Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh

Trong những năm qua, được sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, tôi được phân công tôi chủ nhiệm nhiều năm khối lớp 5. Năm học 2023 – 2024, tôi được phân công, giảng dạy và chủ nhiệm lớp 5B với tổng số 36 học sinh. Sau một thời gian chủ nhiệm, tôi tìm hiểu và nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau:

a. Thuận lợi

- Ban giám hiệu nhà trường luôn lấy chất lượng học sinh làm tiền đề cho việc phát triển trường học. Quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho học sinh, bám sát theo chương trình GDPT 2018.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng và giáo dục, có trình độ chuyên môn vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ và nhiệt tình trong mọi công việc được giao.

- Mặc dù địa phương là một xã có quy mô nhỏ so với các xã lân cận trong huyện, kinh tế còn khó khăn nhưng đa số phụ huynh học sinh quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.

- Đa số học sinh chăm ngoan, hào hứng, tích cực tham gia các hoạt động mà nhà trường đề ra. Học sinh đã có ý thức trong văn hóa xếp hàng ra vào lớp và khi tập thể dục giữa giờ,.

 b. Khó khăn và nguyên nhân của khó khăn

* Khó khăn

Về giáo viên: Chưa sưu tầm được những tin tức, câu chuyện, hình ảnh đẹp kịp thời để giáo dục đạo đức lối sống của con người Việt đặc biệt là giáo dục văn hoá xếp hàng.

Về học sinh: Các em chưa có khái niệm tự học tập thông qua đời sống.

 

docx16 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 8 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 2
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Mục tiêu giáo dục của Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện 
về đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trong đó đạo đức luôn 
được đặt lên hàng đầu. Trong những năm qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống, 
truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh luôn được các cấp ủy đảng, 
chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, gia đình, nhà trường quan tâm thực hiện. 
Trong đó, có nhiều mô hình triển khai hiệu quả, nhất là công tác giáo dục học sinh 
biết cách ứng xử có văn hóa thông qua mô hình văn hóa xếp hàng trong trường 
học. 
 Ngày nay, văn hóa xếp hàng ở nơi công cộng đang trở thành phép lịch sự 
tối thiểu của mỗi người, trở thành nét đẹp ở mỗi quốc gia. Xếp hàng - “điểm 
tựa” cho những thành công lớn. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi nhận thấy việc 
xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh rất cần thiết và quan trọng. Bởi vì có xếp 
hàng ngay ngắn, trật tự khi ra vào lớp, khi tập trung tại sân trường các em sẽ có 
một thói quen kỉ luật tốt và tạo cho con người có thói quen văn hóa đẹp. Do đó 
người giáo viên chủ nhiệm phải có phẩm chất của một nhà giáo có tính kiên trì, 
bền bỉ, sáng tạo bình tĩnh trong mọi hoạt động của tập thể lớp giúp các em có ý 
thức tự quan sát xung quanh một cách tỉ mỉ. Các em sẽ tập trung chú ý vào việc 
học tập hơn. Chính vì những điều tốt đẹp mà nó mang lại. Trường Tiểu học Tri 
Phương đã và đang tiếp tục xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh mọi lúc, mọi 
nơi. Các em học sinh được thầy cô giải thích lợi ích mà văn hóa xếp hàng mang 
lại: mang đến sự công bằng cho tất cả mọi người. Xác định được tầm quan trọng 
của việc xếp hàng nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp xây 
dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh” tại lớp 5B - Trường Tiểu học Tri Phương. 4
 * Nguyên nhân 
 Từ phía giáo viên : 
 Giáo viên mới chỉ đủ thời gian truyền tải kiến thức và kĩ năng cần thiết theo 
phân phối chương trình của các môn học chính khoá và các môn học lồng ghép. 
Chưa có nhiều thời gian dạy kỹ năng sống nói chung và văn hoá xếp hàng nói 
riêng.
 Từ phía học sinh: Các em chưa hiểu được ý nghĩa của việc xếp hàng. Học 
sinh còn nhỏ, các em rất thụ động trong việc nắm bắt thông tin cần truyền đạt qua 
các câu chuyện thầy cô kể. Các em chưa biết quan sát học hỏi thông qua đời sống 
cũng như các chương trình giáo dục qua màn ảnh nhỏ.
 - Một số học sinh còn ồn ào, xô đẩy, chen lấn, lộn xộn trong khi xếp hàng ra 
và vào lớp, vào giờ hoạt động tập thể, tập thể dục giữa giờ, ý thức còn tự phát.
 Từ phía phụ huynh: Một số phụ huynh học sinh chưa rèn kĩ năng và chưa 
là tấm gương để các con noi theo. 
 - Phụ huynh học sinh chưa kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc tạo 
văn hóa xếp hàng cho học sinh.
 Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát văn hóa xếp hàng của 
lớp tôi như sau:
 Nội dung Xếp loại
 1. Xếp hàng nhanh chóng Khá
 2. Ngay ngắn, thẳng hàng Khá
 3. Không chen lấn, xô đẩy Khá
 2. Biện pháp xây dựng văn hóa xếp hàng cho học sinh
 Từ những thực trạng trên, tôi đã đề ra một số biện pháp sau:
 a. Biện pháp 1: Xây dựng văn hóa xếp hàng qua các nội quy 6
tiên sẽ không có; tạo nên sự tẻ nhạt, chán nản ngay tiết học đầu thì các tiết học 
tiếp theo sẽ khó vực dậy tinh thần học tập của các em. 
 Năm là: Việc xếp hàng đầu giờ sẽ giáo dục ý thức tập thể; ý thức vì mọi 
người của học sinh. Nếu xếp hàng lộn xộn, không nghiêm túc sẽ bị trừ điểm. 
Ngược lại, mỗi học sinh có ý thức xếp hàng ngay ngắn, trật tự thì sẽ không bị trừ 
điểm thi đua. Ngoài ra, việc xếp hàng đầu giờ sẽ tạo nên tâm lý tích cực; khi thấy 
học sinh ngoan nên thầy cô cũng có niềm vui, luôn có cảm hứng giảng dạy. Người 
được “hưởng lợi” từ việc xếp hàng này là giáo viên và học sinh. Vì vậy, cần coi 
trọng việc xếp hàng đầu giờ, không coi đó là việc làm miễn cưỡng mà mấy phút 
xếp hàng tuy ngắn ngủi nhưng là mấy phút chúng ta gián tiếp giáo dục nhiều mặt 
cho học sinh. 
 Học sinh xếp hàng vào lớp
 + Xếp hàng khi nghe hiệu lệnh 
 Nhằm tạo không khí thoải mái cho các em học sinh. Hằng ngày, Trường 
Tiểu Tri Phương tổ chức hoạt động tập thể dục và múa hát tập thể vào giữa giờ 
giải lao. Hoạt động này giúp cho các em được thư giãn tinh thần, giảm bớt căng 8
cũng tránh cho việc các em di chuyển tự do gây ồn ào đến các phòng học nơi các 
em đi qua, và cũng là giúp cho ban cán sự lớp quản lý được quân số của lớp mình 
trên đường di chuyển. 
 + Xếp hàng khi ra về:
 Việc xếp hàng trước khi ra về giúp các em kiểm soát được ý thức kỷ luật 
của chính mình. Tôi thường hay quy định với lớp trưởng, khi xếp hàng ra về, hàng 
nào ngay ngắn, thẳng, đẹp thì được đi trước. Từ đó các em trong các tổ thường 
háo hức xem hôm nay tổ mình có được đi trước hay không. Đây cũng là một hình 
thức giúp các em có ý thức chung khi làm việc tập thể. Xếp hàng ra về là một việc 
làm tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn trong việc rèn luyện ý thức tổ chức kỷ 
cho học sinh. Ngoài ra đây cũng là một giải pháp hữu hiệu giúp giảm việc ách tắc 
giao thông. Một việc làm nhỏ góp phần thực hiện tốt Cổng trường an toàn giao 
thông.
 Học sinh xếp hàng ra về
 + Xếp hàng khi đi ăn bán trú: 10
 + Xếp hàng có thể giúp em gây thiện cảm với người lớn. 
 + Việc xếp hàng cũng thể hiện em là người lịch sự, có nhận thức tốt từ nhỏ. 
Bên cạnh đó cần giúp cho các em hiểu được ý nghĩa sâu xa của văn hoá xếp hàng 
như: 
 + Xếp hàng là một nét văn hoá của cha ông ta từ thời xa xưa: Xếp hàng từng 
một thời được coi như một nét đẹp văn hóa đặc trưng vào thời kỳ bao cấp ở các 
đô thị. Có thể do tính chất thời ấy mà xếp hàng gần như là một quy định cho toàn 
xã hội phải thực hiện. Ở xã hội thời tem phiếu tất cả mọi người đều phải mua hàng 
ở mậu dịch quốc doanh. 
 + Xếp hàng là một quy định và là đạo đức công cộng cần tuân thủ. Vì chen 
lấn, xô đẩy, là một hành vi đạo đức rất xấu, nó mang đến sự phản cảm cho người 
khác, làm cho người xung quanh cảm thấy không được tôn trọng. 
 + Xếp hàng là một biểu hiện của sự bình đẳng vì khi xếp hàng sẽ có trật tự 
và ngăn nắp. Lấn hàng bị coi là hành vi xấu và không được phép. Hơn nữa, mọi 
người trong khi xếp hàng cần phải hòa nhã và chỉ có hòa nhã, mới có thể đảm bảo 
công bằng được. 
 Biện pháp tuyên truyền nghe có vẻ cũ kỹ, nhưng kỳ thực chúng vẫn có hiệu 
quả khá cao. Khi được giới thiệu, hướng dẫn và tuyên truyền nhiều, tự giác ý thức 
của các em sẽ được nâng cao hơn về văn hoá xếp hàng.
 c. Biện pháp 3: Phối kết hợp với liên đội nhà trường và phụ huynh học 
sinh
 Mục tiêu: 
 Tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong việc tạo văn hóa 
xếp hàng cho học sinh.
 Cách thực hiện: 
 Thầy cô chỉ có thể dạy em được những kiến thức kỹ năng song việc áp dụng 
những kỹ năng đó như thế nào và kết quả ra sao lại thì phụ huynh chứng kiến là 12
 Phụ huynh học sinh xếp xe đón con
 Thầy cô và phụ huynh cũng cần phải thực hiện người lớn nên làm gương. 
Trong quá trình giáo dục, tôi sưu tầm những tấm gương trên Internet. Ở lớp, tôi 
đã kể cho các em nghe một câu chuyện rất hay và ý nghĩa về văn hoá xếp hàng. 
Câu chuyện có nội dung như sau:
 Lê-nin trong hiệu cắt tóc
 Hiệu cắt tóc lúc ấy rất đông khách. Mọi người đều phải ngồi theo thứ tự 
trước sau. Anh công nhân I-va-nốp đang ngồi chờ tới lượt mình thì cửa phòng lại 
mở, một người nữa tiến vào. Tất cả mọi người trong phòng cắt tóc đều đứng dậy 
chào: “Kính chào đồng chí Lê-nin. I-va-nốp mừng quá, đã từ bao lâu nay, anh ước 
mong được gặp mặt đồng chí Lê-nin. Anh đứng dậy chào theo một câu, rồi ngồi 
lặng nhìn vị lãnh tụ kính yêu, không chớp mắt.
 Lê-nin cũng chào lại mọi người và hỏi: “Tôi phải xếp ở sau đồng chí nào 
nhỉ?”. Mọi người thấy Lê-nin là vị đứng đầu Chính phủ, rất nhiều việc, nếu để 
đồng chí phài ngồi theo thứ tự thì phải chờ đợi mất nhiều thời giờ. Nên tất cả cùng 14
 Sau một thời gian ngắn đã thu được kết quả khá cao. Đây là bảng xếp loại 
thi đua của lớp trong những tuần đầu và sau khi áp dụng các biện pháp đã nêu ở 
trên:
 BẢNG THEO DÕI NỀ NẾP THEO TUẦN
Tháng 9: 
 Tuần Xếp loại Ghi chú
 Tuần 1 Khá
 Tuần 2 Khá
 Tuần 3 Khá
 Tuần 4 Tốt
Tháng 10:
 Tuần Xếp loại Ghi chú
 Tuần 5 Tốt
 Tuần 6 Tốt
 Tuần 7 Tốt
 Tuần 8 Tốt
Tháng 11:
 Tuần Xếp loại Ghi chú
 Tuần 9 Tốt
 Tuần 10 Tốt
 Giữa kì 1 Tốt 16
được rèn luyện trong bày tỏ thái độ ở gia đình, ở trường. Do đó để nâng cao dân 
trí đạt hiệu quả cao trong cộng đồng thì các biện pháp tạo văn hóa xếp hàng cho 
học sinh là điều cần thiết.
 Việc tạo văn hóa xếp hàng cho học sinh đã hình thành ở các em lối sống có 
phong cách đẹp, tính kỉ luật giúp các em có cơ hội trở thành những người công 
dân sống có văn hóa đẹp. Đặc biệt tạo cho học sinh có thói quen xếp hàng có nề 
nếp. Các buổi sinh hoạt tập thể sẽ đạt hiệu quả cao.
 5. Kiến nghị, đề xuất
 a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn :
 Thường xuyên tổ chức sinh hoạt khối để có dịp chia sẻ những câu chuyện 
hay những thông điệp đẹp về văn hoá xếp hàng. 
 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường:
 - Giữ những nền nếp và phát huy những quy định tốt về văn hoá xếp hàng 
trong nhà trường.
 - Nhà trường chỉ đạo Tổng phụ trách thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tuyên 
truyền tập thể về văn hoá xếp hàng. 
 - Làm tốt công tác xếp hàng ra vào lớp sau những giờ sinh hoạt tập thể.
 - Tổ chức giao lưu sưu tầm hay vẽ tranh về văn hoá xếp hàng.
 c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT:
 - Xây dựng chủ đề thiết thực để giúp cho ngành giáo dục có nét văn hoá 
riêng về ý thức xếp hàng. 
 - Giáo dục an toàn giao thông của trường trong từng môn học. 
 Trong quá trình nghiên cứu biện pháp, bản thân tôi khi làm đề tài này đã có 
nhiều cố gắng, song do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh 
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_van_hoa_xep.docx
Sáng Kiến Liên Quan