Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp khắc phục học sinh học yếu môn ngữ văn ở trường THCS

 Trong xu thế khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, xã hội biến đổi không ngừng theo dòng chảy của quy luật của lịch sử, con người hiện tại và trong tương lai cũng phải là những con người trình độ nhận thức, năng động sáng tạo để thích ứng nhanh với những thay đổi của xã hội, thời đại. Với nội dung đó, giáo dục trong nhà trường phổ thông có một vị trí vai trò đặc biệt- đào tạo ra những con người có trình độ năng lực tiếp cận thông tin, kiến thức; giải quyết thông tin, vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt.

 Để tạo điều kiện học sinh hoà nhập một cách chủ động, tích cực trên tinh thần vừa kế thừa vừa phát triển Bộ giáo dục đã xây dựng một chương trình sách giáo khoa phù hợp với sự phát triển của thời đại . Đáp ứng được những yêu cầu xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn đổi mới. Và đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với thầy và trò trong việc góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hội nhập nhanh với các nước tiên tiến trên thế giới.

 Trong các môn học thì môn ngữ văn là một bộ môn nghệ thuật ngôn từ, cung cấp kiến thức về văn học, tiếng việt, tập làm văn. Giúp học sinh hình thành những phẩm chất đạo đức, tư tưởng tình cảm cao đẹp, biết ứng xử phù hợp với hoàn cảnh sống. Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh theo hướng rèn luyện nhận thức, lí giải và tự đề ra được những quyết định, nhằm giải quyết có hiểu quả các tình huống có vấn đề trong học tập và đời sống. Giúp các em học tập tốt các bộ môn khác, tiếp thu kiến thức ở các ĩnh vực đời sống khác. Rèn luyện cho học sinh trở thành những người có năng lực thực hành.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 9268 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp khắc phục học sinh học yếu môn ngữ văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VỊ XUYÊN
TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS CAO BỒ
˜«™
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đấ̀ TÀI:Một số giải pháp khắc phục học sinh học yếu môn ngữ văn ở trường THCS
 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN:Âú Hồng Quỳnh
 DẠY MễN: Ngữ văn	 
 ĐƠN VỊ:Trường PTDTBT TH&THCS Cao Bồ
	NĂM HỌC 2015-2016
 Phũng GD & đt vị xuyên 
 Trường THCS Cao Bồ 
 ************** 
 họ và tên : ẤU HỒNG QUỲNH
 Tổ: Xã hội
 Trường: THCS CAO BỒ
 Năm học: 2015-2016
 Giải pháp khắc phục học sinh 
học yếu môn ngữ văn trong trường trung học cơ sở
I. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
 Trong xu thế khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, xã hội biến đổi không ngừng theo dòng chảy của quy luật của lịch sử, con người hiện tại và trong tương lai cũng phải là những con người trình độ nhận thức, năng động sáng tạo để thích ứng nhanh với những thay đổi của xã hội, thời đại. Với nội dung đó, giáo dục trong nhà trường phổ thông có một vị trí vai trò đặc biệt- đào tạo ra những con người có trình độ năng lực tiếp cận thông tin, kiến thức; giải quyết thông tin, vấn đề một cách mềm dẻo, linh hoạt.
 Để tạo điều kiện học sinh hoà nhập một cách chủ động, tích cực trên tinh thần vừa kế thừa vừa phát triển Bộ giáo dục đã xây dựng một chương trình sách giáo khoa phù hợp với sự phát triển của thời đại . Đáp ứng được những yêu cầu xu thế phát triển của đất nước trong giai đoạn đổi mới. Và đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với thầy và trò trong việc góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, hội nhập nhanh với các nước tiên tiến trên thế giới.
 Trong các môn học thì môn ngữ văn là một bộ môn nghệ thuật ngôn từ, cung cấp kiến thức về văn học, tiếng việt, tập làm văn. Giúp học sinh hình thành những phẩm chất đạo đức, tư tưởng tình cảm cao đẹp, biết ứng xử phù hợp với hoàn cảnh sống. Rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh theo hướng rèn luyện nhận thức, lí giải và tự đề ra được những quyết định, nhằm giải quyết có hiểu quả các tình huống có vấn đề trong học tập và đời sống. Giúp các em học tập tốt các bộ môn khác, tiếp thu kiến thức ở các ĩnh vực đời sống khác. Rèn luyện cho học sinh trở thành những người có năng lực thực hành. 
 Trong thực tế hiện nay số lượng học sinh có khả năng như trên còn hạn chế không phải là nhỏ, đặc biệt là học sinh miềm núi, vùng sâu, vùng xa; khả năng nói, nghe, đọc, viết nhiều em còn chưa thật thành thạo nói gì tư duy những vấn đề khó hơn?
 Vấn đề này được các nhà trường và các tổ chuyên môn đặc biệt quan tâm tìm mọi biện pháp để tháo gỡ những khó khăn về phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới để giảm thiểu cao thấp nhất học sinh ngồi nhầm môn, nhầm lớp.
 Xuất phát từ thực tế chung của ngành giáo dục, với 13 năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp một số sáng kiến, giải pháp của bản thân đã áp dụng khắc phục học sinh học yếu môn văn trong trường phổ thông, đặc biệt các trường ở miền núi để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
II. Phần thứ hai: Nội dung 
 1. Cơ sở lí luận:
 Căn cứ vào mục tiêu đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy trung học cơ sở, căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh từng miền vùng đáp ứng được xu thế phát triển xã hội. Đặc biệt hưởng ứng cuộc vận động hai không với 4 nội dung của Bộ giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với mục tiêu và trình độ nhận thức của học sinh là trách nhiệm của giáo viên đứng lớp. Vậy làm thế nào để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh từng miền vùng?
 Đối với môn ngữ văn lại càng phức tạp hơn, đòi hỏi học sinh phải tổng hợp các kĩ năng. Theo điều tra thực tế phần lớn học sinh ngại học môn văn, đặc biệt với học sinh yếu kém lại càng ngại hơn. Nhiều giáo viên giảng dạy môn văn phải trăng trở, lúng túng khi lựa chọn phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém mà hiệu quả không thay đổi: số học sinh không học bài, chữ viết sấu, sai lỗi chính tả nhiều, chưa đọc thông viết thạo, chưa biết viết một bài tập làm văn...còn nhiều. Qua tìm hiểu nghiên cứu, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu kém như trên là: 
 Thứ nhất: Việc tự học ở nhà kém do một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con. Do một số em lười học, một số em còn thiếu đồ dùng học tập tối thiểu như sách giáo khoa, vở viết, bút mực ... Một số em còn mải chơi chưa chú ý học tập...
 Thứ hai: Việc học tập ở trên lớp, một số học sinh đôi khi còn chưa chú ý nghe giảng, ghi chép bài học vào vở chưa đến nơi, đến chốn; chưa có phương pháp học trên lớp như: khả năng kết hợp quan sát nghe giáo viên giảng ghi vở, quan sát sách giáo khoa... Vậy muốn khắc phục được học sinh yếu kém phải tìm biện pháp hạn chế những nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Bởi không có học sinh dốt chỉ có học sinh lười học.
 Vấn đề tôi muốn trao đổi với đồng nghiệp ở đây là làm thế nào để học sinh có hứng thú học môn ngữ văn nhất là học sinh yếu, kém. Từ việc hứng thú với bộ môn các em mới có phương pháp học tốt, nâng cao dần nhận thức và khả năng diễn đạt của mình. Sau đây là một số biện pháp tháo gỡ những khó khăn trong việc khắc phục tình trạng học sinh yếu kém môn ngữ văn ở cấp trung học cơ sở.
 2. Nội dung cụ thể:
 Để đảm bảo chất lượng học sinh một cách thực chất, nhất là đối với học sinh yếu kém càng khó khăn hơn. Biện pháp thực hiện ở đây không phải một ngày, hai ngày, một tuần hay một tháng mà là cả một quá trình dài, đòi hỏi giữa thầy và trò phải kiên trì. Muốn khắc phục được học sinh yếu kém môn ngữ văn nói riêng và các bộ môn khác nói chung đây không phải việc làm của một người mà thành công được, đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều người, nhiều tổ chức đoàn thể trong nhà trường, hội cha mẹ học sinh cùng phối kết hợp đồng bộ mới có kết quả được. 
 Một số biện pháp đã thực hiện:
 * Sự phối kết hợp chung:
 Sự chỉ đạo của chuyên môn nhà trường ( Ban giám hiệu ), phải sát sao luôn quan tâm đến chất lượng và kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém.
 Công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên thường xuyên phối hợp tổ chức các phong trào thi đua các hoạt động thiết thực nhằm khích lệ tinh thần học tập: như tổ chức giao lưu văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, mở các cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề kỉ niệm các ngày lễ lớn... 
 Tổng phụ trách đội cùng đội cờ đỏ thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập sự chuẩn bị bài trong 15 phút truy bài đầu giờ.
 Giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, hội cha mẹ học sinh thường xuyên quan tâm quan tâm trao đổi, phối kết hợp động viên khích lệ, giúp đỡ tạo điều kiện để các em học tập tốt ở lớp cũng như ở nhà. 
 Sự phối kết hợp đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên bộ môn thực hiện tốt việc phụ đạo học sinh yếu kém bộ môn của mình giảng dạy một cách có hiệu quả.
 * Biện pháp cụ thể của giáo viên bộ môn:
 Việc thứ nhất là phân loại học sinh ngay từ đầu năm (học sinh khá giỏi, học sinh trung bình, học sinh yếu kém )
 Tìm hiểu nguyên nhân yếu kém đối với những học sinh học yếu kém bộ môn thông qua học sinh trong lớp và cha mẹ của các em học yếu đó. Trao đổi trực tiếp với cha mẹ của học sinh về cách thức và phương pháp dạy con học tập ở nhà. Tạo điều kiện về thời gian và vật chất, mua sắm cho con đầy đủ các trang bị sách vở đồ dùng học tập cho con cái. Sau đó giáo viên trực tiếp hướng dẫn cụ thể các em sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp như :đồ dùng học tập của bộ môn, sách giáo khoa, vở ghi...
 Hướng dẫn chi tiết tỉ mỉ phương pháp học ở nhà cho các em: cách soạn bài, cách làm bài tập, học bài cũ...
 Hướng dẫn phương pháp học trên lớp: học sinh phải biết phối hợp nhịp nhàng các kĩ năng cùng một lúc: mắt nhìn, tai nghe, tay viết, tham gia xây dựng bài; kết hợp nghe giảng với quan sát sách giáo khoa. Cách trình bày bài học trong vở ghi phải rõ ràng khoa học. Ví dụ như: tên đầu bài viết chữ in hoa to rõ ràng, tên các đề mục ghi thẳng hàng sát lề, chữ viết cần chú ý tự rèn luyện, không được viết ẩu. Hết bài dùng thước kẻ gạch ngang...
 Hướng dẫn cách viết bài tập làm văn phải rõ ràng bố cục ba phần, đoạn văn cân đối mạch lạc, viết đúng ngữ pháp và chuẩn chính tả.
 Giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực, pháp huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đổi mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Trong giờ dạy trên lớp giáo viên giao câu hỏi, bài tập dễ, vừa sức để các em có thể thực hiện được. Khi giao bài tập về nhà cần lưu ý đến đối tượng học yếu này. Qua các giờ trả bài kiểm tra, giáo viên hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá và chấm bài của mình. Từ đó, các em tự biết rút kinh nghiệm những thiếu sót trong bài làm của mình để tự sửa chữa.
 Giáo viên bộ môn phải có một quyển sổ theo dõi sự tiến bộ qua từng bài kiểm tra của học sinh. Đối với học sinh yếu kém đặc biệt quan tâm hơn, nhẹ nhàng tỉ mỉ động viên các em tạo cho các em có nề nếp học tập .
 Thường xuyên cho thi đua giữa các tổ nhóm với nhau để em khá giúp đỡ kèm cặp thêm cho em yếu. Phân công từng học sinh học khá hơn kèm cặp từng bạn học yêú. Có đánh giá sự tiến bộ của học sinh qua từng tuần, từng tháng, học kì và cả năm. 
 Luôn tạo cho tiết học một không khí vui vẻ thoả mái , sôi nổi, tạo hứng thú cho học sinh tiếp thu bài. Ngoài ra giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp; giáo viên phải thiết kế bài giảng khoa học rõ ràng, chuẩn bị đồ dùng dạy học, áp dụng phương pháp giảng dạy linh hoạt.
 Dành một thời lượng, thời gian nhất định hướng dẫn các em học tập.
 Thực hiện chế độ thông tin hai chiều thường xuyên, kịp thời giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Thông báo cụ thể về thực trạng học tập của học sinh trên lớp, cũng như các em đã học tập ở nhà.
 * Biện pháp đối với học sinh:
 - Phải chú ý vận dụng phương pháp học tập trên lớp và ở nhà sao cho có hiệu quả theo hướng dẫn của giáo viên.
 - Phải cần cù, chịu khó học, đọc nhiều sách; học, đọc có chọn lọc .
 - Phải ghi chép bài đầy đủ, đủ đồ dùng học tập tối thiểu.
 - Phải biết tự đánh giá và rút kinh nghiệm về khả năng nhận thức của mình. Từ đó điều chỉnh việc học tập của mình sao cho có hiệu quả cao nhất.
 - Phải tạo được tính ham học, hiểu được ý nghĩa của việc học.
 - Bài kiểm tra bị điểm yếu phải có tính kiên trì làm lại, viết đến bao giờ đạt hiệu quả mới thôi. 
 - Phải có vở rèn chữ, không hiểu phải hỏi thầy, hỏi bạn, tìm sự giúp đỡ thực sự từ nhiều phía.
 - Phải hoà đồng, khiêm tốn; không ngại khó, ngại khổ, e ngại rụt rè che dấu sự yếu kém của mình. Khó khăn phải trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn để tìm cách tháo gỡ.
 Qua những biện pháp đã thực hiện được tôi thấy thực sự có hiệu quả rõ rệt, những lớp tôi giảng dạy các em đã có hứng thú học văn, yêu thích môn ngữ văn hơn. Nhận thức của các em về môn ngữ văn có thay đổi. Các em cần cù chịu khó hơn trong việc học tập bộ môn. Chất lượng của môn học qua việc đánh giá được nâng lên rõ rệt. Có em tự giác học tập, tự rèn luyện mình bằng cách ra đề viết bài viết làm văn để giáo viên xem, sửa lỗi.
 3. Hiệu quả của sáng kiến:
 Năm học 2012-2013 tôi đã áp dụng các biện pháp trên đối lớp 8A, 8B và đã đạt được hiệu quả như sau:
Kết quả đầu năm ( trước khi áp dụng- Thông qua khảo sát chất lượng đầu năm)
Kết quả cuối học kì I (sau khi áp dụng)
TS HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
49
0
6
17
21
5
3
7
24
14
1
 Kết quả Cả năm
Kết quả cả năm thông qua điểm TBT các điểm bài kiểm tra
Tổng số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
49
1
16
28
2
0
 Nhìn vào kết quả đối chiếu so sánh trên thấy rằng số lượng yếu kém ngày càng giảm dần, số lượng học sinh học trung bình, khá giỏi tăng . Trong khi đó số lượng học sinh yếu kém khi kiểm tra đầu năm thì chiếm quá nhiều, số lượng học sinh khá giỏi thì lại không có. Hiện nay các em đã đã viết được những bài văn tương đối dài có chất lượng. Đây chính là chất lượng thực tế qua quá trình áp dụng cải tiến một số biện pháp trong năm học. Được như vậy là nhừ vào sự kiên trì nỗ lực của thầy và trò trong sự phối hợp giữa dạy và học, sự quan tâm về việc nâng cao chất lượng dạy và học của Ban chuyên môn của nhà trường.
 Với các biện pháp và kết quả đạt được như trên tôi đưa ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
III. Phần thứ ba: Kết luận chung và đề xuất.
 * Đề xuất để áp dụng sáng kiến:
 - Các cấp quản lí, các ban ngành đoàn thể trong nhà trường phải phối hợp đồng bộ. Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. ủng hộ giáo viên bộ môn và học sinh về vật chất, tinh thần. 
 - Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường- giáo viên bộ môn với cha mẹ học sinh. Cha mẹ học sinh không chỉ ủng hộ về tinh thần mà cần phải ủng hộ về vật chất để duy trì học tập của học sinh. Cha mẹ học sinh phải là người quan tâm dạy bảo, nắm bắt kịp thời việc học tập và sự tiến bộ của con cái. Có sự trao đổi thông tin hai chiều ( giáo viên-cha mẹ học sinh).
 - Về giáo viên bộ môn: Phải nhiệt tình tâm huyết, kiên trì, dành nhiều thời gian.
 - Học sinh: Phải chăm học, phải biết lo lắng, nhận thấy được vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học.
 * Để đạt được hiệu quả cao trong việc phụ đạo nâng cao chất lượng thực đối với học sinh yếu kém môn ngữ văn, giảm thiểu số học sinh ngồi nhầm lớp, nhầm môn không phải là một sớm một chiều. Đây là việc làm thường xuyên liên tục và là vấn đề đáng quan tâm của toàn ngành giáo dục và xã hội. Để thực hiện được cần dựa vào rất nhiều yếu tố tương tác nhưng quan trọng nhất là yếu tố người dạy và sự cộng tác học tập của người học. Sự chỉ đạo sát sao của trường, sự phối hợp của các cha mẹ học sinh, của mọi người xung quanh. Đối với người dạy phải thực sự tâm huyết, tìm kiếm những phương pháp, biện pháp hay nhất. Đối với người học phải chủ động lĩnh hội kiến thức, hứng thú học bài, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Con đường dẫn đến thành công trong việc giảng dạy tạo cho học sinh hứng thú học tập có lẽ gặp rất nhiều gập ghềnh nhưng tôi tin các bạn sẽ tìm cho mình một con đường với những giải pháp hay nhất để vượt qua tất cả hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nặng nề mà xã hội giao cho. Đó là "sự nghiệp trồng người". Chúc các bạn thành công.
 CAO BỒ, ngày 20 tháng 09 năm 2015
 Người viết sáng kiến
 Ấu Hồng Quỳnh
Xếp loại của hội đồng khoa học nhà trường:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................... 
 Xếp loại: ...................................
xếp loại của hội đồng khoa học PGD Vị Xuyên:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 xếp loại: ..................................

File đính kèm:

  • docSKKNAQ.doc
Sáng Kiến Liên Quan