Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kiến thức Sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị ban chấp

hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra những mục tiêu,

nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho giáo dục đào tạo trong thời gian tới. Trong đó đặc

biệt nhấn mạnh mục tiêu đào tạo con người theo hướng phát triển năng lực. Theo đó

việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và vận dụng các kiến thức khoa học để

giải quyết các vấn đề vẫn là nội dung trọng tâm trong đổi mới nội dung và phương

pháp dạy học.

Trong nhiều năm qua, ngoài các tài liệu giúp các học sinh nghiên cứu, củng cố

kiến thức cơ bản của các cấp học, các khối học thì hệ thống các tài liệu giúp giáo viên

và học sinh nghiên cứu, ôn tập nâng cao để tham gia dự thi các kì thi học sinh giỏi các

cấp, thi tuyển sinh vào các trường THPT chuyên cũng được biên soạn, xuất bản nhiều

nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, ôn tập của các giáo viên và học sinh.

Theo TS. Đinh Quang Báo, việc biên tập các tài liệu để phục vụ cho học sinh

nghiên cứu phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống của nội dung bộ môn. Theo đó, tính liên

tục của nội dung dạy học sinh học được dựa trên hệ thống và đảm bảo tính kế thừa.

Theo nguyên tắc đó việc dạy học sinh học vừa đảm bảo tính khoa học cao, vừa phù

hợp với khả năng lĩnh hội của học sinh. Để thỏa mãn cao nhất sự kết hợp nguyên tắc

khoa học và nguyên tắc phù hợp trình độ học sinh thì nội dung, chương trình phải kết

hợp cách sắp xếp theo đường thẳng với đồng tâm xoáy trôn ốc.

Hiện nay, với chương trình cơ bản thì kiến thức sinh học 9 phần sinh thái học là

nền tảng để nghiên cứu chương trình sinh thái lớp 12. Tuy nhiên với việc phải nghiên

cứu chuyên sâu chuyên đề sinh thái học để đáp ứng yêu cầu thi học sinh giỏi quốc gia

lớp 12 thì kiến thức cơ bản sinh học 9 không đáp ứng được yêu cầu là kiến thức nền

tảng phù hợp.

pdf56 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3182 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển kiến thức Sinh học 9 để bồi dưỡng học sinh giỏi phần Sinh thái học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. 
1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. 
- Nhiều vùng trên Trái Đất ngày nay đã và đang suy thoái nghiêm trọng, rất cần có 
các biện pháp để khôi phục môi trường. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các 
loài sinh vật và môi trường sống trong tự nhiên của chúng. 
- Khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã là cơ sở để duy trì cân bằng 
sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
- Mỗi quốc gia cần có các biện pháp để khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên 
để phát triển bền vững. 
2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. 
a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật. 
Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật: 
+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. 
+ Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang giã. 
+ Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. 
+ Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật. 
+ Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. 
b. Cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa. 
+ Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện 
pháp chủ yếu và cần thiết nhất. 
+ Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí. 
+ Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh. 
+ Thay đổi các loại cây trồng hợp lí. 
+ Chọn giống cây trồng, vật nuôi thích hợp và có năng suất cao 
46 
3. Vai trò của mỗi người trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã 
Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Vì chính con người là 
nhân tố quyết định xu hướng biến đổi của thiên nhiên, chính con người quyết định 
thiên nhiên biến đổi theo hướng phát triển hay suy thoái. Và chính con người phải chịu 
tác động xấu khi thiên nhiên biến đổi theo hướng suy thoái. 
III. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái 
1. Sự đa dạng của hệ sinh thái. 
Trên Trái Đất có các hệ sinh thái trên cạn và các hệ sinh thái dưới nước. 
a. Các hệ sinh thái chủ yếu trên cạn gồm: 
+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa ôn đới, 
rừng lá kim) 
+ Các hệ sinh thái thảo nguyên. 
+ Các hệ sinh thái hoang mạc. 
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp. 
+ Các hệ sinh thái núi đá vôi 
b. Các hệ sinh thái chủ yếu dưới nước gồm các hệ sinh thái nước mặn và nước 
ngọt. 
- Các hệ sinh thái nước mặn gồm: 
+ Hệ sinh thái vùng biển khơi. 
+ Hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển) 
- Các hệ sinh thái nước ngọt gồm: 
+ Hệ sinh thái nước chảy (sông, suối) 
+ Hệ sinh thái nước đứng (hồ, ao) 
2. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng và biển. 
a. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng. 
- Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. 
Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ gìn cân bằng 
sinh thái của Trái Đất. 
- Rừng ở Việt Nam hiện nay đã bị thu hẹp dần, nhà nước ta đã triên khai 
nhiều biện pháp để bảo vệ các hệ sinh thái rừng như: 
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp. 
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia 
47 
+ Trồng rừng. 
+ Phòng cháy rừng. 
+ Vận động đồng bào dân tọc ít người định canh, định cư. 
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới sinh sống và sản xuất trong 
rừng. 
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng 
b. Bảo vệ hệ sinh thái biển. 
- Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất. Các loài động vật 
trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm chủ yếu của con 
người. Hiện nay, do mức độ đánh bắt hải sản tăng quá nhanh nên nhiều loài động vật 
biển có nguy cơ bị cạn kiệt. 
- Các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái biển: 
+ Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải. Nghiêm cấm các hình 
thức đánh bắt gây hủy hoại môi trường để bào vệ các loài sinh vật biển. 
+ Bảo vệ và đẩy mạnh việc nuôi trồng các loài sinh vật có giá trị đang bị giảm dần. 
+ Phòng và chống ô nhiễm môi trường biển. 
c. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp. 
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con 
người và các nguyên liệu cho công nghiệp. 
- Sự đa dạng của hệ sinh thái nông nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế 
cũng như môi trường của đất nước. 
- Biện pháp bảo vệ là duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời phải 
cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. 
IV. Luật Bảo vệ môi trường. 
1. Sự cần thiết ban hành luật. 
Luật Bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của xã hội 
để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên 
nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên. Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, 
sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững 
của đất nước. 
2. Một số nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 
a. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương II). 
48 
- Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi 
trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phân môi trường như đất, nước, không 
khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan. 
- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam. 
b. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III). 
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích 
hợp. 
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và 
khắc phục hậu quả về mặt môi trường. 
3. Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường. 
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam. 
B. CÂU HỎI - BÀI TẬP ÔN LUYỆN VÀ NÂNG CAO 
Câu 1. 
a) Diện tích rừng trên Trái đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì? 
b) Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên đất và 
nước? 
Hướng dẫn trả lời. 
a) Hậu quả: 
+ Cây rừng bị chặt phá gây xói mòn đất, dễ xảy ra lũ lụt, gây nguy hiểm cho tính 
mạng và tài sản của người dân và gây ô nhiễm môi trường, 
+ Giảm độ phì của đất, làm cho đất khô cằn. 
+ Lượng nước thấm xuống tầng đất sâu giảm làm cho lượng nước ngầm giảm. 
+ Thay đổi khí hậu, lượng mưa giảm, không đều. 
+ Làm mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật làm giảm đa dạng sinh 
học, dễ gây mất cân bằng sinh thái. 
b) Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng tích cực tới đất và nước: 
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có nghĩa là rừng luôn được duy trì ổn định về diện 
tích và độ che phủ. 
+ Rừng sẽ chống xói mòn đất, tăng lượng mùn cho đất, làm giảm nguy cơ khô cằn 
của đất. Tăng lượng nước lưu giữ ở rừng làm tăng lượng nước ngấm xuống tầng đất 
49 
sâu làm tăng lượng nước ngầm, đồng thời điều hòa lượng mưa, làm giảm lũ lụt, ... 
giảm ô nhiễm môi trường. 
Câu 2. 
Nêu và giải thích những tác động của con người khiến một loài động vật có nguy cơ bị 
diệt vong. Nếu một loài đang có nguy cơ bị diệt vong thì chúng ta cần phải có biện pháp 
gì để duy trì và phát triển loài này? 
Hướng dẫn trả lời 
* Những tác động của con người: 
- Làm phân mảnh nơi sống (chia cắt nơi sống của loài thành nhiều mảng nhỏ cô 
lập với nhau) hoặc làm thu hẹp nơi sống khiến nguồn sống không đủ cho một số 
lượng tối thiểu cá thể của loài tồn tại. 
- Hoạt động săn bắt có chủ ý một cách quá mức hoặc những hoạt động gián tiếp 
tác động lên nguồn sống khiến cho số lượng cá thể của loài bị giảm xuống dưới 
kích thước tối thiểu của quần thể dẫn đến giảm khả năng chống chịu, giảm khả 
năng tìm kiếm bạn tình, giao phối cận huyết .... dẫn đến giảm sức sống, giảm khả 
năng sinh sản. Số lượng cá thể giảm quá mức khiến các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm 
sự đa dạng di truyền của quần thể, tăng nguy cơ cận huyết làm cho quần thể tiếp tục 
suy giảm và rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng . 
* Biện pháp: 
- Bảo vệ nơi ở , khoanh vùng nuôi và bảo vệ làm t ăng nhanh số lượng cá thể 
càng nhiều càng tốt. 
- Bổ sung nguồn gen bằng cách trao đổi cá thể hoặc nhập thêm các cá thể từ các 
quần thể khác nếu có. 
Câu 3. 
Chúng ta cần làm gì để có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa thoả mãn các 
nhu cầu hiện tại của con người, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ 
mai sau? 
Hướng dẫn trả lời. 
Các biện pháp khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên vừa thoả mãn các nhu cầu 
hiện tại của con người, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ mai sau: 
- Tránh bỏ hoang và lãng phí đất, tránh làm cho đất bị thoái hoá. Cần thực hiện các 
biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng, nhiễm mặn, .đồng thời nâng cao độ 
50 
màu mỡ cho đất. 
- Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh, đầu nguồn. Tích cực trồng 
rừng để cung cấp đủ gỗ, củi cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. Vận động dân tộc 
thiểu số định canh, định cư, không đốt rừng làm rẫy. Xây dựng các khu bảo tồn thiên 
nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, hạn chế sự thay đổi khí hậu, chống xói mòn, 
hạn hán, lũ lụt 
- Tích cực bảo vệ rừng và sử dụng tiết kiệm nguồn nước để duy trì các quá trình 
sinh thái bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất. 
- Khai thác ở mức độ vừa phải và đúng kĩ thuật tài nguyên biển, đảm bảo cho các 
loài sinh vật có thể tiếp tục sinh sản và phát triển. Khai thác cần kết hợp với bảo vệ 
nguồn sống cho các loài sinh vật biển. 
- Có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, xây dựng khu bảo 
tồn thiên nhiên tạo môi trường sống cho nhiều loài động vật. 
Câu 4. 
Đa dạng sinh học là gì? Nêu ba nguy cơ chính mà hoạt động của con người hiện nay 
có thể trực tiếp gây nên sự suy thoái đa dạng sinh học. 
Hướng dẫn trả lời: 
Đa dạng sinh học gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái. 
Ba nguy cơ chính mà các hoạt động của con người có thể trực tiếp gây nên sự suy 
thoái đa dạng sinh học gồm có: 
+ Phá hủy môi trường sống. Ví dụ như phá rừng làm rẫy, chuyển đổi các hệ sinh 
thái tự nhiên thành hệ sinh thái nông nghiệp, đô thị hóa, gây ra các vụ cháy rừng  
làm thu hẹp, thậm chí phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật trong tự nhiên. 
+ Di chuyển các loài sinh vật. Việc con người săn bắt và vận chuyển các loài sinh 
vật rời xa khu phân bố tự nhiên của chúng dẫn đến việc chúng không còn được kiểm 
soát bởi các thiên địch hoặc các vật bắt mồi tự nhiên của chúng, phá vỡ các lưới thức 
ăn tự nhiên, phá vỡ các mối tương tác giữa các loài trong các quần xã ; điều này làm 
giảm kích thước các quần thể của các loài khác trong tự nhiên do kết quả của các hoạt 
động cạnh tranh hoặc do quan hệ vật ăn thịt – con mồi, v.v 
+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Việc khai thác quá mức nhiều loài sinh 
vật phục vụ nhu cầu của con người làm suy giảm các quần thể động vật và thực vật, 
thậm chí đẩy chúng đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị tuyệt chủng hoàn toàn. 
51 
Câu 5. 
a) Tại sao lượng chất dinh dưỡng trong rừng mưa nhiệt đới lại phụ thuộc nhiều vào 
mức độ chặt phá rừng? 
b) Các khu bảo tồn khoanh vùng tạo động lực kinh tế như thế nào cho công tác bảo 
tồn lâu dài các vùng được bảo vệ? 
Hướng dẫn trả lời: 
a) Phần lớn chất dinh duỡng trong rừng mưa nhiệt đới đuợc giữ trong cây, việc loại 
bỏ cây do chặt phá rừng sẽ nhanh chóng loại bỏ bớt chất dinh duỡng từ hệ sinh thái 
này. Nguồn dinh duỡng có trong đất cũng nhanh chóng bị mang tới các dòng suối và 
mạch nuớc ngầm bởi các cơn mưa. 
b) Các vùng bảo tồn có thể cung cấp thuờng xuyên các sản phẩm của rừng, nuớc, 
thủy điện, tạo điều kiện cho giáo dục, và nguồn thu từ du lịch sinh thái. 
Câu 6. 
Giả sử một nhà thiết kế định phá hoại một mảnh rừng là hành lang giữa hai công 
viên. Để bù lại, nhà thết kế này định thêm một vùng rừng với cùng diện tích vào một 
trong hai công viên. Là một nhà sinh thái học chuyên nghiệp, bạn có thể tranh luận 
như thế nào để giữ lại hành lang đó? 
Hướng dẫn trả lời: 
- Những hành lang của môi truờng sống có thể giúp tăng tốc độ di cư hoặc phát tán 
của các sinh vật giữa các vùng sống và như vậy sẽ tạo nên dòng gene giữa các vùng. 
Điều này sẽ giúp ngăn chặn việc giảm sức sống do giao phối cận huyết. 
- Hành lang này cũng làm giảm sự tuơng tác giữa sinh vật và con nguời khi sinh vật 
phát tán, trong truờng hợp liên quan đến các thú ăn thịt lớn, ví dụ như gấu hoặc các 
loài trong họ Mèo thì việc làm giảm mối tuơng tác này là rất cần thiết. 
Câu 7. 
Nếu trong thế kỉ này nhiệt độ trên trái đất tăng lên trung bình là 4oC, hãy dự đoán 
khu hệ sinh vật nào sẽ có khả năng thay thế vị trí đồng rêu đới lạnh? Giải thích. 
Hướng dẫn trả lời. 
Rừng cây lá kim phía bắc có thể thay thế khu sinh học đồng rêu đới lạnh dọc theo 
vùng bao giữa các hệ sinh thái này. Vì rừng cây lá kim phương bắc nằm từ đồng rêu 
đới lạnh tới bắc Mĩ, Bắc Âu, và Châu Á và dải nhiệt độ của rừng cây lá kim phương 
Bắc chỉ cao hơn nhiệt độ của đồng rêu một ít. 
52 
Câu 8. 
Việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia có ý nghĩa gì? 
Hướng dẫn trả lời. 
Phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia có ý nghĩa: Góp phần làm giảm sức ép lên 
môi trường và các loại tài nguyên, là cơ sở để thực hiện các kế hoạch bảo vệ, cải tạo và 
khai thác hợp lí tài nguyên và môi trường theo hướng bền vững. 
Câu 9. 
a) Phân biệt tài nguyên tái sinh với tài nguyên không tái sinh. 
b) Cho các loại tài nguyên: đất, nước, rừng, than đá, dầu lửa, khí đốt, năng lượng 
ánh sáng, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất, khoáng 
sản. Hãy xếp chúng vào các nhóm: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài 
nguyên năng lượng vĩnh cửu. 
Hướng dẫn trả lời. 
a) - Tài nguyên tái sinh: là những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện 
phát triển phục hồi. 
- Tài nguyên không tái sinh: là những tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị 
cạn kiệt. 
b) - Tài nguyên tái sinh: đất, nước, rừng. 
- Tài nguyên không tái sinh: than đá, dầu lửa, khí đốt, khoáng sản. 
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: năng lượng ánh sáng, năng lượng gió, năng 
lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất. 
Câu 10. 
Gỗ Đinh hương là một loại tài nguyên quý hiếm. Bằng kiến thức sinh học, em hãy 
đề xuất các biện pháp tái sinh loại tài nguyên này. 
Gợi ý: 
- Các biện pháp bảo tồn: khoanh vùng khu bảo tồn;  
- Các biện pháp phục hồi: nhân giống vô tính;  
53 
3. Thực nghiệm sư phạm: 
3.1. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
Trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã tiến hành thực nghiệm với hai nội dung 
như sau: 
- Trao đổi, khảo sát, tổng hợp ý kiến các đồng nghiệp ở một số trường chuyên 
như: Chuyên Hà Tĩnh, Chuyên Nghệ An, Chuyên Phú Yên. 
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học sinh đội tuyển học sinh giỏi quốc gia 
trong 4 khóa liên tục gần đây, trong đó 2 khóa đầu tiên không được sử dụng kiến thức 
phát triển kiến thức sinh học 9 phần sinh thái học làm kiến thức nền, 2 khóa thứ 3 và 
thứ 4 sử dụng kiến thức phát triển kiến thức sinh học 9 phần sinh thái học làm kiến 
thức nền để tiếp cận, nghiên cứu chuyên đề chuyên sâu. Mỗi khóa kiểm tra khảo sát 3 
bài với mức độ yêu cầu tương đương. 
3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm 
- Các ý kiến của các đồng nghiệp đều cho rằng đề tài có tính thiết thực và khoa học 
cao, ứng dụng tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
- Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, kết hợp với kết quả bài làm của học sinh 
và quan sát trong khi tổ chức dạy học, tôi thấy rằng: 
+ Về kết quả đạt được của các bài kiểm tra thể hiện ở bảng sau: 
Khóa thứ 1 
(6 học sinh) 
Khóa thứ 2 
(8 học sinh) 
Khóa thứ 3 
(10 học sinh) 
Khóa thứ 4 
(10 học sinh) 
Kết quả Số 
lượng 
bài 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
bài 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
bài 
Tỉ lệ 
% 
Số 
lượng 
bài 
Tỉ lệ 
% 
Đạt yêu 
cầu cao 
3 16,7 6 25,0 12 40,0 18 60,0 
Đạt yêu 
cầu 
6 33,4 7 29,2 13 43,3 10 32,3 
Chưa 
đạt yêu 
cầu 
9 49,9 11 50.0 5 16,7 2 6,7 
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy sau khi tiến hành thực nghiệm (khóa thứ 3 
và thứ 4), chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt. Cụ thể số học sinh 
54 
hoàn thành tốt bài kiểm tra tăng lên, số học sinh đạt yêu cầu tăng lên, số học sinh chưa 
đạt yêu cầu giảm rõ rệt. Điều đó cho thấy đề tài bước đầu mang tính khả thi. 
+ Ở các khóa trước khi chưa tiến hành ứng dụng kiến thức phát triển kiến thức 
sinh học 9 phần sinh thái học làm kiến thức nền, học sinh gặp nhiều khó khăn trong 
việc tiếp cận, lĩnh hội kiến thức chuyên sâu theo yêu cầu của các chuyên đề ôn luyện 
bồi dưỡng học sinh giỏi, nên hiệu quả lĩnh hội kiến thức thể hiện trong các bài kiểm tra 
không cao. Trong các khóa được ứng dụng kiến thức phát triển kiến thức sinh học 9 
phần sinh thái học làm kiến thức nền, học sinh đã tiếp cận, lĩnh hội kiến thức chuyên 
sâu một cách hệ thống, có nền tảng, nên hiệu quả lĩnh hội kiến thức thể hiện trong các 
bài kiểm tra cao hơn nhiều. 
55 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
- Việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kiến thức sinh học 9 phần Sinh thái học 
cho thấy tính khả thi trong việc bồi dưỡng học sinh thi tuyển sinh vào trườngTHPT 
chuyên và tạo nền tảng kiến thức Sinh thái học tốt cho học sinh để tiếp tục nghiên cứu 
chuyên sâu, đáp ứng kì thi học sinh giỏi quốc gia môn sinh học 12. 
- Qua quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, tôi đã xây dựng được hệ thống kiến 
thức trọng tâm và chuyên sâu, các câu hỏi ôn tập cơ bản và nâng cao trên cơ sở kiến 
thức sinh học 9 phần Sinh thái học để bồi dưỡng học sinh thi tuyển sinh vào 
trườngTHPT chuyên và thi học sinh giỏi quốc gia môn sinh học 12. 
- Đề tài này có giá trị tốt cho các em học sinh lớp 9 ôn luyện để thi tuyển sinh vào 
khối chuyên sinh trường THPT chuyên cũng như các em học sinh lớp 10, 11 tham gia 
đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia. 
- Hiện đề tài đã được nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội thẩm định, biên soạn 
và sẽ được phát hành trên toàn quốc vào tháng 4 năm 2014. 
2. Kiến nghị : 
- Phát triển kiến thức sinh học 9 phần Sinh thái học nói riêng, chương trình sinh 
học 9 nói chung để bồi dưỡng học sinh giỏi là điều rất quan trọng đối với các em học 
sinh. Bởi nó là kiến thức nền phù hợp để giúp các em học sinh tiếp cận, nghiên cứu 
hiệu quả các chuyên đề chuyên sâu đảm bảo nguyên tắc hệ thống và đảm bảo tính kế 
thừa. Vì vậy cần tăng cường công tác nghiên cứu, phát triển kiến thức trọng tâm và 
chuyên sâu cũng như hệ thống các câu hỏi ôn tập cơ bản và nâng cao của chương trình 
sinh học 9. 
- Cần có các chủ trương, chính sách tích cực hơn nữa trong việc khuyến khích 
công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục, đồng thời cần có các diễn đàn 
để giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học cũng 
như trong công tác giảng dạy, đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. 
Dù rất tâm huyết và dành nhiều thời gian để biên soạn, song do những hạn 
chế khách quan và chủ quan nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất 
định, tác giả rất mong nhận được các ý kiến góp ý của các đồng nghiệp để đề tài 
được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cám ơn! 
56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2000) – Lí luận dạy học sinh học. Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
2. Hồ Ngọc Đại (1983) – Tâm lí dạy học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
3. Trần Bá Hoành (1994) – Kĩ thuật dạy học sinh học (Tài liệu BDTX chu kì 1995 – 
1996 giáo viên THPT). Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
4. Trần Bá Hoành (2000) – Phát triển các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn 
sinh học (Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1007 - 2000). Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
5. Sách giáo khoa Sinh học 9, Sách giáo viên sinh học 9 – Nxb Giáo dục. 
6. Mai Sỹ Tuấn, Cù Huy Quảng – Tài liệu giáo khoa chuyên sinh học THPT sinh thái 
học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
7. Vũ Trung Tạng - Bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học THPT sinh thái học. Nxb Giáo 
dục, Hà Nội. 
8. Campbell – Reece – Sinh học. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
9. Các đề thi học sinh giỏi Quốc gia, chọn học sinh thi học sinh giỏi Quốc tế và thi 
tuyển sinh vào trường THPT chuyên. 

File đính kèm:

  • pdfCHUYÊN- TƯỞNG HÙNG QUANG - SINH.pdf
Sáng Kiến Liên Quan