Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tiết 13: "Di truyền liên kết" môn Sinh học 9

 - Trong chương trình sinh học 9 lần đầu tiên học sinh được làm quen với kiến thức Di truyền đặc biệt là phần “ Di truyền liên kết” . Khái niệm , kiến thức của phần này còn quá trừu tượng đối với học sinh , vì thế việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế .

 - Qua nhiều năm tôi được phân công giảng dạy và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ; bản thân tôi nhận thấy hầu hết các học sinh chưa hiểu được bản chất của hiện tượng di truyền liên kết . Học sinh không phân biệt được hiện tượng Di truyền độc lập và hiện tượng Di truyền liên kết khác nhau ở điều cơ bản nào .

 - Mặt khác đơn vị mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy số học sinh tôn giáo chiếm trên 70% nên đa số không có hứng thú học tập trong mỗi tiết dạy . Trong mỗi lớp chỉ có khoảng 1-> 5 học sinh chú ý bài giảng của giáo viên và tiếp thu bài giảng khá tốt , còn lại một số học sinh khác chỉ biết ghi bài và về nhà không để ý .

- Hơn nữa việc ý thức đầy đủ về môn sinh học còn đang rất hạn chế đối với một số giáo viên, một số phụ huynh và đa số học sinh . Chính vì thế bản thân tôi muốn củng cố được kiến thức lý thuyết , khả năng so sánh tổng hợp và phân tích để từ đó học sinh giải dễ dàng dạng toán di truyền liên kết .

 

doc9 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 06/12/2023 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy Tiết 13: "Di truyền liên kết" môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp dạy tiết 13 : “di truyền liên kết”
Sinh học 9 
Đặt vấn đề:
I . cơ sở lý luận
 - Với cấu trúc nội dung phần Di truyền nói chung và phần Di truyền liên kết 
nói riêng, trong chương trình Sinh học lớp 9 không những yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức nội dung , củng cố quan điểm duy vật biện chứng , mà điều quan trọng hơn là phát triển tư duy lý luận , khả năng so sánh và tổng hợp . Đặc biệt nội dung của Tiết 13 “ Di truyền liên kết” yêu cầu học sinh phải có khả năng tổng hợp , khái quát và so sánh để chiếm lĩnh được kiến thức của bài học . Vì thế bản thân tôi đã băn khoăn trăn trở tìm cho mình một phương pháp giảng dạy tiết 13 để học sinh dễ hiểu bài hơn .
II. Cơ sở thực tiễn
 - Trong chương trình sinh học 9 lần đầu tiên học sinh được làm quen với kiến thức Di truyền đặc biệt là phần “ Di truyền liên kết” . Khái niệm , kiến thức của phần này còn quá trừu tượng đối với học sinh , vì thế việc chiếm lĩnh kiến thức của học sinh còn nhiều hạn chế . 
 - Qua nhiều năm tôi được phân công giảng dạy và tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ; bản thân tôi nhận thấy hầu hết các học sinh chưa hiểu được bản chất của hiện tượng di truyền liên kết . Học sinh không phân biệt được hiện tượng Di truyền độc lập và hiện tượng Di truyền liên kết khác nhau ở điều cơ bản nào .
 - Mặt khác đơn vị mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy số học sinh tôn giáo chiếm trên 70% nên đa số không có hứng thú học tập trong mỗi tiết dạy . Trong mỗi lớp chỉ có khoảng 1-> 5 học sinh chú ý bài giảng của giáo viên và tiếp thu bài giảng khá tốt , còn lại một số học sinh khác chỉ biết ghi bài và về nhà không để ý .
- Hơn nữa việc ý thức đầy đủ về môn sinh học còn đang rất hạn chế đối với một số giáo viên, một số phụ huynh và đa số học sinh . Chính vì thế bản thân tôi muốn củng cố được kiến thức lý thuyết , khả năng so sánh tổng hợp và phân tích để từ đó học sinh giải dễ dàng dạng toán di truyền liên kết . 
 Với những lý do đó ,tôi nhận thấy rằng để giúp học sinh hứng thú nhiều hơn trong mỗi giờ dạy, từ đó tiếp thu kiến thức đầy đủ và linh hoạt nên tôi thấy việc tìm ra phương pháp tối ưu nhất ở Tiết 13- Sinh học 9 là điều rất cần thiết .
 B - Giải quyết vấn đề
 -Nội dung kiến thức của bộ môn sinh vật, chứa đựng cả một kho tàng kiến thức sinh động, phong phú và hấp dẫn. Để kích thích tính tò mò và ham hiểu biết của HS tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành động cơ nhu cầu, nhận thức cũng như hứng thú trong học tập. Sinh học là môn khoa học tự nhiên có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Tri thức về sinh học đang trở thành nhu cầu cấp thiết của nhiều nhà khoa học cũng như từng bản thân của con người. Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, cho xã hội và cho bản thân mỗi người. Vì vậy cần đẩy mạnh vịêc dạy môn sinh học trong các nhà trường có hiệu quả để trang bị trí thức về môn sinh học cho học sinh..
 - Qua nhiều giờ lên lớp và cả một quá trình dạy học theo hướng đổi mới phương pháp tôi đã rút ra cho bản thân bài học kinh nghiệm: Muốn dạy tốt một giờ sinh học theo phương pháp đổi mới trước hết giáo viên phải là người có tâm huyết say mê . Phải xác định tốt mục tiêu của bài học, nội dung phương pháp phù hợp, phải chuẩn bị tốt cả về kiến thức và đồ dùng trực quan .
Cụ thể:
I.Xác định mục tiêu: Mục tiêu gồm có kiến thức, kỹ năng và vận dụng
II, Xác định phương pháp: 
Cần vận dụng phương pháp phù hợp với kiểu bài lên lớp. Các phương pháp đã vận dụng.
- Phương pháp quan sát tìm tòi.
- Phương pháp thực hành thí nghiệm.
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ.
III. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị về kiến thức
- Nắm vững kiến thức SGK, kết hợp với kiến thức thực tế có liên quan đến bài. Muốn vậy trước lúc soạn bài phải nghiên cứu kỹ SGK, tài liệu tham khảo, tìm hiểu qua thực tế qua sách báo vv
- Đọc kỹ sách tham khảo, sách hướng dẫn chuyên môn Làm cho nội dung bài phong phú.
- Soạn giáo án chi tiết rõ ràng đầy đủ phù hợp với từng đối tượng học sinh và yêu cầu chất lượng của chương trình. Hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, lôgic, phù hợp với nội dung của bài và sức học của học sinh.
- Phần kiến thức lý thuyết phải phù hợp với kiến thức trên đồ dùng.
2. Chuẩn bị về thiết bị dạy học.
- Muốn một giờ học đạt kết quả cao thì việc chuẩn bị đồ dùng và thiết bị dạy học là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải thực sự nhiệt tình , có ý thức đầu tư vào mỗi bài dạy .
- Mẫu vật, mô hình phải có ý nghĩa thực tế ,tận dụng các mẫu vật có ở địa phương, ở khu vực trường đóng hoặc các em quen biết.
- Sau việc chuẩn bị thì phương pháp sử dụng là cực kì quan trọng vì thế bắt buộc tôi phải tìm tòi phân tích dựa trên tranh vẽ, trên vật mẫu, trên mô hình để tìm ra những câu hỏi phù hợp nhất , từ đó học sinh có thể dựa vào các hình ảnh cụ thể để trả lời và nắm vững các nội dung cơ bản của bài học.
3. Về tinh thần thái độ.
- Mỗi một giáo viên cần phải có sự nhiệt tình say mê với nghề nghiệp , thực sự yêu thương học sinh . Giáo viên cần phải truyền thụ kiến thức tới học sinh mọtt cách đầy đủ .
- Bên cạnh đó thì yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong mỗi giờ học , có ý thức xây dựng bài và say mê học tập .
iV. phần thực hiện nội dung giờ lên lớp:
1. Phần kiểm tra bài cũ:
- Về nội dung kiểm tra: Ngoài việc kiểm tra kiến thức bài đã học còn phải có nội dung liên quan đến bài mới – gợi mở, chuẩn bị cho các em đi vào tiếp thu kiến thức bài mới.
- Tùy theo nội dung của bài học mà có hình thức kiểm tra khác nhau: (Kiểm tra trên vật mẫu, kiểm tra trên tranh vẽ hoặc bằng bài tập trắc nghiệm)
- Về phương pháp: Vận dụng tuỳ nội dung của bài có thể kiểm tra cá nhân cũng có thể tiến hành theo nhóm hay cả lớp.
2. Phần lên lớp:
- Xác định trọng tâm bài.
- Giới thiệu nội dung bài
- Phân nhóm học sinh.
- Bám sát mô hình tranh vẽ, vật mẫu, SGK hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức từ những nét chi tiết đến khái quát hoá, hệ thống hoá và quy luật hoá - liên hệ thực tế.
Trong giờ học giáo viên đã xác định cho cấc em một ý thức học, thái độ học biết bám sát sách giáo khoa và đồ dùng trực quan để chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức khoa học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, cũng là một phương pháp quan trọng có tác dụng gây hứng thú trong giờ học, tránh cảm giác khó khăn nhàm chán cho các em.
Nếu giờ học có nhiều mẫu vật, mô hình thì tạo điều kiện cho các em thực hành càng nhiều càng tốt.
3. Phần củng cố:
- Có thể cho học sinh đọc phần kết luận bài:
4. Phần kiểm tra đánh giá:
+ Hoặc làm bài tập trắc nghiệm
+ Hoặc sử dụng mô hình, tranh vẽ để kiểm tra.
5. Phần hướng dẫn:
+ Chọn bài tập điễn hình để hướng dẫn
+ Hướng dẫn giờ học sau.
Như vậy để dạy tốt một giờ sinh học theo phương pháp đổi mới, không những chỉ làm cho học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức khoa học, có ý thức độc lập, sáng tạo linh hoạt mà còn làm cho các em say mê tìm kiếm kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, hiểu được thực tế, nắm được các quy luật tự nhiên và sự phong phú của giới sinh vật nhằm góp phần thúc đẩy quá trình phát triển quy luật tự nhiên theo hướng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người.
Với mục đích rất thiết thực của bản thân tôi đưa ra “ Phương pháp dạy tiết 13 – Di truyền liên kết – Sinh học 9” như sau :
i. mục tiêu:
 - Về kiến thức: Hiểu được ưu thế của ruồi giấm đối với nghiên cứu di truyền.
+ Mô tả và giải thích được thí nghiệm của Mooc gan
+ Hiểu được ý nghĩa của di truyền liên kết đặc biệt là trong chọn giống.
- Về kĩ năng: Rèn luyện khái niẹm: quan sát, phân tích và so sánh trên hình vẽ để thu nhận kiến thức.
- Về thái độ: Rèn luyện kĩ năng tìm tòi kiến thức và trao đổi nhóm.
ii. chuẩn bị:
- Giáo viên: 
+ Tranh vẽ: * Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết
	 * Ruồi giấm và chu trình sống
+ Bảng phụ: * Ghi nội dung tiểu kết phần I
	 * Ghi nội dung so sánh phép lai phân tích DTLK và DTĐL
+ Phiếu học tập:	* Kiểm tra nội dung phần I
	* Nội dung so sánh hai phép lai phân tích
- Học sinh:
+ Kiến thức cũ:	* Phép lai phân tích
	* Di truyền độc lập
	* Đọc và tìm hai nội dung bài di truyền liên kết
* Kiểm tra bài cũ : Biến dị tổ hợp là gì ?Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ?
* Đặt vấn đề : Có hiện tượng các gen quy định nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau , cùng nằm trên một Nhiễm sắc thể đó chính là hiện tượng di truyền liên kết . bài học hôm nay sẽ giúp các em phân biệt được điểm sai khác giữa hiện tượng này với hiện tượng di truyền độc lập .
Hoạt động 1 : Thí nghiệm của MOOC GAN
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
? So với đậu hà Lan của MenĐen thì ruồi giấm có ưu điểm gì ?
? Em hãy trình bày nội dung của thí nghiệm ?
Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm lai phân tích 
* H/s : ruồi giấm dễ nuôi trong ống nghiệm , đẻ nhiều , vòng đời ngắn . 
Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu ren với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả là đồng tính thì cá thể đem lai có kiểu gen đồng hợp, nếu kết quả là phân tính thì cá thể đem lai mang kiểu gen dị hợp 
Học sinh quan sát và phân tích trên hình vẽ 
Đọc và ngiên cứu nội dung ghi ở mục 1 SGK
- Yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu nội dung mục 1 SGK- Thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời theo các nội dung như ở lệnh D SGK
? MoocGan tiến hành phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt nhằm mục đích gì?
- Thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời 
- Các nhóm trưởng lần lượt nêu câu trả lời 
* H/s : Để giải thích vì sao dựa vào tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 mà MoocGan lại cho rằng các gen quyết định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST ( liên kết gen) .
? Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen cánh cụt được gọi là phép lai phân tích ?
 + ý 1 : Vì đây là phép lai giữa cá thể mang kiểu hình trội và cá thể mang kiểu hình lặn 
? Mooc Gan tiến hành phép lai phân tích nhằm mục đích gì ? 
+ ý 2 : Mooc Gan tiến hành phép lai phân tích là để xác định kiểu gen của ruồi đực F1
? Giải thích vì sao dựa vào tỷ lệ kiểu hình 1.1 Mooc gan lại cho rằng các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh cùng nằm trên 1 NST?
+ ý 3 : Giải thích vì ruồi cái thân đen cánh cụt chỉ cho một loại giao tử bv còn ruồi đực f1 cho 2 loại giao tử BV và bv không phải 4 loại giao tử như ở di truyền độc lập .Vì vậy các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên 1 NST và chúng liên kết với nhau 
? Qua kết quả giải thích ở trên em hãy cho biết hiện tượng Di truyền liên kết là gì ? ( Giáo viên cho học sinh làm bài tập vào phiếu học tập)
* Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di tuyền cùng nhau được quy định bởi các gen trên 1 NST cùng phân ly trong quá trình phân bào.
 Hoạt động 2 : ý nghĩa của di truyền liên kết 
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu nội dung ghi ở mục 2 SGK 
Học sinh đọc và nghiên cứu nội dung SGK mục 2 
 * Gviên thông báo : Trong tế bào số lượng gen lớn gấp nhiều lần số lượng NST .
? Vậy sự phân bố gen trên Nhiễm sắc thể phải như thế nào ?
? Vì sao liên kết gen chỉ cho được 2 kiểu hình giống bố , mẹ ?
? Vậy Di truyền liên kết có ý nghĩa gì trong chọn giống cây trồng và vật nuôi ?
- Thảo luận nhóm để thống nhất câu trả lời 
* Mỗi Nhiễm sắc thể phải mang nhiều gen .
* H/s thảo luận và trả lời : Liên kết gen hạn chế sự tổ hợp tự do của các gen trong quá trình phát sinh giao tử , do đó hạn chế sự xuất hiện BDTH làm cho đời sau có khuynh hướng giống đời trước .
- Giáo viên bổ sung : trong tế bào số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều nên mỗi NST phải mang nhiều gen, các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen liên kết. số nhóm gen liên kết thường ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài
* Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST. Do đó trong chọn giống người ta chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau 
- Yêu cầu học sinh lập bảng so sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng.Từ đó rút ra ý nghĩa của di truyền liên kết đối với chọn giống.
Học sinh lập bảng so sánh và rút ra đặc điểm khác nhau :
+ Di truyền độc lập làm xuất hiện biến dị tổ hợp 
+ Di truyền liên kết không làm xuất hiện biến dị tổ hợp 
Giáo viên treo bảng phụ : (ghi kết quả so sánh) cho học sinh đối chiếu
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
Pa: Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
Pa: Thân xám, cánh dài x Thân đen, 
 cánh cụt
 AaBb aabb
 BV/bv bv/bv
G: (1AB : 1Ab : 1aB : 1ab) ab 
G: 1 BV : 1 bv bv
Ga: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
Fa: 1BV/bv : 1bv/bv
1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn; 1 xanh, nhăn
1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt
- Tỉ lệ về KG và KH đều 1 : 1 : 1 : 1
- Tỉ lệ KG và KH đều 1 : 1
- Xuất hiện biến dị tổ hợp: vàng. nhăn và xanh, trơn.
- Không xuất hiện biến dị tổ hợp.
? Qua bảng em hãy rút ra điểm khác nhau cơ bảncủa hiện tượng Di truyền độc lập và hiện tượng Di truyền liên kết ? 
* Củng cố : Học sinh đọc phần kết luận bài 
*Bài tập đánh giá :
* Hướng dẫn: Hướng dẫn làm bài tập 4( SGK) 
 Hướng dẫn về nhà 
Sau thời gian vận dụng phương pháp đổi mới, tôi thấy được sự tiến bộ rõ nét của học sinh về kiến thức . Tôi đã thu được kết quả như sau :
Để nắm được chất lượng học sinh tôi theo dõi trên kết quả qua hai đợt khảo sát.
- Khảo sát đầu năm:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
39
2
5%
6
15%
15
38%
12
30%
9B
40
1
2.5%
4
10%
20
50%
15
38%
9I
39
0
1
2.5%
21
50%
17
47.5%
- Khảo sát giữa học kì I:
Lớp
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
39
4
10%
9
22%
21
50%
5
12,5%
9B
40
3
7.5%
5
12,5%
27
67,5%
5
12,5%
9I
39
1
2.5%
3
12,5%
28
69%
7
17%
Từ tiết Di truyền liên kết nói riêng và cả chương trình học nói chung tôi nhận thấy rằng: Với kiến thức như ở bài này mà chỉ dừng lại ở phương pháp cũ thì học sinh khó hiểu bài. Kết quả giờ dạy sẽ rất thấp, nhưng sau khi áp dụng phương pháp đổi mới mà tôi đã dưa ra thì kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt, học sinh hứng thú học hơn, việc tiếp nhận kiến thức của học sinh là hoàn toàn trên cơ sở tự giác tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức từ sách giáo khoa, từ hình vẽ, do đó lớp học sinh động hơn.
Qua kết quả đạt được trong những năm gần đây đặc biệt là qua bài học “Di truyền liên kết” tôi càng thấy mình phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc tự học, tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao hơn nữa về phương pháp giảng dạy của mình bằng mọi hình thức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của học sinh.
 C - Kết luận 
 Đây là sáng kiến kinh nghiệm rất nhỏ tôi đã tìm ra và thực hiện có kết quả . Với một phạm vi rất hẹp đó là phương pháp để dạy tiết 13 “ Di truyền liên kết” của môn Sinh học lớp 9 nhưng đã đưa lại cho tôi niềm vui trong con đường tìm kiếm lựa chọn phương pháp dạy phù hợp và đạt được mục đích cuối cùng là học sinh dễ hiểu bài nhất , hứng thú say mê hơn và rèn luyện cho học sinh khả năng so sánh , phân tích tổng hợp từ bài học .
 Từ tiết dạy trên bản thân tôi đã rút ra cho mình được : Bài học kinh nghiệm đáng nhớ :
- Để giảng dạy tốt cần phải chuẩn bị đồ dùng đầy đủ . Đồ dùng phải đảm bảo tính chính xác và hấp dẫn.
- Cần phải có phương pháp giảng dạy phù hợp đối với mỗi giờ dạy. Hệ thống câu hỏi phải logic, rõ ràng có tính gợi mở nhằm đưa học sinh vào một giờ học sinh động.
- Giáo viên cần có nghệ thuật sư phạm để thu hút tất cả học sinh hứng thú trong tiết dạy .
D . kiến nghị 
 - Theo tôi nghĩ phương pháp giảng dạy Tiết 13 “ Di truyền liên kết” môn sinh học 9 mà bản thân tôi đã tìm ra có thể áp dụng rộng rãi cho các trường để mang lại kết quả khả quan hơn .
 - Phần bài tập vận dụng sau lý thuyết của tiết học này còn ít , vì thế học sinh dễ quên bản chất của hiện tượng .
 - Trường học phải trang bị phòng học bộ môn quy mô hơn để đem lại hiệu quả cao cho mỗi giáo viên giảng dạy .
- Phải có đầy đủ mô hình tranh ảnh (đặc biệt là với lớp 9) số tranh ảnh, mô hình còn quá ít.
- Tôi thấy việc bố trí chương trình học kỳ I – Sinh 9 còn quá nặng , đặc biệt phần lý thuyết chiếm thời gian nên không luyện tập được cho học sinh các bài tập có liên quan .
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi. Tuy nhiên vì năng lực có hạn , tuối nghề chưa cao nên chắc chắn đề tài này chưa được hoàn thiện .Rất mong các đồng chí giám khảo của hội đồng khoa học trường và ngành cùng các bạn đồng nghiệp xem xét và góp nhiều ý kiến bổ ích để tôi tiếp tục hoàn thành xuất sắc sự nghiệp của mình trên lĩnh vực giáo dục nói chung và giảng dạy môn sinh học nói riêng.
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Tháng 04 năm 2009

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_tiet_13_di_truyen_lien.doc
Sáng Kiến Liên Quan