Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt phần đọc hiểu môn Tiếng Anh 7

Đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy môn Tiếng Anh ngày càng trở nên là một yêu cầu cấp thiết. Trọng tâm đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là học sinh giữ vai trò trung tâm, chuyển vai trò thụ động tiếp thu kiến thức của học sinh sang vai trò chủ động. Một trong những yếu tố quan trọng để giáo viên tiến hành các giờ dạy thành công, giúp học sinh nắm được lượng kiến thức cơ bản của một tiết học, các kĩ năng cần tập trung phát triển trong một tiết học đó là xác định đúng mục đích yêu cầu của bài giảng.

Nghe, nói, đọc, viết được Tiếng Anh một cách thành thạo sẽ giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và sẽ rất thuận lợi trong việc giao tiếp. Đặc biệt, phân môn đọc hiểu là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Vì vậy, nếu học sinh có khả năng đọc hiểu Tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu bằng Tiếng Anh với những nội dung phù hợp trình độ và lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh, và có thể hiểu biết thêm về xã hội. Trong một tiết dạy đọc hiểu giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật, sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất ngại luyện tập, nguyên nhân là do Tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ; đọc bằng tiếng mẹ đẻ dễ hơn đọc bằng tiếng nước ngoài. Vì thế, học sinh không gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài. Còn khi đọc bằng tiếng nước ngoài nhất định học sinh sẽ gặp phải những từ và cấu trúc ngữ pháp mới. Đọc bằng tiếng Anh còn khó hơn nhiều do sự khác nhau giữa chữ viết và cách phát âm. Hơn nữa cuộc sống người dân còn khó khăn, họ thiếu quan tâm đến việc học tập của các em ở trường cũng như ở nhà, vốn từ vựng của các em quá ít vì các em lười học từ vựng, chuẩn bị bài ở nhà quá sơ sài, các em lạm dụng sách hướng dẫn học tốt dẫn đến việc lười tư duy, học đối phó, nhất là những học sinh yếu kém vì sợ nói sai nên các em rất ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học bộ môn Tiếng Anh, đôi khi bị khống chế đến kết quả học tập chung của các em.

 

doc24 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1938 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp giáo viên dạy tốt phần đọc hiểu môn Tiếng Anh 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chất lượng học tập môn Tiếng Anh nói chung và tình hình học tập tiết đọc hiểu nói riêng, tôi đã tìm ra các biện pháp để giải quyết các nội dung trên như sau:
1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà:
Để giúp học sinh tiếp thu bài mới một cách dễ dàng thì khâu chuẩn bị bài ở nhà là hết sức quan trọng. Sau mỗi tiết học giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh thật kỹ những việc cần làm ở nhà và yêu cầu các em ghi vào vở bài tập chuẩn bị ở nhà; nhờ đó học sinh biết cách học bài cũ và chuẩn bị bài mới như thế nào.
* Đối với bài vừa học, học sinh cần:
+ Học từ mới: đọc lại từ, chú ý phát âm chính xác, học thuộc nghĩa và cách viết từ đó. Việc ôn lại từ là rất cần thiết, giúp học sinh ghi nhớ từ lâu hơn.
+ Học thuộc cấu trúc, cho vài ví dụ với cấu trúc đó.
+ Đọc lại bài, chú ý các từ vựng và cấu trúc mới vừa học.
+ Làm nhiều bài tập để ôn lại cấu trúc và mở rộng vốn từ.
* Đối với bài mới và đặc biệt là bài đọc hiểu lượng từ nhiều, vì vậy học sinh cần:
+ Đọc kỹ bài mới, xác định ý chính của bài.
+ Soạn trước các từ mới (ghi cụ thể từ loại), hoặc những từ đã học mà quên nghĩa thì tra lại trong tự điển. Các em vào tập bài soạn mỗi từ năm lần để các em quen trước mặt chữ và tập phát âm ở nhà.
+ Chuẩn bị trước các bài tập trong sách giáo khoa.
Nếu học sinh chuẩn bị tốt các hoạt động trên thì các em sẽ cảm thấy tự tin khi vào bài mới và tích cực tham gia các hoạt động trong suốt tiết học.
2. Làm tốt giai đoạn chuẩn bị (Pre-reading)
2.1. Giới thiệu chủ điểm
Trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên tôi phải suy nghĩ cách dẫn dắt học sinh vào bài một cách nhẹ nhàng. Tôi giới thiệu tổng quát về nội dung bài bằng cách sử dụng các dữ kiện có liên quan đến nội dung của bài để học sinh dễ hiểu và dễ tiếp cận thông tin của bài. Ở phần này, tôi nêu vài câu hỏi gợi mở, các câu hỏi này thể hiện cấu trúc cơ bản của bài đọc và là phương tiện để giúp các em quan tâm đến chủ đề sắp được học và đọc, từ đó chuyển sang đọc một bài khoá một cách tự nhiên.
Ví dụ: Unit 1 Back to school .A2 (page 11 )
Để dạy nội dung bài học này, tôi lần lượt đặt một số câu hỏi giúp học sinh đoán được nội dung bài học.
a/ What’s your name ?
b/ Where are you from ?
c/ Who are you staying with ?
Tôi có thể dùng tranh để giới thiệu bài khoá theo chủ điểm hoặc tình huống của bài.
Ví dụ: Unit 2. Personal information. B6 (page 26)
Các em quan sát tranh trang 26 và trả lời câu hỏi:
a/ Who is she?
b/ What is she doing?
Khi tiến hành phần này, tôi phải luôn quan tâm đến tâm lý lứa tuổi và sở thích của học sinh để đưa ra những thủ thuật phù hợp. Đồng thời, tôi chú ý thay đổi hình thức mở bài để gây hứng thú cho các em.
2.2. Giới thiệu từ vựng
Thông thường trong một bài học luôn luôn xuất hiện từ mới, song không phải từ nào cũng cần đưa vào để dạy và dạy như nhau. Để lựa chọn từ cần xem xét những từ học sinh hiểu, nhận biết được qua tranh thì ta đầu tư thời gian và luyện tập khác hơn so với những từ khác. Với từ bị động, tôi có thể khuyến khích học sinh tự tìm hiểu nghĩa từ (ví dụ tra tự điển) hoặc đoán từ qua ngữ cảnh. Trong quá trình tìm hiểu bài, tôi có thể giải thích nghĩa và cho các em ghi viết chì để đỡ mất thời gian.
Ở đây, tôi dùng một số thủ thuật để làm rõ nghĩa của từ như sau: 
 - Dùng trực quan như: tranh, hình ảnh, vật thật, cử chỉ điệu bộ.
 - Dùng ngôn ngữ đã học:
 + Định nghĩa, miêu tả.
 + Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
 + Dựa vào qui tắc hình thành từ, tạo từ.
 + Tạo tình huống.
 + Đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh
 - Có thể tôi hướng dẫn các em dịch sang tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ 1: Unit 3 At home. A 1 (page 29,30)
 Nội dung từ vựng của bài này đa số là các vật dụng trong gia đình như: a sink, a tub, a shower, a washing machine, a dryer, a refrigerator, giáo viên có thể dùng tranh để hướng dẫn các em học và đoán nghĩa của những từ vựng trên một cách dễ hiểu. 
Ví dụ 2: Unit 5 .Work and play. A1 (page 51)
Ở bài này, tôi cần dạy những từ mới như sau:
a computer (dùng vật thật )
a map (dùng vật thật )
experiment (tạo tình huống)
Khi giới thiệu ngữ liệu mới, cần làm rõ ba yếu tố cơ bản của ngôn ngữ là: Form, Meaning, Use. Khi giới thiệu từ mới, nếu chỉ cho biết chữ viết và định nghĩa như ở từ điển thì chưa đảm bảo cho học sinh dùng chúng trong giao tiếp, học sinh còn phải biết cách phát âm. Đối với những từ khó đọc tôi ghi ký âm và dấu nhấn giúp học sinh phát âm chính xác. Sau khi làm rõ nghĩa và cách sử dụng từ, tôi kiểm tra mức độ tiếp thu của các em.
Có ít nhất năm cách kiểm tra từ vựng, đó là:
Rub out and remember.
Slap the board.
What and where.
Matching.
Bingo.
Sau khi học sinh nắm được từ vựng, tôi cho các em nghe bài đọc một lần hoặc hai lần, gọi một số em khác đọc lại tại lớp, chú ý sửa lỗi phát âm. Tiếp theo, tôi giúp các em hiểu ý nghĩa những cụm từ khó đồng thời giới thiệu cấu trúc ngữ pháp mới xuất hiện trong bài (nếu có). Tôi giới thiệu sơ lược cấu trúc ngữ pháp giúp học sinh hiểu được nội dung bài; đến tiết Language focus học sinh sẽ được luyện tập kĩ cấu trúc ngữ pháp đó.
Ví dụ 1: Unit 2 PERSONAL INFORMATION. A 3 (page 20)
Ở bài này có xuất hiện cấu trúc câu mới, tôi viết câu có chứa cấu trúc mới (thì tương lai) lên bảng và giải thích cấu trúc cho học sinh hiểu, ngoài ra tôi có thể cho học sinh áp dụng cấu trúc đó và gọi học sinh cho thêm ví dụ khác .
 I will call you tomorrow .
 V.inf
Ví dụ 2: Unit 9 AT HOME AND AWAY. A2 (page 87)
Tôi viết câu chứa cấu trúc mới lên bảng, gạch dưới động từ và giúp học sinh nhận ra cấu trúc mới (dùng thì quá khứ đơn)
Liz and her parents went to Tri Nguyen Aquarium in Nha Trang 
 V-2
Nếu ta làm tốt giai đoạn chuẩn bị thì học sinh vào phần đọc được dể dàng hơn. Nhưng nếu có một phương pháp tối ưu cho từng dạng bài thì mức độ tiếp thu và hiểu bài của học sinh sẽ cao hơn. Chính vì thế, chọn bài tập cho giai đoạn While-reading rất quan trọng.
3. Chọn bài tập phù hợp cho phần đọc hiểu (While-reading ) 
Phần lớn những bài đọc dài tôi cho các em đọc thầm, tuy nhiên, tôi cần phải nói rằng chuẩn bị bài dạy trước khi lên lớp là điều quan trọng nhất và có thể thay đổi theo một số cách như sau : 
 - Đối với những lớp mới bắt đầu học, tôi đọc mẫu cả lớp đọc theo lặp lại từng câu.
- Ở những lớp có trình độ thấp ngoài việc lặp lại theo tôi, các em có thể nghe băng đọc qua một vài lần để làm quen với các giọng đọc của người bản ngữ.
- Tôi đọc cả đoạn văn.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả đoạn theo tôi .
Ngoài ra, tôi có thể chia lớp làm nhiều nhóm hai người hoặc nhiều người. Mỗi nhóm chuẩn bị một đoạn sau đó một đại diện của một nhóm sẽ đọc một đoạn. Trong trường hợp bài đọc là một đoạn hội thoại, nhóm sẽ phân vai và chuẩn bị. Trong khi dạy đọc tôi xen kẽ một số câu hỏi nhằm hướng dẫn học sinh đọc hiểu nội dung thông tin của bài đồng thời cũng có thể biết được chất lượng học tập của học sinh mình phụ trách từ đó tôi giải thích thêm về các chi tiết còn chưa rõ. Vì vậy, nội dung các câu hỏi cần phải hướng đến sự chú ý của các em đến những ý tưởng chính trong bài và giúp các em hiểu nghĩa của bài đọc. Tôi không đặt các câu hỏi quá dài và quá khó để đánh đố học sinh mà nên nêu các câu hỏi ngắn gọn vì mục đích là để giúp học sinh hiểu bài. Tôi khuyến khích và tổ chức sao cho cả lớp cùng tham gia hoạt động trả lời các câu hỏi. Sau đó hướng dẫn học sinh trả lời các câu đúng sai.
Trong giai đoạn này, tôi có thể tổ chức lớp thành nhiều hoạt động theo nhóm từ 2 học sinh trở lên thảo luận câu trả lời bằng cách này tất cả mọi người trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời. Bằng cách này, tất cả các em học sinh trong lớp phải tham gia hoạt động trả lời và hoạt động này sẽ có cơ hội làm việc chung giúp đỡ lẫn nhau.
 Hình thức viết câu trả lời sẽ giúp học sinh có nhiều thì giờ để suy nghĩ, để tổ chức và kiểm tra, dùng từ có hiệu quả trong một lớp có đông học sinh hay không nhưng hình thức này rất mất nhiều thời gian hơn. Tôi khuyến khích học sinh viết những câu trả lời ngắn vì mục đích của bài tập này chỉ nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài đọc. Trong quá trình này hoạt động được tổ chức nhằm giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, bên cạnh đó một số kĩ năng học khác được kết hợp trong kĩ năng đọc hiểu. Các loại bài tập đọc hiểu đòi hỏi học sinh sử dụng các kĩ năng đọc khác nhau như đoán từ trong ngữ cảnh, đọc lấy ý chính, đọc lướt, đọc lấy thông tin cần thiết, đọc hiểu.
Ví dụ: Unit 11. Keep fit, stay healthy. B4 (page 112)
Tôi yêu cầu học sinh đọc lướt để lấy ý chính của bài. 
Đa số sau mỗi bài đọc đều có bài tập trả lời câu hỏi, nhưng không phải tất cả các em đều hiểu và trả lời được. Chính vì lý do đó trước khi cho học sinh trả lời câu hỏi, tôi đã áp dụng các dạng bài tập sau:
* Dùng dạng Multiple Choice.
Đây là dạng bài tập đơn giản nhất, phù hợp cho học sinh yếu. Đa số học sinh đều tích cực đọc kỹ bài để chọn đáp án đúng nhất.
Ví dụ: Unit 9 AT HOME AND AWAY. B3 (Page 93)
Sau khi học sinh nắm ý chính, học sinh đọc lại bài để làm bài tập này. Hoạt động này có thể tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp.
1/ Hoa watched Mrs.Mai . . . ..her dress.
a. to make	b.making	c. make	d.made
2/ . . . . .learned how to use a sewing machine.
a. Lan 	b. Hoa	c.Mai	d. Tuan
3/ Hoa made a . . . . . . first.
a. dress	b. skirt	c. cushion	d.a hat
4/ Now ,Hoa wears the things she . . . . . .
a. makes	b.make	c.made	d.was made
Kết quả: học sinh dễ dàng nắm được thông tin và chọn đáp án đúng.
1c	 2b	 3c 4A 
*Dùng câu hỏi Yes-No.
Tôi hỏi học sinh một vài câu hỏi nhằm định hướng rõ hơn cho học sinh về nội dung bài đọc.
Ví dụ: Unit 5 Work and play. B1 (page 56) 
 1.Does the bell ring at nine ?
2. Are students happy and excited ?
3. Are they eating and drinking ?
4. Are the boys skipping ?
5. Is the yard quiet ?
* Dùng dạng True / False.
Đây là bài tập rất thông dụng khi dạy kĩ năng đọc hiểu. Đa số giáo viên Tiếng Anh thường sử dụng loại bài này. Tôi chuẩn bị sẵn một số câu dạng đúng sai, học sinh đọc kĩ và đối chiếu với nội dung bài đọc. Nếu câu sai, tôi yêu cầu học sinh tìm chỗ sai và sữa lại cho đúng. Tôi yêu cầu học sinh làm việc theo cặp và qui định thời gian cụ thể. Phương pháp này giúp học sinh hiểu rõ nội dung bài học một cách dễ dàng.
Ví dụ: Unit 9 At home and away. B3 (page 93)
QUESTIONS
TRUE
FALSE
a) Hoa learned how to use a sewing machine
b) She made a skirt first.
c) Next, Hoa made a skirt.
d) The skirt looked very pretty.
e) Finally, the skirt didn’t fit.
Kết quả:	
QUESTIONS
TRUE
FALSE
CORRECTION
a)
X
b)
X
She made a cushion first
c)
X
d)
X
e)
X
Finally ,the skirt fitted very well
* Trả lời câu hỏi (Answer the questions)
Khi trả lời câu hỏi học sinh cần phân biệt hai dạng câu hỏi: Yes-No Questions và Wh-questions, đồng thời cần chú ý thì của động từ.
Nếu tôi hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài tập trên thì đến phần câu hỏi học sinh có thể trả lời câu hỏi một cách dễ dàng. Tôi có thể tổ chức hoạt động này theo cặp hoặc nhóm.
Ví dụ : Unit 9 : At home and away .B 3 (page 93)
Học sinh dựa vào phần câu hỏi True /False và bài tập 1 (trang 93) để trả lời câu hỏi nội dung trong bài.
Ở giai đoạn đọc hiểu, tôi cần chú ý cho học sinh giải quyết các bài tập theo trình tự từ đơn giản đến khó. Đối với một bài tập tôi: ra hiệu lệnh - thời gian - mục đích làm gì?. Tôi còn phải chú ý xem các cặp, nhóm có làm việc tích cực không?
Sau khi hiểu thấu đáo nội dung bài, thì bước tiếp theo (post-reading) học sinh thực hiện tốt, đó cũng chính là mục đích khi dạy ngoại ngữ cần đạt được.
* Dùng dạng Gap fill :
- Tôi viết lên bảng phụ một đoạn văn ngắn hay một số câu còn để vài khoảng trống. Khoảng trống có thể từ vựng hay ngữ pháp hay cũng có thể là phối hợp. Đoạn văn còn nhiều khoảng trống thì bài tập càng khó. Đối với học sinh yếu, tôi có thể cho trước những từ cần điền.
- Tôi cho học sinh làm việc cá nhân, sau đó so sánh với bạn cùng cặp, hoặc trong nhóm.
- Sau đó tôi gọi các em lên bảng điền vào chỗ trống và sửa sai cho các em.
Ví dụ: Unit 12 B1. page 119	
Ba went to the.because he was ..The doctor.Ba some questions. Ba said he.somelast night. The doctor said he must.the spinach ..can be dirty. The dirt can people sick. ..gave Ba someto make him feel better.
Answer:
Ba went to the doctor because he was sick.The doctor asked Ba some questions. Ba said he had some spinach last night. The doctor said he must wash the spinach. Vegetables can be dirty. The dirt can make people sick. Doctor gave Ba some medicine to make him feel better.
4. Tổ chức các hoạt động nhằm khắc sâu kiến thức và mở rộng nội dung bài đọc (Post-reading):
Ở giai đoạn này các em có thể:
Luyện tập hỏi đáp một cách tự do.
Hỏi và trả lời một số câu hỏi liên quan đến thực tế cuộc sống, bản thân của các em.
Tham gia trò chơi.
Ví dụ: Unit 9 At home and away. A2 (page 87)
Học sinh thảo luận theo nhóm hỏi và trả lời về việc đi du lịch.
a/ Do you like traveling ?
b/ Which places do you want to visit ?
c/ Have you ever been to Nha Trang ?
d/ Are there a lot of beaches in Nha Trang?
Tôi tổ chức trò chơi “ Lucky numbers”. Khi đó, tôi chia lớp thành 2 đội thi. Các đội lần lượt chọn ô số để trả lời câu hỏi. Các thành viên trong đội cổ vũ cho đội mình tạo không khí sôi nổi khi tham gia cuộc thi.
Ví dụ: Unit 9 At home and away. B3 (page 93) 
 1. Lucky number
2. Answer True or False: Lan learned how to use a sewing machine .
a. True 	b. False 
3. Choose the correct answer. What did Hoa made first?
a. a skirt	b. a cushion	c. a dress	d.a hat
4. What did she make next?
5. Lucky number
6. What was the problem?
7. How did it finally?
 8. Lucky number
Trò chơi này giúp học sinh ôn lại cấu trúc, từ vựng và cả nội dung bài đọc.
* Ngoài ra, đối với lớp học khá - giỏi tôi cho các em kể lại nội dung bài đọc vừa học (Retell the content of the text) :
Tôi có thể khuyến khích học sinh nói hoặc viết tóm tắt đoạn văn hoặc cả bài đọc. Lúc đầu tôi có thể hướng dẫn học sinh làm tóm tắt bằng cách cho học sinh trả lời một loạt các câu hỏi nối tiếp nhau về nội dung để các câu trả lời có thể làm thành dàn bài gồm những ý chính của đoạn văn. Hoặc có thể viết những từ cốt lõi của đoạn văn lên bảng để học sinh theo đó nói hoặc viết bản tóm tắt. 
Với các hoạt động luyện tập trên tôi nhận thấy học sinh thích học tiết đọc hiểu hơn, tích cực tham gia xây dựng bài hơn, hiểi bài rõ hơn. Kết quả học sinh có thể tái tạo hoặc kể lại được nội dung bài. 
Ví dụ: Unit 14 A 3. page 142
Các em hoc xong bài đọc nói về ti vi ở Việt Nam. Tôi có thể yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi lien quan đến Ti vi. 
- Did many people have TV thirty years ago?
- Where did they watch TV for a long time?
- .
Dựa vào những thông tin tôi hỏi các em, các em có thể kể lại câu chuyện nói về Ti Vi.
III. KẾT QUẢ 
 Qua học kì một của năm học 2015-2016, tôi thực hiện các biện pháp nêu trên, kết quả các bài kiểm tra về phần đọc hiểu như sau:
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
SL
TL(%)
7A2
37
15
40,54
13
35,13
8
21,62
1
2,71
7A3
37
11
29,72
17
45,94
7
18,91
2
5,43
7A4
35
16
45,71
9
25,71
9
25,71
1
2,87
Bảng 2: Kết quả học kì một năm học 2015- 2016.
Từ những số liệu trên cho thấy là các em có tiến bộ hơn so với trước, cụ thể là:
 Việc áp dụng phương pháp dạy kĩ năng đọc như đã từng áp dụng vào thực tế giảng dạy thì kết qủa đạt cao hơn nhiều so với lúc tôi chưa cải tiến phương pháp dạy đều đó đã thúc đẩy tôi không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn nữa cùng với việc áp dụng phương pháp này vào các tiết dạy cụ thể.
 Nói tóm lại, để thành công trong giờ dạy Tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng đọc nói riêng, đòi hỏi người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà, khéo léo giữa các bước lên lớp với với lượng kiến thức trong sách giáo khoa.
 Để làm cho giờ dạy thêm sinh động, ngoài những phương pháp giảng dạy cụ thể tôi còn sử dụng các bức tranh minh hoạ, các giáo cụ trực quan và bằng các bài tập thực tế. Nên triệt để vận dụng các bài tập tạo cơ hội cho học sinh có thể hiểu bài một cách dễ dàng. 
 Ngoài ra, để gây hứng thú học tập cho học sinh, tôi kể các mẫu chuyện liên quan đến bài học gợi mở cho học sinh những nội dung chính trước khi đọc bài. 
 Những kết quả nêu trên bước đầu cho thấy những biện pháp để giúp học sinh học tốt tiết đọc hiểu môn Tiếng Anh 7 có kết quả. Nhưng bản thân tôi còn phải tiếp tục xem xét, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong huyện cũng như các bạn ngoài huyện.
PHẦN KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG 
 Sau một thời gian băn khoăn trăn trở với phương pháp mình đã chọn, liệu học sinh có hiểu bài tốt không? Bằng việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh tôi đã thu được kết quả khả quan hơn nhiều so với chất lượng trước khi áp dụng phương pháp mới. Để thực hiện thành công đề tài “Một số biện pháp giúp giáo viên dạy tốt phần đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 7”. Tôi thực hiện các bước sau:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà.
- Làm tốt giai đoạn chuẩn bị (pre-reading) để học sinh có thể làm tốt phần (While-reading ) 
- Chọn bài tập phù hợp cho phần đọc (While-reading ) 
- Khuyến khích học sinh học từ vựng để mở rộng vốn từ.
- Chú ý nhiều đến đối tượng học sinh yếu.
- Tổ chức làm việc theo cặp, nhóm. 
 Việc soạn các bài tập phải phong phú, đa dạng, đủ các cấp độ tạo điều kiện cho mọi đối tượng đều có thể tham gia luyện tập trong từng tiết học.
 Tạo cho học sinh có thói quen luyện tập tự do, tổ chức các trò chơi để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
 Tôi cố gắng duy trì phương pháp đã nêu trên và không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để đưa giờ dạy hiệu quả lên cao hơn. Trong đề tài này, tôi đã cố gắng khai thác và tìm hiểu phương pháp dạy kĩ năng đọc ở trường Trung học cơ sở từ đó đi sâu vào phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp dạy đọc từ đó tìm ra biện pháp cụ thể để từ đó đưa ra các phương pháp cụ thể với từng đối tượng học sinh. Vì thời gian và tài liệu tham khảo có hạn, nên trong đề tài này còn có nhiều hạn chế mà tôi chưa phân tích hết. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp và của nhà trường .
 Nói tóm lại, để thành công trong giờ dạy Tiếng Anh nói chung và dạy kĩ năng đọc hiểu nói riêng, đòi hỏi giáo viên phải biết kết hợp hài hoà, khéo léo giữa các bước lên lớp. Để làm cho giờ dạy thêm sinh động, ngoài những phương pháp giảng dạy cụ thể giáo viên nên sử dụng các bức tranh minh hoạ, các giáo cụ trực quan và các bài tập thực tế. Nên triệt để vận dụng các bài tập tạo cơ hội cho học sinh hiểu bài một cách dễ dàng.
Đề tài này áp dụng vào các tiết dạy đọc hiểu cho học sinh khối 7 của các trường Trung học cơ sở thuộc khu vực Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An.
II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
 	Cần trang bị thêm tranh ảnh, phòng nghe nhìn để giới thiệu bài đọc giúp học sinh hứng thú khi vào bài. Với một số bài đọc hiểu có nội dung của một câu chuyện nên phối hợp dùng tranh (tranh truyện) để giới thiệu nội dung cũng như củng cố bài.
 	Trên đây là một vài ý kiến của bản thân với bộ môn mà mình phụ trách. Rất mong sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp và hội đồng khoa học giáo dục các cấp để bản thân tôi có được những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và phương pháp giảng dạy ngày càng hiệu quả hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Bùi Văn Sơm: “Hướng dẫn cán bộ quản lý trường học và giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm” .Nhà xuất bản tổng hợp TPHCM.
Nguyễn Thế Dương: “ Basic grammar and graded exercises in English”.
Phan Hà: “Bí quyết luyện đọc Tiếng Anh”. Nhà xuất bản giáo dục.
Minh Lộc –Khánh Quỳnh: “Học tốt ngữ pháp Tiếng Anh”. Nhà xuất bản giáo dục.
Nguyễn Văn Lợi-Nguyễn Hạnh Dung-Đặng Văn Hùng - Thân Trọng Liên Nhân: “Sách giáo khoa Tiếng Anh 7”. Nhà xuất bản giáo dục.
 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI	 Trang 1
 II. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI Trang 2
 III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Trang 2
 IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trang 3
PHẦN NỘI DUNG
 I.THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Trang 4
 II. CÁC GIẢI PHÁP Trang 5
 III. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trang 16
PHẦN KẾT LUẬN
 I.KẾT LUẬN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG Trang 18
 II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Trang 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_giao_vien_day.doc
  • docBIA SKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan