Sáng kiến kinh nghiệm Một số trao đổi về các kỳ thi giáo viên giỏi cấp tỉnh hàng năm
- Chúng ta chọn nghềsưphạm, vậy cần thiết phải có sự đầu tưchú ý, đểthi đạt
giáo viên giỏi các cấp đặc biệt là cấp tỉnh.
- Tạo niềm tin, uy tín cho học sinh, phụhuynh, các đồng nghiệp.
- Làm cơsở đểphát triển vềchuyên môn, nghiệp vụ, khẳng định vịtrí của mỡnh
trong nhà trường, trong tập thểvà đồng nghiệp trong toàn tỉnh,
- Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi .tạo cơsở để đánh giá thi đua, tăng lương, xếp
loại chuyên môn.
- Tạo cơsở đểnâng cao nhận thức, phát triển hơn vềchuyên môn, nghiệp vụ.
1 CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ CÁC KỲ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH HÀNG NĂM I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC THI GV GIỎI CẤP TỈNH : - Chúng ta chọn nghề sư phạm, vậy cần thiết phải có sự đầu tư chú ý, để thi đạt giáo viên giỏi các cấp đặc biệt là cấp tỉnh. - Tạo niềm tin, uy tín cho học sinh, phụ huynh, các đồng nghiệp.. - Làm cơ sở để phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ, khẳng định vị trí của mỡnh trong nhà trường, trong tập thể và đồng nghiệp trong toàn tỉnh, - Tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ...tạo cơ sở để đánh giá thi đua, tăng lương, xếp loại chuyên môn. - Tạo cơ sở để nâng cao nhận thức, phát triển hơn về chuyên môn, nghiệp vụ. II. THỰC TRẠNG : 1. Thực trạng chung: - Số lượng tham gia dự thi đông nhưng số đậu có điểm từ 12 trở lên thấp, tỉ lệ chỉ 36 - 56%. Chủ yếu là đạt sàn, dưới sàn 12 điểm. 2 Về kiến thức: 2.1. Ưu điểm: - Qua các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp, chúng ta cũng phần nào đánh giá được sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm và ý thức chuyên môn của giáo viên trong việc trau dồi kiến thức và kỹ năng địa lí. - Có nhiều giáo viên đó làm bài thi tốt và chúng ta có thể khẳng định đó thực sự là những giáo viên có kiến thức vững vàng, có sự đam mê nghề nghiệp để có thể tự tin trước học sinh và đồng nghiệp. 2.2. Nhược điểm: - Nhiều giáo viên chưa đạt kết quả cao, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này nhưng phần lớn là do một số giáo viên chưa hình dung được các đơn vị kiến thức cần chuẩn bị cho kỳ thi giáo viên giỏi nên còn lúng túng trong ôn tập và vì vậy mà nhìn chung ở các kỳ thi giáo viên giỏi, kết quả phần lí thuyết qua các bài làm của giáo viên chưa cao. - Một số giáo viên tìm những tài liệu như các tài liệu dành cho cao học, những tài liệu dành cho các nhà nghiên cứu, cho sinh viên... để ôn tập cho kỳ thi giáo viên giỏi, thực tế điều đó không phù hợp với mục tiêu của kỳ thi “giáo viên giỏi cấp Trung học phổ thông”. - Một số giáo viên chưa thật sự nắm được khung chương trình địa lí trung học phổ thông và chuẩn kiến thức kĩ năng. - Một số giáo viên không bám sát các nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT của Bộ giáo dục đào tạo. 2 - Chưa nắm được bản chất của các phương pháp dạy học tích cực, ít nhất là về mặt lý thuyết... - Một số giáo viên chưa thường xuyên chú trọng rèn luyện các kỹ năng địa lí cho học sinh nên bản thân cũng chưa thật nhuần nhuyễn các kỹ năng địa lí. Chẳng hạn như kỹ năng biểu đồ, nhiều giáo viên chưa thành thạo để hướng dẫn cho học sinh các bước: chọn và vẽ biểu đồ thích hợp. Thực tế những kỹ năng này trong các trường Đại học, cao đẳng cũng chưa đề cập sâu sát mà hầu như giáo viên tự tích luỹ từ kinh nghiệm của bản thân và các đồng nghiệp cũng như từ các tài liệu, SGK... - Nhiều giáo viên chưa biết cách làm bài, kiến thức còn sơ sài, kĩ năng thực hành yếu 2.3.Giải pháp: - Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết những giáo viên có được kết quả lí thuyết cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi thường là những giáo viên nắm vững chương trình Địa lí THPT và đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi... - Vậy khung chương trình Địa lí THPT gồm những nội dung gì? + Địa lí tự nhiên Đại cương : phần này giáo viên phải nắm chắc để giảng dạy chương trình địa lí 10. Gồm Trái đất và hệ mặt trời, Khí quyển, Thuỷ quyển, Thạch quyển, Thổ nhưỡng quyển...và các quy luật của lớp vỏ địa lí. + Địa lí kinh tế -xã hội đại cương gồm dân số, sự gia tăng dân số,kết cất dân số, sự phân bố dân cư, chất lượng cuộc sống.. + Địa lí kinh tế- xã hội thế giới + Địa lí tự nhiên Việt nam + Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam - Giáo viên giỏi phải thành thạo các kỹ năng địa lí như kỹ năng biểu đồ, kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, kỹ năng sử dụng bản đồ, Át lát địa lí.... - Nắm chắc, nắm vững và sâu chương trình theo hướng có khả năng để bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì giáo viên giỏi phải là giáo viên có khả năng phụ trách đội tuyển, bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp. Để ôn tập tốt, giáo viên cần phải tìm tòi thu thập các đề thi học sinh giỏi, tổng hợp và khái quát được yêu cầu của một đề thi học sinh giỏi (ví dụ đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh). Từ đó để có được định hướng về nội dung và phương pháp ôn tập. - Trong quá trình ôn tập để dự thi GVG, cần phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng địa lí trong mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí với nhau, đây là một cách học đặc trưng của bộ môn địa lí. 3. Về nghiệp vụ sư phạm: 3.1. Kỹ năng giải quyết các vấn đề khi lên lớp: 3.1.1 Ưu điểm : - Chúng tôi phải ghi nhận là nhiều giáo viên rất linh hoạt khi lên lớp. - Giải quyết các tình huống trên lớp rất nhanh và thuyết phục. Những giáo viên có được tố chất này sẽ luôn có phong thái lên lớp tự tin và làm chủ được tiết học chắc chắn hiệu quả dạy học sẽ cao.. 3 3.1.2 Nhược điểm: - Một số giáo viên thường mất tự tin khi lên lớp, lúng túng. Do vậy khi có một vấn đề, tình huống nẩy sinh ngoài dự định lập tức bị động và không làm chủ được tiết dạy. Chẳng hạn nhiều giáo viên khi lên lớp chưa nắm được tình hình học sinh về mức độ tiếp thu kiến thức, ý thức học tập như thế nào... Khi nêu các câu hỏi đề áp dụng phương pháp phát vấn, gợi mở, dạy học theo nhóm... đó khụng nhận đựơc sự ủng hộ từ phía học sinh và kế hoạch dạy học đó khụng như ý định ban đầu.Vậy phải làm như thế nào? *Giải pháp : Đây thực sự là một nghệ thuật và không dễ dàng gì..Khi bạn nêu một vấn đề mà không nhận đựoc sự ủng hộ của học sinh, thì hãy nghĩ ngay đến các nguyên nhân sau : Thái độ của bạn chưa thật sự thân thiện, chưa có sức thuyết phục ? Vấn đề bạn nêu quá khó hiểu?? Bạn hãy nghĩ đến nguyên nhân đó thôi và đừng nên đổ lỗi cho học sinh, có như vậy bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn.Tuy nhiên, hầu hết các giáo viên khi tham gia các tiết thao giảng dự thi GVG tỉnh, khi giờ dạy không có sự phối hợp tốt mối quan hệ thầy- trò, học sinh học tập không tích cực .. đều đổ lỗi là do học sinh quá kém, do học sinh không nhiệt tình...mà quên đi nguyên nhân có thể là do giáo viên. Khi học sinh kém, người giáo viên giỏi là phải biết điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, nêu những câu hỏi đơn giản, dễ hiểu... - Một số giáo viên khi lên lớp đó không làm chủ được thời gian, nên đã dẫn đến các lỗi như : phân bố thời gian không hợp lí, không kịp cung cấp đủ các dơn vị kiến thức theo yêu cầu (thường gọi “cháy giáo án”..). * Giải pháp : Khi ta nêu một vấn đề, có thể có nhiều ý kiến học sinh khác nhau, có những học sinh sẽ trả lời dài dòng, lệch trọng tâm..khi đó người giáo viên phải nhanh chóng bằng những câu hỏi gợi ý điều chỉnh để học sinh trả lời đúng trọng tâm yêu cầu. Hoặc có thể khi giáo viên nêu câu hỏi, sẽ không có một ý kiến nào của học sinh, trong trường hợp này giáo viên có thể nhắc lại câu hỏi, cung cấp thêm cho học sinh dữ kiện... để học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi hơn. 3.2. Về khâu thiết kế bài soạn và sử dụng thiết bị dạy học: 3.2.1. Ưu điểm: - Là tiết dạy tham gia dự thi giáo viên giỏi tỉnh nên hầu hết các đồng chí giáo viên chuẩn bị rất chu đáo cả về nội dung kiến thức và phương pháp tổ chức dạy- học. Có nhiếu sáng tạo, có sự đầu tư nên đó cú những tiết dạy của các đồng chí rất thành công. - Nhìn chung tất cả các tiết tham gia thao giảng dự thi giáo viên giỏi Tỉnh đó đều có những dấu ấn thực hiện tinh thần chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ giáo dục đào tạo. Cụ thể đó là sự đổi mới về phương pháp dạy học, đổi mới về sử dụng thiết bị trong dạy học, đổi mới về kiểm tra đánh giá..Trong phương pháp dạy học các đồng chí đó áp dụng các phương pháp mới như tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi, sử dụng phiếu học tập - Trong kiểm tra đánh giá đó đựơc chú trọng ngay trong giờ học với nhưng hình thức đánh giá phong phú, đa dạng: tự luận, trắc nghiệm...Trong sử dụng thiết bị dạy 4 học các đồng chí đó áp dụng công nghệ thông tin, sử dụng giáo án điện tử, máy chiếu để đưa được nhiều hình ảnh, bảng biểu và bản đồ vào bài giảng giúp bài giảng sinh động hơn...Tuy nhiên mức độ áp dụng đổi mới cũng như hiệu quả của việc thực hiện tinh thần đổi mới còn chưa đồng đều. 3.2.2. Nhược điểm: - Nhiều đồng chí giáo viên chuẩn bị “quá chu đáo” cho giờ dạy nhưng đến khi lên lớp thực hiện lúng túng và không thể hiện hết được ý đồ của mình, trong trường hợp này có thể nói là “không lượng được sức mình”. - Có những bài dạy với nội dung đơn giản đó đựoc giáo viên làm cho phức tạp lên, làm cho học sinh càng khó hiểu vì quan niệm tiết dạy thi GVG phải chuẩn bị chu đáo. Giải pháp : để tránh hiện tượng này, khi chuẩn bị cho một tiết dạy, giáo viên cần phải nắm chắc khung chuẩn chương trình của bài học đó là gì? yêu cầu với mức độ như thế nào.. để có kế hoạch lên lớp cho phù hợp. Phải nắm được là qua bài học này học sinh cần đạt được những đơn vị kiến thức gì..từ đó mà nghĩ cách tổ chức dạy-học như thế nào để học sinh lĩnh hội được những đơn vị kiến thức đó. Tuyệt đối không nên phức tạp vấn đề bằng cách sáng tạo ra những cách dạy và đưa thêm vào những đơn vị kiến thức không cần thiết. - Vì hiện nay là giai đoạn đầu thực hiện những nội dung trong đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học. Do vậy mà hầu hết các giáo viên đều chú trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên nhiều giáo viên chưa nắm vững được bản chất và phương pháp thể hiện nên khi áp dung một số phương pháp chẳng rõ là đang áp dụng phương pháp gì và còn lúng túng khi giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức cho học sinh học theo phương pháp mới. Giải pháp: Khi áp dụng những phương pháp được xem là mới đối với bản thân thì trước hết cần phải nắm vững về lý thuyết của phương pháp đó như: đặc điểm, ưu nhược điểm của phương pháp đó, những vấn đề cần lưu ý.. - Về việc đổi mới sử dụng thiết bị dạy học. Đó là việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng máy chiếu..việc này có nhiều ưu điểm lợi thế đối với dạy địa lí. Tuy nhiên cũng vì vậy mà nhiều giáo viên đa qua lạm dụng, chẳng hạn trong một tiết dạy đó đưa quá nhiều bản đồ bảng biểu, tranh ảnh..không có sự chọn lọc.. đó làm cho hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học đi ngược lại với mong muốn. Mặt khác trong quá trình đưa công nghệ thông tin vào trường học, nhiều giáo viên đó quá lạm dụng phương tiện này mà làm giảm vai trò của người thầy.. Giải pháp Người giáo viên phải luôn nhận thức rằng tát cả các thiết bị dạy học kể các những thiết bị hiện đại nhất cũng chỉ là phương tiên dạy học hỗ trợ cho giáo viên, giúp giáo viên thuận lợi hơn trong tổ chức dạy học, học sinh thuận lợi hơn trong tiếp thu kiến thức và không có phương tiên nào có thể thay được vai trò của người thầy trên bục giảng . III. NHỮNG KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CẦN THIẾT : 1. Về kiến thức, kĩ năng: 5 - Dạy toàn cấp từ khối 10-11-12, khẳng định tốt về kỹ năng bài tập, nhận biết, vẽ thành thạo các dạng biểu đồ, làm việc với các bảng số liệu, chú ý kênh hình trong SGK. - Nắm vững chương trình Địa lí THPT và đó từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy toàn cấp... + Vậy khung chương trình Địa lí THPT gồm những nội dung gì? + Giáo viên giỏi phải thành thạo các kỹ năng địa lí như kỹ năng biểu đồ, kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu, kỹ năng sử dụng bản đồ, Át lát địa lí.... + Nắm chắc, nắm vững và sâu chương trình theo hướng có khả năng để bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì giáo viên giỏi phải là giáo viên có khả năng phụ trách đội tuyển, bồi dưỡng học sinh dự thi học sinh giỏi các cấp. Để ôn tập tốt, giáo viên cần phải tìm tòi thu thập các đề thi học sinh giỏi, tổng hợp và khái quát được yêu cầu của một đề thi học sinh giỏi (ví dụ đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh). Từ đó để có được định hướng về nội dung và phương pháp ôn tập. + Trong quá trình ôn tập để dự thi GVG, cần phải nắm vững các kiến thức và kỹ năng địa lí trong mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí với nhau. - Trong từng bài dạy ở trường phải soạn giảng đầy đủ, nghiêm túc, tránh sao chép ( đặc biệt là sao chép trên mạng..)..muốn một bài soạn giảng có hiệu quả thì ngoài việc nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, cần tham khảo giáo án cũ, có sự cải tiến phù hợp, phải thiết kế bài dạy lôgic, sử dụng thiết bị, bản đồ, hệ thống kênh hình phự hợp, nên sử dụng giáo án viết tay, nếu sử dụng giáo án dạy máy cũng phải thông qua giáo án viết tay trước. - Sau từng chương, từng phần cần có tổng kết, hệ thống kiến thức.. - Thực hiện tốt quy trình bồi dưỡng thường xuyên, tự đọc, sưu tầm tham khảo kiến thức đề thi có liên quan đến bộ môn, đọc-giải các đề thi.. 2. Về nghiệp vụ sư phạm: - Khẳng định được sự vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy nhuần nhuyễn phù hợp..học hỏi đồng nghiệp những người đã đi dự thi, đó là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, kinh nghiệm những người đã dự thi.. - Thường xuyên dự giờ thao giảng của các đồng nghiệp trong và ngoài bộ môn để tự đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy từ đó khắc phục những yếu điểm trong bài dạy của mình.. - Thực sự đầu tư chú ý trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kết hợp tốt việc sử dụng các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin.. - Không ôm đồm, quá tham lam về kiến thức... trong bài dạy, bài soạn bảo đảm ngắn gọn súc tích, phù hợp thời gian, mà vẫn đáp ứng đầy đủ mục tiêu, nội dung cơ bản, sử dụng đồ dùng hợp lý, không lạm dụng quá ở một nhóm phương pháp nào.. - Thái độ, ý thức giảng dạy vui vẻ, hòa nhập với học sinh, không đánh đố, không tự làm phức tạp vấn đề.. bố trí chủ động thời gian trong từng tiết dạy..sau mỗi bài dạy 6 hãy tự đánh giá những điểm mạnh và tồn tại của mình, chú ý, tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp =========================================================== SƯU TẦM : NGÔ QUANG TUẤN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ - DIỄN CHÂU - NGHỆ AN Email: tuannq.c3nth@nghean.edu.vn ============================================================
File đính kèm:
- CHUYEN_DE_KINH_NGHIEM_THI_GVG_MON_DIA_LY.pdf