Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp

Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với giáo viên Tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trọng việc giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh vững tin tiếp tục học lên Trung học cơ sở.

 Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh trên lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp.

 Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi những mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường.

 

doc24 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 8134 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong màn học cho khỏi bị muỗi đốt.
 Sau một khoảng thời gian nhất định, tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể để nắm 
chính xác tình hình. Chỉ trong 1 buổi tôi đã đi hết tất cả các gia đình những em chưa có góc học tập hoặc có góc học tập nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Lúc đầu, có phụ huynh còn e ngại, thậm chí còn bảo tôi bày vẽ. Nhưng thấy tôi quan tâm và hết lòng vì học sinh nên dần dần phụ huynh cũng hiểu ra và nhiệt tình hưởng ứng. Hoàn cảnh của một số gia đình học sinh còn rất nghèo nhưng phụ huynh cũng đã cố gắng tạo cho con em mình một góc học tập ở nhà. Tuy chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu xong quan trọng là các em đã có chỗ để học, không phải nằm sấp trên sàn, trên giường nữa. Và phụ huynh cũng thấy được tầm quan trọng của việc tự học ở nhà của con em mình, phối hợp với tôi trong việc dạy dỗ và giáo dục các em nên người.
 Khi các em đã có góc học tập, tôi yêu cầu mỗi em phải lập thời gian biểu buổi chiều và buổi tối thật cụ thể, phù hợp với tình hình của gia đình và phải được cha mẹ kí xác nhận. Thông qua thời gian biểu, tôi biết được chính xác thời gian học bài ở nhà của từng em. Sau đây là mẫu thời gian biểu tôi làm mẫu để hướng dẫn học sinh:
THỜI GIAN BIỂU BUỔI CHIỀU VÀ TỐI
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 3A
Thời gian
Công việc
12 giờ đến 1 giờ chiều 
Ngủ trưa
1 giờ chiều
Thức dậy, rửa mặt
1 giờ 30 đến 3 giờ
Học bài: học bài cũ và xem trước bài mới.
3 giờ - 4 giờ 
Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ.
4 giờ - 5 giờ
Đi chơi thể thao.
5 giờ - 7 giờ
Tắm rửa, ăn tối, chò chuyện với gia đình.
7 giờ - 8 giờ 30 phút
Ôn lại bài cũ. Chuẩn bị đồ dùng mai đi học.
8 giờ 30 phút - 9 giờ
Xem ti vi rồi đi ngủ.
 Căn cứ và thời gian học bài ở nhà của từng em, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em tự học ở nhà. Việc kiểm tra các em học bài ở nhà được tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra và hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em học chưa đạt yêu cầu và những em trong đội của lớp. 
 Khi việc học bài ở nhà của học sinh đã đi vào nề nếp, tôi phân chia lớp thành các nhóm theo khu vực dân cư (theo tổ) và phân công mỗi nhóm một nhóm trưởng. Em nhóm trưởng sẽ kiểm tra và báo cáo với tôi tình hình tự học ở nhà của các thành viên trong nhóm và đặc biệt lưu ý đến những bạn học chưa đạt yêu cầu hoặc chưa có ý thức tự học ở nhà. Thỉnh thoảng, tôi vẫn đến kiểm tra đột xuất một số em để nắm tình hình. Nếu phát hiện thấy em nào lơ là, tôi phải tăng cường kiểm tra ngay. Thấy tôi quan tâm đến việc học ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, kiểm tra và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh “cá biệt” được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em.
VD: Em Lê Văn Đông
Khi học lớp 2A
Khi lên lớp 3A
Thường xuyên nghỉ học
Đi học đều. Nếu phải nghỉ học thì ông ngoại viết giấy xin phép.	
Đồ dùng học tập thiếu nhiều
Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
Biết sử dụng hợp lí, giữ gìn đồ dùng học tập
Trong giờ học hay nói chuyện riêng, không chú ý nghe giảng
Trong giờ học bước đầu chú ý nghe giảng; Xung phong phát biểu ý kiến.
Vệ sinh cá nhân chưa đạt
Đã quan tâm đến vệ sinh bản thân.
Gia đình chưa quan tâm
Ông ngoại dạy cho khi học ở nhà.
Mẹ đi làm ở Hà Nội vẫn gọi điện hỏi thăm.
Không muốn tiếp xúc với thầy cô, bạn bè; ít tham gia học tập trong nhóm.
Tìm thầy cô để hỏi bài, vui chơi cùng bạn; Tham gia các hoạt động học tập trong nhóm.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
 Kết quả đạt được rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy- trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. 
 Sau đây là kết quả năm học 2014 - 2015 của lớp 3A tôi chủ nhiệm: 
 + Duy trì sĩ số 29/ 29 - đạt 100/ %.
 + Học sinh lên lớp thẳng 29 em - đạt 100/%.
 + Đạt 1 học sinh thi tiếng hát hay cấp huyện.
 + Đạt 1 học sinh đạt giải kể chuyện cấp huyện.
 + Đạt danh hiệu: Tập thể lớp Tiên tiến.
 + 12 em tham gia giải toán qua mạng
 + 8 em tham gia dự thi Giao thông thông minh trên mạng.
 Không có học sinh bị trách phạt trước toàn trường; học sinh đến trường luôn đảm bảo an toàn cả trong giờ học lẫn giờ chơi; không có học sinh gây gổ đánh nhau trong và ngoài nhà trường, không có học sinh bị tai nạn giao thông.
 Đồ dùng dạy học và bàn ghế của lớp luôn được bảo quản tốt, không có tình trạng hư hao, mất mát. 
 100% học sinh của lớp đều tích cực tham gia các buổi sinh hoạt tập thể. 
 Kết quả chất lượng cuối năm đạt được là: 
Sĩ số
Năng lực
Phẩm chất
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đạt
Chưa đạt
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
29
29
100 %
0
0 %
29
100 %
0
 0 %
 Từ kết quả trên trong các buổi sinh hoạt chuyên môn các đồng chí giáo viên đã thảo luận rút kinh nghiệm áp dụng nhân rộng những biện pháp hay có lợi cho công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho lớp mình chủ nhiệm và cho toàn trường Tiểu học Kiên Thọ 3.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
 Kết quả đạt được của Sáng kiến kinh nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn, thiết thực và tính hiệu quả của việc giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện, sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ.
 Qua việc thực hiện những kinh nghiệm trên kết quả cho thấy: Học sinh ngoan hơn, biết ứng xử các tình huống ngày càng hợp lí, biết sống mình vì mọi người, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo ở học sinh Tiểu học.
 Theo tôi, muốn trở thành một nhà sư phạm, một giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi, khéo léo, tinh tế trong ứng xử và thành công trong việc giáo dục học sinh thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần phải:
 1.Tìm hiểu để biết được một cách toàn diện, sâu sắc về từng học sinh. Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lí, tính cách, sở thích, thói quen, ... của từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp. 
 2. Chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Ban Cán sự lớp, huấn luyện để các em trở thành những “người lãnh đạo nhỏ” tài ba. 
 3. Luôn giữ được sự bình tĩnh trước lỗi lầm của học sinh, tìm hiểu cặn kẽ thấu đáo nguyên nhân của mỗi tình huống xảy ra để có cách xử lí đúng đắn, hợp tình, hợp lí; tránh trách nhầm, trách oan học sinh làm các em hoang mang, thiếu niềm tin vào người thầy.
 4. Luôn biết khích lệ biểu dương các em kịp thời. Hãy khen ngợi những ưu điểm sở trường của các em để các em thấy giá trị của mình được nâng cao, có niềm tin và hứng thú học tập hơn. 
 5. Luôn thể hiện cho học sinh thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học sinh. Hãy nhớ rằng lòng nhân ái, bao dung, đức vị tha của người thầy luôn có một sức mạnh to lớn để giáo dục và cảm hóa học sinh. 
 6. Duy trì và sáng tạo trong công tác xây dựng “lớp học thân thiện học sinh tích cực”, làm sao để tất cả các em luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui. 
 7. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh; kiên trì vận động phụ huynh tích cực tham gia vào công tác giáo dục học sinh.
 Vì vậy mỗi giáo viên Tiểu học cần hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp được giao.
 Những công việc tôi làm đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình. Thành công tôi đạt được phần lớn đều do sự nổ lực của bản thân. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của cán bộ quản lí nhà trường, sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn.
 Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng không thể hoàn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì điều kiện kinh tế có hạn nên tôi chưa mua được máy ảnh để chụp lại những hình ảnh về lớp học thân thiện, về các hoạt động vui chơi tập thể mà tôi đã tổ chức cho học sinh để đưa vào sáng kiến kinh nghiệm này. Nếu có thêm những hình ảnh đó thì sáng kiến kinh nghiệm của tôi sẽ có tính thuyết phục hơn. 
2. Kiến nghị:
 Việc thực hiện tốt công tác chủ nhiệm ở Tiểu học góp phần nâng cao chất 
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nên Tôi xin đề nghị với Phòng giáo 
dục và Ban giám hiệu nhà trường:
- Tăng cường hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên chủ nhiệm giỏi.
 Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng và thu được kết 
quả cao, mong được sự quan tâm, góp ý của Ban giám khảo và của các đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin cảm ơn! 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Phạm Văn Hiệu
Thanh Hóa, ngày 9 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của 
mình viết, không sao chép nội dung 
của người khác.
 Người viết
 Lê Thị Hưng
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tài liệu tăng cường công tác Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Luật GD 2005
2. Tài liệu BDTX TH34 Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học.
3. Báo Dạy và học ngày nay - Trung Ương khuyến học.
4. báo Giáo dục và thời đại; mạng Intenrnet.
MỤC LỤC:
Số TT
Nội dung
Trang
I.
1.
2.
3.
4.
II.
1.
2.
3.
3.1.
3.2.
3.3.
4.
III.
1.
2.
Mục lục:
MỞ ĐẦU: 
Lí do chọn đề tài:
Mục đích nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
Xây dựng nề nếp lớp học:
Xây dựng "Lớp học thân thiện, học sinh tích cực":
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
Kết luận:
Kiến nghị:
Tài liệu tham khảo:
.
1
1
2
2
2
2
2
3
4
4
8
13
15
16
16
17
18
(Mẫu SKKN ở tuần 1-5) Bản lưu
A. MỞ ĐẦU:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: (Bám vào HD xem lại lí do chọn đè tai; gồm 1, 2, 3)
"Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp
 nhằm nâng cao chất lượng học tập."
 Công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học là hoạt động mang tính toàn diện, giáo viên cùng một lúc tác động đến nhân cách của học sinh trên các bình diện: Đức, trí, thể, mĩ, ...
 Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với giáo viên tiểu học. Giáo viên chủ nhiệmkhông những là người lãnh đạo, tổ chức điều khiển, kiểm tra mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử thuộc lớp mình phụ trách, mà còn là người có vai trò quan trọng để hình thành nhân cách của học sinh, là cầu nối giữa học sinh với nhà trường, gia đình và xã hội.
 Công tác chủ nhiệm lớp luôn là vấn đề trăn trở đối với hầu hết giáo viên Tiểu học: Làm thế nào để xây dựng và phát triển sức mạnh của tập thể học sinh. Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh?. Việc giáo dục học sinh cá biệt và duy trì sĩ số. Làm sao để học sinh cảm nhận được "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Học sinh biết tự học và có được những kĩ năng sống cơ bản để các em vững tin bước lên bậc học Trung học cơ sở.
 Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt 5 buổi/ tuần. Giáo viên chủ nhiệmlớp còn phải thường xuyên hướng dẫn, theo dõi các hoạt động: Ngoài giờ lên lớp, trong giờ ra chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, ... và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. Công việc của một giáo viên chủ nhiệmlớp ở Tiểu học rất quan trọng, vinh dự nhưng cũng dày công trong công tác.
Người GV chủ nhiệm lớp là lãnh đạo, tổ chức, quản lí tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động GD, các mối quan hệ GD của HS theo mục tiêu giáo dục nhân cách HS toàn diện trong tập thể phát triển và môi trường học tập thân thiện.
 trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi những mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. 
 Qua nhiều năm công tác cứ mỗi năm, được nhà trường phân công chịu trách nhiệm giảng dạy và chủ nhiệm một lớp. Để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước có năng lực có uy tín, và trong năm học: 2014-2015 tôi đã hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm lớp 3A. 
 Nên tôi đã chọn viết đề tài: "Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng học tập." 
 Mong được chia sẻ nâng cao nghiệp vụ bản thân và nhận được những góp ý của các thầy cô giúp công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học ngày càng, đạt kết quả cao hơn. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 
 Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
1. Ghi lại những biện pháp mình đã thực hiện và suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. 
2. Chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp.
3. Nhận được những lời góp ý nhận xét từ Ban giám hiệu nhà trường, từ Ban giám khảo của Phòng giáo dục và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót để hoàn thiện hơn.
4. Tự học, bồi dưỡng thường xuyên tinh thần năng động, say mê sáng tạo không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với sự phát triển của thời đại.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh lớp 3A trường Tiểu học Kiên Thọ 3, năm học 2014 - 2015
- Tài liệu: Sách, báo, sách hướng dẫn, mạng Internet, Bồi dưỡng thường xuyên module TH34. - Tập hợp một số vấn đề lí lluận cơ sở khoa học cho việc viết tài liệu kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học.
- Tìm ra biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học, đề tài sẽ hướng vào 3 nội dung cơ bản sau:
 Xây dựng nề nếp lớp học
 Xây dựng "Lớp học thân thiện, học sinh tích cực"
 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp chính: Phân tích tổng hợp; Tổng kết đúc rút kinh nghiệm
- Phương pháp hỗ trợ: Quan sát; so sánh đối chứng; Phương pháp giáo dục cá nhân.
 Phương pháp điều tra
 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp trắc nghiệm
 Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí, ... có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp ở Tiểu học. - Theo dõi thực trạng về đạo đức, lối sống và cách ứng xử của học sinh lớp 3A. - Uốn nắn những hành vi đạo đức lệch lạc, những cách ứng xử chưa phù hợp cho học sinh. - Tổ chức rút kinh nghiệm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
 Trong Điều 34 chương IV, thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: Giáo viên chủ nhiệmlà người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo mục tiêu của chương trình giáo dục Tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
 Không những thế mà giáo viên chủ nhiệmcòn phải rèn cho học sinh về đạo đức cũng như các mặt hoạt động khác. Như vậy vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực mà người giữ vai trò quyết định thực hiện nhiệm vụ này chính là giáo viên chủ nhiệmlớp.
 Để trở thành giáo viên chủ nhiệmtốt đòi hỏi giáo viên phải có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, yêu thương tận tụy với học sinh. Giáo viên chủ nhiệmphải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt, cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh và phối hợp với giáo viên bộ môn, tổ chức Đội TNTP để giáo dục học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Công tác giáo dục học sinh, nhất là học sinh cá biệt và giúp đỡ học sinh khó khăn đạt hiệu quả cao và đặc biệt là đưa phong trào của lớp đạt kết quả. Giáo viên chủ nhiệmphải tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học, tâm lý - giáo dục. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giáo dục. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệmlớp và các nhiệm vụ khác. Đặc biệt phải có phẩm chất tâm lý của người làm cha, làm mẹ, là người bạn lớn của học sinh, góp phần hình thành và phát triển nhân cách của các em một cách toàn diện.
 Là một giáo viên chủ nhiệmlớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan trò giỏi có năng lực, phẩm chất tốt để sau này lớn lên các em tự tin trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Vì vậy tôi rất chú trọng nâng cao chất lượng học tập cho các em thông qua công tác chủ nhiệm lớp. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Năm học 2014 - 2015, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3A; sĩ số 29 em gồm 12 nữ và 17 nam.
a. Những thuận lợi: 
 Trong quá trình dạy học luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn của nhà trường.
 Những năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Với những kế hoạch nhất quán từ Trung ương đến Địa phương. Nhà trường cũng đã có kế hoạch cho từng năm học mới với những biện pháp cụ thể cho công tác chủ nhệm lớp. Đây chính là những định hướng giúp giáo viên chủ nhiệmlớp thực hiện như: ...
 Nhà trường quan tâm tạo điều kiện có phòng học, bàn ghế thoáng mát, đầy đủ. 
 Lớp trưởng Trần Thị Ngọc Ánh năng nổ, hoạt bát, gương mẫu trong mọi hoạt động của lớp.
 Phụ huynh quan tâm con em mình chiếm 60%. 
b. Những khó khăn:
 Ở lứa tuổi này các em còn mải chơi, hiếu động, thường xuyên nghịch ngợm, phá phách, chọc ghẹo bạn, có nhiều thay đổi về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội nhưng các em chưa có đủ khả năng bảo vệ bản thân. 
 Nhiều em chưa tự giác học tập, ý thức học tập trên lớp chưa tốt, về nhà cũng chưa có ý thức ôn bài, đi học thường xuyên thiếu đồ dùng học tập. Nhiều em chưa biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí.
 Học sinh có hoàn cảnh khó khăn 10em, đặc biệt có em Lê Văn Đông là học sinh cá biệt. Em chỉ còn mẹ nhưng mẹ đi làm ăn xa để em ở nhờ nhà ông ngoại. Khi học lớp hai em thường xuyên nghỉ học, năng lực và phẩm chất chưa đạt yêu cầu ở mức đáng lo ngại.
 Nhiều em không có góc học tập ở nhà. Đi học thường xuyên thiếu đồ dùng học tập.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐƠI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG.
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
I. KẾT LUẬN:
II. KIẾN NGHỊ:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Tài liệu: Bồi dưỡng thường xuyên module TH34. Sách, báo, sách hướng dẫn, mạng Internet. - Tập hợp một số vấn đề lí lluận cơ sở khoa học cho việc viết tài liệu kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học.
- Tìm ra biện pháp thực hiện trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học, đề tài sẽ hướng vào 3 nội dung cơ bản sau:
 1. Xây dựng nề nếp lớp học
 2. Xây dựng "Lớp học thân thiện, học sinh tích cực"
 3. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
PHỤ LỤC:
Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệmlớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docSKKN2016.doc
Sáng Kiến Liên Quan