Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9

Thực trạng của vấn đề.

Việc tổ chức lựa chọn và bồi dưỡng HSG là nhằm động viên khích lệ học sinh và giáo viên góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học. Do vậy việc bồi dưỡng HSG bao giờ cũng là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Mặt khác việc tổ chức bồi dưỡng HSG là một tiêu chí không thể thiếu để đánh giá sự phát triển của nhà trường. Chất lượng HSG không những là niềm tự hào của cha mẹ học sinh, thầy cô mà còn là niềm tự hào của nhà trường, ngành giáo dục và toàn thị xã Giá Rai. Vì vậy, cần phải biết tác động tới các yếu tố của quá trình bồi dưỡng HSG như: công tác phát hiện và lựa chọn học sinh, nội dung và phương pháp bồi dưỡng, chương trình bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, cấu trúc chương trình bồi dưỡng sao cho phát huy được các điều kiện thuận lợi để việc bồi dưỡng HSG đạt kết quả cao nhất trong các kì thi tuyển.

 

doc17 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức cần bồi dưỡng cho học sinh.
Trước hết giáo viên cần phải giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của từng chương và yêu cầu học sinh cần phải đi sâu những nội dung kiến thức nâng cao. Trong các tiết dạy giáo viên cần tập trung hệ thống hóa kiến thức một cách logic, rèn luyện kỹ năng và các thao tác tư duy, phân tích đề, sáng tạo, thông thường giáo viên dạy bồi dưỡng thường tập trung vào cấu trúc chương trình do PGD-ĐTTX Giá Rai và sở GD cung cấp cho các trường để có căn cứ và định hướng trong quá trình ôn tập cho học sinh.
Ví dụ: Chương I các thí nghiệm của Menđen
- Kiến thức:
+ Học sinh nêu được các khái niệm: Di truyền, biến dị, tính trạng, cặp tính trạng tương phản, dòng thuần chủng, lai phân tích, đồng hợp, dị hợp, trội không hoàn toàn
+ Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen.
+ Trình bày các thí nghiệm của Menđen và giải thích thí nghiệm.
+ Nêu nội dung, ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.
+ Thế nào là lai phân tích? Nêu ý nghĩa của lai phân tích.
+ Thế nào là biến dị tổ hợp? Nêu ý nghĩa của biến dị tổ hợp.
- Kỹ năng:
Làm được các bài tập di truyền trong các pháp lai của quy luật phân li, quy luật phân li độc lập.
3.4. Phương pháp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. 
- Cần phải phát huy được vai trò tự học của học sinh trong quá trình ôn luyện, phải coi trọng việc hướng dẫn học sinh tự học và theo bản thân tôi con đường ngắn nhất để một học sinh đạt kết quả học tập tốt nhất là phải tự học, tự nghiên cứu, nhưng động lực để giúp các em tự học và tự nghiên cứu đó là niềm say mê, yêu thích bộ môn mà mình đã lựa chọn.
- Để giúp học sinh có niềm say mê này không ai khác chính là người giáo viên đang tham gia trực tiếp bồi dưỡng các em. Hơn nữa trong quá trình tự tìm tòi, học hỏi các em càng được củng cố, khắc sâu và tăng thêm niềm say mê và hứng thú trong học tập. Ngoài việc học và làm các bài tập thì giáo viên còn yêu cầu học sinh phải thường xuyên tự nghiên cứu các bài tập và các loại sách nâng cao của bộ môn mà giáo viên giới thiệu hoặc do giáo viên cho học sinh mượn (sách do giáo viên mua hàng năm) và thường xuyên kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau và trên cơ sở kiểm tra, đánh giá thì giáo viên mới nắm được khả năng thực hiện nhiệm vụ của các em, từ đó có kế hoạch định hướng công việc trong thời gian tới.
+ Muốn có HSG phải có giáo viên giỏi về chuyên môn, vì thế người giáo viên phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, học hỏi, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ và sưu tầm các dạng đề thi qua các năm đây là khâu quan trọng nhất, vì trong quá trình sưu tầm các dạng đề thi qua các năm trước để cho học sinh tiếp cận và làm quen với các dạng đề thi nhằm mục đích là để học sinh không bở ngỡ với các dạng đề thi và thường xuyên nhắc nhở học sinh về cách trình bày trong quá trình giải bài tập và đặc biệt, giáo viên phải chỉ rõ về hướng dẫn chấm trong các đề thi để cho học sinh thấy được mức độ phân thang điểm chấm từng ý, từng nội dung phù hợp với thang điểm, nên thông qua việc cho học sinh va chạm với các dạng đề thi thì cần rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt và tính cẩn thận trong quá trình giải các đề thi.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá học sinh sau khi kết thúc các chương đã học bằng cách là làm các đề thi thử, do đó giáo viên tham gia trực tiếp bồi dưỡng HSG cần phải làm các đề, hướng dẫn chấm cụ thể chi tiết và tổ chức coi kiểm tra một cách nghiêm túc, thông qua bài kiểm tra để thấy được khả năng tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập và kỹ năng trình bày khi giải một đề thi theo nội dung đã hướng dẫn ở trên và cũng thông qua các bài kiểm tra có thể điều chỉnh phương pháp dạy và học cho thời gian tiếp theo.
3.5. Chương trình bồi dưỡng.
- Giáo viên phải nghiên cứu thật kĩ nội dung kiến thức sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, để tự soạn cho mình một nội dung bồi dưỡng cho phù hợp nhất và hiệu quả nhất. (nội dung soạn tài liệu chủ yếu theo cấu trúc ôn tập do PGD&ĐTTX Giá Rai và Sở GD&ĐT cung cấp cho các trường theo cv số 999/SGD &ĐT –GDTrH ngày 5 tháng 10 năm 2018).
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng phù hợp với thời gian bồi dưỡng cần cung cấp kiến thức cho học sinh.
- Giáo viên cần hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng cách cô đọng các kiến thức về cơ sở lý thuyết cũng như hệ thống các dạng bài tập cho học sinh trong xuyên suốt quá trình ôn tập cho học sinh
Ví dụ: Để hình thành kỹ năng giải được các bài tập di truyền trong các phép lai của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập ta tiến hành như sau: Đầu tiên giáo viên hình thành cho học sinh có 2 dạng bài toán, đó là bài toán thuận và bài toán nghịch, khi đó giáo viên sẽ hình thành các bước giải như:
* Bài toán thuận: Cho biết kiểu gen và kiểu hình của P yêu cầu xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F.
Trước hết giáo viên hình thành phương pháp giải cụ thể như:
- Bước 1: Dựa vào giả thuyết của đề bài để quy ước gen.
- Bước 2: Từ kiểu hình của P xác định kiểu gen của P.
- Bước 3: Lập sơ đồ lai suy ra kiểu gen và kiểu hình của F.
Ứng dụng phương pháp giải vào giải bài tập như sau:
Bài tập: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên NST thường phân li độc lập và không có tính trạng trung gian. Biết lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài.
            Cho chuột P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản màu lông và chiều dài đuôi giao phối với nhau thu được F1, tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2.
a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2.
b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?
Giải
Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: lông đen; a: lông nâu; B: đuôi ngắn; b: đuôi dài.
a. Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2.
- Trường hợp 1: 
PT/C: (lông đen, đuôi ngắn) AABB             x          aabb (lông nâu, đuôi dài)
            GP:                                     AB                              ab
            F1: AaBb -> 100% lông đen, đuôi ngắn.
- Trường hợp 2: 
PT/C: (lông đen, đuôi dài) AAbb              x          aaBB (lông nâu, đuôi ngắn)
            GP:                                Ab                               aB
            F1: AaBb (100% lông đen, đuôi ngắn)
F1xF1: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb     x          AaBb (lông đen, đuôi ngắn)
            GF1:                           AB, Ab, aB, ab         AB, Ab, aB, ab
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
Ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
            F2:
  Kết quả:
+ KG: 9A-B-; 3A-bb; 3aaB-; 1aabb
+ KH: 9 lông đen, đuôi ngắn : 3 lông đen, đuôi dài : 3 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi dài.
b. Kết quả lai phân tích F1:
            P: (lông đen, đuôi ngắn) AaBb           x          aabb (lông nâu, đuôi dài)
            G:             AB, Ab, aB, ab                  ab
            Fb:
AB
Ab
aB
ab
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
Kết quả:
+ KG: 1 AaBb : 1 Aabb : 1 aaBb : 1 aabb
+ KH: 1 lông đen, đuôi ngắn : 1 lông đen, đuôi dài : 1 lông nâu, đuôi ngắn : 1 lông nâu, đuôi dài.
* Dạng bài toán nghịch: Cho biết tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F yếu cầu xác định kiểu gen, kiểu hình P.
Giáo viên hình thành phương pháp giải như sau:
Phương pháp giải:
- Xác định tỉ lệ Kiểu hình của F.
- Phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai. Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F => kiểu gen của P về cặp tính trạng đang xét => kiểu hình của P.
+ Tỉ lệ F1 = 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội không hoàn toàn.
+ F1 đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn => cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:1 => 1 cơ thể P có kiểu gen dị hợp, cơ thể P còn lại có kiểu gen đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.
- Xét chung 2 cặp tính trạng suy ra kiểu gen ở hai cặp tính trạng của bố mẹ.
- Lập sơ đồ lai minh họa.
Lưu ý: để biết 2 cặp gen có phân li độc lập dựa vào:  
+ Đề bài cho sẵn.
+ Tỉ lệ phân li độc lập của thí nghiệm Menđen: 9:3:3:1.
+ Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
 	+ Đề bài cho 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau.
+ Nhân tỉ lệ kiểu hình riêng rẽ của từng loại tính trạng này với tỉ lệ kiểu hình riêng của loại tính trạng kia. Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền phân li độc lập: “Khi hai cặp gen di truyền độc lập, tỉ lệ kiểu hình ở đời con bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó”
Vd: Áp dụng phương pháp trên vào giải bài tập như sau:
Bài tập: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360 cây quả đỏ, chín sớm: 120 cây có quả đỏ, chín muộn: 123 cây có quả vàng, chín sớm: 41 cây có quả vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P đến F2?
Giải
a. Xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả:
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li suy ra Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng suy ra cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả:
          Chín sớm: Chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb. 
b. Sơ đồ lai từ P -> F2
- Xét tỉ lệ KH của F1: F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn = F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
            + F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)
            + P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: 
* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
	- Sơ đồ lai minh họa:
	* Sơ đồ lai 1:   
P: (quả đỏ, chín sớm) AABB            x          aabb (quả vàng, chín muộn)
          GP:                               AB                              ab
          F1: AaBb (100% quả đỏ, chín sớm)
	* Sơ đồ lai 2:   
P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb  x         aaBB (quả vàng, chín sớm)
          GP:                               Ab                     aB
          F1: AaBb (100% quả đỏ, chín sớm)
F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb         x          AaBb (quả đỏ, chín sớm)
            GF1:                          AB; Ab; aB; ab         AB; Ab; aB; ab
            F2:
AB
Ab
aB
ab
AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb
Ab
AABb
AAbb
AaBb
Aabb
aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb
ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb
 Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn.
- Tương tự đối với những chủ đề khác giáo viên cần phải hệ thống hóa kiến thức cho học sinh giống như trình bày ở trên.
	3.6. Kiểm tra đánh giá trong quá trình bồi dưỡng
 	- Giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh trong suốt thời gian bồi dưỡng bằng cách ra đề kiểm tra thử cho học sinh làm và dựa vào bài kiểm tra đó để đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm điều chỉnh phương pháp dạy và học cho phù hợp.
- Trong năm học 2018 – 2019 bản thân tôi đã áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá học sinh trong quá trình bồi dưỡng cụ thể như: Khi cho các em học sinh làm một bài tập ở một chương nào đó, thì thông thường giáo viên chỉ mời 1 một em lên bảng để hoàn thành bài tập còn các em học sinh khác tự làm, giáo viên thì đi kiểm tra nhưng khi học sinh trên bảng trình bày kết quả sau khi hoàn thành xong thì tất cả các em học sinh cùng nhau nhận xét bài làm của bạn và đối chiếu với bài làm của mình để khẳng định đúng hay sai, nhưng đối với phương pháp này vẫn còn hạn chế vì học sinh không nhìn thấy được bài làm của học sinh khác và giáo viên mất rất nhiều thời gian khi chỉnh sữa từng em một. Do đó, khi kiểm tra đánh giá bài làm của học sinh thì tôi sử dụng máy chiếu và sử dụng điện thoại có chức năng chụp ảnh để chụp lại các bài làm của học sinh rồi kết nối vào máy vi tính sau đó trình chiếu lên màng hình để học sinh quan sát bài lẫn nhau và với phương pháp này nên thời gian sữa bài cho học sinh được rút ngắn và các em học sinh cũng có thể nhìn bài của nhau từ đó giúp học sinh nhận ra những sai xót cho nhau rồi chỉnh sữa cho hợp lí, đặc biệt phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao trong suốt quá trình bồi dưỡng HSG mà tôi đã áp dụng trong năm học này.
	3.7. Biên soạn tài liệu bồi dưỡng để bồi duõng
- Giáo viên sưu tầm các tài liệu nâng cao và tham khảo những tài liệu hay sau đó cung cấp đến học sinh và hướng dẫn học sinh học một cách hiệu quả nhất. Thông thường bản thân tôi khi ôn HSG cấp thị vã và cấp tỉnh, tôi thường dựa vào cấu trúc của SGD&ĐT hướng dẫn về nội dung kiến thức, kỹ năng cần đạt được từ đó tôi biên soạn tài liệu cho học sinh.
Ví dụ về biên soạn tài liệu theo cấu trúc chương III ADN và GEN.
a. Kiến thức
+ Nêu cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN. Hiểu được cấu trúc không gian của phân tử ADN có tính đa dạng và tính đặc thù.
+ Hiểu được cơ chế tự nhân đôi của ADN.
+ Bản chất và chức năng của gen, chức năng của ADN. 
+ Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của phân tự ARN.
+ Cơ chế tổng hợp ARN, chức năng ARN, ý nghĩa của sự tổng hợp ARN.
+ Nêu được các đặc điểm giống và khác nhau cơ bản giữa ARN và ADN.
+ Cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của phân tử prôtêin.
+ Hiểu được bản chất mối quan hệ giữa Gen – ARN – Prôtêin – Tính trạng.
b. Kỹ năng: 
+ Giải các bài tập liên quan đến cấu trúc và quá trình nhân đôi của phân tử ADDN, cấu trúc và quá trình tổng hợp ARN, cấu trúc và quá trình tổng hợp prôtêin.
+ Giải các bài tập về mối quan hệ giữa Gen – ARN – Prôtêin – Tính trạng.
Trên cơ sở về cấu trúc nêu trên bản thân tôi biên soạn nội dung câu hỏi rồi giao tài liệu và hướng dẫn học sinh nghiên cứu và học theo phần giáo viên đã định hướng, ví dụ như:
	Câu 1: Nêu cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của phân tử ADN? Vì sao ADN có tính đa dạng và tính đặc thù? Chức năng của ADN?
	Câu 2: Trình bày cơ chế tự nhân đôi của ADN và ý nghĩa của nó?
	Câu 3: Nêu bản chất và chức năng của gen? Chức năng của ADN?
	Câu 4: Nêu cấu trúc hóa học và cấu trúc không gian của ARN?
	Câu 5: Nêu cơ chế tổng hợp ARN? Chức năng của ARN? Ý nghĩa của sự tổng hợp ARN?
- Sưu tầm các dạng đề thi qua những năm học trước hoặc truy cập trên mạng internet về tổng hợp các dạng đề thi sau đó biên soạn lại cho phù hợp với học sinh của mình.
	3.8. Thời gian bồi dưỡng
- Để chương trình bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả thì giáo viên phải có kế hoạch cụ thể và đăng kí lịch bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn hoặc bộ phận chuyên môn (P.Hiệu trưởng nhà trường) và thực hiện nghiêm túc theo lịch đã đăng kí .
- Giáo viên có thể tăng thời lượng bồi dưỡng nếu kiến thức đó quá khó và học sinh còn lúng túng trong khi khám phá kiến thức mới.
	3.9. Khen thưởng đối với học sinh dự thi đạt kết quả tốt
Trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp thị xã hoặc cấp tỉnh, thì bản thân tôi đã kích thích và động viên tinh thần học tập của học sinh bằng cách tham mưu với BGH nhà trường, hội PHHS hoặc các mạnh thường quân ở các khối lớp tiến hành khen thưởng kịp thời đối với học sinh dự thi có kết quả tốt với việc làm này trong những năm qua bản thân tôi thực hiện có hiệu quả trong việc khen thưởng học sinh.
* Nói tóm lại với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm về phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 trong những năm qua, tôi đều đạt kết quả tốt trong các kỳ thi HSG như:
Kết quả đạt được trong năm học 2017 – 2018 cụ thể như sau:
 - HSG dự thi cấp thị xã:
+ Tổng số HS dự cấp thị xã 04 em HS.
+ Kết quả đạt 02 giải, trong đó có 01 giải II và 01 giải khuyến khích.
+ HSG dự thi cấp tỉnh: 02 HS
+ Kết quả đạt 02 giải III cấp tỉnh.
Kết quả đạt được trong năm học 2018 – 2019 cụ thể như sau:
- HSG dự cấp thị xã: 
+ Tổng số HS bồi dưỡng từ năm đối với bộ môn sinh học 9 là 04 HS.
+ Kết quả đạt được 02 giải, trong đó có 01 giải II và 01 giải khuyến khích.
+ Có 02 em HS được chọn dự thi cấp tỉnh.
- HSG dự thi cấp tỉnh: 
+ Tổng số dự thi có 02 em HS.
+ Kết quả có 01 em HS đạt giải I và 01 em HS đạt giải II cấp tỉnh.
* Bài học kinh nghiệm:
- Để tổ chức công tác bồi dưỡng HSG một cách khoa học và đạt hiệu quả thì bản thân tôi đã lên kế hoạch cụ thể, chi tiết với từng đơn vị kiến thức trọng tâm theo từng chủ đề, từ tuần để đảm bảo thời gian và tiến độ bồi dưỡng cho học sinh, theo đó các chương trình bồi dưỡng HSG cần phải đảm bảo 3 yêu cầu đó là: Phần kiến thức cơ bản, nâng cao, rèn luyện kĩ năng, phương pháp làm bài, sau mỗi giai đoạn đều có đánh giá và rút kinh nghiệm, điều chỉnh và đề ra phương hướng thực hiện cho chủ đề tiếp theo. Điều mà bản thân tôi quan tâm nhất đó là chú ý nhiều đến việc dạy các phương pháp tự học đối với học sinh và xem đây là mục tiêu chính của quá trình học tập, ở mỗi buổi dạy, bản thân tôi luôn tìm những nội dung mới, thay đổi các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp.
- Trong quá trình bồi dưỡng HSG giáo viên cần phải chú ý đến việc kiểm tra đánh giá, thi thử để điều chỉnh kiến thức, kỹ năng kịp thời cho học sinh.
- Phát huy vai trò tự học cho học sinh, thực tế cho thấy, học nào có tinh thần và phương pháp tự học tốt thì thành công sẽ cao hơn, do đó giáo viên dạy bồi dưỡng cần hướng dẫn học sinh của mình sử dụng quỹ thời gian hợp lý, hiệu quả, mặt khác cần chú ý đến việc bồi dưỡng HSG dưới nhiều hình thức như: trực tiếp, gián tiếp hoặc qua gmail và mạng xã hội... 
III. KẾT LUẬN
Để có được kết quả nhất định cho học sinh khi tham gia thi học sinh giỏi các cấp, giáo viên cần có những giải pháp hữu hiệu kể cả nội dung và phương pháp ôn tập cũng như hình thức kiểm tra, đánh giá, làm sao để cả thầy và trò sau khi ôn tập vững tin bước vào phòng thi mà không có tư tưởng học tủ, ôn tủ. Cần tạo một nền tảng kiến thức và tâm lí bình tĩnh khi đã có trong mình vốn kiến thức khá chắc chắn. Việc ôn tập không nên tạo ra một trạng thái gò ép mà thật sự thoải mái, cách tiếp cận nội dung làm sao để học sinh không cảm thấy bị áp lực. Để thực hiện được những phần việc quan trọng như vậy chính là giáo viên đã tạo ra cho học sinh động cơ và mục đích học tập đúng đắn từ đó nhằm xây dựng một nền tảng kiến thức, tâm lí bình tĩnh. Tuy nhiên việc thành công hay không trong quá trình ôn tập không chỉ phụ thuộc vào thầy cô mà phần lớn phụ thuộc vào mức độ quyết tâm của học sinh .
* Kiến nghị và đề xuất:
- Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả BGH và PGD cần có sự quan tâm đặc biệt và có những biện pháp như: 
- Tuyên dương và khen thưởng kịp thời đối với những học sinh đã đạt giải.
- Cung cấp những tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh để thuận tiện cho công tác bồi dưỡng của giáo viên. 
- Nhà trường cũng như PGD& ĐT cần tăng cường cơ sở vật chất cụ thể là phòng học để dạy bồi dưỡng cho học sinh vì hiện nay chưa có phòng để bồi dưỡng, nên giáo viên phải mượn các phòng chức năng để ôn tập cho học sinh.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP TRƯỜNG 
Tân phong, ngày 09 tháng 04 năm 2019
NGƯỜI VIẾT
Trần Quốc Dũng
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP THỊ XÃ
Mục lục
 Nội dung 	 	 Trang

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mo.doc
Sáng Kiến Liên Quan