Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực bằng tổ chức các hoạt động khám phá (Áp dụng tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Sinh học 9))

 Để nâng cao hiệu quả trong mỗi tiết dạy, thì việc xác định và lựa chọn phương pháp phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp phù hợp sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và tích cực hơn. Qua đó kích thích tinh thần và thái độ học tập của các em, phát huy tiềm năng phát triển trí tuệ ở lứa tuổi học trò, tạo niềm tin vào khoa học. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập để giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển một cách toàn diện đáp ứng mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay.

Muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới phương pháp dạy học, mà với sự phát triển chóng mặt như ngày nay thì việc đổi mới phương pháp dạy học phải theo hướng dạy học tích cực, tức là dạy học phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong dạy học và của người học. Tính tích cực đó phải được cụ thể bằng các hoạt động, mà muốn tổ chức được các hoạt động tích cực đòi hỏi người giáo viên có năng lực sự phạm, kiến thức chuyên môn vững vàng và thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Khi có được phương pháp dạy học thích hợp, thì việc giảng dạy của người giáo viên trở nên nhẹ nhàng hơn, tự tin hơn trước đồng nghiệp và có nhiều động lực để phấn đấu, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục mà Đảng giao cho.

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học tích cực bằng tổ chức các hoạt động khám phá (Áp dụng tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (Sinh học 9))", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phương pháp phù hợp sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và tích cực hơn. Qua đó kích thích tinh thần và thái độ học tập của các em, phát huy tiềm năng phát triển trí tuệ ở lứa tuổi học trò, tạo niềm tin vào khoa học. Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập để giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển một cách toàn diện đáp ứng mục tiêu dạy học trong giai đoạn hiện nay.
Muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới phương pháp dạy học, mà với sự phát triển chóng mặt như ngày nay thì việc đổi mới phương pháp dạy học phải theo hướng dạy học tích cực, tức là dạy học phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong dạy học và của người học. Tính tích cực đó phải được cụ thể bằng các hoạt động, mà muốn tổ chức được các hoạt động tích cực đòi hỏi người giáo viên có năng lực sự phạm, kiến thức chuyên môn vững vàng và thường xuyên học hỏi, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
Khi có được phương pháp dạy học thích hợp, thì việc giảng dạy của người giáo viên trở nên nhẹ nhàng hơn, tự tin hơn trước đồng nghiệp và có nhiều động lực để phấn đấu, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục mà Đảng giao cho.
Nhận thức được điều đó, bản thân tôi trước mỗi tiết dạy đều rất có sự cố gắng xây dựng, thiết kế 1 tiết dạy sao cho quá trình dạy học đó mọi công việc của người giáo viên trở nên thanh thoát, nhẹ nhàng nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiến thức. Chính vì thế tôi đã lựa chọn đề tài: “Dạy học tích cực bằng tổ chức các hoạt động khám 
phá” Áp dụng tiết 26 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể(Sinh học 9)
Phần II. Giải quyết vấn đề:
*Cơ sở lí luận:
 Môn sinh học có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của giáo dục phổ thông. Việc giảng dạy môn sinh học có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thúc cơ bản ở trình độ phổ thông, bước đầu hình thành cho học sinh nhưng kỹ năng và thói quen làm việc khoa học, góp phân tạo ra ở học sinh các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất về nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục tham gia lao động sản xuất, có thể thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, học nghề, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đại học.
 Môn sinh học có khả năng to lớn trong việc rèn luyện cho học sinh tư duy logic và tư duy biện chững, hình thành ở học sinh niềm tin về bản chất khoa học của các hiện tượng tự nhiên cũng như khả năng nhân thức của con người, khả năng ứng dụng khoa học để đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống.
	Môn sinh học có quan hệ gắn bó chặt chẽ, qua lại với các môn khoc học khác như toán học, hóa họa, vật lý học, tâm lý học.....
Chính vì vậy trong quá trình giảng dạy môn sinh học chúng ta cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, góp phần to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh: biết yêu quý con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống  Phát triển trí tuệ cũng như rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh, giúp các em phát triển một cách toàn diện trở thành người có ích cho xã hội.
*Thực trạng của vấn đề:
 Sách giáo khoa hiện nay chủ yếu cung cấp nội dung kiến thức là chính, không thể hiện được các phương pháp giảng dạy để lĩnh hội kiến thức đó như thế nào. Với các lệnh như Sách giáo khoa mà chúng ta thực hiện theo hoàn toàn, thì việc truyền đạt kiến thức rất lủng củng, không mang tính kế thừa và phát triển nên hiêu quả của tiết dạy còn thấp. Chính vì thế mỗi người giáo viên cần mạnh dạn thiết kế lại nội dung, cách thức tổ chức hoạt động dạy học sao cho quá trình chiếm lĩnh kiến thức của người học trở nên tích cực hơn, chủ động hơn. Sự chế biến, thiết kế lại nội dung ở Sách giáo khoa miễn làm sao vẫn đảm bảo đáp ứng mục tiêu kiến thức, kĩ năng như “Chuẩn kiến thức kĩ năng” và mục tiêu giáo dục là được. Sách giáo khoa đóng vai trò như là một nguồn tài liệu chính để khai thác.
Tuy nhiên trong thực tế, bản thân tôi đã có gần 10 năm công tác và đã dự giờ rất nhiều đồng nghiệp nhưng tôi có nhận xét như sau:
Việc giảng dạy của giáo viên chỉ thiên nặng về truyền đạt kiến thức ở Sách giáo khoa chứ không thể hiện được con đường dẫn đến chiếm lĩnh kiến thức của người học một cách đơn giản hơn, nhẹ nhàng hơn.
Nhiều đồng chí giáo viên còn áp dụng lệnh ở Sách giáo khoa một cách máy móc, cứ có lệnh là thảo luận nhóm, thảo luận nhóm xong thì việc triển khai tiếp theo lại không có tính phát triển, nên việc tổ chức dạy học còn rất nhiều bế tắc, nặng nề, gây ra sự căng thẳng, nhàm chán cho người học.
Nhiều giáo viên đã có sự nghiên cứu tìm tòi và rất say mê nghề nghiệp, nhưng với nhiều nguồn thông tin thì họ lại không chọn được cách thực hiện như thế nào là hay nhất, vì thế trong nhiều tiết dạy tuy có sáng tạo nhưng còn chắp vá, chưa liền mạch nên nhìn chung hiệu quả tiết dạy chưa cao.
Nhận thấy, việc thiết kế cho một tiết dạy đạt được hiệu quả là rất khó nên bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình trong việc dạy bài: “Đột biến số lượng nhiễm sắc thể” bằng tổ chức các hoạt động khám phá để mong có sự nhận xét, phản hồi từ các thầy cô giáo đã có nhiều năm kinh nghiệm, thông qua đó giúp tôi hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy của mình.
*Giải pháp thực hiện:
Để thực hiện được đề tài này, bản thân tôi phải tích cực nghiên cứu các tài liệu từ các loại sách thiết kế, từ thư viện bài giảng điện tử, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.
Tham khảo ý kiến đồng nghiệp, dạy thử nghiệm một số tiết và đúc rút kinh nghiệm của bản thân thông qua quá trình giảng dạy.
Trên cơ sở đó tôi mạnh dạn trình bày quan điểm của mình thông qua việc giảng dạy bài “Đột biến số lượng nhiễm sắc thể” - Tiết 26, bằng tổ chức các hoạt động khám phá.
*Nội dung cụ thể:
Tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I. Mục tiêu:
Học xong bài này học sinh phải:
Kiến thức:
Trình bày được những biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể, từ đó rút ra được khái niệm “Thể dị bội”.
Giải thích được cơ chế hình thành thể dị bội dạng: 2n + 1; 2n – 1 và hậu quả của nó.
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, đảm nhận trách nhiệm và tự tin.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức yêu quý thiên nhiên và sự đam mê nghiên cứu môn học.
 - Thấy được tầm quan trong của môn sinh học trong cuộc sống thường ngày.
II. Phương pháp trọng tâm: 
 - Sử dụng phương tiện trực quan, thông qua tổ chức các hoạt động học tập.
 - Kết hợp đặt và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị:
Giáo viên:
Máy chiếu: chiếu H23.1; H23.2(cơ chế hình thành thể dị bội: 2n + 1; 2n – 1) chiếu nội dung các phiếu học tập và hậu quả của bệnh đao, bệnh Tớc nơ.
Bảng phụ: ghi nội dung phiếu học tập(để đại diện nhóm lên trình bày)
Phiếu học tập1: Tìm hiểu khái niệm thể dị bội
TT
Các dạng cà độc dược có trong tự nhiên
Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng
Sự biến đổi so với dạng gốc
Kí hiệu bộ NST
 Tên gọi
1
Dạng ban đầu (Dạng gốc)
24
Bình thường
2n
Thể lưỡng bội
2
Dạng biến đổi 1
3
Dạng biến đổi 2
4
Dạng biến đổi 3
 Phiếu học tập 2:
1. Ghi trên bảng phụ: Điền các kí hiệu: 2n; n; n +1; n – 1; 2n + 1; 2n – 1, vào sơ đồ H23.2.SGK
2. Cơ chế phát sinh thể dị bội.
- Trong quá trình phát sinh giao tử, 1 cặp NST tương đồng nào đó không phân li tạo ra 2 loại giao tử: một loại mang ......, kí hiệu là n + 1; một loại
nào của cặp, kí hiệu là n - 1.
- Qua thụ tinh, nếu giao tử n + 1 kết hợp với giao tử bình thường là n sẽ tạo ra hợp tử .Nếu giao tử n – 1 kết hợp với giao tử bình thường là n sẽ tạo ra hợp tử .
2. Học sinh: 
Ôn tập: Bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội, cặp NST tương đồng.
IV. Tiến trình tiết dạy:
Ổn định tổ chức: (1 phút)
Bài cũ: Thế nào là bộ NST lưỡng bội? Bộ đơn bội? kí hiêu. (2 phút)
Dạy bài mới:
III
I
a. Khám phá: Trong tự nhiên không phải lúc nào các NST cũng tồn tại thành từng cặp tương đồng, mà còn có trường hợp cặp NST tương đồng chỉ còn 1 chiếc hoặc có trường hợp cặp NST tương đồng có 3 chiếc
Hiện tượng này được gọi là gì, sự hình thành ra sao? Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu. (có vẽ hình)
 b. Kết nối: Đột biến số lượng NST gồm 2 dạng là: Thể dị bội và thể đa bội, bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu thể dị bội.
Hoạt động 1: Thể dị bội (Thời gian 15 phút)
Mục tiêu: Trình bày được những biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể.
Phương pháp: tổ chức hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Kết luận
- GV: Yêu cầu HS nghiên
cứu SGK (2 phút), sau đó đặt câu hỏi: Bộ NST lưỡng bội của luá , cà chua, cà độc dược bằng bao nhiêu?
- GV: nhận xét và dẫn dắt, tuy nhiên trên thực tế người ta còn phát hiện những dạng lúa, cà chua, cà độc dược có sự biến đổi số lượng NST so với dạng ban đầu.
- Sự biến đổi đó được thể hiện như thế nào mời các em nghiên cứu SGK mục 1, thảo luận theo nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- GV: Trình chiếu nội dung phiếu học tập thứ 1(phân tích dòng đầu tiên).
- Sau khi HS thảo luận xong GV treo bảng phụ gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- GV: gọi nhóm khác nhận xét.
- GV: Trình chiếu đáp án chuẩn, phân tích bảng.
- HS nghiên cứu SGK.
- Một HS trả lời: 24 NST
- HS: nghiên cứu SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 1 trong vòng 5 phút.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
 Phiếu học tập1: Tìm hiểu khái niệm thể dị bội
TT
Các dạng cà độc dược có trong tự nhiên
Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng
Sự biến đổi so với dạng gốc
Kí hiệu bộ NST
 Tên gọi
1
Dạng ban đầu (Dạng gốc)
24
Bình thường
2n
Thể lưỡng bội
2
Dạng biến đổi 1
3
Dạng biến đổi 2
4
Dạng biến đổi 3
GV: nhận xét chung và chốt lại đáp án chuẩn:	
TT
Các dạng cà độc dược có trong tự nhiên
Số lượng NST có trong tế bào sinh dưỡng
Sự biến đổi so với dạng gốc
Kí hiệu bộ NST
Tên gọi
1
Dạng ban đầu (Dạng gốc)
24
Bình thường
2n
Thể lưỡng bội
2
Dạng biến đổi 1
25
Thêm 1NST
2n + 1
Thể dị bội
3
Dạng biến đổi 2
23
Mất 1NST
2n + 1
Thể dị bội
4
Dạng biến đổi 3
22
Mất 1cặp NST
2n - 2
Thể dị bội
GV: Qua bảng, ta thấy dạng biến đổi: 1,2,3 có tên gọi là thể dị bội. Vậy thể dị bội là gì? và thường gặp những dạng nào?
GV: nhận xét và đi đến kết luận.
GV: phân tích thêm trường hợp 2n – 2 có thể là mất 2 NST của 2 cặp khác nhau (2n – 1 – 1),
2n + 2 có thể xảy ra ở cùng 1 cặp NST hoặc cũng có thể xảy ra ở 2 cặp khác nhau (2n + 1 + 1)
- Hiện tượng dị bội thể là cơ sở để hình thành nên thể dị bội.
1 HS trả lời, HS khác bổ sung.
Kết luận:
- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.
- Các dạng thường gặp:
+ Thêm 1 NST của cặp: 2n + 1.
+ Mất 1 NST của cặp: 2n – 1.
+ Mất hẳn 1 cặp NST: 2n – 2.
- Nếu có n cặp NST ----> có n kiểu dị bội: 2n + 1 hoặc 2n – 1.
Chuyển mục: Sự hình thành các thể dị bội này được diễn ra như thế nào, ta sang nghiên cứu mục 2.
Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội. (Thời gian 15 phút)
Mục tiêu: Giải thích được sự hình thành thể dị bội thông qua 2 quá trình: Giảm phân tạo giao tử và thụ tinh.
Phương pháp: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Kết luận
- GV: Chiếu tranh phóng to H23.2. Cơ chế phát sinh thể dị bội. Yêu cầu HS quan sát, giới thiệu tranh và dẫn dắt:
- Bộ NST của tế bào sinh giao tử; của giao tử kí hiệu như thế nào?
- Qua sơ đồ trên, em nào cho biết: tế bào nào tạo giao tử bình thường, tế bào nào tạo giao tử không bình thường?
- GV: nhận xét.
- GV: dựa vào kiến thức đã học và những phân tích sơ đồ trên, các em thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS quan sát tranh.
- Một HS trả lời: 2n và n
- Một HS trả lời, HS khác bổ sung.
- HS: thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập trong vòng 5 phút.
Trình chiếu phiếu học tập 2: 
1. Điền các kí hiệu: 2n; n; n + 1; n – 1; 2n +1; 2n – 1 vào chỗ  
 Tế bào sinh giao tử (đực) Tế bào sinh giao tử (cái)
II
II
II
I
I
Giao tử: 		
			..
III
I
Thụ tinh---> Hợp tử	
Sơ đồ H23.2. Sự hình thành thể dị bội 2n + 1; 2n – 1 (NST)
2. Điền vào chỗ chấm các cụm từ và ký hiệu thích hợp:
Cơ chế phát sinh thể dị bội.
- Trong quá trình phát sinh giao tử, 1 cặp NST tương đồng nào đó không phân li tạo ra 2 loại giao tử: một loại ..........., kí hiệu là n + 1; một loại.
nào của cặp, kí hiệu là n - 1.
- Qua thụ tinh, nếu giao tử n + 1 kết hợp với giao tử bình thường là n sẽ tạo ra hợp tử . Nếu giao tử n – 1 kết hợp với giao tử bình thường là n sẽ tạo ra hợp tử . 
Gợi ý cần điền: mang cả 2 NST của cặp; không mang NST; 2n + 1; 2n – 1.
- GV: gọi đại diện 1 nhóm lên điền các kí hiệu vào sơ đồ, nhóm khác điền cụm từ vào chỗ chấm trên bảng phụ. 
- Sau đó gọi đại điện các nhóm khác bổ sung. 
GV: chiếu đáp án chuẩn và phân tích.
- Vậy sự phát sinh thể dị bội phải thông qua những quá trình nào?
- Qua đây một em hãy tóm tắt sự phát sinh thể dị bội.
- GV: nhận xét chung và đi đến kết luận.
- Đại diên 1 nhóm lên điền các kí hiệu vào sơ đồ trên bảng phụ.
- Đại diện nhóm khác lên điền cụm từ.
- Nhóm khác bổ sung.
- Một HS trả lời: Thông qua quá trình giảm phân tạo giao tử và thụ tinh hình thành hợp tử.
- Một HS dựa vào thông tin vừa nghiên cứu nêu tóm tắt sự phát sinh thể dị bội.
- HS: khác bổ sung
Kết luận:
- Quá trình phát sinh giao tử 1 cặp NST không phân li, tạo ra 2 loại giao tử là: n + 1 và n – 1.
- Qua thụ tinh nếu:
+ Giao tử n + 1 kết hợp với giao tử n sẽ tạo ra hợp tử: 2n + 1
+ Giao tử n – 1 kết hợp với giao tử n sẽ tạo ra hợp tử 2n – 1.
Đáp án phiếu học tập 2:
1. Điền các kí hiệu: 2n; n; n + 1; n – 1; 2n +1; 2n – 1 vào chỗ  
 Tế bào sinh giao tử (đực) Tế bào sinh giao tử (cái)
II
II
	2n	 2n
II
I
I
Giao tử: 	n	
	n	n + 1	n - 1
III
I
Thụ tinh---> Hợp tử	
	 2n + 1 2n - 1
Sơ đồ H23.2. Sự hình thành thể dị bội 2n + 1; 2n – 1 (NST)
2. Điền vào chỗ chấm các cụm từ và ký hiệu thích hợp:
Cơ chế phát sinh thể dị bội.
- Trong quá trình phát sinh giao tử, 1 cặp NST tương đồng nào đó không phân li tạo ra 2 loại giao tử: một loại mang cả 2 NST của cặp kí hiệu là n + 1; một loại không mang NST nào của cặp, kí hiệu là n - 1.
- Qua thụ tinh, nếu giao tử n + 1 kết hợp với giao tử bình thường là n sẽ tạo ra hợp tử 2n + 1. Nếu giao tử n – 1 kết hợp với giao tử bình thường là n sẽ tạo ra hợp tử 2n - 1
Chuyển mục: Sự tạo thành các thể dị bội đó, gây ra những hậu quả gì, ta sang nghiên cứu phần thứ 3: Hậu quả.
Hoạt động 3: Hậu quả thể dị bội: (8 phút)
Mục tiêu: nắm được các hậu quả của thể dị bội.	
Phương pháp: quan sát tranh để nhận biết, kết hợp với giải quyết vấn đề.
- GV: Chiếu tranh phóng to H23.1. Các thể dị bội ở cà độc dược, giới thiệu tranh: I là dạng gốc; 
II ---> XIII là các dạng bị biến đổi.
- Yêu cầu HS quan sát, đưa ra những nhận xét về: Hình dạng và kích thước quả của các thể dị bội: II ---> XIII khác nhau như thế nào? 
- GV: nhận xét chung.
- Vậy sự hình thành các thể dị bội gây ra hậu quả gì?
- GV: Trình chiếu bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, có kèm theo bộ NST.
- Em có nhận xét gì về số 
lượng NST ở 2 trường 
hợp này và hậu quả?
GV:nhận xét, cung cấp thông tin về 2 bệnh này
 --->Kết luận.
-HS: quan sát, nhận xét nêu ra được sự khác nhau về hình dạng quả, kích thước, số lượng gai
 - HS trả lời: gây ra sự biến đổi về kiểu hình.
- HS: quan sát tìm hiểu
- HS: trường hợp bệnh Đao có 3 NST thứ 21, bệnh Tớcnơ có 1 NST (X) ở cặp thứ 23 và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Kết luận:
- Gây ra sự biến đổi về kiểu hình. 
- Thường gây hại cho bản thân sinh vật.
c.Thực hành: (Trình chiếu) (2 phút)
Hãy chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên:
1. Một cặp NST nào đó có thêm 1 NST sẽ tạo nên:
a. Thể lưỡng bội b. Thể 1 nhiễm
c. Thể 3 nhiễm d. Thể khuyết nhiễm
2. Một cặp NST nào đó mất đi 1 NST sẽ tạo nên:
a. Thể lưỡng bội b. Thể 1 nhiễm
c. Thể 3 nhiễm d. Thể khuyết nhiễm
 Đáp án: 1c; 2b
(Ở 2 bài tập này, có các khái niệm phát triển từ mục 1. Nếu HS bỡ ngỡ thì GV sẽ có gợi ý tương ứng)
d. Vận dụng: (1 phút)
 Vẽ sơ đồ giải thích sự hình các thể dị bội ở cặp NST giới tính: OX, XXY.
V. Dặn dò: (1 phút) 
- Làm bài tập ghiêm túc, đầy đủ.
- Nghiên cứu trước bài 24.
Phần III: Kết luận:
*Những kết quả đạt được:
 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực bằng tổ chức các hoạt động khám phá áp dụng cho: Tiết 26 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, qua 2 lớp 9A và 9B có trình độ xuất phát tương đương nhau, thi tôi có nhận xét sau:
- Khi dạy lớp 9A theo phương pháp bình thường thì giáo viên phải đặt nhiều câu hỏi, học sinh thụ động nghiên cứu SGK trả lời một cách máy móc, rập khuôn, không có tính sáng tạo. Một số em nhác học thì không phát biểu và có ý thức ỷ lại cho các bạn khác, nên không khí học tập diễn ra trầm. Việc nắm bắt kiến thức chủ yếu do giáo viên phân tích rồi truyền đạt, nên khả năng nhớ không lâu.
- Trái lại khi dạy lớp 9B bằng phương pháp tích cực trên, thì thấy các em được tham gia vào các hoạt động học tập một cách rất tích cực, sôi nổi và các em tỏ ra rất thích thú. Bên cạnh đó hiệu quả hoạt động tìm kiếm kiến thức rất cao và qua nhóm bạn bổ sung các em rất tâm đắc. Khi kết thúc mỗi hoạt động, giáo viên hỏi câu chốt để đi đến khái niệm thì các em đều trả lời được.
- Làm thử bài kiểm tra 5 phút cùng một nội dung(mỗi lớp 15 em) tôi đã thu được kết quả như sau:
TT
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
9A
3(20%)
7(46,7%)
4(26,7%)
1(6,63%)
9B
8(53,3)
5(33,3)
2(13,4)
0(0%)
*Những kết luận chính:
 Qua đây tôi thấy, việc sử dụng các phương pháp dạy học theo hướng tích cực vừa kích thích được tinh thần học tập của các em, vừa tạo cho các em một con đường để chủ động tìm kiếm kiến thức một cách chủ động.
Các em có cơ hội được thể hiện mình trong nhóm, trước tập thể và được trình bày quan điểm của mình một cách tự tin. Kiến thức mà các em có được là do các em tự tìm ra nên nhớ được rất lâu.
Để dạy học theo phương pháp tích cực thành công thì giáo viên cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, phải cần cù nghiên cứu, tìm tòi và phải có tư duy sáng tạo để thiết kế tiết dạy khác so với SGK.
Bên cạnh đó phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, một tiết dạy không thể hay nếu không có máy chiếu(Tranh, ảnh, bảng phụ), phiếu học tập, bảng phụ thông thường. Bảng phụ thông thường tuy rất đơn giản, thô sơ nhưng lại vô cùng quan trọng, vì đây là công cụ của giáo viên giúp cho học sinh có cơ hội được nên trình bày trược tiếp một cách trực quan, thông qua đó giáo viên mới phát hiện ra những sai xót của các em để kịp thời sửa chữa, khích lệ.
Cũng qua đây tôi nhận thấy, để thực hiện được một tiết dạy theo hướng tích cực thì việc soạn bài của giáo viên rất vất vả, tốn kém thời gian. Nhưng vì lòng yêu nghề và gắn bó với nghề thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Mặt khác khi thực hiện được một tiết dạy thành công theo kế hoạch thì lòng đam mê lại trở lên vô tận.
Trên đây là những quan điểm của tôi về định hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc sử dụng “phương pháp dạy học tích cực bằng tổ chức các hoạt động khám phá áp dung cho: Tiết 26 - Đột biến số lượng nhiễm sắc thể” nói riêng. Chỉ bằng sự suy nghĩ chủ quan của mình, nên sẽ không tránh khỏi những sai xót. Kính mong các thầy cô cốt cán, các thầy cô đã có nhiều kinh nghiệm góp ý phản hồi giúp tôi hoàn thành tâm nguyện của mình trong việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học. Để tôi có thêm ý chí, động lực góp phần nhỏ bé của mình vào mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực. Tôi xin trân thành cảm ơn!
* Đề xuất:
 Môn sinh học là môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với cuộc sống thường ngày
nên trong quá trình giảng dạy cần rất nhiều tranh ảnh và các loại đồ dùng. Nếu giáo viên tự bỏ kinh phí ra làm để dạy học theo kế hoạch thì rất tốn kém, không khả thi.
Nếu có máy chiếu lắp đặt ở một phòng học cố định thì máy chiếu sẽ thay thế được những việc trên rất thuận lợi cho quá trình giảng dạy. Nên tôi đề xuất mỗi trường phải có 1 phòng lắp đặt máy chiếu cố định để thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Quỳnh xuân, ngày 14 tháng 4 năm 2012
 GV: Trần Mạnh Hùng

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan