Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy vai trò của nhóm trường trong hoạt động nhóm theo mô hình VNEN

Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, bên cạnh sự phát triển của kinh tế - chính trị thì nền giáo dục của nước ta cũng ngày càng vững mạnh và gặt hái được nhiều thành công. Với mục tiêu cải tiến không chỉ về mặt chất lượng mà còn về mặt hình thức thì nền giáo dục nước ta đã không ngừng trau dồi, lĩnh hội các phương pháp và hình thức nhằm phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Và việc áp dụng học tập theo nhóm của mô hình trường học mới ( VNEN ) đang là một hình thức học tập khá mới nhưng lại được sử dụng phổ biến trong hầu hết ở các trường tiểu học hiện nay.

Từ các năm trước đây, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức đã trở thành việc không còn gì xa lạ với người giáo viên. Khi ấy, nhiệm vụ của học sinh mặc dù được đẩy cao hơn nhưng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người giáo viên – được xem là chủ đạo. Từ khi, mô hình VNEN được triển khai và vận dụng tại trường, song song với vai trò của giáo viên thì vai trò của học sinh cũng đã nâng cao và quan trọng không kém người giáo viên, đặc biệt là các học sinh giữ vai trò nhóm trưởng, và điều này đã thể hiện rõ nhất trong quá trình học tập theo nhóm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 4545 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp phát huy vai trò của nhóm trường trong hoạt động nhóm theo mô hình VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÓM TRƯỞNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO MÔ HÌNH VNEN
a . b
Đặt vấn đề
Trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, bên cạnh sự phát triển của kinh tế - chính trị thì nền giáo dục của nước ta cũng ngày càng vững mạnh và gặt hái được nhiều thành công. Với mục tiêu cải tiến không chỉ về mặt chất lượng mà còn về mặt hình thức thì nền giáo dục nước ta đã không ngừng trau dồi, lĩnh hội các phương pháp và hình thức nhằm phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập. Và việc áp dụng học tập theo nhóm của mô hình trường học mới ( VNEN ) đang là một hình thức học tập khá mới nhưng lại được sử dụng phổ biến trong hầu hết ở các trường tiểu học hiện nay.
Từ các năm trước đây, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức đã trở thành việc không còn gì xa lạ với người giáo viên. Khi ấy, nhiệm vụ của học sinh mặc dù được đẩy cao hơn nhưng vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của người giáo viên – được xem là chủ đạo. Từ khi, mô hình VNEN được triển khai và vận dụng tại trường, song song với vai trò của giáo viên thì vai trò của học sinh cũng đã nâng cao và quan trọng không kém người giáo viên, đặc biệt là các học sinh giữ vai trò nhóm trưởng, và điều này đã thể hiện rõ nhất trong quá trình học tập theo nhóm. Vậy làm thế nào để các em nhóm trưởng ý thức được nhiệm vụ của mình trong nhóm, làm thế nào để việc hoạt động của nhóm là tốt nhất và có hiệu quả nhất thì tôi đã suy nghĩ và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm có tên “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÓM TRƯỞNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHÓM THEO MÔ HÌNH VNEN” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình vận dụng mô hình VNEN vào dạy học nhóm.
Giải quyết vấn đề
Thuận lợi
Đối với giáo viên
Ban giám hiệu luôn có sự quan tâm, sâu sát vơi thực trạng giảng dạy của giáo viên đứng lớp.
Đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, luôn chủ động trong việc tìm kiếm và lĩnh hội các phương pháp dạy học tích cực, đặc biệt là dạy học theo nhóm nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo viên giảng dạy nhiều môn tại trường.
Cơ sở vật chất khang trang. Lớp học thoáng.
Đối với học sinh:
Luôn tích cực tham gia vào các hoạt động học tập tại lớp.
Có những khả năng tiếp thu và phân tích vấn đề một cách nhanh chóng.
Mạnh dạn, có khả năng điều hành các hoạt động của nhóm.
Học sinh nhận được sự quan tâm tích cực từ phía phụ huynh.
Khó khăn:
Đối với giáo viên:
Chưa có nhiều thời gian để hướng dẫn các nhóm trưởng cách thức hoạt động theo nhóm.
Còn hạn chế trong việc thay đổi nhóm trưởng.
Đối với học sinh:
Học sinh trung bình – yếu còn dựa dẫm nhiều vào các bạn học tốt.
Một vài nhóm trưởng chưa linh hoạt trong quá trình phân công nhiệm vụ của các thành viên trong hoạt động nhóm.
III. Biện pháp thực hiện:
Trong nhóm, dưới sự lãnh đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, thảo luận trong nhóm, chia sẻ kinh nghiệm cùng hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao trong tài liệu. Vấn đề quan trọng nhất của học tập nhóm là học sinh được làm việc tích cực với nhau, trao đổi thảo luận sôi nổi, tôn trọng ý kiến của nhau, các cá nhân biết lằng nghe, tạo cơ hội cho các cá nhân trong nhóm trình bày ý kiến của mình, biết tóm tắt ý kiến thống nhất và chưa thống nhất của nhóm, biết làm theo sự phân công trong nhóm, trong mọi công việc liên quan đến hoạt động học tập.
Biện pháp 1: Phân chia thành viên nhóm hợp lý. 
Muốn quá trình học tập theo nhóm có hiệu quả, việc đầu tiên giáo viên cần lưu ý đó là việc phân chia nhóm các nhóm sao cho phù hợp. Bởi lẻ, về mặt hình thức tổ chức lớp học thì học sinh sẽ được sắp xếp ngồi học theo các nhóm nhỏ từ 2 đến 6 em, không được nhiều hơn số lượng trên ( số học sinh quá nhiều sẽ dễ gặp khó khan trong quá trình hoạt động nhóm). Trong nhóm, các em tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách cộng hưởng và bổ trợ cho nhau. Điều này cho thấy rằng giữa các em cần phải có cố gắng hết sức, tránh việc đùn đẩy trách nhiệm hay quá phụ thuộc một bất kì một thành viên nào trong nhóm. Như vậy, điều đặc biệt quan trọng trong hoạt động làm việc theo nhóm là học sinh được làm việc một cách tích cực, sôi nổi và tôn trọng ý kiến lẫn nhau.Hơn hết các cá cần biết trình bày ý kiến cá nhân của mình, để từ đó, người nhóm trưởng hướng cả nhóm đến một ý kiến mà cả nhóm thống nhất và đồng thời giải quyết nhửng ý kiến mà các thành viên còn vướng mắc, khó khan.
Như vậy, để các hoạt động của nhóm có hiệu quả nhất thì giáo viên cần có sự tính toán linh hoạt trong quá trình phân chia nhóm. Và có 2 hình thức chia nhóm: chia nhóm ngẫu nhiên và chia nhóm có chủ định.
+ Chia nhóm ngẫu nhiên là sắp xếp học sinh vào các nhóm theo một quy định hoặc một hình thức ngẫu nhiên nào đó. Ví dụ như là có cùng số thứ tự sau khi đánh số; có cùng tên một loài vật, cùng tên một con vật, tên một địa danh, Hoặc là giáo viên sẽ giành cho học sinh một quyền ưu tiên đó là sẽ tự lựa chọn các thành viên mà mình yêu thích trong một nhóm sau khi giáo viên đã xác định số lượng.
+ Chia nhóm có chủ đích là sắp xếp các thành viên trong một nhóm nhằm phục vụ cho một chủ đích, ý đồ nào đó của giáo viên. Ví dụ như là các em cùng trình độ; đủa 3 loại trình độ, cùng giới tính;
Đối với hình thức phân chia nhóm có chủ định, giáo viên có thể dễ dàng phân công một bạn có khả năng làm nhóm trưởng vào mỗi nhóm. Tuy nhiên, ở hình thức phân chia ngẫu nhiên, giáo viên cần kết hợp với hình thức phân chia có chủ đích để lồng ghép các học sinh có năng lực vào để đảm nhiệm vai trò của người nhóm trưởng trong một nhóm học tập.
NHÓM
Ngẫu nhiên
Có chủ định
Cùng
số
thứ
tự
Cùng
tên
con
vật
Cùng
tên
địa 
danh
Cùng
trình
độ
Đủ
ba
trình
độ
Cùng 
giới
tính
Biện pháp 2: Thường xuyên thay đổi nhóm trưởng để tạo sự hứng thú với học sinh trong quá trình học tập.
Nhóm trưởng là một thành phần vô cùng quan trọng trong một nhóm, được xem là “hạt nhân” của nhóm học tập. Nhóm trưởng là người hỗ trợ tích cực giáo viên trong việc tổ chức, điều hành các hoạt động và báo cáo với giáo viên kết quả học tập hay những vướng mắc trong học tập của nhóm cần hỗ trợ. Một nhóm trưởng có năng lực là phải tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên khá làm thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm.
Trong giai đoạn đầu năm học, những bạn được giáo viên chọn làm nhóm trưởng thường là những học sinh khá, giỏi, có khả năng điều hành và quản lí nhóm tốt. Tuy nhiên, nếu cố định học sinh này sẽ dễ dẫn đến hoạt động của nhóm là hoạt động của chính nhóm trưởng, không có cơ hội cho các em khác tham gia hoạt động. Bởi vậy, tùy theo giai đoạn của quá trình học tập mà giáo viên có thể chỉ định học sinh làm nhóm trưởng hoặc tổ chức cho học sinh bình bầu một cách khách quan và dân chủ nhất. Và quá trình bình bầu, giáo viên cần nêu ra các tiêu chí cụ thể để học sinh dựa vào đó tiến hành chính xác nhất. Đồng thời, học sinh cũng sẽ lấy những tiêu chí đó làm hướng phấn đấu trong quá trình học tập để có trở tân nhóm trưởng trong nhiệm kì sắp tới.
- Đối với từng môn học, từng thời điểm và năng lực của học sinh mà giáo viên cần lựa chọn các thành viên làm nhóm trưởng cho phù hợp. Giáo viên nên hạn chế việc chỉ để một học sinh đảm nhận vai trò nhóm trưởng xuyên suốt một năm học, hoặc để một học sinh học tốt nhất làm nhóm trưởng tất cả các môn học trong chương trình. Có thể một học sinh học chưa tốt môn Toán, nhưng em lại vẽ rất đẹp thì giáo viên có thể cân nhắc việc bầu chọn học sinh đó làm nhóm trưởng môn Mỹ thuật, từ đó có cơ sở khuyến khích các em phấn đấu ngày càng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Và điểu cần lưu ý đặc biệt hơn cả, ở mỗi học sinh, nhất là học sinh tiểu học, việc khuyến khích, động viên các em luôn là một phương pháp hữu hiệu nhất để các em cố gắng và phấn đấu không ngừng, bởi lẽ đó, nếu sự cố gắng của các em được giáo viên công nhận dủ chỉ là nhỏ nhất thì điều đó sẽ là động lực để các em cố gắng nhiều hơn.
Biện pháp 3: Tổ chức những tiết ngoài giờ lên lớp nhằm tập huấn các kĩ năng cần có của một người nhóm trưởng vào đầu năm học.
Các bạn học sinh tuy giữ vai trò nhóm trưởng, nhưng những học sinh ấy cũng phải hoàn thành nhiệm vụ học tập của bản thân một cách xuất sắc nhất. Do đó, để công việc của nhóm trưởng không gây nhiều áp lực và khó khăn thì giáo viên cần hướng dẫn, tập dợt và hỗ trợ cho nhóm trưởng các hoạt động hết sức cụ thể. Có như vậy, nhóm trưởng mới “điều hành”, triển khai các hoạt động của nhóm thuận lợi và đạt hiệu quả nhất, đồng thời nhiệm vụ học tập cá nhân cũng gặt hái được nhiều thành công.
Các kĩ năng cần có của một người nhóm trưởng:
+ Trong các hoạt động học tập nhóm, nhóm trưởng luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ và làm gương cho các bạn.
+ Thông minh, nhanh nhẹn, biết phối hợp nhịp nhàng với các bạn trong nhóm và với giáo viên chủ nhiệm trong việc điều hành và quản lí nhóm.
+ Biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác; biết tiếp thu và tổng hợp các nội dung thảo luận trong nhóm một cách cụ thể và chính xác nhất.
Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 2, thì có lẽ ở một người học sinh rất khó để tồn tại được tất cả các yêu cầu trên, bởi vậy, giáo viên không nên quá khắc khe trong quá trình lựa chọn nhóm trưởng, có thể những ưu điểm của hoc sinh này chưa đủ đảm nhiệm vai trò nhóm trưởng của môn học này, nhưng đôi lúc em lại rất thích hợp để làm nhóm trưởng của môn những môn học khác. Hoặc ở từng thời điểm thích hợp mà giáo viên sẽ có sự lựa chọn phù hợp và mang tính chất động viên, khích lệ học sinh nhất.
Kết luận
Giáo dục học sinh là một nhiệm vụ cao cả của mỗi người giáo viên. Nhưng làm sao để việc giáo dục trở nên có hiệu quả mà không tạo cảm giác nhàm chán cho cả giáo viên và học sinh là một vấn đề rất quan trọng. Với những kinh nghiệm của bản thân được chia sẻ trên đây, tôi tin là bất kì người giáo viên nào cũng có thể làm được, chỉ cần giáo viên không ngại khó, không ngại đổi mới, có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng có những sáng tạo trong dạy học thì sẽ có thể phát huy hết tính tích cực của học sinh, giúp các em giảm bớt những căng thẳng về mặt tâm lí trong những tiết học, tạo ra động cơ thúc đẩy quá trình học của học sinh. Hãy giúp các em học sinh có thể cảm nhận được rằng “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
	Tân Phú, ngày 31 tháng 12 năm 2015
 Người viết
	 Nguyễn Thị Thùy Sương
Tài liệu tham khảo: Hỏi đáp Mô hình trường học mới tại Việt Nam
của tác giả Đặng Tự Ân

File đính kèm:

  • docSKKN_PHAT_HUY_VAI_TRO_CUA_NHOM_TRUONG_TRONG_HOAT_DONG_NHOM_THEO_MO_HINH_VNEN.doc
Sáng Kiến Liên Quan