Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn đọc

THỰC TRẠNG.

Năm học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên thực hiện thông tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới cách đánh giá học sinh. Với phân môn Tập đọc mỗi tuần học sinh được học 2 tiết. Thông qua 62 bài tập đọc trong 1 năm (không kể các tiết ôn tập, kiểm tra). Phân môn Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đặc biệt hơn các em cần được đánh giá và tự đánh giá một cách linh hoạt để năm được mức độ cần đạt qua từng bài tập đọc.

Về hình thức rèn đọc trong mỗi tiết tập đọc: Học sinh được hướng dẫn luyện đọc theo đoạn, hay theo khổ thơ, luyện đọc theo cặp, rồi đọc cả bài. Sau đó tìm hiểu bài và cuối cùng là đọc diễn cảm.

Số lượng và nội dung các bài tập đọc và hình thức trình bày trong sách giáo khoa Tiếng việt 5 rất phù hợp với học sinh cuối cấp. Hệ thống kiến thức trong bài đi từ dễ đến khó và trình bày một cách khoa học. Do đặc thù của xã Hoài Tân cho thấy thực tế giảng dạy tuỳ theo vùng miền, nên cách truyền thụ kiến thức cho học sinh khác nhau vì vậy kết quả thu được cũng có phần nào khác.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn đọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p dưới, thông qua hệ thống bài học theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội, con người, cung cấp vốn từ, khả năng diễn đạt và hiểu biết ban đầu về tác phẩm Văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,  ) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh như tính kiên trì và ham đọc sách: Điều này cho thấy tập đọc có quan hệ mật thiết với tất cả các môn học khác mà còn quyết định kết quả học tập của các em. Là giáo viên trực tiếp dạy lớp 5 cũng là giáo viên chủ nhiệm. Tôi thấy thực tế lớp tôi đầu năm đọc rất yếu nên ảnh hưởng đến các môn học khác vì thế tập đọc lại càng quan trọng. Trong năm học đang thực hiện thông tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới cách đánh giá học sinh, học sinh học phân môn tập đọc rất phong phú về thể loại văn bản, song song với việc tham gia đánh giá và tự đánh giá kết quả tập đọc, vì vậy đòi hỏi yêu cầu về kĩ năng đọc rất phong phú và đa dạng hơn nhiều.
B. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Số II Hoài Tân
C. THỰC TRẠNG.
Năm học 2014 – 2015 là năm học đầu tiên thực hiện thông tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo về đổi mới cách đánh giá học sinh. Với phân môn Tập đọc mỗi tuần học sinh được học 2 tiết. Thông qua 62 bài tập đọc trong 1 năm (không kể các tiết ôn tập, kiểm tra). Phân môn Tập đọc lớp 5 tiếp tục củng cố, nâng cao kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đặc biệt hơn các em cần được đánh giá và tự đánh giá một cách linh hoạt để năm được mức độ cần đạt qua từng bài tập đọc. 
Về hình thức rèn đọc trong mỗi tiết tập đọc: Học sinh được hướng dẫn luyện đọc theo đoạn, hay theo khổ thơ, luyện đọc theo cặp, rồi đọc cả bài. Sau đó tìm hiểu bài và cuối cùng là đọc diễn cảm.
Số lượng và nội dung các bài tập đọc và hình thức trình bày trong sách giáo khoa Tiếng việt 5 rất phù hợp với học sinh cuối cấp. Hệ thống kiến thức trong bài đi từ dễ đến khó và trình bày một cách khoa học. Do đặc thù của xã Hoài Tân cho thấy thực tế giảng dạy tuỳ theo vùng miền, nên cách truyền thụ kiến thức cho học sinh khác nhau vì vậy kết quả thu được cũng có phần nào khác.
Qua đầu năm học tôi làm công tác chủ nhiệm lớp, thấy được những thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
Lớp có 29 học sinh không có em nào đọc còn phải diễn vần, một số em đọc lưu loát nhưng chưa thực sự diễn cảm .
Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập in. Đa số đều thích môn tập đọc.
SGK xây dựng chươnmg trình theo từng chủ điểm, nhiều bài tập đọc hay, sát với chủ điểm là điều kiện cho các em dễ tìm hiểu bài và cảm thụ, giúp các em đọc tốt hơn. 
2. Khó khăn:
- Một số học sinh chưa thực sự chú trọng đến việc đọc.
- Chất lượng đầu năm còn yếu, nhiều học sinh đọc lặp lại sai theo tiếng địa phương.
Kĩ năng đọc (Theo kết quả đầu năm) như sau:
TSHS
Đọc diễn cảm
Đọc lưu loát
Đọc vấp
Đọc lặp từ
29
6
12
7
4
Phát âm:
TSHS
Đọc đúng
Đọc sai âm cuối c,t hoặc n,ng
Đọc sai x/s
Đọc sai dấu hỏi,ngã 
Đọc ngọng
29
18
12
4
2
1
D. HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP
I. Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, tìm hiểu quan điểm biên soạn sách giáo khoa.
- Qua nghiên cứu sách giáo khoa tôi thấy để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, cũng như sách giáo khoa Tiếng việt ở các lớp khác, sách giáo khoa Tiếng việt 5 lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản. Đây là cái mới trong Tiếng việt cũng như trong phân môn Tập đọc cho nên nó phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Khác với các lứa tuổi giao tiếp ở lớp dưới, Tiếng việt lớp 5 tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng việt trong giao tiếp. Song lứa tuổi lớp 5 các em đã mình giao tiếp với bên ngoài như thầy cô, bạn bè trong lớp, trong trường, với họ hàng, làng xóm,  Vì thế thông qua môn Tiếng việt cũng như phân môn Tập đọc người giáo viên phải dạy cho hoc sinh cách giao tiếp, lịch sự phù hợp từng lúc, từng nơi, 
Nghiên cứu kĩ chương trình ta thấy phân môn Tập đọc lớp 5. Lớp cuối cấp Tiểu học có nội dung rất phong phú. Học sinh được làm quen với những thể loại văn bản khác nhau như chuyện kể, kịch, thơ, khoa học, miêu tả, tranh luận. Mỗi thể loại văn bản rất phù hợp và kiến thức trong cuộc sống hàng ngày: Cái gì quý nhất? Chuyện một khu vườn nhỏ, Tiếng vọng, 
Điều này cho thấy quan điểm dạy học mới “Học đi đôi với hành”.
II. Nắm vững hệ thống các phương pháp và hình thức dạy học.
Tham gia các buổi chuyên đề, ghi chép vở tự học, học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kinh nghiệm, dự giờ các lớp cùng khối. Qua đó giáo viên phải nắm vững các phương pháp đặc trưng của môn Tiếng việt, phân môn Tập đọc. Khi dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy và vận dung linh hoạt các phương pháp, hình thức cho tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất.
III. Tạo không khí hứng thú trong giờ học.
Muốn được tiết học đạt hiệu quả cao thì không chỉ trong môn Tập đọc mà tất cả các môn khác giáo viên tạo được tinh thần thoải mái để các em có hứng thú học tập tốt vì các em học sinh yếu thường sợ và không tự tin nên việc động viên, khuyến khích để gây hứng thú trong giờ học là tất yếu từ đó các em thích học thích tìm hiểu cái mới  Trong giờ học Tập đọc tôi chú trọng vào những điểm sau:
1. Giới thịêu bài:
- Giới thiệu bài là phần nhỏ trong phân môn Tập đọc nhưng muốn gây được ấn tượng cho học sinh thì lời giới thiệu của giáo viên phải hấp dẫn cũng có kinh nghiệm là câu hỏi gợi mở, có kinh nghiệm liên hệ từ bài cũ sang bài mới, hoặc hát theo nội dung bài học, có lúc sử dụng tranh minh hoạ,  khi giới thiệu giáo viên phải nghiên cứu chắt là để ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài mới cuốn hút sự chú ý của học sinh vào bài học.
2. Đọc mẫu:
Việc đọc mẫu là rất quan trọng. Song đọc mẫu ở các lớp dưới do giáo viên đảm nhận. Đến lớp 5 kĩ năng đọc của các em đã được nâng cao, nhiều học sinh có thể đạt tới trình độ chuẩn. Do vậy, tuỳ trường hợp cụ thể, giáo viên chỉ định học sinh khá, giỏi đọc mẫu trước lớp. Đó cũng chính là một thuận lợi cho giáo viên đề rèn đọc cho học sinh, nhưng không phải học sinh nào cũng được như vậy nên việc đọc mẫu của giáo viên cũng có tác dụng rất lớn đối với các em học sinh. Vì vậy giáo viên phải rèn cho mình một giọng đọc diễn cảm để thấy được cái hay, cái đẹp của văn bản thì mới cuốn hút được học sinh vì học sinh tiểu học thích bắt chước, thích làm theo thầy cô. Khi đọc mẫu giáo viên cần phát âm rõ những từ ngữ học sinh thường đọc sai để các em học theo, từ đó để sửa luôn được lỗi của mình.
Ngoài đọc hay, giáo viên không chỉ biểu đạt văn bản bằng lời mà còn bằng cả cử chỉ, thái độ, nét mặt,  giúp cho văn bản đó được hay hơn, dễ hiểu hơn trong mắt học sinh, gây hứng thú cho các em.
3. Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp, lấy người học làm trung tâm, trong đó thầy (cô) đóng vai trò tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, đều được bộc lộ mình vì thế người giáo viên hãy biến giờ học như một sân chơi để các em được giao lưu học hỏi, bộc lộ hết khả năng của mình. Việc này đòi hỏi người giáo viên vận dụng các phương pháp linh hoạt cho phù hợp với bài dạy đối với học sinh lớp mình như: Đọc cá nhân, luyện đọc theo nhóm, thi đọc, đọc phân vai,  Hình thức như vậy tạo được hứng thú cho học sinh mà giờ học lại không rập khuôn nhàm chán. “Học mà chơi, chơi mà học”.
4. Khen ngợi và động viên học sinh kịp thời.
Hứng thú trong học tập có một vai trò to lớn đối với học sinh. Hứng thú làm tăng hiệu quả của tiết học vì vậy giáo viên cần phải biết động viên học sinh kịp thời nhất là đối với học sinh yếu, cần quan tâm hơn tới các em, coi trọng sự tiến bộ của các em dù là nhỏ đến các em tự tin trong học tập mà vươn lên; tuy nhiên giáo viên phải khen đúng lúc nếu không các em sẽ tự cao nhất là học sinh khá, giỏi và đúng lúc, đúng chỗ sẽ mang lại hiệu quả cao và các em mau tiến bộ.
IV. Giúp học sinh nắm vững các yêu cầu về kĩ năng đọc.
- Phân môn Tập đọc chủ yếu rèn cho học sinh các kĩ năng đọc: Đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc diễn cảm (Đọc diễn cảm ở lớp 5 có yêu cầu hơn so với các khối lớp dưới, nên giáo viên cần giúp học sinh có kĩ năng đọc chuẩn tiến tới đọc diễn cảm tốt). Từ đó muốn giúp học sinh đọc tốt phải giúp các em nắm được các yêu cầu về các kĩ năng đọc như thế nào?
Ví dụ:
Đọc thành tiếng: Đọc to, rõ ràng, phát âm đúng, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, tốc độ đọc tối thiểu 120 tiếng/phút.
- Đọc thầm là được hiểu các nghĩa của từ và nội dung của bài.
- Đọc diễn cảm: Là đọc hay, biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả, gợi cảm, và biết đọc theo vai phù hợp với từng nội dung. Học sinh hiểu các yêu cầu về kĩ năng đọc như vậy sẽ giúp các em tự đánh giá được việc đọc của mình, và của bạn để tự sửa chữa.
Việc giúp học sinh hiểu các kĩ năng đọc phải được bắt đầu vào năm học và giúp phụ huynh rèn cho con em ở nhà.
V. Sửa lỗi phát âm:
Đây là một việc khó đối vơi giáo viên vì vậy người gíao viên cần phải có tính kiên trì, yêu nghề, mến trẻ rồi phương pháp phải phù hợp theo từng nội dung bài học. Trong thực tế cho thấy ngay cả những học sinh đọc tốt cũng mắc lỗi phát âm sai theo tiếng địa phương. Đây không phải là di truyền mà là người lớn phát âm sai nên dẫn đến các em cũng phát âm sai nên rất khó sửa. Tuy nhiên điều đó không phải là không sửa được cho các em mà quá trình đó phải tiến hành theo từng bước:
1. Chỉ cho học sinh thấy được chỗ sai:
Đây là việc rất cần thiết và cũng là nhiệm vụ năng nề đối với giáo viên phải làm ngay từ đầu năm học và xác định trọng tâm bài tập đọc là đọc từ đó chỉ cho các em thấy cái sai của mình để các em khắc phục và đặt ra yêu cầu bạn đọc tốt không phát âm sai giúp bạn phát âm sai. Đặt yêu cầu cho học sinh giỏi không được phát âm sai vì các em có ý thức vươn lên trong học tập. Sau một thời gian các em đã tiến bộ rõ rệt. Vì do đặc thù hàng ngày các em sống trong gia đình và lối xóm đều phát âm sai như vậy nên các em không biết mình sai, mà chỉ khi đến trường, đến lớp được thầy cô sửa thì em mới biết mình sai.
2. Phân loại học sinh theo nhóm để sửa:
- Chủ động khuyến khích học sinh đọc nối tiếp bằng cách ưu tiên đọc lượt đầu trong bước luyện đọc sửa lỗi phát âm: Ở bài tập đọc nào cũng vậy , tạo một thói quen được ưu tiên cho các em yếu đọc trước là làm cho tiết học bớt phần căng thănge đối với các em . Thầy giáo phải tận tình sửa chữa và động viên các em, khen sự tiến bộ các em đã đạt được. Quá trình sửa lỗi phát âm sai cho học sinh. Giáo viên cần lưu ý khi cho học sinh đọc hay nói những từ mình hay sai thì cần phải quan sát kĩ, xác định rõ rồi mới đọc hay cứ nói như thế, dần dần học sinh sẽ không đọc, nói sai. 
VI. Thực hiện hiệu quả bước đọc trong nhóm.
- Đọc trong nhóm được tiến hành sau khi đọc đoạn, luyện đọc từ khó. Lúc này học sinh biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ và nhấn giọng được ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm hoặc thay đổi giọng đối với các nhân vật. Vì thế đối với học sinh khá các em đọc tốt và nắm vững được cách đọc. Giáo viên giao nhiệm vụ cho các em đọc tốt kèm các em đọc yếu và sửa lỗi cho bạn trong nhóm. Từ đó các em đọc bạn tốt thấy được trách nhiệm của mình và cho đó là rất vinh dự vì đã giúp đỡ được bạn (Giáo viên tuyên dương kịp thời những học sinh hiểu và có trách nhiệm với bạn). Vì vậy ngay từ đầu năm, giáo viên hướng dẫn kĩ cho các em này sẽ được phân công đều cho các nhóm, nhận nhiệm vụ kèm và sửa lỗi cho bạn. Qua việc kèm bạn thì học sinh khá, giỏi đó cũng rèn thêm được kĩ năng đọc cho mình. Tuy nhiên nếu công việc này giáo viên thực hiện không khéo thì sẽ dẫn đến tình trạng ỉ lại của học sinh khá giỏi. Để khắc phục tình trạng này giáo viên phải ghi điểm, tổ chức thi đua theo tuần, tháng, từng đợt thi đua của trường lớp do giáo viên đề ra và cuối mỗi đợt thi đua có tổng kết tuyên dương và trao quà nhỏ cho nhóm có thành tích cao. 
Trong khi tổ chức cho học sinh luyện đọc trong nhóm, giáo viên cần bao quát lớp tốt để giải có giải pháp kịp thời giải quyết những thắc mắc của học sinh. Giúp các em thực hiện tốt. Qua đó giáo viên nắm bắt được từng đối tượng học sinh để có các bước rèn luyện đọc tiếp theo.
VII. Hướng dẫn đọc diễn cảm.
Bước đọc diễn cảm đối với học sinh đã được luyện tập ở lớp 4, xong đối với lớp 5 bước đọc diễn cảm được hoàn thiện hơn thông qua việc dẫn dắt, gợi mở thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh cảm xúc qua bài thơ, sự việc tính cách nhân vậy trong bài văn, vở kịch  Qua đó tiếp nhận được những vấn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản khắc phục cách đọc thiên về hình thức hoặc “diễn cảm” tuỳ tiện của học sinh.
* Các văn bản nói chung:
- Câu hỏi đọc cao giọng ở cuối câu.
- Lời dẫn chuyện đọc đều đều và nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng, hay gợi tả, gợi cảm.
- Lời trẻ thơ hồn nhiên, nhí nhảnh.
- Lời người già chậm rãi, giọng đọc hơi ồm.
- Lời các nhân vật phải diện hung dữ, có lúc ngoạt ngào giả dối.
Các văn bản khoa học.
Với loại bài này cần đọc với giọng thông báo lưu loát rõ ràng, rành mạch.
Cụ thể trong bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ: Đoạn “Một sớm chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé, mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc xà suống cành lựu. Nó xăm soi mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên mấy tiếng lứu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem để biết rằng: Ban công có chim về đậu tức là vườn rồi! Chẳng ngờ khi hai bạn lên đến nơi thì chú chim đã bay đi. Sợ Hằng không tin Thu cầu viện ông:
- Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ! Ông nói hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa.
- Ừ đúng rồi, đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu”.
Giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
Lời dẫn chuyện giọng đều đều, ở từ gợi tả, gợi cảm.
VIII. Một số giải pháp khắc phục.
1. Sửa lỗi phát âm cho học sinh ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên có thể sửa lỗi phát âm cho học sinh cho tất cả các tiết học khác, kể các trong các giờ họat động tập thể hay giờ ra chơi nếu thấy các em đọc hay sai thì giáo viện hoặc các bạn cần sửa ngay nhưng cần chân thành, lịch sự để các em không bị tổn thương.
-Trong lớp học giáo viên sắp xếp chỗ ngồi hợp lí để việc sửa lỗi cho HS có hiệu quả cao.
- Ví dụ: Xếp HS đọc tốt ngồi cùng HS đọc yếu để HS học tập lẫn nhau trong khi học nhóm.
- Ngoài ra trong giờ tập đọc đồ dùng trực quan không thể thiếu.
- ví dụ:Bảng phụ ghi câu văn, đoạn văn cần luyện đọc để giúp HS ngắt nghỉ đúng, hay tranh minh hoạ cho bài đọc để liên hệ và giới thiệu bài gây hứng thú cho HS.
2.Sử dụng tốt phương pháp dạy học mới.
-Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Phương pháp dạy học mới.
- Phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học là phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh. Mỗi học sinh đều được hoạt động đều được bộc lộ mình và được phát triển. Từ đó giúp học sinh chủ động lĩnh hội tri thức và học sinh sẽ nhớ được lâu.
Muốn sử dụng tốt phương pháp dạy học mơi giáp viên không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng nhiều con đường khác nhau như học hỏi đồng nghiệp, tham gia học các lớp chuẩn hoá, nghiên cứu tài liệu, học bồi dưỡng thường xuyên.
3. Tổ chức đánh giá và tự đánh giá:
Ngay từ đầu năm học , giáo viên tổ chức cho học sinh nắm được nhiệm vụ và yêu cầu cần đạt trong một tiết tập đọc để các em có hướng phấn đấu ngay trong từng tiết học: 
a) Ở bước luyện đọc nối tiếp, đọc theo cặp : Các em cần cố gắng đọc đúng, sửa được các lỗi phát âm sai, ngắt hơi, nghỉ hới hợp lý và biết đánh ngía bạn đọc và tựu đánh giá bản thân mình theo mức độ đó.
b) Bước luyện đọc diễn cảm: Các em cần đọc tốt phần thầy giáo tổ chức luyện đọc diễn cảm , chuẩn bị tốt phần thi đọc diễn cảm của mình. Học sinh cảm thụ v luyện đọc , đánh giá toàn bộ kỹ năng đọc đúng , ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng, ngữ điệu cao thấp.
E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. (Thuyết minh giáo án)
Bài: Một chuyên gia máy xúc.
 I. MỤC TIÊU: 
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
 - Đọc đúng các tiếng từ khó dễ lẫn: nhạt loãng, A – lếch – xây, nắm lấy bàn tay, ửng lên, mảng nắng, 
 - Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng đọc thích hợp với từng nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: Công trường, hoà sắc, điểm tấm, chất phác, chuyên gia, đồng nghiệp,
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Tranh minh hoạ cho bài đọc phóng to.
Bảng phụ ghi rõ câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra mội dung, kiến thức bài học tiết trước.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
Dùng tranh để giới thiệu bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
* Đọc nối tiếp từng đoạn của bài:
Lần 1: Chọn những từ khó dễ lẫn để sửa phát âm, luyện đọc cho học sinh: nhạt loãng, A- lếch – xây, nắm lấy bàn tay, ửng lên, mảng nắng, 
Lần 2: Rút từ và giải nghĩa từ: công trường, hoà sắc, điểm tâm, phiên dịch, chất phác, chuyên gia, đồng nghịêp.
Đọc theo nhóm cặp.
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho học sinh các nhóm và yêu cầu học sinh trong nhóm bạn học tốt kèm bạn học yếu và sửa lỗi phát âm cho bạn trong nhóm mình. Nhấn mạnh thi đua nhóm kèm bạn tốt đọc tốt (trước những yêu cầu của giáo viên).
Đọc toàn bài: 
Chỉ định 1 học sinh đọc toàn bài, học sinh trong lớp nhận xét bạn.
Hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả (in đậm).
Thế là/ A – lếch – xây  vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu bài.
- Hướng dẫn học sinh đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi. Trong sách giáo khoa trang 45 theo nhóm 4.
- Ngoài các câu hỏi trong sách giáo khoa, giáo viên đưa ra một số câu hỏi mở nhằm giúp học sinh hiểu tốt các nội dung bài đọc.
Hoạt động 5 đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp.
Ví dụ: Lời A – lếch – xây thể hiện sự thân mật, cởi mở.
- Chọn đoạn 2: Hướng dẫn đọc diến cảm: Học sinh tự phát hiện và nêu cách đọc diễn cảm, giáo viên hoàn chỉnh cho học sinh cách đọc diễn cảm đoạn .
- Chia nhóm cho học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc trước lớp.
- Tổ chức nhận xét để khuyến khích học sinh.
* Củng cố dặn dò.
- Nêu câu hỏi củng cố bài.
- Dặn học sinh ở nhà và giáo dục học sinh.
F. KẾT QUẢ
	Sau thời gian thực hiện giải pháp này. Tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan cụ thể: 
1. Số lượng kết quả khảo sát:
Kĩ năng đọc
TSHS
Đọc diễn cảm
Đọc lưu loát
Đọc vấp
Đọc đánh lặp từ 
29
18
6
5
Phát âm
TSHS
Đọc đúng
Sai âm cuối c/t ; n/ng
Sai : phụ âm đầu: v/d/gi/r
Sai dấu hỏi/ngã
ngọng
29
29
2
1
0
0
2. Chất lượng: 
Đây là quá trình nghiên cứu và ứng dụng của tôi. Từ chỗ đầu năm học sinh còn đọc vấp, đọc lặp từ thì nay tình trạng này đã giảm đáng kể và có nhiều học sinh đọc diễn cảm tốt hơn. Đầu năm tiết học diễn ra chậm và nặng nề, nay tiết học diễn ra đúng tiến trình tiết học và thoải mái, các em có hứng thú học trong giờ tập đọc. Những học sinh đọc còn sai thì có ý thức trong học tập rất rõ rệt. Nên trong khi học sinh viết chính tả cũng ít sai lỗi hơn.
G. KẾT LUẬN:
1. Bài học.
Trong quá trình dạy tập đọc hay bất cứ môn học nào khác, muốn thành công người giáo viên không ngừng học hỏi, có tâm với nghề. Nắm vững nội dung chương trình và các phương pháp đặc trưng, vận dụng mền dẻo, linh hoạt các phương pháp đó vào bài dạy để mang lại kết quả cao nhất.
2. Lời kết.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi áp dụng trong học kì I, chắc rằng còn nhiều thiếu sót và mang tính chủ quan của cá nhân tôi. Kính mong được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục để cho giải pháp này của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!
Hoài Tân, ngày 25 tháng 2 năm 2015
	 Người viết 
Đỗ Văn Tùng

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_r.doc
Sáng Kiến Liên Quan