Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường THCS

I/- ĐẶT VẤN ĐỀ :

 Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Quá trình giáo dục đòi hỏi phải có một thời gian lâu dài, bền bỉ, không giới hạn. Ngoài sự tác động của mọi yếu tố xung quanh thì người học cần phải có quá trình tự giáo dục.

Trên cương vị là nhà giáo, chúng ta được xã hội giao cho một trọng trách rất lớn là đào tạo một thế hệ tương lai có đủ Tài, đủ Đức, đảm bảo yếu tố con người cho sự phát triển lâu dài của đất nước và là nền tảng để đưa đất nước phát triển.Là một nhà giáo chúng ta phải có tầm hiểu biết sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực thì mới có thể giáo dục học sinh một cách toàn diện, tạo ra những con người có ích cho xã hội. Trong đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong thời đại hiện nay và là vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng mỗi giáo viên mà nó còn là một khó khăn cho cả ngành giáo dục.

 

doc20 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h những con ngoan, trò giỏi. Vậy làm thế nào để giáo dục học sinh cá biệt thành những học sinh ngoan? Phải có biện pháp và cách làm như thế nào để thực hiện được mục tiêu đó? Đó là vấn đề mà mỗi người giáo viên chúng ta phải suy tư, trăn trở và phải tìm cho được giải pháp tối ưu nhất để giải quyết dựa trên những biểu hiện tiêu cực của các em.
 3. Giải pháp thực hiện: 
 a. Giáo viên cần phải hiểu rõ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS :
	Giáo viên không những là người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là một lực lượng nồng cốt, quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. Do đó gió viên cần phải hiểu được tâm lý, ước muốn, nguyện vọng, sở thích  của các em thì mới có thể giáo dục học sinh một cách toàn diện. Đặc biệt là việc giáo dục các em học sinh cá biệt. Vì lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi rất dễ xúc động. Nếu người giáo viên không có nghệ thuật trong cách cư xử với các em thì các em rất dễ dàng bị kích động, không làm chủ được bản thân.
	Ví dụ : Một học sinh cá biệt cúp tiết đi chơi hoặc đánh bạn cùng lớp thì giáo viên không nên vội trách mắng , la rầy trước tập thể lớp mà nên tìm hiểu rõ nguyên nhân rồi từ từ dùng lời lẽ để thuyết phục, giáo dục các em. Có như vậy các em mới thấy được sự quan tâm của thầy cô, thấy được thấy cô hiểu mình và từ đó giáo viên mới có thể giúp các em học sinh cá biệt bỏ đi những thói hư, tật xấu. Bởi vì ở lứa tuổi này, các em tự thấy rằng mình là người lớn, không còn là trẻ con nữa nên các em rất muốn được tự hành động, tự độc lập. Các em không muốn bị gò bó và không muốn người khác xem mình là trẻ con. Các em cần được tôn trọng nhân cách, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Chính vì thế, nếu giáo viên thấy cái sai của học sinh mà vội vàng kết luận, trách mắng, không hiểu được sự phát triển tâm lý của các em thì chắc chắn việc giáo dục các em học sinh cá biệt sẽ không thành công. Và có thể các em sẽ quay ngược lại trách mắng thầy cô và nghiêm trọng hơn nữa là đòi đánh luôn cả thầy cô. Thường thì lúc đầu các em không bao giờ nhận sai trái về mình. Do đó giáo viên phải là người có trình độ về tâm lý học sinh một cách sâu rộng thì mới đưa ra được những biện pháp thành công để giáo dục các em hư hỏng nghe theo lời dạy bảo của mình.
	Tóm lại, bí quyết để thu phục những học sinh ngang tàng, ngỗ nghịch là phải hiểu chúng và phải biết dùng lời lẽ để thuyết phục chúng.
 b. Người giáo viên cần phải tìm hiểu môi trường sống của các em, hiểu được hoàn cảnh gia đình và phải thường xuyên phối hợp với gia đình giáo dục các em :
 Gia đình và truyền thống gia đình là nhân tố hàng đầu trong việc hình thành nhân cách học sinh. Một học sinh nếu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống, các thế hệ có quan hệ tốt với nhau, có tôn ti trật tự, quan tâm chăm lo giáo dục con cháu, thực sự là tấm gương để con cháu noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Trái lại, học sinh ở trong môi trường gia đình thường xuyên lục đục, các thế hệ không tôn trọng lẫn nhau  sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tư tưởng đạo đức của học sinh. Do yếu tố gia đình tác động mạnh đến các em nên giáo viên cần phải quan sát, theo dõi thường xuyên những việc làm của học sinh trong ngày, trong tuần để phát hiện kịp thời những hành động sai trái của các em mà từ đó kết hợp với gia đình cùng giáo dục. 
	Ví dụ : Có những em học sinh đến lớp thường quậy phá, lười học, gây biết bao chuyện phiền hà, hết chọc phá lại gây chuyện đánh nhau với bạn  Đối với những em học sinh này ngoài việc giáo dục các em bằng tình thương, trách nhiệm, bằng những lời nói nhẹ nhàng khuyên bảo chúng ta cũng cần phải gặp trực tiếp phụ huynh để trao đổi thông tin, tìm hướng giải quyết. Thông qua các cuộc họp phụ huynh, giáo viên cần nêu ra những thực trạng của các em để phụ huynh biết được con em họ học ra sao, có những biểu hiện như thế nào để cùng giáo viên phối hợp giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, trong một năm học, số lần họp phụ huynh rất ít, khoảng từ một đến hai lần nên giáo viên có ít cơ hội gặp mặt phụ huynh và phụ huynh cũng ít có cơ hội được gặp gỡ giáo viên để trao đổi và bàn bạc về tình hình học tập và đạo đức của con em mình. Có những gia đình phụ huynh không quan tâm, con em mình học thời gian suốt cả một năm mà không biết giáo viên dạy con mình là ai và họ cũng không cần biết đến, bỏ mặc sự phát triển của các em, giao phó các em cho nhà trường. Chính vì lẽ đó, người giáo viên rất khó khăn trong việc phối hợp với gia đình giáo dục học sinh. Tuy điều đó gây khó khăn trong công tác giáo dục nhưng khi các em có những biểu hiện tiêu cực thì giáo viên không vì lí do đó mà lơ là đối với các em. Khi đó giáo viên có thể gởi thông báo đến tận gia đình, nếu phụ huynh không đến giáo viên có thể tự liên hệ đến thăm gia đình học sinh, trò chuyện, tâm sự với cha mẹ các em để cùng tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp. Việc kết hợp chặt chẽ với gia đình, thường xuyên thăm hỏi gia đình học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh, trao đổi, nắm được hoàn cảnh gia đình sẽ giúp cho mỗi giáo viên lựa chọn được những hình thức giáo dục tốt nhất, giúp cho các em cá biệt trở thành những học sinh ngoan, chăm học. Do đó để hạn chế những việc đáng tiếc xảy ra, giáo viên không những trao đổi với phụ huynh mà phụ huynh cũng cần phải trao đổi thường xuyên với nhà trường những vấn đề trong gia đình có thể tác động đến tâm lý các em hoặc những dấu hiệu bất thường mà gia đình nắm được. Có như vậy, việc phối hợp giữa hai lực lượng giáo dục nhà trường – gia đình mới chặt chẽ và toàn diện. 
 c. Xây dựng cho các em có thói quen, nề nếp tốt trong học tập và trong các hoạt động khác :
	Việc chỉ dẫn những thói quen, nề nếp tốt lúc ban đầu thường không mấy khó khăn, nhưng để duy trì đưc nề nếp, thói quen đó đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở, chỉ dẫn, uốn nắn,  Và để đưa các em học sinh cá biệt về đạo đức vào nề nếp tôi đã tiến hành những việc như sau :
- Đưa các em học sinh cá biệt vào hòa nhập với nhóm học sinh ngoan, gương mẫu :
	Giáo viên phải là người phát hiện trước nhất những biểu hiện sai trái của học sinh cá biệt để từ đó có cách tổ chức lớp học phù hợp đưa các em học sinh cá biệt vào hòa nhập với nhóm học sinh ngoan. Giáo viên cần tạo điều kiện tốt cho các em học tập trong môi trường lành mạnh. Cụ thể là, nếu giáo viên nắm được lớp mình có những học sinh nào yếu kém, hay nghịch phá  thì giáo viên phải quan tâm sắp xếp chỗ ngồi cho hợp lý. Có thể là cho em đó ngồi đầu bàn để được nhắc nhở thường xuyên hay ngồi cạnh những bạn học giỏi, ngoan, hiền để các em đó không có cơ hội chọc phá. Giáo viên nên cho các em cùng vui chơi, sinh hoạt với các em học sinh ngoan, gương mẫu sẽ giúp các em có thể học tập ở bạn mình những hành vi, thói quen tốt và thông qua đó các em có thể tự điểu chỉnh những hành vi, thói quen xấu mà các em đã mắc phải. Vì lứa tuổi này các em rất dễ bắt chước nên khi các em tiếp xúc với các bạn bè cùng trang lứa, những bạn này có những biểu hiện tốt được thầy cô khen ngợi thì chắc chắn rằng các em học sinh cá biệt cũng sẽ dần dần học theo những đức tính tốt của các bạn.
	Ví dụ : Năm học 2016 – 2017 học sinh khá đông, điều đó cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Trong lớp có một số em thường xuyên chọc phá bạn bè, hay nói chuyện trong giờ học, không tập trung, lúc thầy cô giảng bài không nói chuyện thì cũng nhìn ra ngoài cửa, sao lãng luôn cả việc học. Có khi thì lại giấu dép, giấu tập của bạn, khiến trong lớp có nhiều chuyện thưa gởi, đã làm tôi trăn trở rất nhiều. Với tính hiếu động đó, tôi dùng biện pháp nhắc nhở và thường gọi các em phát biểu nhằm giúp các em chú ý bài hơn. Vì lớp học có sỉ số quá đông lại có nhiều học sinh cá biệt nên việc sắp xếp chỗ ngồi cũng tương đối khó khăn. Tôi sắp xếp các em cá biệt ngồi xa nhau, mỗi em học sinh cá biệt lại ngồi gần những em học sinh ngoan, hiền, học khá để hạn chế việc các em tụ nhóm nói chuyện trong giờ học đồng thời cũng nhằm mục đích giúp cho các em học tốt hơn. Từ việc làm đó, sau một thời gian những em hay nói chuyện trong giờ học trở nên có tiến bộ rõ rệt. Các em không còn nói chuyện trong giờ học và luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài.
	Qua đó ta thấy rằng việc đưa các em học sinh cá biệt vào hòa nhập với nhóm học sinh ngoan, gương mẫu là rất cần thiết và là một phương pháp phù hợp với việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt. Việc giáo dục cũng chỉ thành công khi giáo viên biết tìm cách tạo ra xung quanh học sinh đó một môi trường sư phạm tốt đẹp, tạo điều kiện cho học sinh đó được học tập rèn luyện trong một tập thể lớp tiến bộ, có tinh thần tự quản cao, có ý thức giúp nhau cùng tiến bộ với sự cảm thông và tin yêu chân thành. Tuy nhiên giáo viên không chỉ dừng lại ở phương pháp đó mà còn phải phối hợp thêm nhiều phương pháp nữa mới có cách giảng dạy sao cho phù hợp với nhận thức của mỗi học sinh.
- Chỉ cho các em biết được những cái sai của mình trong cách nói năng, cư xử, trong học tập và trong các hoạt động khác :
	Nhiệm vụ của người giáo viên ở trường là truyền thụ kiến thức và giáo dục đạo đức cho học sinh. Tuy nhiện thực tế cho thấy hầu hết giáo viên chỉ lo truyền thụ kiến thức cho học sinh mà chưa quan tâm sâu sắc đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi vì chương trình học của học sinh tương đối nhiều, thời gian của mổi tiết học chỉ đủ để cho giáo viên hoàn thành một bài giảng nên giáo viên không có thời gian nhiều để quan sát từng hành động, cử chỉ của các em. Các thầy, các cô thường chỉ chú ý đến việc học tập và kết quả học tập của các em đạt được, cụ thể là việc các em có nhiều điểm 9, điểm 10 hay không hay các em có chú ý nghe giảng bài hay không. Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến những biểu hiện của các em mà nếu có quan tâm, để ý thì cũng chỉ chú trọng tới nề nếp kỷ cương với nội quy chứ chưa chú ý đến hành vi ứng xử thực tế và kỷ năng ứng xử của các em trong cuộc sống. Do đó để làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh giáo viên cũng cần phải chú ý đến cách nói năng, cư xử của các em. Và khi học sinh có những biểu hiện chưa tốt, người giáo viên phải nhẹ nhàng chỉ cho các em thấy đó là những hành vi, thói quen, việc làm chưa tốt và chỉ rõ hậu quả của những cái chưa tốt đó để các em hiểu và chú ý sửa chữa.
	Ví dụ : Một học sinh cá biệt thường vi phạm nội quy như đến lớp không đồng phục, thường xuyên đi học trễ, không học bài và làm bài trước khi đến lớp, đặc biệt là em học sinh này thường xuyên chạy xe gắn máy lại không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra em còn có một cá tính rất bướng bỉnh, ăn nói thì cộc lốc và có khi đến mức vô lễ. Khi em có biểu hiện sai, giáo viên tìm hiểu hỏi rõ sự việc thì em trả lời một cách rất vô ý thức, có đôi lúc thì bình thường thản nhiên, đôi lúc còn tỏ vẻ thách thức chẳng có gì lộ vẻ sợ hãi thậm chí còn đòi nghỉ học. 
 Điều này làm tôi rất băn khoăn và là một thách thức thức lớn đối với bản thân tôi trong công tác giáo dục. Có thể nói việc dạy dỗ cho một học sinh yếu, ngoan trở thành một học sinh khá thì dễ hơn so với việc giáo dục một học sinh bướng bỉnh. Tuy nhiên, là một nhà giáo, với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề, mến trẻ tôi đã cố gắng dùng nhiều hình thức để giúp em thấy được cái sai của bản thân mà khắc phục. Những lúc em vi phạm nội quy tôi không vội la mắng mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo và giáo dục em. Không những thế tôi còn gặp riêng em để chỉ cho em biết được những cái sai của mình trong cách nói năng, cư xử, trong học tập và trong cuộc sống. Tôi phân tích cho em hiểu được những việc làm của em không những làm ảnh hưởng đến phong trào chung của lớp, ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường của thầy cô mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến chính bản thân em. Tôi chỉ cho em thấy rằng nếu em không học bài làm bài thì bản thân em sẽ không có kiến thức, hoặc đến lớp không đồng phục thì sẽ không giống như các bạn cùng lớp, hoặc chạy xe gắn máy là vi phạm luật giao thông và có thể xảy ra tai nạn gây hại cho người khác và cho chính bản thân em. Tôi phân tích rất rõ ràng cụ thể những biểu hiện sai của em để em thấy được tác hại và hậu quả của nó. 
 Trong ứng xử tôi còn dạy em cách ăn nói, cách ứng xử với bạn bè, thầy cô và người lớn. Chính sự ân cần của tôi đã giúp em có nhiều tiến bộ, nói năng lễ phép, biết vâng lời thầy cô và không còn vi phạm nội quy của trường của lớp. Khi em đã thay đổi không còn là một học sinh bướng bỉnh nữa thì tôi không dừng lại việc giáo dục em. Tôi vẫn thường xuyên trao đổi với em về những thay đổi đó. Không những thế tôi còn tuyên dương em đã có những cố gắng trước tập thể lớp và động viên bằng những món quà nhỏ như tập, bút  Việc làm này không những giúp em tiến bộ mà còn giúp cho các em học sinh cá biệt khác noi theo và cùng nhau làm tốt nhiệm vụ của người học sinh. 
 Chính vì vậy, giáo viên không nên lơ là với những biểu hiện sai trái của học sinh. Việc chỉ ra những cái sai của học sinh và giúp các em khắc phục những cái sai đó là rất cần thiết và rất có hiệu quả trong công tác giáo dục đạo đức học sinh cá biệt.
d. Xây dựng tình thương giữa giáo viên với học sinh :
	Có thể nói yêu thương học sinh là phẩm chất đầu tiên của nghề sư phạm. Bởi vì có yêu thương học sinh chúng ta mới nổ lực hết mình vì các em, chúng ta mới có tâm huyết với nghề và hết lòng giảng dạy cho các em. Sự yêu thương học sinh của giáo viên thể hiện ở việc giáo viên không những giảng dạy nhiệt tình, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để trau dồi kiến thức cho các em, giúp các em tiến bộ hơn trong học tập mà còn thể hiện ở việc giáo viên phải là người biết chia sẽ với học sinh. Giáo viên phải là người hiểu được niềm vui, nổi buồn của các em, biết giúp đỡ khi các em gặp khó khăn. Khi làm được điều đó nghĩa là người giáo viên đã xây dựng được một tình thương, tình cảm tốt đẹp giữa giáo viên và học sinh. Giữa giáo viên và học sinh khi đã có một mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, giáo viên yêu thương học sinh, học sinh kính trọng quý mến thầy cô thì sẽ tạo ra một môi trường sư phạm tốt thúc đẩy sự giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Ví dụ : Một học sinh học yếu môn toán nên khi đến tiết toán thì em sẽ cảm thấy rất chán ghét và không muốn học nhưng vì sự nhiệt tình, ân cần của giáo viên làm cho em cảm thấy yêu mến thầy cô và từ đó em đã cố gắng nhiều hơn trong học tập đặc biệt là bộ môn toán. Do đó, ngoài thời gian dạy trên lớp người giáo viên cũng phải thường xuyên gần gũi, thân mật với các em, tạo cho các em tự cảm thấy thầy cô như những người thân trong gia đình. 
 Tuy nhiên trong sự gần gũi, thân mật cũng cần có khoảng cách nhất định để học sinh không lờn mặt, coi thường thầy cô. Đặc biệt là trong các tiết học giáo viên phải tạo cho các em một không khí thoải mái, dễ chịu để các em học tốt hơn. Chúng ta không nên quá áp đặt hay quá khắt khe đối với học sinh, vì như thế sẽ làm cho các em sợ và không thích học, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Đặc biệt là đối với học sinh cá biệt nếu chúng ta không xây dựng được tình thương giữa giáo viên và học sinh thì người giáo viên rất khó giáo dục các em và chúng ta sẽ không thuyết phục được sự bướng bỉnh của các em. Các em sẽ không những không nghe lời dạy dỗ của giáo viên mà còn cải lại thậm chí còn gây ra nhiều hơn những hành động sai trái. Vì thế để xây dựng được tình cảm đó trước hết người giáo viên phải là một người mẫu mực, là tấm gương để cho các em noi theo và phải tôn trọng các em.
 Ngoài ra, giáo viên nên thường tiếp xúc với học sinh bằng sự cởi mở, tình yêu thương chân thành. Có như vậy các em mới cảm thấy tự tin, thoải mái, sẵn sàng giải bày tâm sự với thầy cô. Nhờ đó người giáo viên mới có thể nắm bắt được thông tin chính xác nhất và giáo dục kịp thời khi các em có biểu hiện sai trái. Chính ánh mắt đôn hậu, cử chỉ thân thiện yêu thương, nụ cười tươi tắn, lời nói chân thành thể hiện sự thấu hiểu và thông cảm của người giáo viên là động lực thúc đẩy học sinh cố gắng phấn đấu học tập, rèn luyện tốt hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi. 
	Như vậy, theo tôi biện pháp chung nhất để giáo dục học sinh cá biệt là làm sao phải tìm ra cho được nguyên nhân chính, phải tìm hiểu xem học sinh cá biệt mặt gì? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với học sinh nhằm tạo ra tình cảm gắn bó giữa thầy và trò. Khi đã rõ mọi nguồn làm học sinh đó chậm tiến thì gặp các tình huống dù tiêu cực, dù phức tạp đến đâu nhưng với cách xử lý khéo léo có nghệ thuật và với tấm lòng thiện cảm, tôn trọng, tin yêu học sinh thì công việc giáo dục của chúng ta dần dần sẽ hiệu quả.
e. Thực hiện đồng bộ sự kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội do nhà trường làm đầu mối :
	Việc giáo dục học, sinh nhất là học sinh cá biệt thì nhất định phải cần có sự kết hợp thường xuyên và chặt chẽ giữa ba yếu tố gia đình – nhà trường – xã hội. Cần gắn các hoạt động của nhà trường với các hoạt động xã hội và hãy coi các em là thành viên của xã hội để tổ chức cho các em tham gia các hoạt động xã hội nâng cao tầm nhìn, tầm hiểu biết của các em giúp cho các em nhìn nhận rõ và thấu hiểu mọi việc xung quanh bản thân. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn hóa, những giá trị khác lạ chắc chắn cũng sẽ tràn vào. Vấn đề ở đây là không phải và cũng không thể ngăn chặn các luồng văn hóa ấy mà phải tạo cho từng thành viên trong xã hội, nhất là các em học sinh có sức đề kháng trước luống văn hóa và lối sống ấy. Vì nếu không sẽ làm cho các em dễ sa ngã và có những hành vi lệch lạc trái với đạo đức lối sống của con người Việt Nam. Do đó cần thực hiện đồng bộ sự kết hợp nhà trường với gia đình và xã hội để cùng giáo dục học sinh mà đầu mối quan trọng vẫn là nhà trường, nơi mà tạo nguồn cho sự phát triển tương lai của các em, của đất nước.
4. Kết quả đạt được :
Năm học
Sỉ số học sinh
Xếp loại học lực
Xếp loại hạnh kiểm
G
K
Tb
T
K
2015-2016
132
26
51
50
130
2
2016-2017
(học kì I)
145
22
44
50
132
13
III/- KẾT LUẬN :
 1/- Tóm lược giải pháp :
	Việc “ giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức “ là một vần đề phức tạp, quan trọng và cần thiết. Nó đã và đang là điều trăn trở không những của riêng tôi mà của tất cả những người làm công tác giáo dục. Để giáo dục tốt học sinh cá biệt rõ ràng đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm. Chỉ có năng lực sư phạm người giáo viên mới thực hiện thành công nhiệm vụ của một nhà giáo là giáo dục học sinh yếu kém, chưa ngoan trở thành công dân có ích cho đất nước, làm cho các em sống hòn nhiên, vui tươi, xây dựng cho các em nếp sống lành mạnh, bồi dưỡng cho các em những tình cảm phong phú về gia đình, nhà trường và xã hội, tình yêu quê hương đất nước  Việc giáo dục cũng chỉ thành công khi giáo viên chúng ta biết cách tạo ra xung quanh học sinh đó một môi trường sư phạm tốt đẹp, tạo điều kiện cho học sinh đó được học tập rèn luyện trong một tập thể lớp tiến bộ, có tinh thần tự quản cao, có ý thức giúp nhau cùng tiến bộ với sự cảm thông và tin yêu chân thành. Bên cạnh đó, giáo viên phải là người hiểu được tâm lý học sinh, hiểu được hoàn cảnh gia đình cũng như tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Song song đó, việc kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội cần phải được thực hiện đồng bộ, tạo ra được mối quan hệ thống nhất cùng góp phần giáo dục các em. Như Bác Hồ của chúng ta đã nói “ Bản chất con người là tốt đẹp “. Là giáo viên chúng ta hãy đến với các em bằng tất cả tấm lòng, bằng tất cả trái tim để bồi bổ, vun đắp tương lai cho các em thì chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả như chúng ta hằng mong muốn. 
 2/- Phạm vi áp dụng :
	Kinh nghiệm này có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp ở trường THCS.
 3/- Bài học kinh nghiệm, kiến nghị :
	Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong công tác “ giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức “, đây tuy là những kinh nghiệm nhỏ nhưng nó có tác dụng to lớn đối với tôi cũng như những ai trực tiếp làm công tác giáo dục học sinh. Những kinh nghiệm này tôi xin trình bày ra đây, để góp phần cùng ngành giáo dục hoàn thành trọng trách nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang : Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.	
 Thuận Bình, ngày 10 tháng3 năm 2017
	 Người viết SKKN
	Cao Nguyên Kiều Diễm	

File đính kèm:

  • docmột số kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức ở trường THCS.doc
Sáng Kiến Liên Quan