Sáng kiến kinh nghiệm Một số sai lầm trong giải toán có lời văn lớp 5 và cách khắc phục ở trường Tiểu học Số 1 An Thủy

- Bài toán có lời văn được hiểu là “tình huống có vấn đề” trong đó chứa đựng các dữ kiện, ẩn số nhất định, ẩn số được mô tả bằng các tình huống ngôn ngữ. Các bài toán có lời văn thường có các đặc điểm sau:

+ Các mối quan hệ giữa các dữ kiện, các yếu tố trong bài toán được biểu thị bằng lời.

+ Có nội dung sát thực, gần gũi với thực tế cuộc sống.

 - Giải toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề trong môn toán. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa về các phép tính và kèm theo câu lời giải và cuối cùng đưa ra đáp số của bài toán . Các bước chung để giải một bài toán có lời văn gồm 5 bước:

+ Đọc thật kĩ đề toán.

+ Tóm tắt đề toán.

+ Phân tích bài toán để tìm cách giải.

+ Giải bài toán và thử lại các kết quả.

+ Khai thác bài toán (dành cho HS khá giỏi)

 

doc22 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số sai lầm trong giải toán có lời văn lớp 5 và cách khắc phục ở trường Tiểu học Số 1 An Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giác khi biết trước số đo của đáy và chiều cao. ( S =). Ở trường hợp này học sinh đã sai biến đổi công thức tính.(h = S : a)
-Trong giải toán hình học, với các hình có công thức tính diện tích hay chu vi cụ thể ta có thể hướng dẫn giúp HS biến đổi để tìm một đại lượng khi đã biết các đại lượng kia.
Với bài toán trên, GV có thể giúp HS biến đổi công thức như sau: 
S = 	a x h = S x 2 	h = S x 2 : a
- Tương tự: a = S x 2 : h
VD3. Một cái thùng  không có nắp có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5 m; chiều rộng 0,6 m và chiều cao 8dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng. Hỏi diện tích quét sơn là bao nhiêu m2.( Toán 5/110)
Học sinh giải: Đổi: 8 dm = 0,8 m
   Chu vi mặt đáy của thùng là: 
 ( 1,5 + 0,6) x 2 = 4,2 (m2)
 Diện tích tôn dùng để làm thùng là: 
 4,2 x 0,8 = 3,36 (m2)
   Khi tính diện tích quét sơn một số vật dạng hình hộp chữ nhật hay hình lập phương học sinh thường sai lầm khi áp dụng ngay các công thức tính diện tích xung quanh hay diện tích toàn phần để tính mà không phân biệt được một số trường hợp cá biệt khác. Ở bài toán trên HS đã sai khi vận dụng công thức tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật để tính diện tích quét sơn của một thùng dạng hình hộp chữ nhật không nắp.
- Hướng dẫn HS: Gv có thể cho HS quan sát mẫu hình hộp chữ nhật. Cần giúp HS nhận ra:
+ Nếu quét sơn toàn bộ hình hộp chữ nhật thì diện tích quét sơn chính bằng diện tích toàn phần của hình hộp.
+ Nếu quét sơn toàn bộ thùng không nắp có dạng hình hộp chữ nhật thì diện tích quét sơn chính bằng diện tích xung quanh của hình hộp cộng với diện tích một mặt đáy.
- Mở rộng ra: Nếu quét sơn mặt trong một phòng học dạng hình hộp chữ nhật
( không quét trần) thì diện tích quét sơn chính bằng diện tích xung quanh căn phòng hình hộp chữ nhật đó.
2.2.4. Giải toán về chuyển động đều:
Khi giải dạng toán này, HS thường mắc phải các sai lầm: 
 * Lúng túng khi tìm cách giải.
 * Thực hiện các phép toán không cùng đơn vị đo. 
 * Không ph©n biÖt thêi ®iÓm vµ thêi gian. 
VD1. Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó.
Học sinh giải: Quãng đường đi được của người đó là: 
 12,6 x 15 = 189 (km/giờ)
 Trong bài giải trên học sinh đã sai khi chưa đổi: 15 phút = 0,25 giờ.
VD2. Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 37 phút với vận tốc 36 km/giờ. Đến 11 giờ 7 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo xe máy với vân tốc 54 km/giờ. Hỏi ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ.
Giải: Thời gian xe máy đi trước ô tô là:
 11 giờ 7 phút – 8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Khi ô tô khởi hành xe máy đã đi được quãng đường là:
 36 x 2,5 = 90 (km)
 Thời gian ô tô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ)
 Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy là:
 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút.
 Lời giải thứ 3 chưa chính xác do học sinh không phân biệt được thời điểm và thời gian. Lời giải đúng là: 
 Ô tô đuổi kịp xe máy lúc:
 11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SƯ PHẠM NHẰM HẠN CHẾ VÀ SỬU CHỮA SAI LẦM KHI GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 5.  
1. Các giải pháp:
Giải pháp 1. Giúp HS lớp 5 nắm được các nguyên nhân dẫn tới sai lầm khi giải toán có lời văn.
  1.1. Nguyên nhân 1: Hiểu không đầy đủ và chính xác các  khái niệm toán học 
  Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là nhận thức cảm tính còn 
chiếm ưu thế nên phần lớn các khái niệm toán học được đưa vào chương trình 
tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng chủ yếu hình thành  biểu tượng  toán học  thông qua trực quan hoặc từ các ví dụ cụ thể, sinh động .Điều này có ưu điểm
 là phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học.Tuy nhiên mặt hạn chế là thiếu tính chặt chẽ, chính xác và tổng quát. Do  đó dễ xuất  hiện các sai lầm  về  khái niệm toán học.  Từ đó dẫn tới suy  luận sai và kết  quả sai khi giải toán có lời văn.  Các sai lầm mục 2.1. cho thấy HS  chưa nắm vững các khái niệm về tỉ số, tỉ số phần trăm.
 Thực tế cũng cho thấy biểu tượng hình học của HS tiểu học còn khá hạn chế, do vậy HS thường gặp khó khăn khi xác định các yếu tố đáy, đường cao của hình tam giác, hình thang, đặc biệt là khi các hình này có sự thay đổi về hình dạng, góc độ quan sát.
Nguyên  nhân  2:  Không  nắm  vững  các  quy  tắc,  công  thức, tính chất
 toán học .
  Ở bậc tiểu học, việc phát triển tư duy toán học cho HS được gắn liền với việc 
vận dụng các quy tắc, công thức, tính chất toán học thông qua giải các bài toán 
có lời văn. Do đặc điểm nhận thức của HS tiểu học là nhận thức cảm tính còn chiếm ưu thế trong khi các quy tắc, công thức, tính chất toán học lại mang tính 
khái quát và trừu tượng cao nên HS gặp rất nhiều khó khăn khi vận dụng vào giải toán, nhất là với HS có lực học trung bình yếu. Biểu hiện là dễ lẫn lộn các bước tính, nhầm lẫn khi vận dụng công thức tính diện tích, chu vi , thể tích,của các hình đã học. Kĩ năng vận dụng các  công thức toán học còn hạn chế. Đó là các bài toán ngược lại với những gì đã học (tìm được diện tích tam giác khi biết đáy, chiều cao tương ứng nhưng lại không tính được đáy khi biết diện tích và chiều cao tương ứng).
  1.3. Nguyên nhân 3: Thiếu các kiến thức cần thiết về logic. 
  Khi giải toán có lời văn, đòi hỏi HS phải suy luận. Quá trình suy luận 
rất cần đến những kiến thức về lôgíc, đặc biệt là các quy tắc suy luận lôgíc. Khi đứng trước một bài toán có lời văn học sinh thường vận dụng một cách máy móc những gì đã được học mà không suy nghĩ được vì sao ta vận dụng công thức, quy tắc này mà không vận dụng công thức, quy tắc kia, vì sao ta giải toán theo cách này mà không giải theo cách kia. Sự thiếu hụt kiến thức logic còn là nguyên nhân của những sai lầm khi HS diễn đạt, trình bày lời giải.
  1.4. Nguyên nhân 4: Không nắm vững phương pháp giải các bài toán cơ bản .
 Phương pháp giải các bài toán cơ bản giữ vị trí quan trọng trong giải 
toán có lời văn vì phần lớn các bài toán trong SGK tiểu học đều được xây 
dựng  từ  các  bài  toán  cơ  bản  (toán  điển  hình).  Không  nắm  vững  phương 
pháp giải các bài toán cơ bản thì khó có thể giải quyết trọn vẹn các bài tập 
trong SGK và không thể giải quyết các bài toán có nội dung nâng cao khi 
mà các tình huống đã có sự biến đổi. 
  Thực tế là không ít HS đã không nắm vững phương pháp giải các 
bài toán cơ bản (mặc dù nắm vững quy tắc, công thức toán học). Biểu hiện 
là  không  nhớ  hoặc  lẫn  lộn  các  dạng  toán;  khi  học  dạng  toán  mới  thì  lại 
quên dạng toán cũ . Do không nắm vững phương pháp giải các bài toán cơ bản nên học sinh thường mắc sai lầm ngay từ những bước giải đầu tiên.
 1.5. Nguyên nhân 5:  Yếu kĩ  năng  chuyển một bài  toán về dạng toán cơ bản .
  Trong chương trình toán 5, các bài toán được xây dựng từ các bài toán cơ bản nhưng có sự thay đổi điều kiện để  tăng độ khó như tăng yếu tố, đại lượng. Ví dụ trong toán chuyển động đó là sự tham gia của 2 động tử và xuất phát và kết thúc chuyển động ở những thời điểm khác nhau.
  Do không nhận ra các dấu hiệu bản chất nên HS không nhận ra sự tương đồng của bài toán biến đổi với bài toán cơ bản, vì vậy HS không có khả năng chuyển bài toán về dạng cơ bản, đơn giản hơn.
 1.6. Nguyên nhân 6: Hạn chế về vốn từ và kĩ năng sử dụng tiếng Việt 
 Sự  hạn  chế  về  vốn  từ  và  kĩ  năng  sử  dụng  tiếng  Việt  còn  gây  nên 
nhiều khó khăn cho HS khi đặt câu trả lời cho các phép tính. 
 Giải pháp 2: Hướng dẫn HS nắm vững các kiến thức về môn Toán .
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của các sai lầm là do trình độ còn yếu. Trong đó có thể là học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản về môn Toán. Khi truyền thụ giáo viên cần lưu ý:
- Nắm vững các kiến thức về môn Toán ở tiểu học góp phần hạn chế những sai lầm mà học sinh gặp phải trong giải toán.
- Để tránh các sai lầm, GV cần tổ chức các hoạt động nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Học sinh chủ động nắm kiến thức bằng chính "lao động" của mình. .Vì vậy phương pháp dạy học đóng vai trò không nhỏ trong việc phòng ngừa các sai lầm cho học sinh. Nếu học sinh được làm quen với các hệ thống phương pháp dạy học mới, khêu gợi trí sáng tạo, biết phát hiện và giải quyết vấn đề sẽ tự tin, năng động, tạo tâm thế vững vàng, hạn chế việc mắc sai lầm trong dạy học giải Toán.
Cụ thể:
*  Dạy  các  khái  niệm  toán  học  để  HS  tránh  được  sai  lầm  khi  giải 
toán. 
  Chương  trình  toán  tiểu  học  được  xây  dựng  theo  cấu  trúc  đồng tâm, lấy
 số học làm hạt nhân, do vậy các khái niệm toán học cũng có sự mở rộng theo các lớp. Trong quá trình giảng dạy, cần đặc biệt lưu ý khắc sâu mối quan hệ giữa
các kiến thức có liên quan. Không ít mối quan hệ giữa các kiến thức không được trình bày trong SGK mà phải do GV cung cấp. Chẳng hạn khi học về hình 
học thì cần lưu ý HS: Hình vuông cũng là hình chữ nhật (hình vuông là trường hợp đặc biệt của hình chữ nhật, hình thoi,.) . 
Một dạng toán khác mà nhiều HS gặp khó khăn và dễ mắc sai lầm là 
toán về tỉ số phần trăm. Để giúp HS vượt qua những khó khăn trên, khi dạy giải toán về tỉ số phần  trăm, GV cần ôn lại tỉ số, nhấn mạnh mối quan hệ giữa tỉ số với tỉ số phần trăm, tỉ số phần trăm với phân số.Các bài toán về tỉ số phần trăm thực chất là các bài toán liên quan đến tỉ số. Với các bài toán liên quan đến kinh doanh cần cung cấp cho HS các khái niệm:
- Vốn: tương ứng với giá mua hay chi phí ban đầu. 
- Lãi (hay lời): bằng giá bán trừ giá mua. 
- Giá bán: Bao gồm cả vốn và lãi. 
Với một số bài toán có nội dung thực tế, học sinh phải hiểu rõ ý nghĩa của một số từ: ngày công, kế hoạch, chỉ tiêu,..
* Dạy các quy tắc, công thức, tính chất toán học 
Ở bậc Tiểu học, các quy tắc, công thức nhìn chung   chỉ  yêu  cầu  HS  nhớ  và  
biết vận  dụng,  không  yêu  cầu  chứng  minh  quy  tắc,  công  thức. GV cần giúp HS hệ thống lại các quy tắc, công thức, tính chất,.. bằng các bảng biểu, sơ đồ. Thường xuyên kiểm tra các quy tắc, công thức, tính chất trong các tiết học. Chỉ có ôn tập, củng cố thường xuyên học sinh mới nhớ lâu, nhớ chính xác những gì mình đã được học.
* Ôn luyện, củng cố cho HS phương pháp giải các bài toán điển hình 
- Việc thường xuyên ôn tập và củng cố lại các bước giải các bài toán điển hình sẽ giúp học sinh tránh được sai lầm là lẫn lộn giữa các dạng toán. Từ lời giải  một bài toán cụ thể, GV cần gợi ý cho HS  phương pháp  giải cho  một số bài toán tương tự   .Việc tổng kết và hệ thống lại các phương pháp giải toán là việc nên làm trong quá trình  dạy học  toán. Công việc  trên nếu được  tiến hành  có kết quả sẽ giúp HS hạn chế được các sai lầm khi giải toán. 
 Giải pháp 3: Trang bị cho HS phương pháp tìm tòi bài giải cho một bài toán có lời văn .
 Ở lớp 5, các bài toán có lời văn đều có dạng điển hình và đã có các cách giải được trình bày tương đối kĩ trong SGK ( phần hình thành kiến thức mới).
Tuy nhiên, để giải được từng bài toán cụ thể một cách chính xác và khoa học 
đòi hỏi phải có suy luận và vận dụng kiến thức một cách sang tạo chứ không đơn thuần chỉ áp dụng công thức một cách máy móc. Vấn đề đặt ra là cần có một đường  lối  chung khi giải quyết các  bài toán có lời văn. Đây là vấn đề cốt lõi, quan trọng trong giải toán. Muốn giải bài toán tốt và tránh được những sai lầm vừa nêu, Gv cần giúp HS nắm các bước chung khi giải một bài toán có lời văn:
Bước 1. Đọc thật kĩ đề toán, xác định được đâu là cái đã cho, đâu là cái cần tìm.
- HS phải xác định chính xác cái đã cho, cái cần tìm.
- Hướng sự tập trung suy nghĩ của HS vào những từ quan trọng trong đề toán, phải hiểu ý nghĩa một số từ cần thiết trong đề.
Bước 2. Tóm tắt đề toán.
- Có thể tóm tắt đề toán bằng nhiều cách khác nhau tùy từng bài toán cụ thể:
Sơ đồ, hình vẽ, kí hiệu,.
Bước 3. Phân tích bài toán để tìm cách giải:
- Để phân tích bài toán chúng ta tập trung suy nghĩ vào câu hỏi của bài toán. Nuốn trả lời được câu hỏi đó thì phải biết những gì hoặc làm những phép tính gì. Trong những cái cần phải biết đó, cái nào đã có sẵn trong đề toán, cái nào phải tìm. Muốn tìm được cái này thì phải biết những gì,Cứ như vậy ta suy nghĩ ngược lên cho tới vấn đề đã cho trong bài toán.
Bước 4.Giải bài toán và thử lại kết quả:
- Dựa vào kết quả phân tích ở bước 3, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, ta lần lượt thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số. Cần chú ý thử lại sau khi làm xong từng phép tính và kiểm tra lại đáp số.
Bước 5. Khai thác bài toán( Bước này dành cho HS khá, giỏi: HS tìm các cách giải khác nhau và tự đặt các bài toán tương tự với bài toán vừa làm).
Giải pháp 4: Rèn cho HS có thói quen tự kiểm tra phát hiện sai lầm trong giải toán.
- Đa số  HS thường bằng lòng với việc tìm ra đáp số của bài toán có lời văn mà không chú ý đến khâu kiểm tra lại lời giải. 
- Bên cạnh việc hình thành thói quen tự kiểm tra lời giải, GV cũng cần trang bị 
cho HS các phương pháp nhận biết một lời giải sai lầm. Các sai lầm  thường bộclộ bởi các dấu hiệu. GV cần trang bị cho HS kỹ năng nhận biết các dấu hiệu quan trọng sau đây: 
- Dấu hiệu thứ nhất: Kết quả tìm được mâu thuẫn với thực tế. Các bài toán có lời lời văn thường đề cập đến những tình huống gần gũi với thực tế. Ở đây, giả
giả sử rằng bài toán đã phù hợp với thực tế mà nếu kết quả mâu thuẫn thực tế thì lời giải mắc sai lầm. Các mâu thuẫn thường gặp: bộ phận tìm được lại lớn hơn tổng thể hoặc ngược lại (VD: số HS nữ tìm được lại lớn hơn số HS toàn trường, số sản phẩm đạt chuẩn lớn hơn tổng số sản phẩm)
- Dấu hiệu thứ hai: Kết quả tìm được mâu thuẫn với một yếu tố nào đó trong đề
bài.
- Dấu hiệu thứ ba:  Sai đơn vị (danh  số). Chẳng hạn, bài toán yêu cầu tìm thời gian của một chuyển động mà đáp số lại là đơn vị đo độ dài ( quãng đường).
Ngoài ra, khi giải toán mà không sử dụng hết dữ kiện đề bài thì cũng có thể đã
mắc sai lầm. 
 Giải pháp 5: Theo dõi một sai lầm của HS khi giải toán có lời văn qua các giai đoạn.
Ví dụ: Giải toán liên quan đến các đơn vị đo: Một cái thùng không có nắp có  dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5 m; chiều rộng 0,6 m và chiều cao 8dm. Người ta sơn mặt ngoài của thùng. Hỏi diện tích quét sơn là bao nhiêu m2.( Toán 5/110)
* Giai đoạn 1: Sai lầm chưa xuất hiện .
Biện pháp chủ yếu trong giai đoạn này là trang bị tốt kiến thức bộ môn toán, kiến thức về phương pháp giải toán . Một điều cần lưu ý là ở giai đoạn này, GV có thể dự báo trước các sai lầm, thể hiện qua nhắc nhở và lưu ý của GV đối với HS. Chẳng hạn ở bài toán trên, GV cần lưu ý HS phải chuyển  các đơn vị đo của các kích thước về cùng một đơn vị đo là m. 
* Giai đoạn 2: Sai lầm xuất hiện trong lời giải của HS 
 Đây là giai đoạn đòi hỏi GV phải kết hợp được các yêu cầu: kịp thời, chính xác và giáo dục, cùng với sự tích cực hoá hoạt động học tập của HS để vận dụng các hiểu biết về việc kiểm tra lời giải nhằm tìm ra sai lầm, phân tích nguyên nhân và tìm hướng giải quyết. Gv có thể sử dụng các hình thức dạy học như: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học phân hoá đối tượng HS, .. Ngược lại, nếu giai đoạn này GV không kịp thời phân tích và sửa chữa các sai
lầm của HS thì sai lầm sẽ ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả dạy học.
- Ở ví dụ trên, nếu GV phát hiện thấy có học sinh sai ( chưa đổi về cùng đơn vị đo mà đã giải toán), GV gợi ý để học sinh tự tìm ra sai lầm của mình. GV gợi ý để HS sửa lại cho đúng. GV cũng có thể tổ chức cho HS trong nhóm bàn đổi chéo bài kiểm tra. HS so sánh bài làm của mình với của bạn để biết mình đã sai ở bước nào và tìm cách sủa. Cuối cùng, GV nhấn mạnh những sai lầm mà học sinh mắc phải trong bài toán, nhắc nhở HS cách khắc phục.
* Giai đoạn 3: Sai lầm được phân tích và sửa chữa .
 Một sai lầm của HS tuy đã được GV phân tích và sửa chữa, vẫn có nguy cơ
tái diễn.  Vì vậy GV thường xuyên theo dõi để kịp thời nhắc nhở các em.
 Giải pháp 6: Trau dồi ngôn ngữ cho HS 
- Việc một HS học tốt môn Tiếng Việt cũng góp phần rất lớn trong quá trình giải toán có lời văn của học sinh. Học sinh sẽ biết đặt những câu lời giải chính xác, khoa học, diến đạt trôi chảy, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, logic. Trong một bài toán, GV cần gợi mở để HS tự đặt được nhiều lời giải khác nhau phù hợp với nội dung bài toán. Tuy nhiên, GV cũng nên khuyến khích các em lựa chọn những lời giải nào ngắn gọn nhất, hay nhất.
	2. Tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy khi áp dụng các giải pháp trên:
2.1. Kết quả:
	Qua ứng dụng các biện pháp nêu trên vào giảng dạy môn Toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em được nâng cao rõ rệt. Nhìn chung học sinh đã dần dần hạn chế và khắc phục được các sai lầm thường gặp khi giải toán. 
Chất lượng kiểm tra toán cuối học kỳ I lớp 5, trường Tiểu học Số 1 An Thủy năm học 2012 – 2013 như sau:
Khối/ lớp
Điểm
9-10
Điểm
7 - 8
Điểm
5 - 6
Điểm
Dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Khối 5
38
48,7
24
30,8
16
20,5
0
0
Lóp 5C
20
76,9
4
15,4
2
7,7
0
0
 Chất lượng mũi nhọn có nhiều tiến bộ vượt bậc, trong năm học 2011-2012 đội tuyển học sinh giỏi toán của trường có 2 em đạt giải nhì, 1 em đạt giải khuyến khích cấp huyện, 1 em đạt giải 3 cấp tỉnh. Bản thân áp dụng bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi Huyện dự thi cấp Tỉnh nhiều em đạt giải cao. Năm học 2012-2013 có 4 em tham gia giao lưu toán tuổi thơ cấp Huyện đều đạt giải.
2.2. Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả đạt được và qua thức tế giảng dạy, bản thân tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau:
- Để nâng cao chất lượng dạy và học trước hết người giáo viên phải yêu nghề, mến trẻ luôn thương yêu, quan tâm, gần gũi học sinh. 
- Mỗi một người giáo viên cần đầu tư thời gian nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, nội dung chương trình và các phương pháp giảng dạy, để nâng cao trình độ kiến thức. Cụ thể: Nghiªn cøu kÜ néi dung ch­¬ng tr×nh m«n to¸n cña líp 5 nãi riªng vµ cña c¶ bËc häc nãi chung ®Ó n¾m b¾t kÜ nh÷ng m¹ch néi dung ë tõng phÇn, ë tõng líp ®Ó thÊy ®­îc mèi quan hÖ ®­îc n©ng cao dÇn theo yªu cÇu tõng líp, tõ ®ã cã ph­¬ng ph¸p d¹y phï hîp - ®¹t hiÖu qu¶.
- TÝch cùc, tù tin trong viÖc thùc hiÖn viÖc ®æi míi c¸c ph­¬ng ph¸p d¹y häc ®Ó n©ng cao chÊt l­îng gi¶ng d¹y ë tÊt c¶ c¸c bé m«n.
- Giúp HS lớp 5 nắm được các nguyên nhân dẫn tới sai lầm khi giải toán có lời văn.
- Hướng dẫn HS nắm vững các kiến thức về môn Toán .
- Trang bị cho HS phương pháp tìm tòi bài giải cho một bài toán có lời văn .
- Rèn cho HS có thói quen tự kiểm tra phát hiện sai lầm trong giải toán.
- Theo dõi một sai lầm của HS khi giải toán có lời văn qua các giai đoạn.
- Trau dồi ngôn ngữ cho HS 
- Tham mưu với lãnh đạo nhà trường để tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo,.. góp phần thức đẩy quá trình dạy học.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh để kịp thời động viên, nhắc nhở các em.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Ý nghĩa của sáng kiến: 
Sửa chữa các sai lầm khi giải toán là việc làm cấp thiết và cần tiến hành thường xuyên trong quá trình giải toán. Nếu một sai lầm không được sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều sai lầm khác cho học sinh.
 Sáng kiến đã chỉ ra các sai lầm mà học sinh thường gặp phải, kể cả học sinh học tốt môn toán. Các sai lầm này có thể hệ thống lại theo từng loại, từng dạng toán sẽ giúp GV dễ phát hiện và sửa chữa cho học sinh. 
 Sáng kiến cũng đã nêu ra một số nguyên nhân và các biện pháp cụ thể để giúp học sinh lớp 5 hạn chế và khắc phục các sai lầm thường gặp trong giải toán. 
 Mỗi một người giáo viên nếu nắm bắt được các sai lầm phổ biến của học sinh khi giải toán, đồng thời biết phân tích và sử dụng các biện pháp và hình thức dạy học thích hợp thì chắc chắn năng lực giải toán của học sinh sẽ được cải thiện rõ rệt.
2. Kiến nghị:
 - Các kết quả nghiên cứu có thể được mở rộng sang các chủ đề toán học khác như nghiên cứ các sai lầm của học sinh khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân,.; với số đo đại lượng,
 - Việc phát hiện và sửa chữa các sai lầm của HS khi giải toán cần được mọi GV quan tâm theo dõi và tiến hành thường xuyên, kiên trì, có biện pháp phù hợp với từng đối tượng, có như vậy mới có thể đạt được kết quả như mong đợi.
  Lệ Thủy ngày 11 tháng 3 năm 2013
  Người viết
  Hoàng Thị Diệu Vân
ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG
 CHỦ TỊCH HĐKH
 Lê Hải Châu  
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM KHẢO

File đính kèm:

  • docGiai_quyet_mot_so_vuong_mac_trong_day_hoc_mon_Toan_lop_5.doc
Sáng Kiến Liên Quan