Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học môn Sinh học 9
Nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học:
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên bộ môn. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương. Kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường không phải muốn đưa vào bài học nào cũng được, mà phải căn cứ vào nội dung của bài học có liên quan với vấn đề môi trường mới có thể tìm chỗ thích hợp để đưa vào.
Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không là quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học.
vào cơ thể và gây hại: +Ví dụ: nhiễm độc cấp do hóa chất bảo vệ thực vật , phốtpho hữu cơ gây ra biến đổi cấu trúc NST. +Ví dụ: Mất một đoạn nhỏ ở đầ NST 21 gây ung thư máu ở người 3 Bài 23 Đột biến số lượng NST Những người nhiễm độc cấp do hóa chất bảo vệ thực vật , phốtpho hữu cơ gây ra biến đổi số lượng NST ít hơn 2n=46 là chủ yếu -> cần bón phân hợp lí và sử dụng thuốc BVTV đúng quy cách. 4 Bài 25 Thường biến Bón phân hợp lí , sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định để bảo vệ môi trường b. Dạng lồng ghép: Ở dạng này, các kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường đã có trong chương trình và SGK và trở thành một bộ phận kiến thức môn học. Trong SGK sinh học 9, kiến thức GDBVMT được lồng ghép có thể: - Chiếm một vài chương: Ví dụ, trong SGK Sinh học 9 có bốn chương nói về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường: Chương I: Sinh vật và môi trường; Chương II: Hệ sinh thái; Chương III: Con người, dân số và môi trường; Chương IV: Bảo vệ môi trường. - Chiếm một mục, một đoạn hay một câu trong bài học (lồng ghép một phần). Trong SGK Sinh học 9 có bài 29 nói về “Bệnh và tật di truyền ở người”. Trong bài này ở mục cuối cùng, mục III có nêu các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền. Bài 30 nói về: “Di truyền học với con người”. Trong bài này ở mục cuối cùng, mục III có nêu lên hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. STT Bài Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường 1 Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người Mục III. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền: - Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường - Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường. - Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại (Không sử dụng quá nhiều lần trên 1 mùa vụ, khi phun truốc phải có đồ bảo hộ lao động), thuốc chữa bệnh (theo chỉ dẫn của bác sĩ). 2 Bài 30. Di truyền học với con người Mục III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường: Các tác nhân vật lí, hoá học,vũ khí hạt nhân, các khí thải , nước thải của các nhà máy thải ra, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ quá mức gây đột biến gen, đột biến NST ở người, tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền nên cần phải đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và chống ô nhiễm môi trường. 3 Bài 41. Môi trường và các nhân tố sinh thái Mục I. Môi trường sống của sinh vật: Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật trong đó có con người. Vậy bản thân con người cũng như các sinh vật khác cùng chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái của môi trường, do đó chúng ta cần bảo vệ môi trường và các nhân tố sinh thái để đảm bảo cuộc sống cho chúng ta. 4 Bài 53. Tác động của con người tới môi trường -Tác động của con người tới môi trường sống và vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên - Nhiều hoạt động của con người đã gây hậu quả rất xấu: mất cân bằng sinh thái, xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng các biện pháp: + Phản đối với mọi hành vi phá hoại môi trường + Hạn chế phát triển dân số quá nhanh. + Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. + Bảo vệ các loài sinh vật. + Phục hồi và trồng rừng. + Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm. + Lai tạo giống có năng xuất và phẩm chất tốt. -> HS cần tích cực tham gia bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. 5 Bài 54-55 Ô nhiễm môi trường Bài 56-57 Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương. 1.Tác nhân gây ô nhiễm . Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: . Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học: . Ô nhiễm do các chất phóng xạ: . Ô nhiễm do các chất thải rắn: . Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: 2. Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. ? Bản thân em đã làm gì để góp phần giảm ô nhiễm môi trường -> HS: Trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm năng lượng, không xả rác bừa bãi, không vứt xác chết xuống sông, thu gom phế liệu bán cho nhà máy tái chế 6 Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Mục II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: Rừng có vai trò giữ nước, điều hòa không khí, chống xói mòn ->Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác, chống ô nhiễm môi trường. 7 Bài 59. Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Bảo vệ khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái. 8 Bài 60-61-62. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái, Luật bảo vệ môi trường 1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng 2. Bảo vệ hệ sinh thái biển 3. Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp -Để bảo vệ môi trường cần: + Tìm hiểu luật + Hiểu được sự cần thiết phải chấp hành luật - Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường. - HS có thể kể các việc làm thể hiện chấp hành luật bảo vệ môi trường ở 1 số nước: +Ví dụ: Ở Singapore: vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau. 3. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Nội dung GDBVMT được tích hợp trong nội dung của các môn học nên các phương pháp GDBVMT cũng được tích hợp vào các phương pháp giảng dạy bộ môn. Tuy nhiên, muốn đạt được mục tiêu của GDBVMT là không chỉ giúp cho người học có kiến thức mà phải hình thành cho họ sự quan tâm, hành vi đôi với môi trường thì không chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống mà nên kết hợp với việc sử dụng các phương pháp tích cực, việc sử dụng phương pháp này sẽ phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Một số phương pháp GDBVMT có thể sử dụng là: 3.1. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh. Đó là những phương tiện rất hữu ích cho việc giảng dạy kiến thức về GDBVMT. Việc sử dụng các phương tiện trực quan gây hứng thú và ấn tượmg sâu sắc cho học sinh tuy nhiên phải sắp xếp thời gian hợp lí. Mặt khác, nếu GV sử dụng trình chiếu trong dạy học sẽ đưa được nhiều hình ảnh có liên quan vào bài dạy và mang lại hiệu quả hữu hiệu hơn. Ví dụ: Khi dạy mục III - bài 30 - DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI. - Gv cho HS đọc thông tin và quan sát một số tranh hình: a. Một số hình ảnh về ô nhiễm các chất hóa học: Máy bay Mỹ rải chất độc màu da cam (Dioxin) xuống các cánh rừng VN Nạn nhân chất độc màu da cam b. Một số hình ảnh về ô nhiễm chất phóng xạ: Ô nhiễm do các chất phóng xạ Hậu quả do nhiễm các chất phóng xạ c. Một số hình ảnh về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, không khí Nước thải từ nhà máy đổ trực tiếp Khói thải ra từ nhà máy xuống sông - Qua những hình ảnh và thông tin SGK, GV nêu câu hỏi: + Vậy chúng ta cần có ý thức như thế nào trước những hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường? + HS đưa ra một số ý kiến - phát biểu, nhận xét chéo giữa các nhóm + GV hướng dẫn HS chốt lại ý chính: chúng ta cần có ý thức đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người trong hiện tại và trong tương lai. 3.2. Phương pháp giảng giải: Đây là phương pháp dùng lời nói, thường sử dụng khi giải thích một số vấn đề mới và khó. Giáo viên nêu ra các dẫn chứng để làm sáng tỏ những kiến thức mới và khó về môi trường. 3.3. Phương pháp vấn đáp: Trong phương pháp này, giáo viên đưa ra câu hỏi, học sinh trả lời, cũng có khi học sinh hỏi, giáo viên trả lời hoặc giữa học sinh và học sinh Trong thực tế giảng dạy GV cần sử dụng kết hợp phương pháp trực quan, giảng giải, vấn đáp Ví dụ: Dạy bài 54-55, Gv nên tích hợp nội dung GDBVMT vào mục III. Khi nói về hiện tượng ô nhiễm không khí: - GV cho HS quan sát hình 54.1 (SGK), nhắc lại nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. - GV đặt câu hỏi: Không khí bị ô nhiễm có thể gây những hậu quả gì? - HS nêu được một số bệnh về hô hấp, cúm - Tiếp đó GV đặt ra một số câu hỏi để HS trả lời (ở mức độ dự đoán): “Vì sao tầng ôzôn bị phá huỷ?”; “Vì sao nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng cao?”; “Sẽ ra sao nếu khí hậu của Trái Đất sẽ trở nên nóng hơn?” Việc sử dụng các câu hỏi này khuyến khích học sinh quan tâm đến các vấn đề môi trường và dự đoán các vấn đề môi trường sẽ xảy ra trong tương lai. - Tuy vậy đây là câu hỏi khó nên GV cần giảng giải để HS nắm được các vấn đề về ô nhiễm không khí như: + Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗ thủng tầng ôzôn trong đó thủ phạm chủ yếu là khí CFC có trong ngành công nghiệp sản xuất tủ lạnh, máy lạnh + Tầng ôzôn xuất hiện các lỗ thủng các tia của mặt trời sẽ chiếu trực tiếp lên trái đất, kết hợp với các hoạt động đốt nhiên liệu, cháy rừng, nhiệt tỏa ra từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạtlà cho nhiệt độ trái đất tăng cao. + Nếu nhiệt độ tăng cao -> băng tan -> nước biển dâng cao gây hậu quả nghiêm trọng: Ở Việt Nam nếu nhiệt độ tăng 2-30C , hàng chục ngàn ha đất bị xâm nhập mặn, hàng triệu ha đất trồng lúa bị mất. Ở Đồng Bằng sông Cửu Long, trong 100 năm tới, nước biển dâng cao 1m thì 90% diện tích sẽ ngập lụt nếu không có biện pháp chống đỡ. - Sau khi biết được nguyên nhân hậu quả của ô nhiễm không khí GV đặt câu hỏi: Cần làm gì để hạn chế ô nhiễm không khí? - HS nêu được một số biện pháp (SGK) -> chốt lại kiến thức. - GV: Em có thể làm gì để bảo vệ không khí trong lành? -HS nêu một số việc làm cụ thể:(dựa theo kiến thức SGK và liên hệ thực tế: không vào rừng đốt ong, không xả và đốt rác bừa bãi). 3.4. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề: Ví dụ: Chủ đề ô nhiễm nước. (1) Tạo tình huống, nêu vấn đề: Một dòng sông ở thị trấn đã qua rất nhiều thế hệ, đó là một địa điểm bơi lội lí tưởng. Một nhà máy chế biến thủy sản được xây dựng ngay trên bờ sông. Gần đây, người ta thấy trẻ em ra sông bơi không còn an toàn nữa vì một số lớn cá ở sông đã chết. Học sinh có thể tự nêu vấn đề: Vì sao cá ở sông này bị chết? (2) Giải quyết vấn đề: Học sinh nêu ra nguyên nhân làm cho cá chết: Có thể do thuốc trừ sâu, do nước thải sinh hoạt, do phân hoá học thải ra từ đồng ruộng, do nước thải từ các nhà máy Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để bảo vệ giả thuyết của mình, bác bỏ các giả thuyết khác. Tiếp theo, giáo viên cho học sinh xem một số hình ảnh về việc thải trực tiếp nước từ các nhà mày xuống dòng suối mà không qua xử lí do nước thải từ nhà máy. (3) Kết luận: Nguyên nhân làm cho cá chết: Nước thải ra từ nhà máy đã làm cho dòng sông bị ô nhiễm nặng. Biện pháp: Cần có biện pháp xử lí nước thải công nghiệp. 3.5. Phương pháp dạy học hợp tác trong các nhóm nhỏ: Lớp được chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 6- 8 người) được duy trì ổn định trong cả tiết học hay thay đổi tuỳ theo hoạt động. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các nhiệm vụ khác nhau (chủ yếu áp dụng đối với các bài thực hành). Các bước tiến hành: Bước 1: Làm việc chung cả lớp: Giáo viên nêu vấn đề, phân công nhiệm vụ cho các nhóm, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo. Bước 2: Làm việc theo nhóm: - Từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến trong nhóm (chú ý: Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và thư ký ghi chép các ý kiến thảo luận). - Các nhóm báo cáo thảo luận, dưới hình thức: nói, bài viết, kết hợp với hình ảnh. - Trong quá trình thảo luận giáo viên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi và không tham gia thảo luận. Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp. - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. - Thảo luận chung. - Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm. 3.6. Phương pháp giáo dục cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà: Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức và đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình thành cho học sinh kỹ năng sống, học tập và bảo vệ môi trường. Ví dụ: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. - Các khu vực bị ô nhiễm ở địa phương. - Các tác nhân gây ô nhiễm. - Mức độ ô nhiễm. - Hậu quả do ô nhiễm gây ra. - Đề xuất biện pháp khắc phục. 4. Các hình thức tổ chức dạy học giáo dục bảo vệ môi trường: 4.1. Hình thức dạy học nội khoá: Bao gồm hình thực dạy học trên lớp và ngoài lớp. Hình thức dạy học trên lớp được sử dụng chủ yếu ở Việt Nam, song cần phải lựa chọn những bài thích hợp để đưa kiến thức GDBVMT vào cho phù hợp. Trong khi đó, hình thức dạy ngoài lớp cũng đã được chú ý tới, đặc biệt là môn Sinh học- môn học liên quan nhiều đến thực tế thiên nhiên. Trong chương trình Sinh học THCS có một số bài dạy ngoài lớp như bài thực hành 45, 46: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật, bài thực hành 51, 52: Hệ sinh thái, bài thực hành 56, 57: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương, bài thực hành 62: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương. Đối với những bài chỉ có một phần hay một số câu là kiến thức GDBVMT thì giáo viên cố gắng phân tích rõ những khía cạnh môi trường liên quan đến bài học. Đối với các bài học không có kiến thức GDBVMT được lồng ghép, thì tuỳ theo khả năng mà liên hệ các kiến thức môi trường vào bài học. 4.2. Hình thức dạy ngoại khoá: Ở nước ta, hình thức dạy học ngoại khoá từ trước đến nay chưa phổ biến. Ở nhiều nước trên thế giới, việc GDBVMT cho học sinh qua hình thức này rất được chú ý, vì đây là cơ hội để học sinh tiếp cận với thiên nhiên, ứng dụng những kiến thức môi trường đã học vào thực tế môi trường tự nhiên, phát triển khả năng độc lập của học sinh, giúp học sinh tự tổ chức việc tìm hiểu, nhận xét, thảo luận các vấn đề về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính những hoạt động này dễ dàng giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. Hoạt động ngoại khoá có thể tiến hành với nhiều hình thức khác nhau: - Tổ chức nói chuyện giao lưu, thảo luận về môi trường. - Tổ chức thi tìm hiểu môi trường địa phương, đố vui về môi trường. - Tổ chức tham quan về môi trường. - Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường trường học và môi trường địa phương theo chế độ thường xuyên hay định kỳ Ví dụ 1: - Tổ chức nói chuyện giao lưu, thảo luận về môi trường và tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường trường học theo chế độ thường xuyên và định kỳ. - GV tổ chức vào 1 ngày chủ nhật trong tháng 9, mời đại diện Ban giám hiệu, công đoàn, tổng phụ trách độivà tất cả HS khối 9 cùng dự. - Gv đưa ra 1 số tranh hình về vấn đề rác thải để HS quan sát: - Tiếp đó Gv đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 6-8 em trả lời các câu hỏi: 1. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay? 2. Nếu mỗi ngày, mỗi người vứt 1 túi nilon ra môi trường thì cả nước Việt Nam và Thế giới thải ra bao nhiêu túi nilon mỗi ngày? 3. Một túi nilon để phân hủy được cần rất nhiều năm, vậy mà túi nilon vẫn bị vứt bừa bãi, em hãy cho biết hậu quả của tình trạng này? 4. Nếu mọi người cứ xả rác làm ô nhiễm môi trường như vậy thì hậu quả sẽ như thế nào? 5. Là HS chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của mình? - GV hướng dẫn HS để các em có câu trả lời đúng -> nhận thức đúng -> hành động đúng. - Tiếp đó GV cho HS quan sát hình -> giáo dục ý thức BVMT cho HS HS thảo luận theo nhóm nêu được: - Do sự thiếu ý thức của người dân, thiếu bãi đổ rác, rác thải không được xử lí kịp thời và khoa học - Số túi nilon mỗi ngày của nước Việt Nam = dân số Việt Nam (hơn 80 triệu túi ni lon) Số túi nilon mỗi ngày của Thế giới = dân số Thế giới (khoảng 6 tỉ túi nilon) - Gây ô nhiễm môi trường, mất mĩ quan đô thị, diện tích đất sản xuất bị thu hẹp - Xung quanh chúng ta sẽ toàn là rác và kèm theo là sự lây lan các loại dịch bệnh - Hãy bỏ rác vào thùng. Tuyên truyền mọi người cùng bỏ rác vào thùng. Thành lập câu lạc bộ BVMT ở trường học. Thực hiện các hành động BVMT tại trường học và ở địa phương - Sau khi kết thúc thảo luận, các ban đại diện nhà trường cho ý kiến hoặc kể các câu chuyện về môi trường và BVMT - Cuối cùng là sự thống nhất về hành động BVMT cho HS thực hiện: + Hàng ngày không được xả rác bừa bãi + Mỗi tháng (1 lần) HS toàn khối tham gia lượm rác, quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường học, chôn lấp rác + Treo các bảng biểu, khẩu hiệu tuyên truyền để các em HS lớp 6, 7, 8 cùng thực hiện Ví dụ 2: - Tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường địa phương theo chế độ định kỳ. HS lớp 9 khi kết thúc học kì I vào ngày chủ nhật hoặc ngày học ngoại khóa (sau khi học bài 29, 30) GV tổ chức cho HS các lớp về địa phương để hành động BVMT. - Tổ chức: + Thời gian là một ngày. + Địa điểm: Từ trụ sở UBND xã Phong Thạnh A đến trụ sở ấp 22. + Lớp chia làm 4 nhóm. - Trang bị: + Mỗi HS mang bao tay, giày ủng (nếu có), dép, nónvà mỗi nhóm 1-2 bọc lớn đựng rác. - Nội dung công việc: + Đi dọc theo bờ kênh và đi sâu vào trong ruộng để lượm rác, đặc biệt là lượm vỏ chai, bọc đựng thuốc trừ sâu, diệt cỏnhững hóa chất có thể gây đột biến. – Là nguyên nhân của các bệnh và tật di truyền. + Kết hợp một cách khéo léo tuyền truyền trong nhân dân ý thức BVMT. * Khi kết thúc học kì II vào ngày chủ nhật hoặc ngày học ngoại khóa GV tiếp tục tổ chức cho HS các lớp về địa phương để hành động BVMT. - Cách tiến hành như trên nhưng có thể thay nội dung: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh (VD: sốt xuất huyết), hay tuyên truyền về bệnh Tay chân miệng III. KẾT LUẬN: 1. Kết luận chung: Trong dạy học, không chỉ dạy kiến thức mà còn phải giáo dục cho HS trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay rất cần thiết phải giáo dục HS các kiến thức về BVMT, tiết kiệm điện năng... Trong dạy học môn sinh học 9, giáo viên cần giáo dục cho HS các kiến thức về BVMT, tiết kiệm điện năng và không thể không giáo dục BVMT. Qua nhiều năm dạy bộ môn Sinh học 9, tôi đã áp dụng nhiều phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục BVMT như đã viết ở trên, kết quả đem lại rất khả quan. HS hứng thú, tích cực hơn trong học tập; có ý thức cao trong vệ sinh trường học nói riêng và BVMT sống nói chung; cảnh giác cao đối với các loại hóa chất có thể gây ra các bệnh và tật di truyền trong thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương (thuốc trừ sâu, diệt cỏ). Hơn nữa, qua việc tích hợp giáo dục BVMT học sinh thấy được tầm quan trọng của môn học, từ đó các em yêu thích môn học nhiều hơn. Kết quả học tập của các em được nâng lên qua các năm như sau: - Năm học 2015 - 2016: TT LỚP TS MÔN ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN TBTL G(8,0 - 10,0) K(6,5 - 7,9) TB(5,0 - 6,4) Y(3,5 - 4,9) K(0,0 - 3,4) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 01 9 26 Sinh 5 19,23 20 76,92 1 3,85 26 100 - Năm học 2016 - 2017: TT LỚP TS MÔN ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN TBTL G(8,0 - 10,0) K(6,5 - 7,9) TB(5,0 - 6,4) Y(3,5 - 4,9) K(0,0 - 3,4) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 01 9 26 Sinh 6 23,07 16 61,53 4 15.40 26 100 - Năm học 2017 - 2018: TT LỚP TS MÔN ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN TBTL G(8,0 - 10,0) K(6,5 - 7,9) TB(5,0 - 6,4) Y(3,5 - 4,9) K(0,0 - 3,4) SL % SL % SL % SL % SL % SL % 01 9 29 Sinh 6 20,69 15 51,72 8 27,59 29 100 2. Bài học kinh nghiệm: Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học thích hợp còn cần quan tâm tới hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt là hình thức dạy học ngoại khóa, đây là hình thức mà HS thấy thiết thực nhất và dễ khắc sâu kiến thức. 3. Một số ý kiến đề xuất: Để thực hiện được những hoạt động ngoại khóa thì cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, sự nhiệt tình của các thầy, cô giáo. Bởi vì, mỗi hoạt động cần tốn nhiều thời gian và công sức để xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức, thời gian tổ chức, đối tượng tham gia Trên đây là những ý kiến qua thực tiễn trong dạy học của tôi, chắc rằng còn nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp và lãnh đạo các cấp đóng góp cho sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG Phong Thạnh A, ngày 27 tháng 4 năm 2018 NGƯỜI VIẾT Lý Văn Tý XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_tich_hop_giao_duc_b.doc