắc Hải, được duy trì và hoạt động liên tục từ thời các chúa Nguyễn (1558 - 1783) đến nhà Tây Sơn (1786 - 1802) và nhà Nguyễn (1802 - 1945).

Tóm lại, qua các sách lịch sử, địa lý cổ của Việt Nam, cũng như chứng cứ của nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây nói trên đã viết, đã khẳng định rằng: từ lâu, liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều đại này đến triều đại khác, Nhà nước Việt Nam đã làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sự có mặt của các đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải do Nhà nước thành lập trên hai quần đảo đó, mỗi năm từ 5 đến 6 tháng để hoàn thành một nhiệm vụ do Nhà nước giao, tự nó đã là một bằng chứng hùng hồn, đanh thép về việc Nhà nước Việt Nam thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó. Việc chiếm hữu và khai thác đó của Việt Nam không bao giờ gặp phải sự phản đối của một quốc gia nào khác, điều đó càng chứng tỏ từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã là lãnh thổ Việt Nam.

 

docx54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 623 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua Bài 3 Lớp 11 môn Giáo dục quốc phòng - an ninh: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biên giới đất liền: 
+ Biên giới Việt Nam – Trung Quốc: 1306 km.
+ Biên giới Việt Nam – Lào : 2067 km.
+ Biên giới Việt Nam – Campuchia: 1137 km.
Tuyến biển, đảo: 
+ Đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở.
+ Đã kí hiệp định với Trung Quốc về phân định vịnh bắc bộ. 
+ Thiết lập vùng nước lịch sử với Campuchia.
+ Đã kí hiệp định phân định biển với Thailan, Indonesia.
+ Đang phải giả quyết, phân định với: TQ về biển Đông và chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Với Campuchia, Malaisia, Philippine và một số nước khác
2.Khái niệm biên giới quốc gia:
a.Khái niệm:
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có chủ quyền trên biển.
- Biên giới nước CHXHCNVN là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn đất liền, các đảo , các quần đảo , trong đó có quần đảo trường sa và hoàng sa, vùng biển , lòng đất , vùng trời của nước CHXHCNVN
b.Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia.
 - BGQG trên đất liền. 
 - BGQG trên biển. 
 - BGQG lòng đất.
 - BGQG trên không.
3. Xác định biên giới quốc gia Việt Nam
Nguyên tắc xác định biên giới quốc gia.
Xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập hoắc do pháp luật Việt Nam quy định.
Xác định biên giới quốc gia bằng 2 cách:
+ Đàm phán thương lượng để đi đến kí kết hiệp ước, hoặc sử dụng một cơ quan tài phán hay trọng tài quốc tế để phán quyết.
+ Đối với biên giới trên biển thì nhà nước tự quy định phù hợp với công uớc Liên Hợp Quốc về luật biển. 
b.Cách xác định BGQG .
Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: Xác định theo các điểm, toạ độ, đường, vật chuẩn.
Xác định biên giới quốc gia trên sông suối:
+ Trên sông mà tàu thuyền đi lại thì được xác định giữu các lạch chính của sông.
+ Trên sông mà tàu thuyền không đi lại thì biên giới theo giữa sông, suói đó.
Khi biên giới được xác định cần có biện pháp cố định đường biên giới đó, có thể dùng tài liệu ghi lại, đặt mốc quốc giới, dùng đường phát quang..
Xác định biên giới quốc gia trên biển: Theo luật biển và công ước quốc tế.
Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất: Được xác định là mặt thẳng đứng của đường biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.
Xác định biên giới quốc gia trên không: Được xác định là mặt thẳng đứng của đường biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời
10
Phút
10
Phút
15
phút
Gv: Biên giới quốc gia Nước Việt Nam được hình thành và hoàn thiện 
+Biên giới đất liền
+ Biên giới trên biển
- Giới thiệu về hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, Vùng nước lịch sử.
Gv: Biên giới quốc gia là gì ? 
-Gv: Hướng dẫn học sinh thảo luận, nghe hs trả lời, kết luận.
- GV : Có mấy bộ phận cấu thành BGQG?
 Đó là những bộ phận nào ?
Biên giới quốc gia Việt Nam tiếp giáp với những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ?
Gv: Nước ta xác định biên giới quốc gia dựa trên những nguyên tắc nào ? Có mấy cách xác định BGQG ?
Gv: Kết luận.
Gv: Nước VIệt Nam xác định biên giới quốc gia bằng cách nào ?
+ Biên giới trên đất liền
+ Biên giới trên biển
+ Biên giới trên lòng đất
+ Biên giới trên không trung
Gv: Kết luận.
- Nghiên cứu nội dung SGK
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và ghi ý chính vào vở
- Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và ghi ý chính vào vở
- Nhiên cứu SGK
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ có 2 cách xác đinh
- ghi bài vào vở
Nghiên cứu và trả lời câu hỏi của GV
+ Biên giới trên đất liền
+ Biên giới trên biển
+ Biên giới trên lòng đất
+ Biên giới trên không trung
- Lắng nghe, ghi ý chính
-Gv: Giáo án, SGK, SGV, luật BGQG, tranh sơ đồ lãnh thổ quốc gia phấn viết.
Hs: SGK, vở ghi.
SGV, luật BGQG, tranh sơ đồ lãnh thổ quốc gia phấn viết.
Hs: SGK, vở ghi
-SGV, luật BGQG, tranh sơ đồ lãnh thổ quốc gia phấn viết.
Hs: SGK, vở ghi
 III.Kết thúc bài giảng : 5 phút
 - Giải đáp thắc mắc .
 - Hệ thống lại nội dung.
 - Câu hỏi luyện tập : Nêu các cách xác định biên giới quốc gia.
 - Nhận xét xuống lớp.
KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI
PHÊ DUYỆT 
Ngày tháng năm 
PHÓ HIỆU TRƯỞNG 
.........................
Môn học: Giáo dục quốc phòng - an ninh
Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia (tiết 5)
 Đối tượng: Học sinh THPT (khối 11) 
 Năm học: 2020 – 2021
PHẦN I.
Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
I. Mục đích-yêu cầu 
 1.Kiến thức.
Giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
 2.Thái độ
Xác định cho học sinh ý thức trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
II.Nội dung và trọng tâm
Nội dung
 Nội dung cơ bản xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam.
Trọng tâm
 Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc tham gia xây dựng, quản Lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
III.Thời gian: 45 phút.
IV.Tổ chức và phương pháp.
 1.Tổ chức:
 Lên lớp tập trung.
 2.Phương pháp:
 Thuyết trình, vấn đáp, đàm thoại.
V. Địa điểm: 
Tại phòng học 
VI. Vật chất :
Gv: Giáo án, SGK, SGV, luật BGQG, tranh sơ đồ lãnh thổ quốc gia, phấn viết.
Hs: SGK, vở ghi.
PHẦN II
THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
I. Thủ tục giảng bài (5 PHÚT)
 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.
 2. Phổ biến các quy định. 
 3. Kiểm tra bài cũ.
 4. phổ biến ý định giảng bài.
II. Trình tự giảng bài (35 PHÚT)
Lên lớp: 35 phút: 
Thứ tự, nội dung
Thời gian
Phương pháp
Vật chất
 Giáo viên
Học sinh	
2, Nội dung cơ bản xây dựng, quản li và bảo vệ biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam.
b. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia: 
- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ biờn giới quốc gia:
- Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới.
- Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện:về chính trị , kinh tế xh, quốc phòng an ninh
- Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biờn giới quốc gia: 
- Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc
c. Trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc tham gia xây dựng, quản Lý và bảo vệ biên giới quốc gia.
Trách nhiệm của công dân.
Công dân có trách nhiệm: Sẵn sàng cống hiến sức người, sức của cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, cùng với lực lượng chuyên trách xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.
Chấp hành nghiêm pháp luật, những quy định, hiệp ước, những quy chế, chế tài khu vực biên giới.
Trách nhiệm của học sinh.
Học tập truyền thống dựng nước, giữ nước, mở mang bờ cõi và quá trình đấu tranh giữ vững chủ quyền lãnh thổ của cha ông.
Tích cực học tập, nắm và hiểu rõ ý nghĩa thiêng liêng của lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, nắm vững tri thức khoa học trau dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện sức khoẻ, sẵn sàng góp sức mình vào việc xây dụng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
Gv: Xây dựng, quản Lý, bảo vệ biên giới quốc gia có những nội dung cơ bản nào ?
Gv: Gợi ý thảo luận, nghe Hs trả lời và kết luận
Gv: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng, quản Lý và bảo vệ biên giới quốc gia ?
Gv: Kết luận và ghi ý chính.
Gv: Thanh niên học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng, quản Lý và bảo Vệ biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam ?
Gv: Kết luận và ghi ý chính.
- Nghiên cứu SGK
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- lắng nghe, ghi chép bài vào vở 
Nghiên cứu SGK
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi
- lắng nghe, ghi chép bài vào vở 
- Liên hệ bản thân
Gv: Giáo án, Sgk, Sgv, luật BGQG, tranh sơ đồ lãnh thổ quốc gia, bản đồ về biên giớ quốc gia, phấn viết.
-Hs: Sgk, vở ghi.
Gv: Giáo án, Sgk, Sgv, luật BGQG, tranh sơ đồ lãnh thổ quốc gia, bản đồ về biên giớ quốc gia, phấn viết.
Hs: Sgk, vở ghi.
 III. Kết thúc bài giảng (5 PHÚT)
 - Giải đáp thắc mắc.
 - Hệ thống lại nội dung.
 - Câu hỏi ôn tập kiểm tra 
4.1.6. Thiết kế giáo án thực nghiệm
Công tác chuẩn bị trước khi thực hiện giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia"
1. Đối tượng thực hiện: Học sinh lớp 11 
2. Tiến hành chuẩn bị phiếu trả lời tình huống,giấy bút thảo luận... cho học sinh
3. Mục tiêu của hoạt động: giúp học sinh có ý thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa.
4. Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức thực hiện
- Nội dung: Đưa ra các tình huống để học sinh giải quyết, các nhóm chuẩn bị các bức tranh tuyên tuyền bảo vệ chủ quyền. 
- Phương pháp: Chia nhóm thực hiện , đối với nội dung vẽ tranh các nhóm được chuẩn bị ở nhà.
 - Phương tiện: giấy A0, bút màu, nam châm, thước chỉ
 - Hình thức: Các nhóm tiến hành thảo luận theo các nội dung tình huống được giao. Đối với các bưc tranh mà các nhóm đã chuẩn bị, mỗi nhóm cử một đại diện lên thuyêt trình về bức tranh với chủ đề "Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam". 
5. Xây dựng kế hoạch.
- Thời gian: 2 tiết học
- Không gian:
Trường THPT Nguyễn Duy Trinh, THPT Nguyễn Trường Tộ.
- Hình thức tổ chức: Theo các đơn vị lớp học (thực hiện theo TKB và PPCT)
- Nguồn lực: học sinh lớp 11.
- Kinh phí: 50.000 đồng / nhóm.
6. Thiết kế chi tiết :
* Đối với nội dung thảo luận
- Chia lớp 4 nhóm, đặt câu hỏi tình huống cho từng nhóm
Nêu yêu cầu: Thời gian thảo luận mỗi nhóm 5 phút.
Kiểm tra sự thảo luận của các nhóm
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo phân công của giáo viên giảng dạy
 * Đối với nội dung vẽ tranh
Yêu cầu mỗi nhóm vẽ 1 bức tranh tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo và chuẩn bị bài thuyết trình về nội dung đó.
7. Phần thực hiện hoạt động TNST: Giáo án ( được thể hiện ở mục 2.3)
4.2. Kết quả thực nghiệm
Lớp thực nghiệm:
STT
Lớp
Trường THPT
1
11A4
Nguyễn Duy Trinh
2
11A1
Nguyễn Trường Tộ
Lớp đối chứng:
STT
Lớp
Trường THPT
1
11A3
Nguyễn Duy Trinh
2
11A2
Nguyễn Trường Tộ
Sau khi thực nghiệm đề tài tại các lớp 11A4,11A3 (THPT Nguyễn Duy Trinh); 11A1, 11A2 (THPT Nguyễn Trường Tộ) chúng tôi tiếp tục cho lớp đối chứng và thực nghiệm bài kiểm tra đánh giá năng lực như sau:
Đề kiểm tra : Trình bày ý kiến của em về vấn đề chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông? Trách nhiệm của em đối với vấn đề đó như thế nào?
Tiến hành kiểm tra : Mỗi lớp chọn 8 học sinh tiến hành kiểm tra tại lớp học
Kiểm chứng kết quả thực hiện:
+ Kết quả các bài kiểm tra đợt thực nghiệm và lớp đối chứng 
Lớp thực nghiệm: 11A4 (THPT Nguyễn Duy Trinh); 11A1 (THPT Nguyễn Trường Tộ): mỗi lớp 8 em ngẫu nhiên, trong mỗi nhóm có cả HS giỏi, khá và trung bình.
Lớp đối chứng: 11A3 (THPT Nguyễn Duy Trinh); 11A2 (THPT Nguyễn Trường Tộ): mỗi lớp 8 em ngẫu nhiên, trong mỗi nhóm có cả HS giỏi, khá và trung bình.
Bảng thực nghiệm 
Tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ
STT
Điềm KT 11A1 (TN)
Điểm KT 11A2 (ĐC)
1
7
6
2
7
6
3
6
4
4
7
6
5
8
6.5
6
7
6
7
9
6
8
8
6
Tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
STT
Điềm KT 11A3 (ĐC)
Điểm KT 11A4 (TN)
1
6
8
2
5
7
3
7
9
4
6
8
5
7
7
6
5
8
7
6
9
8
7
8
Kết quả thu được:
Thông qua biểu đồ, chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch kết quả giữ lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Qua đó, chúng tôi đưa ra kết luận như sau:
* Lớp đối chứng
11A3 (THPT Nguyễn Duy Trinh); 11A2 (THPT Nguyễn Trường Tộ): Học sinh còn chưa hiểu về vấn đề chủ quyền cấp thiết trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nêu trách nhiệm của HS còn mang tính chung chung, phụ thuộc vào nội dung SGK.
* Lớp thực nghiệm
11A4 (THPT Nguyễn Duy Trinh); 11A1 (THPT Nguyễn Trường Tộ): Học sinh hiểu rõ về những vấn đề nghiêm trọng về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; biết liên hệ trách nhiệm bản thân và nêu rõ tinh thần quyết tâm trong việc khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Qúa trình nghiên cứu
 Đề tài này đã được chúng tôi nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua nhiều năm học và bắt đầu viiets theo quá trình như sau:
Thứ tự
Thời gian
Nội dung công việc
Sản phẩm
1
Từ 01/09 - 10/09/2020
Chọn đề tài, viết đề cương sáng kiến kinh nghiệm
Bản đề cương chi tiết
2
Từ 10/09- 01/10/2020
Đọc, nghiên cứu tài liệu lý thuyết liên quan, viết cơ sở lý luận của đề tài.
Khảo sát thực trạng, giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" ở một số trường THPT
Tổng hợp tài liệu lý thuyết
Xử lý các số tham khảo
3
Từ 01/10 - 01/11/2019
Trao đổi, xin ý kiến của đồng nghiệp, đề xuất các biện pháp sáng kiến với tổ, nhóm chuyên môn.
Áp dụng giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" theo hướng khẳng định chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tổng hợp ý kiến đóng góp của đồng nghiệp
Đánh giá hiệu quả áp dụng dạy thử nghiệm
4
Từ 01/10 - 01/03/2019
Viết báo cáo SKKN
Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp
Bản nháp báo cáo
Tổng hợp ý kiến của đồng nghiệp
5
Từ 01/03 - 12/03/2019
Hoàn thiện SKKN
Báo cáo trước hội đồng khoa học nhà trường
Bản báo cáo chính thức
Ý nghĩa của đề tài.
Đối với bản thân
Qua quá trình nghiên cứu đề tài, bản thân chúng tôi những người viết đề tài đã đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, nâng cao năng lực của bản thân. Mặt khác, chúng tôi cũng có thêm nhiều kiến thức phong phú và tự tin trở thành người bảo vệ quan điểm "Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam"
Đối với tập thể
Đề tài đã được thể nghiệm tại trường THPT Nguyễn Trường Tộ (Hưng Nguyên) và THPT Nguyễn Duy Trinh đã góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho việc đổi mới phương pháp day học bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Đối với học sinh
Các phương pháp giảng dạy mà đề tài đề cập đến đã góp phần trang bị cho HS những kiến thức cần thiết, bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ chủ quyền của học sinh.
Đối với địa phương
Giáo dục tư tưởng là một trong những nội dung giáo dục quan trọng hàng đầu. Do đó, việc giáo dục tư tưởng cho HS góp phần giúp địa phương dễ dàng quản lý và tuyên truyền trong công việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đối với ngành giáo dục, bộ môn GDQP – AN
Đây là đề tài có nội dung quan trọng, gắn liền với nhiệm vụ quan trọng của Đất nước, đặc biệt bảo vệ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Do đó, góp phần nâng cao tầm quan trọng của ngành giáo dục nói chung và bộ môn GDQP – AN nói riêng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Phạm vi, đối tượng ứng dụng
Phạm vi ứng dụng
Đề tài có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc giáo dục tư tưởng bảo vệ chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho HS THPT qua giảng dạy bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" (GDQP - AN THPT)
Đối tượng ứng dụng
Đề tài áp dụng chủ yếu cho giáo viên và học sinh trong việc dạy – học môn GDQP – AN lớp 11.
Kiến nghị
Với giáo viên
Nâng cao chất lượng cho giờ dạy học GDQP - AN nói chung và bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" (GDQP - AN 11) nói riêng.Từ đó nâng cao kiến thức, năng lực rèn luyện và giáo dục tư tưởng, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đặc biệt trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho HS. 
Để dạy học có hiệu quả GV cần có sự chuẩn bị chu đáo. GV cần chuẩn bị kế hoạch dạy, thiết kế giáo án với những PP, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với cả nội dung bài học và đặc điểm đối tượng HS.
Ngoài ra, GV phải soạn một số yêu cầu cần thiết cho HS làm việc trước ở nhà. Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là những câu hỏi lí thuyết mà HS chỉ cần đọc SGK là trả lời được. Yêu cầu về nhà có thể chỉ là tìm hiểu một vấn đề nhỏ của bài học nhưng phải có tác dụng khơi gợi ở HS khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu, sưu tầm hoặc đòi hỏi ở HS tinh thần làm việc tập thể.
 Giáo viên cần đổi mới cách dạy, cách kiểm tra - đánh giá  theo hướng phù hợp với tâm lý, trình độ của người học, tránh gây nhàm chán trong mỗi tiết học, phát huy khả năng sáng tạo, kích thích niềm đam mê cho học sinh. Giáo viên cũng cần định hướng học sinh trong việc sử dụng sách tham khảo; quan tâm đến những điểm yếu kém và bù lấp những lỗ hổng kiến thức cho học sinh; chỉ ra những cái hay cái đẹp và những lợi ích thiết yếu trong việc học tập môn GDQP -AN để giúp các em hứng thú hơn với môn học này.
Với học sinh
Cần nâng cao nhận thức cá nhân về vị trí, vai trò của môn học cho bản thân. Từ đó, thay đổi tư duy, cách học để không coi GDQP – AN là phân môn bắt buộc để học đối phó.
Tích cực tham gia, tuyên truyền về vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Với các cấp quản lý
Đổi mới, bổ sung tài liêu tham khảo. Do tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy học đối với bộ môn còn hạn chế hoặc chưa bổ sung kịp thời theo chương trình mới, đa số sách giáo khoa sách giáo viên, và các tài liệu liên quan đã cũ, không còn phù hợp với thực tiễn.
Cấp ủy chi bộ, ban giám hiệu, các tổ chức ban ngành đoàn thể trong nhà trường quan tâm, chỉ đạo, phối hợp có hiệu quả, kịp thời và thường xuyên hơn với các thầy cô giáo bộ môn nhằm nâng cao vị thế, vai trò của môn học. Góp phần giúp học sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tự giác, tích cực và đạt kết quả cao trong học tập.
 Trên đây là những kinh nghiệm của chúng tôi được đúc kết trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong phạm vi khiêm tốn của đề tài, cũng như thời gian và khả năng bản thân có hạn, nhiều nội dung còn mang tính chủ quan nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, đội ngũ những người làm công tác giáo dục quốc phòng và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của chúng tôi ngày càng được hoàn thiện hơn. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả chất lượng dạy và học bài 3 "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" (GDQP - AN lớp 11) góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa giáo dục quốc phòng, an ninh 11.
Sách giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh 11.
Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới quốc gia “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nxb. Trí thức, Hà Nội, 2012, trang 1
Hoài Sa (chủ biên) “Xuất bản phẩm Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông - cái nhìn Tổng quan”, Nxb KHXH, Hà Nội, 2019.
Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới quốc gia “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nxb. Trí thức, Hà Nội, 2012.
Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới quốc gia “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nxb. Trí thức, Hà Nội, 2012.
Hoài Sa (chủ biên) “Xuất bản phẩm Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông - cái nhìn Tổng quan”, Nxb KHXH, Hà Nội, 2019.
Đỗ Thiện “Biển Đông: hiểu đúng ý nghĩa công hàm Phạm Văn Đồng”.
Mạng INTERNET.
PHỤ LỤC 1.
Một số hình ảnh chứng minh Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam
Ảnh 1. Bản quốc địa đồ trong sách Khải đồng thuyết ước khắc in dưới triều Tự Đức có thể hiện địa danh Hoàng Sa bằng chữ Hán.
Ảnh 2. Bản đồ của tỉnh Quảng Đông (do Trung Quốc tái bản năm 1933) phần cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ảnh 3. Bia chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa, trên bia có khắc dòng chữ tiếng Pháp có nghĩa "Cộng hóa Pháp - Vương quốc An Nam, quần đảo Hoàng Sa 1816, đảo Hoàng Sa 1838.
Ảnh 4. Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Trường Sa năm 1960
Ảnh 5. “An Nam đại quốc họa đồ” của giám mục người Pháp Louis Taberd (1838). Trên bản đồ này, dọc theo khu vực duyên hải và ngoài khơi An Nam có vẽ cụm đảo với dòng chữ Paracel (Cát Vàng) và đã được vùa Gia Long sáp nhập vào lãnh thổ An Nam từ năm 1816
Ảnh 6. Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phụ lục 2.
Một số hình ảnh hoạt động của giáo viên và học sinh.
Ảnh 1. GV sử dụng bản đồ trong quá trình giảng dạy.
Ảnh 2. HS tham gia thảo luận nhóm tích cực
Ảnh 3. Hình ảnh thảo luận nhóm của nhóm 4 – trường THPT Nguyễn Duy Trinh ( Nghệ An).
Ảnh 4. Học sinh nhóm 1 lớp 11A4 trường THPT Nguyễn Duy Trinh tiến hành trình bày phần thảo luận của nhóm.

File đính kèm:

  • docxskkn_khang_dinh_chu_quyen_cua_viet_nam_doi_voi_quan_dao_hoan.docx
Sáng Kiến Liên Quan