Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hướng dẫn học sinh cách tự học để giải bài tập di truyền sinh học 9

Về nội dung của sáng kiến:

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn sinh học 9, tôi nhận thấy việc

vận dụng lí thuyết học tập của học sinh vào giải các bài tập đặc biệt là bài tập di

truyền gặp rất nhiều khó khăn; Toán di truyền cấp THCS lại là một trong những

kiến thức cơ bản giúp học sinh học tốt hơn chuyên sâu hơn khi học lên các bậc

THPT và Đại học. Vậy mà học sinh lại gặp khó khăn trong vấn đề này thì đây

quả là một điều rất đáng quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển trí

tuệ của cả một thế hệ tương lai.Với mục tiêu, vai trò quan trọng như vậy mà ở

chương trình Sinh học 9 chỉ gói gọn trong chương I "Các thí nghiệm Menđen"

với 1 tiết giải bài tập di truyền. Tôi thiết nghĩ với khoảng thời gian như vậy

không đáp ứng được khát vọng học hỏi của học sinh và chưa thể hình thành cho

học sinh kĩ năng tự giải loại bài tập này đó cũng chính là những trăn trở của giáo

viên dạy môn Sinh học 9 chúng tôi. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn thực hiện sáng

kiến "Một số giải pháp hướng dẫn học sinh cách tự học để giải bài tập di truyền

sinh học 9".

Mục đích của sáng kiến:

-Nhằm củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức của học sinh về các quy luật di

truyền của Menđen. Giúp các em hiểu sâu sắc, nắm vững các quy luật di truyền.

-Cung cấp và giúp học sinh nắm được phương pháp và cách giải cụ thể từng

dạng bài tập di truyền, từ đó hình thành kĩ năng giải bài tập về: Lai 1 cặp tính

trạng, lai 2 cặp tính trạng của Menđen.

-Hình thành cho học sinh niềm đam mê và yêu thích môn sinh học hơn.

Trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh THCS có rất nhiều phương pháp

đạt hiệu quả cao, song do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn ít. Vì vậy trong

phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đề cập tới các kiến thức liên quan đến các thí

nghiệm của Menđen, hướng dẫn học sinh cách tự giải bài tập di truyền sinh học

9, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh ở trường THCS.

Do thời lượng tiết học có hạn nên để học sinh có thể tự giải được bài tập

di truyền Sinh học 9 tôi đã đưa ra và thực hiện 3 giải pháp sau:

- Giải pháp 1: Phân dạng các loại bài tập di truyền.

- Giải pháp 2: Hướng dẫn cách giải các dạng bài tập.

- Giải pháp 3: Giao các dạng đề để học sinh tự giải.

pdf12 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp hướng dẫn học sinh cách tự học để giải bài tập di truyền sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, học sinh phải đối mặt với một khối lượng kiến thức 
hoàn mới, riêng phần di truyền và biến dị kiến thức rất trừu tượng, hơn nữa giải 
được bài tập lại là một đề khó khăn vì sách giáo khoa không cung cấp phương 
pháp giải cũng như các công thức cơ bản để giải bài tập. Các em chưa xác định, 
phân dạng được bài toán nên thường giải sai. Do đó trong quá trình giảng dạy 
tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu tài liệu để lựa chọn nội dung cơ bản của tiết dạy, 
chọn phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu kiến thức của bài học một cách 
thoải mái, không bị gò bó, thụ động, gây được sự hứng thú học đối với học sinh. 
Tôi đã phân dạng các loại bài tập di truyền của Menđen như sau. 
Lai 1 cặp tính trạng: 
Kiến thức này được tổng hợp từ qui luật phân li của Men đen, cụ thể : 
“Lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thuần chủng 
thì F1 đồng tính, F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn ’’ 
Dạng toán thuận: 
 Là dạng bài đã biết tính trội lặn, kiểu hình của P. Từ đó tìm kiểu gen, kiểu 
hình của F và lập sơ đồ lai. 
Dạng toán nghịch: 
Là dạng bài tập dựa vào kết quả con lai (F) để suy ra kiểu gen, kiểu hình của bố, 
mẹ và lập sơ đồ lai. Thường gặp 2 trường hợp sau: 
Trường hợp 1: Nếu đề bài cho tỉ lệ phân tính ở con lai. 
Trường hợp 2: Nếu đề không cho tỉ lệ phân tính ở con lai. 
Lai hai cặp tính trạng: 
Kiến thức được tổng hợp từ quy luật phân li độc lập của Menđen cụ thể: 
 “Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương 
phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của 
các tính trạng hợp thành nó”. Cũng giống như bài tập về lai 1 cặp tính trạng 
trước tiên chúng tôi giao cho các em dạng toán thuận. 
Dạng toán thuận: 
 Biết P, xác định kiết quả lai của F1 và F2. 
Dạng toán nghịch: 
 Biết kết quả lai, xác định kiểu gen và kiểu hình của P. 
 Giải pháp 2: Hướng dẫn cách giải các dạng bài tập. 
 Ở mỗi dạng toán tôi hướng dẫn và cho các em ghi cách giải ở tiết 7 “ giải bài 
tập di truyền” trong chương trình học chính khóa. 
- Dạng toán thuận lai 1 cặp tính trạng cách giải như sau: 
Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, lặn (có thể không có bước này nếu đề 
đã cho). 
Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận xác định kiểu gen của bố, mẹ. 
Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở con lai. 
 4
- Các bước giải dạng toán nghịch lai 1 cặp tính trang. 
Trường hợp 1: Có 2 bước giải. 
 + Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở con lai để xác định gen trội, gen lặn và 
quy ước gen sau đó suy ra kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ (rút gọn tỉ lệ đã cho ở 
con lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét). 
+ Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả.(Lưu ý nếu đề chưa xác định gen 
trội, lặn thì có thể căn cứ vaò tỉ lệ phân tính ở đời con để quy ước gen.) 
Trường hợp 2: Nếu đề không cho tỉ lệ phân tính ở con lai. 
Để giải dạng này, dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp NST trong quá trình giảm 
phân và thụ tinh. Cụ thể căn cứ vào kiểu gen F để suy ra giao tử mà F có thể 
nhận từ bố và mẹ, từ đó suy ra kiểu gen của bố mẹ. Sau đó lập sơ đồ lai kiểm 
nghiệm. 
- Dạng toán thuận lai 2 cặp tính trạng cách giải cũng gồm 3 bước như lai 1 cặp 
tính trạng: 
Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, lặn (có thể không có bước này nếu đề 
đã cho). 
Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận xác định kiểu gen của bố, mẹ. 
Bước 3: Lập sơ đồ lai, nhận xét tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình ở con lai. 
Dạng toán nghịch: Lai 2 cặp tính trạng. 
 Trường hợp đơn giản nhất là: 
 + Kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9: 3: 3: 1. Từ tỉ lệ này có thể suy ra 
tổng số kiểu tổ hợp giao tử là 9+ 3+ 3+ 1= 16= 4 x 4. Chứng tỏ mỗi bên bố mẹ 
đã cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngay nhau, các gen phân li độc lập, bố mẹ dị hợp 
2 cặp gen AaBb. 
 Thông thường ta xét kết quả lai của từng cặp tính trạng ở con lai, sau đó tổ 
hợp lại kết quả của các kết quả lai 1cặp tính trạng lại thì ta xác định được kiểu 
gen của bố mẹ 
*Lưu ý: Để biết 2 cặp gen có phân li độc lập dựa vào: 
- Đề bài cho sẵn. 
- Tỉ lệ phân li độc lập của thí nghiệm MenDen: 9: 3: 3: 1 
- Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng. 
- Đề bài cho 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau. 
- Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính 
trạng kia. 
- Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2 
cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền 
phân li độc lập: “Khi hai cặp gen di truyền độc lập, tỉ lệ KH ở đời con bằng tích 
tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó” 
Giải pháp 3: Giao các dạng đề để học sinh tự giải. 
Sau khi các em đã biết được cách giải tôi ra các dạng đề để các em tự giải. Đề đủ 
dạng từ dễ đến khó, nếu là đề trắc nghiệm chọn đáp án thì sau đó tôi cho các em 
viết sơ đồ lai kiểm chứng . Tôi phô tô cho mỗi nhóm 1 tờ đề bài hoặc ghi đề lên 
bảng phụ , ... Các em nhận được đề tự giải hoặc hợp tác với nhau cùng giải theo 
 5
nhóm, tổ vào các thời gian thích hợp. Thắc mắc của các em được giải thích trong 
3 phút đầu mỗi tiết học, hoặc 5 phút chuyển tiết hoặc những buổi khi nào các em 
và giáo viên có thời gian rỗi sẽ giải thích cho các em, cán sự bộ môn Sinh học 
giúp giáo viên theo dõi đánh giá tình hình giải bài tập của các em . Lượng kiến 
thức này sẽ kiểm tra ở bài kiểm tra 5 phút hoặc đan xen vào bài kiểm tra 15 phút 
, 1 tiết trong chương trình học. Cụ thể tôi đã giao cho các em những dạng bài 
tập như sau: 
Lai 1 cặp tính trạng: 
Dạng toán thuận: 
Ví dụ: Ở Lúa, thân cao là tính trạng trội hoàn toàn so với thân thấp. 
a. Hãy xác định kết quả con lai F1 khi cho lúa thân cao giao phấn với lúa thân 
thấp . 
b. Cho cây thân cao F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ KG, KH ở F 2 sẽ như thế nào? 
c. Làm thế nào để chọn lúa thân cao ở F2 thuần chủng ? có cần kiểm tra tính 
thuần chủng của lúa thân thấp không? vì sao? 
 Hướng dẫn giải 
Qui ước: gen A: thân cao ; gen a: thân thấp 
Cây thân cao có kiểu gen : AA hoặc Aa 
Cây thân thấp có KG : aa 
a. Lúa thân cao giao phấn với lúa thân thấp có 2 trường hợp: 
Trường hợp 1: 
P : AA x aa 
 GP: A a 
F1 : KG: Aa 
 KH 100% cây thân cao 
Trường hợp 2: 
P : Aa X aa 
Gp A, a a 
F1 KG : 1 Aa : 1aa 
 KH: 1 cây thân cao: 1 cây thân thấp 
b. Cho cây thân cao F1 tự thụ phấn: 
Cây thân cao F1 có kiểu gen Aa 
Sơ đồ lai : 
F1 : Aa x Aa 
GF1 A, a A, a 
F2 KG 1 AA : 2Aa: 1aa 
KH 3 thân cao: 1 thân thấp 
c. Để chọn lúa thân cao thuần chủng ở F2 ta thực hiện phép lai phân tích, tức cho 
cây thân cao F2 lai với cây thân thấp KG aa 
- Nếu con lai phân tích đồng tính thân cao thì cây thân cao F2 thuần chủng. 
- Nếu con lai phân tích phân tính với tỉ lệ 1 thân cao : 1 thân thấp thì cây thân 
cao F2 không thuần chủng. 
 6
- Không cần kiểm tra tính thuần chủng của cây thân thấp vì thân thấp là tính 
trạng lặn, luôn mang KG đồng hợp lặn aa. 
Dạng toán nghịch: 
Thường gặp 2 trường hợp sau: 
 Trường hợp 1: Nếu đề bài cho tỉ lệ phân tính ở con lai. 
Ví dụ: Trong phép lai giữa 2 cây lúa thân cao với nhau người ta thu được kết 
quả ở con lai như sau: 3018 hạt cây thân cao, 1004 hạt cây thân thấp. Hãy biện 
luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên 
Giải 
Xét kết quả thu được ở đời con lai có: 
3018 hạt cây thân cao: 1004 hạt cây thân thấp = 3 hạt cây thân cao : 1 hạt cây 
thân thấp. 
Con lai có tỉ lệ kiểu hình của định luật phân li. Dựa vào định luật này, suy ra tính 
trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng tân thấp. 
Qui ước: Gen A : thân cao, gen a: thân thấp. 
Con lai có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn . Suy ra F1 đều có KG dị hợp Aa , KH: thân cao. 
 Sơ đồ lai : 
 P: Aa (thân cao) x Aa ( thân cao) 
 GP: A , a A , a 
 F: KG: 1A A: 2 A a:1a a 
 KH: 3 Thân cao: 1 thân thấp. 
 Trường hợp 2: Nếu đề không cho tỉ lệ phân tính ở con lai. 
Ví dụ: Ở người, màu mắt nâu là trội so với mắt đen. Trong 1 gia đình,bố mẹ 
đều mắt nâu. Trong số các con sinh ra có đứa con gái mắt đen, hãy biện luận và 
lập sơ đồ lai, giải thích 
 Giải 
Quy ước: Gen A quy định mắt nâu, gen a quy định mắt đen. 
 Mắt nâu có kiểu gen A_ 
 Mắt đen có kiểu gen aa. 
Người con gái mắt đen có kiểu gen aa nhận 1 giao tử a từ bố và nhận 1giao tử a 
từ mẹ => bố mẹ đều tạo ra giao tử a => Bố mẹ có kiểu gen là Aa. 
 Sơ đồ lai: 
 P: Aa (mắt nâu) x Aa( mắt nâu) 
 Gp : A, a A, a 
 F1: KG: 1AA: 2Aa: 1aa 
 KH: 75% mắt nâu: 25% mắt đen 
Lai hai cặp tính trạng: 
 Cũng giống như bài tập về lai 1 cặp tính trạng trước tiên chúng tôi giao cho 
các em dạng toán thuận. 
Dạng toán thuận: 
 7
. 
Ví dụ: Ở bò gen A qui định có sừng trội so với gen a qui định không sừng. Gen 
S qui định lông vàng trội với gen s qui định lông đen. 2 cặp gen trên nằm trên 2 
nhiểm sắc thể thường khác nhau. 
 Xác định tỉ lệ: KG, KH ở F 2 khi lai 2 con bò P đều thuần chủng là có 
sừng, lông đen với không sừng, lông vàng . 
 Hướng dẫn giải : 
Bò thuần chủng có sừng, lông đen có kiểu gen: AAss 
Bò thuần chủng không sừng, lông vàng có kiểu gen: aaSS. 
Sơ đồ lai: 
P : AAss x aaSS 
Gp : As aS 
F1 : KG: AaSs 
 KH : 100% có sừng , lông vàng . 
F1 AaSs x AaSs 
Gf1 AS ,As, aS, as AS, As, aS, as 
F2 : 
KG: 1AASS: 2AASs: 2AaSS: 4AaSs: 1AAss: 2Aass: 1aaSS: 2aaSs: 1aass 
KH: 9 có sừng, lông vàng: 3 có sừng, lông đen: 3 không sừng, lông vàng: 1 
không sừng, lông đen. 
Dạng toán nghịch: 
Ví dụ 1: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với hai 
tính trạng thân thấp và hạt gạo trong. Trong một phép lai giữa hai cây người ta 
thu được F1 có kết quả như sau: 120 cây có thân cao, hạt gạo đục: 119 cây có 
thân cao, hạt gạo trong: 40 cây có thân thấp, hạt gạo đục: 41 cây có thân thấp, 
hạt gạo trong. 
 Hãy biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai. 
 Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với hai tính trạng 
thân thấp và hạt gạo trong. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F1 
có kết quả như sau: 120 cây có thân cao, hạt gạo đục: 119 cây có thân cao, hạt 
gạo trong: 40 cây có thân thấp, hạt gạo đục: 41 cây có thân thấp, hạt gạo trong. 
 Hãy biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai. 
Giải 
- Theo đề bài, ta có qui ước gen: 
A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt gạo đục; b: hạt gạo trong. 
- Xét tỉ lệ KH của F1: 
F1: 120 thân cao, hạt gạo đục: 119 thân cao, hạt gạo trong: 40 thân thấp, hạt gạo 
đục: 41 thân thấp, hạt gạo trong ≈ 3 thân cao, hạt gạo đục: 3 thân cao, hạt gạo 
trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục: 1 thân thấp, hạt gạo trong. 
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: 
+ Về tính trạng chiều cao cây: 
Thân cao: thân thấp = (120+119) : (40+41) ≈ 3:1 
 8
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa 
+ Về tính trạng màu sắc hạt: 
 Hạt gạo đục : hạt gao trong = (120+40) : (119+41) ≈ 1:1 
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn 
lại có KG dị hợp: Bb x bb 
- Xét chung 2 cặp tính trạng: 
(3 thân cao : 1 thân thấp) x (1 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong) = 3 thân cao, hạt 
gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt 
gạo trong =F1 
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. 
 Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra: 
 P: AaBb (thân cao, hạt gạo đục) x Aabb (thân cao, hạt gạo trong) 
- Sơ đồ lai minh họa: 
P: (thân cao, hạt gạo đục) AaBb x Aabb (thân cao, hạt gạo trong) 
GP: AB: Ab: aB: ab Ab: ab 
F2: 
 AB Ab aB Ab 
Ab AABb AAbb AaBb Aabb 
ab AaBb Aabb aaBb Aabb 
* Kết quả: 
- KG: 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb. 
- KH: 3 thân cao, hạt gạo đục: 3 thân cao, hạt gạo trong: 1 thân thấp, hạt gạo 
đục: 1 thân thấp, hạt gạo trong. 
Ví dụ 2: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F1 đồng loạt có KH 
giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 
360 cây quả đỏ, chín sớm: 120 cây có quả đỏ, chín muộn: 123 cây có quả vàng, 
chín sớm: 41 cây có quả vàng, chín muộn. 
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói 
trên? 
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2? 
Giải: 
a. Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng: 
- Về tính trạng màu sắc quả: 
quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1 
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả 
vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: 
Aa x Aa 
- Về tính trạng thời gian chín của quả: 
 Chín sớm: chín muộn = (360+123) : (120+41) ≈ 3:1 
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với 
chín muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu 
gen dị hợp: Bb x Bb 
 9
b. - Xét tỉ lệ KH của F1: 
F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41 
quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, 
chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn. 
- Xét chung 2 cặp tính trạng: 
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả 
đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F2 
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. 
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra: 
+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn) 
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản: 
* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn) 
* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm) 
- Sơ đồ lai minh họa: 
* Sơ đồ lai 1: 
P: (quả đỏ, chín sớm) AABB x aabb (quả vàng, chín muộn) 
 GP: AB ab 
F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm. 
* Sơ đồ lai 2: 
P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả vàng, chín sớm) 
GP: Ab aB 
F1: F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm. 
F1xF1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb x AaBb (quả đỏ, chín sớm) 
GF1: AB: Ab: aB: ab AB: Ab: aB: ab 
F2: 
 AB Ab aB ab 
AB AABB AABb AaBB AaBb 
Ab AABb AAbb AaBb Aabb 
aB AaBB AaBb aaBB aaBb 
ab AaBb Aabb aaBb aabb 
* Kết quả: 
- KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb 
- KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả 
vàng, chín muộn. 
Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
- Năm học 2017-2018, trong kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng môn sinh học lớp 9 ở 
các lớp đại trà tôi có dành thêm thời gian để rèn kĩ năng giải các dạng bài tập di 
truyền cho học sinh. 
- Sau khi áp dụng và đánh giá kết quả thu được của sáng kiến trong năm học 
2018-2019 thì chất lượng giảng dạy và học tập đạt được kết quả cao hơn, tôi 
nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng đại trà cho các đối tượng từ: học sinh 
giỏi, học sinh khá và cả học sinh trung bình ở tất cả các trường trung học cơ sở. 
 10
- Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng không chỉ ở Đơn vị chúng tôi mà còn 
được áp dụng vào giảng dạy môn Sinh học cấp THCS trên địa bàn toàn tỉnh. 
Giúp ích rất nhiều cho giáo viên giảng dạy bộ môn và học sinh các dạng bài tập 
đã hướng dẫn cách giải cụ thể để học sinh tự tin trong việc giải bài tập sinh học 
và tích cực hơn trong việc thảo luận học tập ngoài giờ, tích lũy vốn kiến thức 
chủ yếu bằng hoạt động tự học và học bạn nhiều hơn đây là một thành công 
trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát 
triển năng lực học sinh. Đã có nhiều học sinh từ chưa biết giải bài tập đã vươn 
lên tự làm được bài tập di truyền đơn giản, từ chỉ làm được bài tập di truyền đơn 
giản lên tự làm tốt bài tập di truyền. Tuy nhiên quan trọng hơn cả là sáng kiến đã 
góp phần nâng cao rõ rệt chất lượng dạy học. Học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến 
thức, luôn phát huy óc tư duy, khả năng sáng tạo của bản thân, yêu thích môn 
học, ham học hỏi khám phá thế giới xung quanh, các em không còn coi nhẹ bộ 
môn, giờ học cũng trở nên hứng thú. 
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải 
pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả: 
+ Lợi ích xã hội thu được khi áp dụng giải pháp 
 Trên đây là phương pháp giúp học sinh giải tốt bài tập di truyền tôi đã áp 
dụng từ đầu năm học đến nay. Trong quá trình thực hiện đề tài cho học sinh khối 
9 tôi đã sử dụng biện pháp đối chứng với kết quả các năm học trước. Cụ thể như 
sau: 
Mức độ hiểu biết: 
Năm học Số HS 
Số học sinh tự làm 
tốt BTDT 
Số HS tự làm được 
BTDT đơn giản 
Số HS chưa tự làm 
được BT DT 
TS % TS % TS % 
2017-2018 174 52 30 87 50 35 20 
2018-2019 182 82 45 72 40 28 15 
 Qua bảng số lượng trên ta thấy số HS tự làm tốt bài tập sinh học ngày 
càng tăng. Số HS còn lười học năm học 2018 - 2019 chỉ là những đối tượng chai 
lười, những học sinh yếu, kém. Điều quan trọng là có một số học sinh tích cực 
muốn đi sâu tìm hiểu bài tập di truyền đã nhờ tôi và tìm đến GV khi gặp khó 
khăn. Có nhiều em đã lên cấp III nhưng vẫn còn về hỏi cô giáo cũ. Đó chính là 
những động lực thúc đẩy tôi viết đề tài này. 
 Áp dụng phương pháp dạy học này đã nâng cao rõ rệt chất lượng dạy học. 
Học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài, 
luôn phát huy được óc tư duy khả năng sáng tạo của bản thân. Qua đó học sinh 
yêu thích bộ môn, ham học ham khám phá thế giới xung quanh để tự khẳng định 
bản thân trước bạn học và thầy cô. Học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi 
trường sống, đồng thời biết tuyên truyền và vận động mọi người cùng có trách 
nhiệm về vấn đề này. 
 Dạy học bằng phương pháp tích cực còn luyện cho học sinh về phương 
pháp tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm 
 11
nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, học sinh có nhiều phương pháp học: cá nhân, 
theo cặp, cả nhóm, toàn lớp  Qua đó học sinh tự tin vào bản thân, sáng tạo 
trong học tập, linh động trong cuộc sống và nâng cao khả năng giao tiếp cho bản 
thân. 
+Lợi ích kinh tế thu được khi thực hiện giải pháp. 
 Với sáng kiến này giáo viên môn sinh học có thêm một tài liệu hiệu quả 
cho quá trình giảng dạy và bồi dưỡng của mình không mất thêm chi phí cho việc 
mua tài liệu. Đối với học sinh có thêm một tài liệu hữu ích cho quá trình học tập 
mà không mất tiền mua sách tham khảo, không mất tiền cho việc đi học thêm, 
các em có thêm thời gian để học những môn học khác và tham gia các hoạt động 
vui chơi ngoại khóa hoặc ở nhà giúp đỡ gia đình. 
Các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 
d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
* Với giáo viên: 
- Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ cao, để đóng vai trò là 
người tổ chức các hoạt động cho học sinh. Do đó người giáo viên phải luôn bồi 
dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, để không ngừng nâng cao tay nghề và trình 
độ chuyên môn. 
- Sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học . 
- Có ý thức trong chuẩn bị, làm đồ dùng dạy học . 
- Đầu tư thời gian để soạn giáo án 
*Với học sinh: 
- Có đủ sách giáo khoa 
- Học sinh phải tích cực học tập 
- Sưu tầm và nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo 
* Với BGH và cơ quan quản lý cấp trên: 
 Do đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, cho 
nên cần phải có đầy đủ phương tiện và trang thiết bị cho một giờ học. Qua đó rất 
mong được nhà trường trang bị đầy đủ những trang thiết bị cần thiết, để giờ dạy 
đạt kết quả ngày càng cao. 
đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ 
chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: 
Số 
TT 
Tên tổ chức/cá 
nhân 
Địa chỉ 
Phạm vi/Lĩnh vực 
áp dụng sáng kiến 
1 
Tổ Sinh - Hóa - Địa 
Trường Trung học 
cơ sở ... 
Áp dụng toàn bộ sáng kiến 
cho dạy học đài trà học sinh 
lớp 9 và bồi dưỡng học sinh 
giỏi lớp 9 
2 
Trường Trung học 
cơ sở ... 
Áp dụng toàn bộ sáng kiến 
cho công tác bồi dưỡng đại 
trà môn sinh học lớp 9 
 12
3 
Trường Trung học 
cơ sở ... 
Áp dụng toàn bộ sáng kiến 
cho công tác bồi dưỡng đại 
trà, học sinh giỏi môn sinh 
học lớp 9. 
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công 
nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, 
đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn 
chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_huong_dan_hoc_sinh_ca.pdf