Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực

 Trong những năm qua, toàn ngành đã và đang ra sức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD & ĐT phát động. Nhìn chung các nhà trường đã có nhiều chuyển biến hết sức rõ rệt. Đặc biệt là sự tăng trưởng về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, các nhà trường đã có sự “thay da đổi thịt” Khuôn viên, trường lớp ngày càng sạch đẹp khang trang, chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường đã được cải thiện và từng bước phát triển.

 Là một giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa phụ trách công tác Đội của một trường tiểu học, qua nhiều năm tôi đã nhận thấy rằng: Muốn xây dựng được “trường học thân thiện” theo đúng nghĩa của nó, trước hết phải xây dựng được “lớp học thân thiện” vì có “lớp học thân thiện” thì mới có “trường học thân thiện”.

Từ những thực tế của bản thân và đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số kinh nghiệm và biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học xinh tích cực”

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3604 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm và biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đang ra sức thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD & ĐT phát động. Nhìn chung các nhà trường đã có nhiều chuyển biến hết sức rõ rệt. Đặc biệt là sự tăng trưởng về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, các nhà trường đã có sự “thay da đổi thịt” Khuôn viên, trường lớp ngày càng sạch đẹp khang trang, chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường đã được cải thiện và từng bước phát triển.
 Là một giáo viên vừa làm công tác chủ nhiệm, vừa phụ trách công tác Đội của một trường tiểu học, qua nhiều năm tôi đã nhận thấy rằng: Muốn xây dựng được “trường học thân thiện” theo đúng nghĩa của nó, trước hết phải xây dựng được “lớp học thân thiện” vì có “lớp học thân thiện” thì mới có “trường học thân thiện”.
Từ những thực tế của bản thân và đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số kinh nghiệm và biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học xinh tích cực” 
 Vậy thế nào là lớp học thân thiện? Có thể rút ra một số nội dung trong việc xây dựng lớp học thân thiện mà tôi đã triển khai cho lớp mình như sau:
B). GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I). CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Thân thiện từ việc trang trí lớp học: Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp và gắn bó với ngôi nhà chung đó. Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm l‎ý của học sinh tiểu học. Giúp cho cho các em cảm nhận được cái đẹp và có ‎ thức giữ gìn trường lớp của mình sạch đẹp. Chúng ta có thể hiểu rằng: Lớp học thân thiện là lớp học được trang trí đẹp, có ‎ý‎ nghĩa và mang tính giáo dục cao (không trang trí quá lòe loẹt, phản cảm hay phản giáo dục).
 Ngoài những quy định về trang trí lớp học của ngành, giáo viên chủ nhiệm có thể sáng tạo làm thêm một số các biểu, bảng để trưng bày các sản phẩm của học sinh như các bài văn, bài thơ hay, những tranh vẽ của của các em hay các sản phẩm học tập khác. Có mục “Điều em muốn nói” để các em chia sẻ những cảm xúc, những suy nghĩ của mình trong học tập cũng như trong sinh hoạt với các bạn trong lớp và thầy cô giáo của mình. Từ đó giúp em mạnh dạn và tự tin hơn trong học tập. Trong lớp có thể chụp một bức ảnh tập thể lớp cỡ lớn treo ở trung tâm lớp để hằng ngày các em được nhìn thấy hình ảnh của mình cùng các bạn trong lớp, các em có cảm giác mình được sống trong một tập thể tràn đầy tình yêu thương . Qua đó giáo dục các em tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng như giáo dục các em tinh thần đoàn kết trong tập thể.
 2. Thân thiện qua việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trong lớp : Giáo dục các em có thói quen biết quan tâm, chia sẻ, động viên, thăm hỏi lẫn nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Các thành viên trong lớp được đối xử một cách công bằng (giữa nam và nữ, giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém.).
 Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm phải nắm được ngày sinh của các em trong lớp và thông báo trên bảng tin của lớp để lớp tổ chức sinh nhật cho bạn của mình. Quà sinh nhật có thể là những lời chúc mừng hay những lời ca tiếng hát của các bạn trong lớp. Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm có thể chuẩn bị một món quà nhỏ có thể là quyển vở, hộp màu để tặng các em trong ngày sinh nhật . Qua đó các em cảm thấy được sự quan tâm của cô giáo và các bạn trong lớp. Từ đó, giúp các em tự tin hơn trong học tập, rèn luyện cũng như việc tham gia các hoạt động tập thể.
 Ngoài ra trong lớp có thể phát động các phong trào như : “Nói lời hay, làm việc tốt” phong trào “gọi bạn xưng mình”Để từ đó hình thành cho các em thái độ thân thiện với nhau trong giao tiếp, trong cư xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên từ đó giúp các em mạnh dạn hơn trong học tập cũng như việc đề xuất các ý ‎ kiến ở trong lớp.
3.Thân thiện trong dạy - học:
- Đối với giáo viên: Giáo viên không ngừng tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần có thái độ ân cần đối với học sinh trong học tập và sinh hoạt, luôn gần gũi và chăm sóc các em làm cho các em có cảm giác thầy cô như người cha, người mẹ thứ hai của mình. Các em không có cảm giác sợ sệt mà thay vào đó là sự kính trọng và thân thiện giữa cô và trò.
- Đối với học sinh: Học sinh là người chủ động trong việc lĩnh hội những kiến thức từ các thầy giáo, cô giáo.
 Ở trong lớp bao giờ cũng có nhiều đối tượng học sinh, ngoài những học sinh khá - giỏi còn có những học sinh xếp loại trung bình và yếu kém .vậy làm thế nào để các em học sinh yếu kém không bị tự ty, mặc cảm và thụ động trong học tập. Qua kinh nghiệm của bản thân, tôi đã thực hiện một số biện pháp và bước đầu đã mang lại kết quả đáng phấn khởi đó là : Phân công các bạn khá giỏi kèm cặp các bạn yếu kém, Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình học tập như ‘Đôi bạn điểm 10”, “Đôi bạn cùng tiến”, nhóm học tập ở trong lớp và cho các nhóm thi đua lẫn nhau.
 Cuối tuần, giáo viên phải tổ chức kiểm tra và đánh giá sự tiến bộ của các nhóm, các học sinh được giúp đỡ. Nếu bạn nào có sự tiến bộ thực sự thì sẻ được biểu dương trước lớp.
 Giáo viên phải thường xuyên động viên, khuyến khích trước sự tiến bộ của học sinh (mặc dù sự tiến bộ chỉ là rất nhỏ). Qua đó các em cảm thấy rằng sự tiến bộ của mình đã được tập thể lớp và cô giáo ghi nhận từ đó các em tiếp tục cố gắng phấn đấu.
4.Thân thiện thông qua các hoạt động tập thể:
 - Đối với tâm lí học sinh tiểu học các em rất thích tham gia các hoạt động tập thể. Chính vì vậy việc tổ chức cho các em tham gia vào các hoạt động tập thể là một việc làm hết sức cần thiết. Thông qua các hoạt động này giúp các em dễ hòa đồng với bạn bè, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh vì đặc điểm ở lứa tuổi này là “Học mà chơi- chơi mà học”. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp với tổ chức Đội thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh ở trong nhà trường để thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể để các em được tham gia.
II). THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 
1.Thực trạng chung:
 - Sau khi có Chỉ thị 40 làm định hướng, bản thân định hướng lại các việc cần làm và áp dụng cho lớp mình. Sau một năm thực hiện thì thấy các hoạt động của lớp thay đổi hẳn, các em biết quan tâm lẫn nhau hơn, không còn vị kỷ với nhau nữa mà cùng giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong vui chơi. Từ đó làm cho lớp trở thành khối đoàn kết thống nhất và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. 
2. Thực trạng của Trường Tiểu học Nghi Sơn Và địa bàn dân cư:
 Trường tiểu học Nghi Sơn nằm trên địa bàn Nghi Sơn là một xã nằm ở phía Nam Tĩnh Gia cách trung tâm huyện gần 30 km, đất chật người đông sân chơi không có, tổng diện tích khuân viên cả trường được hơn 1500 mét vuông với tổng số học sinh dao động từ 800 đến 900 em trên 27 hoặc 28 lớp, đời sống của nhân dân dựa vào nghề đánh cá và đi miền nam làm ăn . Mặt bằng dân trí thấp. Công tác xã hội hoá giáo dục chưa cao. Đa số nhà các em chưa có góc học tập riêng, nếu có thì cũng chưa đúng quy cách, nhiều em phải nằm, ngồi trên giường khi học bài, viết bài.
Phần đa các em học tập trên lớp, về nhà các em không có thời gian học bài và phụ huynh không đôn đốc các em, thậm trí nhiều phụ huynh không biết chữ nên khó khăn cho việc dạy bảo các em. Việc nhận thức của các em còn chậm.
 Thực tế ở địa phương Nghi Sơn qua một số năm về trước các em đi học mong biết đọc thông viết thạo đã là cả một vấn đề nói gì đến “Thân thiện” vì vậy khi có chỉ thị của bộ giáo dục và các công văn hướng dẫn của sở giáo dục phòng giáo dục, - Căn cứ từ mục tiêu, nhiệm vụ năm học 2012-2013 của trường Tiểu học Nghi Sơn và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ mà nhà trường đã giao cho lớp năm học 2013-2014. Tôi đã bắt tay ngay vào việc nghiên cứu và áp dụng một số kinh nghiệm và biện pháp xây dựng lớp học thân thiện học sinh tích cực từ chính bản thân và đã thu được những kết quả đáng mừng.
III) GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm:
Trước đây, khi ở lớp, giáo viên chỉ làm từng phần và theo các chủ điểm của Ban giám hiệu đưa ra: như vệ sinh trường lớp, trang trí, học tập  và thực hiện như các phong trào và không liên tục thường xuyên suốt năm học. Chú trọng đến kiến thức qui định trong chương trình, những kĩ năng cần đạt chứ chưa quan tâm đến bối cảnh xung quanh, tới kĩ năng sống và sự hoà đồng cho HS. Đối với các trường vùng sâu vùng xa việc vận động học sinh ra lớp 100% và duy trì sĩ số 100% đến cuối năm là thành công lớn đối với giáo viên chủ nhiệm vì hầu hết cha mẹ các em đều là dân chài lưới không có thời gian để quan tâm đến việc học tập của con em mình, tất cả việc học tập đều do thầy cô. Có những chuyện vui, chuyện buồn ở lớp hoặc cần quan tâm giúp đỡ một bạn có hoàn cảnh khó khăn nào đó các em cần chia sẽ với cha mẹ là một chuyện rất khó. Thậm chí có những em đã nghỉ học 2-3 ngày khi giáo viên chủ nhiệm đến hỏi thăm mà gia đình vẫn chưa hay biết. Nói như thế để thấy rằng học sinh học ở Nghi Sơn có hoàn cảnh khó khăn từ nhiều mặt như: cuộc sống gia đình, điều kiện đi lại, môi trường học tập của các em rất thiếu, khả năng ứng xử, giao tiếp .Mặt khác trước đây do chưa thay đổi tư duy trong dạy học của một bộ phận đội ngũ giáo viên, một số giáo viên có suy nghỉ cục bộ là lên lớp cung cấp đủ kiến thức, đảm bảo chương trình, đảm bảo sĩ số cuối năm, học sinh lên lớp 100% là hoàn thành nhiệm vụ mà quên đi cung cấp những hiểu biết đời thường, những kỹ năng sống có ích, thiếu theo dõi các hoạt động xung quanh các em để kịp thời nhắc nhỡ, sữa chửa, hướng các em có những hoạt động đúng đắn.
2. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
2.1 Khi nhận lớp tôi bắt đầu tìm hiểu lý lịch, học lực và hạnh kiểm của từng học sinh. Nhận xét mối quan hệ giữa các em trong lớp với nhau. Từ đó có những chuẩn bị cho kế hoạch phân chia các đối tượng vào các nhóm, tổ với nhau (có giỏi, yếu, có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh tốt ) Từ chỗ chia tổ nhóm với nhau sẽ tạo mối ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy mà các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau hơn và thực hiện tốt các yêu cầu mà giáo viên chủ nhiệm đề ra.
Hoạt động học nhóm
2.2 Họp PHHS lớp đầu năm: báo tình hình lớp vận động sự hổ trợ của phụ huynh cho hoạt động của lớp.
2.3 Tổ chức cho HS tham gia nhiều hoạt động tập thể nhằm giáo dục ý thức, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau như: xây dựng kế hoạch nhỏ lấy tiền giúp đỡ những bạn khó khăn, thiếu thốn dụng cụ học tập, liên hoan, cắm trại vào những ngày lễ, tết, hè...
2.4 Phát động thi đua trong các tổ nhóm lẫn nhau như: Giúp bạn tiến bộ, giúp hạn vượt khó và có tổng kết khen thưởng sau mỗi tiết học, bài đạt điểm 10, sản phẩm đẹp được trưng bày
Cây hoa điểm 10
2.5 Sân chơi sôi nổi nhất trong lớp là cây hoa điểm 10. Hàng ngày các em thi đua nhau đính từng bông hoa tươi thắm. Ngày đầu của tuần cây còn ít hoa, sau những ngày cuối tuần, cây nở rất nhiều hoa làm đẹp thêm phần trang trí của lớp. Cuối tuần, tiết sinh hoạt chủ nhiệm rất rộn rã. Tôi phải rất thận trong khi đánh giá nhận xét và rất công bằng. Ngoài ra tôi rất tôn trọng và động viên các em, tổ chưa đạt như mong muốn cố gắng phấn đấu ở tuần sau.
 Góc thư viện và chia sẽ đồ chơi
2.6 Góc thư viện là nơi các em chia sẽ những mẫu chuyện mà các em đã được đọc qua để giới thiệu với bạn mình và cũng là nơi để các em thường xuyên trao đổi, học hỏi giao lưu với nhau. Các em chẳng những trao đổi việc học tập mà còn tìm thêm về hoàn cảnh gia đình. Từ đó các em biết chia sẽ đồ dùng, đồ chơi với các bạn, từ đó tình bạn thêm thân thiết hơn.
Trồng và chăm sóc hoa cảnh
2.7 Giờ sinh hoạt ngoài trời cũng rất quan trọng, các em được biết thêm rất nhiều môi trường sống xung quanh, các em được biết kĩ năng sống, những việc nên làm và không nên làm. Biết tái tạo các những đồ dùng đã bỏ đi để làm những đồ chơi ngộ nghỉnh làm phong phú thêm cho góc sản phẩm (bao thuốc làm thành Ô tô, chai nước làm chậu hoa, ống hút làm nên bông hoa nhiều màu sắc). Biết tự tạo cho mình một cảnh quan thiên nhiên mà do chính các em xây dựng và chăm sóc làm tăng thêm vẽ đẹp sân trường.
Trò chơi dân gian
2.8 Giờ ra chơi nếu chúng ta không chú ý, không nhắc nhỡ thì các em lại sẽ chơi những trò chơi có tính chất nguy hiểm như chạy đuổi nhau có thể gây chấn thương. Xác định được vấn đề, giờ ra chơi tôi hướng dẫn các em chơi những trò chơi dân gian, bước đầu các em chưa quen nhưng dần dần các em chơi rất thành thạo và rất thích.
2.9 Sự chuyển biến: Qua thời gian thực hiện, bản thân thấy lớp tiến bộ rõ rệt. Các em chung sống rất hoà đồng, biết quan tâm và chia sẻ lẫn nhau. Đặc biệt là thực hiện tốt các yêu cầu mà giáo viên chủ nhiệm lớp đề ra với sự phấn khởi và hăng hái.
3. Kết quả thực hiện kiểm chứng:
3.1 HS tiến bộ khá tốt; biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau.
3.2 Đi đầu trong các phong trào thi đua của trường.
3.3 Đi đầu trong các phong trào vận động quyên góp như: Giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai; giúp bạn vượt khó; quỹ đền ơn đáp nghĩa; quỹ tấm lòng vàng.
3.4 Hầu hết các em đều biết tham gia các hoạt động sinh hoạt vui chơi, biết một số trò chơi dân gian như: trò chơi Rồng rắn lên mây, kéo co, nhảy dây, chuyền chuyền, Chốn tìm,  mà lâu nay các em còn bỡ ngỡ .
3.5 Tất cả học sinh ở lớp đều hiểu được cách ứng xử với bạn bè, với thầy cô, với người lớn. Biết chào lễ phép mỗi khi có thầy cô giáo nơi khác đến. Trong lớp các em tự làm cho mình góc trưng bày và chia sẽ đồ chơi với nhau, các em còn trồng thêm hoa cảnh xung quanh lớp và xung quanh khung viên trường. Góc thư viện hoạt động hiệu quả, mỗi học sinh có 8 đầu sách thiếu nhi, các em rất tích cực mỗi khi học tiết học thư viện.
3.6 Chất lượng qua 3 năm học :
3.6.1 Năm học: 2011 – 2012:
- Số lượng hs yếu của lớp cuối năm giảm rõ rệt: đầu năm 7/31 em - cuối năm: 0/31 em.
- HS hoàn thành chương trình tiểu học 100%; HS duy trì sĩ số 100%
 - Học sinh viết chữ đẹp cấp trường 2, đạt huyện 1
3.6.2 Năm 2012 – 2013:
- Số HS yếu đầu năm 7/33 – giữa HKI 0/33
- Cuối HKI: Số HS yếu 0/33; Số HS Trung bình 17/33; Số HS khá: 9/33; Số HS Giỏi: 7/33.
- Cuối năm: khá 8; Giỏi 8.
- Hoàn thành chương trình tiểu học 100%, duy trì sĩ số 100%.
- Học sinh mỹ thuật cấp trường 2, đạt huyện 1
- Học sinh giỏi văn hóa cấp trường 2, đạt cấp huyện 2, đạt cấp tỉnh 1
3.6.3 Năm học 2013-2014:
- Số HS yếu đầu năm 8/35 – giữa HKI 4/35
- Cuối HKI: Số HS yếu 3/35; Số HS Trung bình 21/35; Số HS khá: 8/35; Số HS Giỏi: 3/35.
- Giữa HKII: Số HS yếu 2/35; Số HS Trung bình 10/35; Số HS khá: 18/35; Số HS Giỏi: 5/35.
- Viết chữ đẹp cấp trường là 2 học sinh, cấp huyện 1 học sinh, Đi thi cấpTỉnh 1.
- Học sinh giỏi văn hóa cấp trường 2 , đi thi cấp huyện 1
IV). KIỂM NGHIỆM:
1 Đánh giá kết quả:
 1.1 Qua việc áp dụng thực hiện “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Nghi Sơn mà từ lâu nay chúng ta thực hiện chưa có kết quả cao. Tuy nhiên bằng quyết tâm và áp dụng một cách đúng đắn thì kết quả nhất định sẽ đạt được mà cụ thể là học sinh có ý thức hơn, biết quan tâm đến trường lớp, quan tâm đến các hoạt động của lớp, biết giúp nhau học tập cùng nhau tiến bộ.
 1.2 Qua thực tế đã đạt được, cần rút ra kết luận là: HS tiểu học tuy còn khó nhưng các em rất hiếu động, muốn được tham gia các hoạt động của lớp. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải mạnh dạn phân công nhiệm vụ và có kế hoạch hướng dẫn để các em hoàn thành được những nhiệm vụ được giao. Từ đó các em sẽ gắn bó hơn với lớp với trường, tạo được mối tương thân, tương ái với nhau hơn.
 1.3 Qua các năm thực hiện mô hình Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực, ở Trường Tiểu học Nghi Sơn năm học: 2011-2012 và năm học 2012-2013 bản thân nhận thấy: Ban đầu các em tuy chưa quen với công việc được giao vì vậy mà các em rất cần được hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ngay đầu năm. Bước đầu chỉ giao 1, 2 nhiệm vụ sau một thời gian các em đã quen dần với công việc thì giáo viên nâng dần nhiệm vụ lên. Khi mới thực hiện có thể các em gặp lúng túng, chưa thạo, nhưng khi quen dần, các em sẽ rất hứng thú.
 1.4 Sự hổ trợ của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cũng là động lực phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh. Cụ thể qua phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm nêu những hoạt động của lớp và kêu gọi sự hổ trợ của phụ huynh.
 1.5 Tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc các cây bóng mát và hoa ở sân trường. Tổ chức cho học sinh họp mặt nụ cười xuân, chăm sóc tượng đài liệt sĩ tháng 1 lần.
2. Kiểm điểm lại kinh nghiệm:
 2.1 Qua việc tổ chức thực hiện “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Nghi Sơn là việc làm đúng đắn và là phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
 2.2 Khi có Chỉ thị 40 của Bộ giáo dục đào tạo, học sinh phấn khởi, tích cực hơn trong học tập. Các em không còn vị kỷ giữa giàu nghèo - giỏi- yếu mà các em đã biết quan tâm giúp đỡ nhau hơn, tạo cho lớp thành đoàn kết đưa lớp đứng đầu trong các phong trào của nhà trường.
 2.3 Phạm vi tác dụng của phương pháp: Được nhiều lớp cùng trường áp dụng hưởng ứng.
 2.4 Giáo viên mạnh dạn giao ước cho học sinh và có kế hoạch giúp đỡ các em thực hiện. Học sinh rất hứng thú và phấn khởi khi được giao việc và hoàn thành công việc. Được sự đồng tình của ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và được sự chỉ đạo cụ thể của các ban nghành đoàn thể trong nhà trường.
V). KẾT LUẬNVÀ ĐỀ XUẤT:
1). Kết luận:
- Thiết nghĩ, đây là một việc làm trước đây chúng ta cũng đã từng làm, từng thực hiện. Tuy nhiên nó chưa đầy đủ và chưa cụ thể mà thôi.
- Khi có Chỉ thị 40 của Bộ phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” làm định hướng, chúng ta mới hiểu rõ thêm những việc cần làm và làm như thế nào? Và tác dụng của nó như thế nào đối với sự giáo dục học sinh của chúng ta.
- Tuy nhiên, với phương pháp nào cũng có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Cái đáng quan tâm nhất là làm sao và làm như thế nào để chúng ta tổng hợp được sức mạnh của các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng chăm lo và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện đối với học sinh.
- Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và tinh thần tương thân, tương ái tạo lớp mình thành một khối đoàn kết thống nhất cùng nhau tiến bộ và trở thành con ngoan trò giỏi, có ích cho xã hội sau này.
- “ Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở Trường Tiểu học Nghi Sơn hy vọng sẽ là đề tài được các thầy cô và các đồng nghiệp ủng hộ, góp phần giảm thiểu sự phân hóa học sinh giữa giàu và nghèo - giỏi và yếu trong ngành giáo dục ở huyện Tĩnh Gia chúng ta.
2). Đề xuất:
- Qua Đề tài, tôi tha thiết kêu gọi các cấp, các ngành tăng cường đầu tư cơ sơ vật chất, trang thiết bị cho các trường ở vùng xa vùng khó khăn được tốt hơn, Ban giám hiệu, Phòng giáo dục thường xuyên thăm lớp, để giúp đỡ chúng tôi hoàn thiện hơn trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Và có những kế hoạch cụ thể hơn để mỗi giáo viên mỗi học sinh các năm sau có ý thức hơn nữa trong việc giữ gìn những thành quả các năm học trước xây dựng .
- Qua một thời gian làm công tác chủ nhiệm lớp và làm Tổng phụ trách Đội, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm và biện pháp trong việc xây dựng lớp học thân thiện về một mặt nào đó xin được mạnh dạn nêu ra để đồng nghiệp cùng chia sẻ. Rất mong nhận được sự góp ý và những kinh nghiệm quý báu trong phong trào xây dựng “Lớp học thân thiện” từ phía các đồng nghiệp.
 Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Nghi Sơn, ngày 5 tháng 4 năm 2014
 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không 
 sao chép nội dung của người khác. 
 Nguyễn Văn Tùng
PHỤ LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I - Cơ sở lý luận:
2
2
II - Thực trạng của vấn đề:
1. Thực trạng chung
2. Thực trạng của trường tiểu học Nghi Sơn và địa bàn dân cư:
5
3
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 
1. Quá trình phát triển kinh nghiệm 
6
4
2 - Giải pháp và tổ chức thực hiện:
7
5
3. Kết quả thực hiện kiểm chứng. 
8
6
IV- Kiểm nghiệm
1 .Đánh giá kết quả
9
7
2. Kiểm điểm lại kinh nghiệm 
10
8
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
11
9
2. Đề xuất
12

File đính kèm:

  • docSKKN_CAC_BIEN_PHAP_XAY_DUNG_LOP_HOC_THAN_THIEN_HOC_SINH_TICH_CUC.doc
Sáng Kiến Liên Quan