Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Lớp 5

Năm học 2019 - 2020, trường Tiểu học xã Mường Mít có 17 lớp/359 học sinh, riêng lớp 5 có 3 lớp/79 học sinh. Đội ngũ nhà trường có 39 đồng chí, trong đó giáo viên 32 đồng chí. Trong năm học này có 23 đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường. Giáo viên giảng dạy lớp 5 có kiến thức, trình độ chuyên môn tốt. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị tối thiểu đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy và học.

Nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ I tháng 12/2018. Để đạt được các tiêu chuẩn của trường chuẩn, nhà trường đã nỗ lực phấn đấu trong tất cả các hoạt động. Và một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là đổi mới công tác quản lý, đổi mới công tác dạy – học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Cho nên các năm qua, chất lượng giáo dục của nhà trường đều hoàn thành và vượt chỉ tiêu đề ra, không có học sinh lưu ban.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác giáo dục, giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ. của nhà trường trong những năm gần đây vẫn còn có những hạn chế đó là: chưa đẩy mạnh các hoạt động thực hành gắn với lý thuyết; chưa tổ chức được nhiều các hoạt động có tính trải nghiệm trong và ngoài tiết học; chưa tổ chức được nhiều tiết học, buổi học gắn với công việc thực tế, tình huống thực tế và gắn với thiên nhiên ở địa phương.

Thống kê về chuyên môn cuối năm học 2018 -2019 cho thấy tổ khối 5 đã thực hiện nội dung dạy học gắn với trải nghiệm ở trong và ngoài tiết học còn rất ít và hiệu quả thấp, chưa mang lại được nhiều kĩ năng sống cũng như các kĩ năng tự học, tự phục vụ cho bản thân các em. Ở các nội dung trải nghiệm trong giờ học, các em chưa có sự hứng thú trong học tập và chưa chủ động tham gia vào các hoạt động thực hành trải nghiệm đó.

Từ những biện pháp, số liệu và kết quả nêu trên của năm học 2018 -2019, nhóm tác giả chúng tôi nhận thấy cần phải thay đổi về nội dung giáo dục, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong đó có trải nghiệm sáng tạo; lôi cuốn học sinh đến trường đảm bảo tỉ lệ chuyên cần; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục; từng bước nâng cao các kĩ năng về đời sống, học tập và lao động cho các em.

doc28 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Cách thực hiện
Thứ nhất, nghiên cứu nội dung bài học.
Trước khi dạy bất cứ bài học nào, giáo viên cần phải nắm được nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của bài đó; đáng giá khả năng học tập, tiếp thu của học sinh; chuẩn bị các phương án, hình thức dạy học; phương tiện dạy học... qua đó để đưa ra phương pháp dạy học, hình thức tổ chức thực hành, trải nghiệm ở bài đó cho phù hợp với học sinh.
Thứ hai, xây dựng phương án tổ chức thực hành, trải nghiệm ở mỗi bài học.
Mỗi bài dạy, đều có các nội dung kiến thức bài học mới, thực hành và liên hệ mở rộng. Chính vì vậy, giáo viên nghiên cứu kĩ bài học, lựa chọn nội dung nào cần được thực hành, trải nghiệm trong bài để qua đó giúp các em chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kĩ năng đã học. Mỗi bài, mỗi nội dung đều có các phương án thực hành, trải nghiệm khác nhau. Đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phương án phù hợp nhất để đạt hiệu quả cao. Ví dụ cùng trong cùng phân môn Tập làm văn với kiểu bài “Thuyết trình tranh luận” thì nhóm tác giả chọn hình thức thực hành, trải nghiệm theo nhóm với từng chủ đề khác nhau, mỗi nhóm một chủ đề riêng để các em thực hiện; còn nếu dạy kiểu bài văn “Miêu tả người” thì cho các em quan sát cùng một “mẫu chung” nhưng thực hành viết bài theo cá nhân. Như vậy với cách thực hành trải nghiệm theo nhóm thì các em sẽ được hợp tác với nhau để cùng giải quyết một vấn đề chung; còn với hình thức trải nghiệm cá nhân, các em sẽ có bài văn tả khác nhau, có tính sáng tạo của riêng mình.
Thứ ba, tổ chức thực hành, trải nghiệm.
Đây là bước quan trọng, then chốt để hình thành các kĩ năng, chiếm lĩnh tri thức và các bộc lộ thái độ làm việc của học sinh.
Ở mỗi bài hay mỗi nội dung khác nhau, giáo viên dựa vào kế hoạch đã xây dựng (chuẩn bị ở giáo án), giáo viên tổ chức cho học sinh tiến hành thực hành, trải nghiệm như sau:
 + Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề; mục tiêu cần đạt.
+ Học sinh tự nghiên cứu cá nhân về giải pháp, kết quả đạt được; tranh luận về tình huống, giải pháp tối ưu để đạt được theo mục tiêu; nhóm thống nhất ý kiến, nêu cách thực hiện và kết quả trước lớp.
+ Giáo viên dẫn dắt, để học sinh phát hiện và nêu ra được cách thực hiện hiệu quả nhất được cả lớp công nhận.
Thứ tư, đánh giá sau thực hành, trải nghiệm.
Sau quá trình trải nghiệm, giáo viên nêu lại nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt của hoạt động; đánh giá kết quả hoạt động (các kiến thức, kĩ năng, thái độ làm việc của học sinh đạt được) so với yêu cầu, mục tiêu đề ra; tuyên dương nhóm, cá nhân thực hiện tốt; động viên, giúp đỡ các bạn còn hạn chế.
* Ví dụ 1, tổ chức cho học sinh trải nghiệm môn Toán 5/trang 55, bài Nhân một số thập phân với một số tự nhiên; nhóm tác giả thực hiện như sau:
 + Lên kế hoạch tổ chức cho học sinh trải nghiệm ở ví dụ 1 “Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Hỏi chu vi của tam giác đó bằng bao nhiêu mét?”
+ Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân “tính chu vi của tam giác ABC”.
+ Học sinh trình bày kết quả, chia sẻ cách thực hiện tính chu vi tam giác trong nhóm 4; thảo luận về cách thực hiện tính chu vi nhanh nhất, có kết quả đúng nhất.
+ Giáo viên dẫn dắt, chủ trì để học sinh nêu ra được cách thực hiện phép tính nhân dạng 1,2m x 3.
+ Giáo viên hỏi: “Khi nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào?”; đưa ra các ví dụ: 3,5 x 3 hoặc 12,8 x 3 để học sinh thực hành củng cố cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
* Ví dụ 2, tổ chức thực hành, trải nghiệm trong tiết Luyện từ và câu (Tiếng Việt 5/trang 87) theo chủ đề “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên”, nhóm tác giả thực hiện như sau:
+ Giáo viên thay thế yêu cầu Bài tập 3 từ nội dung câu hỏi là “Dựa theo cách dùng từ ngữ ở mẩu chuyện nêu trên, viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả một cảnh đẹp của quê hương em hoặc nơi em ở” thành nội dung cần thực hành, trải nghiệm là “Thứ nhất, mỗi nhóm tìm các từ ngữ miêu tả về thiên nhiên; thứ hai, từ các từ ngữ tìm được ở mỗi nhóm hãy viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp về thiên nhiên mà em thích”.
+ Để hoàn thành yêu cầu, học sinh tiến hành thảo luận, tương tác theo nhóm 4. Mỗi nhóm tìm các từ ngữ miêu tả về thiên nhiên, không giới hạn số từ tìm được. Sau đó giữa các nhóm tương tác với nhau để kết luận những từ ngữ nào thuộc chủ đề thiên nhiên, những từ nào không thuộc chủ đề thiên nhiên. Bước tiếp theo là học sinh làm việc cá nhân viết đoạn văn tả một cảnh đẹp về thiên nhiên mà em thích. Sau khi học sinh viết xong, đại diện mỗi nhóm cử một em sẽ đọc trước lớp bài của mình để cả lớp cảm nhận và chia sẻ cách dùng từ ngữ đã thuộc chủ đề thiên nhiên hay chưa.
+ Giáo viên nêu lại yêu cầu từng nội dung và mục tiêu cần đạt để học sinh tự nhận xét mình và nhận xét chéo bạn về kết quả đạt được. Học sinh cùng tương tác với giáo viên và học sinh tương tác với học sinh trong hoạt động này.
+ Cuối cùng là giáo viên đánh giá kết quả đạt được, tuyên dương các nhóm, cá nhân hoàn thành tốt; giúp đỡ các cá nhân còn chậm khi tham gia các hoạt động.
* Ví dụ 3, tổ chức trải nghiệm trong tiết đọc thư viện bằng hình thức sáng tác: sáng tác ra các tác phẩm văn học, tác phẩm mỹ thuật. Ở hoạt động này, nhóm tác giả tổ chức như sau:
+ Sau khi cho học sinh tham gia các hoạt động đọc; bước tiếp theo, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia sáng tác. Giáo viên nêu nội dung sáng tác, yêu cầu cần đạt ở mỗi nội dung.
+ Tổ chức trải nghiệm theo sở thích với hình thức nhóm hoặc cá nhân; có thể sáng tác câu chuyện ngắn, có thể vẽ một bức tranh thể hiện được nội dung chính câu chuyện vừa đọc.
+ Học sinh trưng bày và giới thiệu về tác phẩm.
+ Giáo viên tuyên dương, động viên để các em hứng thú hơn ở tiết sau.
* Ví dụ 4, tổ chức thực hành, trải nghiệm trong tiết Khoa học lớp 5, bài Phòng tránh bị xâm hại/trang 38, nhóm tác giả thực hiện như sau:
+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm đóng kịch theo nội dung ứng phó với các tình huống xâm hại có thể sảy ra như: gây gổ đánh nhau, xâm hại tình dục, dụ dỗ bắt cóc...
+ Lớp tự phân công nhóm đóng tiểu phẩm; nhóm tiểu phẩm có nhân vật chính, các nhân vật phụ diễn lại nội dung các tình huống do giáo viên đưa ra.
+ Các bạn học sinh bên dưới thảo luận, đưa ra các tình huống phòng tránh xâm hại, cách xử lý khi bị xâm hại. Các em liệt kê các tình huống, cách xử lý phù hợp nhất và liên hệ với bản thân khi ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
 + Giáo viên kết luận những tình huống chưa phù hợp, tình huống xử lý phù hợp và nhắc nhở học sinh cần cẩn thận để tránh bị xâm hại.
+ Giáo viên tuyên dương, nhận xét kĩ năng diễn xuất, các phương án xử lý của học sinh.
	Giải pháp 2. Tổ chức trải nghiệm sáng tạo ở một số ngày lễ, sự kiện.
* Điểm mới 
	Các hoạt động trải nghiệm có tính sáng tạo của cá nhân cao, được tổ chức ở các dịp sự kiện lớn như khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam; các dịp lễ, tết; các buổi hoạt động dưới cờ, hoạt động cuối tuần...
	Ở các buổi trải nghiệm, học sinh được thoải mái tham gia vào nhiều các hoạt động tập thể; các em chủ động, sáng tạo trong cách làm, tạo ra các sản phẩm độc đáo.
	* Cách thực hiện
Thứ nhất, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp trong cả năm học có sự phối hợp với Tổng phụ trách Đội, các giáo viên trong cùng khối lớp hoặc cùng điểm trường và có sự nhất trí của ban giám hiệu.
Thứ hai, Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng buổi trải nghiệm.
Mỗi buổi trải nghiệm tập trung này, nhóm tác giả đã xây dựng kế hoạch như sau:
+ Dự kiến các nội dung, hình thức tổ chức.
+ Dự kiến thời gian, không gian tổ chức.
+ Dự kiến các thành phần tham gia, cách xử lý tình huống.
+ Dự kiến kết quả thu được.
+ Dự kiến phần thưởng, cách tuyên dương.
Thứ ba, tiến hành tổ chức theo kế hoạch đã xây dựng.
Sau khi đã có kế hoạch tổ chức chi tiết, giáo viên phối hợp với Tổng phụ trách Đội và các bộ phận liên quan tổ chức trải nghiệm cho các em theo sự phân công trong kế hoạch.
* Ví dụ 1, tổ chức trải nghiệm sáng tạo chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cùng với các lớp khác, lớp 5A2 tiến hành trải nghiệm các nội dung: 	
+ Nhóm I, làm thiệp chúc mừng thầy cô.
+ Nhóm II, làm các đồ dùng, đồ chơi từ phế thải nhựa, ni lông, vỏ cây...
Sau một thời gian thực hiện xong sản phẩm, đại diện các lớp sẽ tham gia diễn đàn với chủ đề “Tôn sư trọng đạo, Bảo vệ môi trường”. Trong đó, mỗi lớp sẽ cử đại diện để giới thiệu sơ lược về lớp của mình, trình bày ý tưởng, cách làm, ý nghĩa và hiệu quả sử dụng của mỗi một sản phẩm do lớp mình làm ra.
Ban tổ chức sẽ có những đánh giá, tuyên dương các ý tưởng sáng tạo của các em và phát động các phong trào học tập tốt, ngoan ngoãn để tỏ lòng biết ơn thầy cô; phát động các phong trào làm sạch môi trường bằng cách nhét ni lông vào chai nhựa để tạo ra các sản phẩm phục vụ con người, làm đẹp cảnh quan.
* Ví dụ 2, tổ chức trải nghiệm trong buổi sinh hoạt dưới cờ bằng hình thức chơi trò chơi với nội dung phòng tránh tai nạn và phòng tránh bệnh học đường cho học sinh. Nhóm tác giả tổ chức như sau:
+ Kết hợp với Tổng phụ trách Đội lập kế hoạch chi tiết cho các nội dung hoạt động buổi sinh hoạt dưới cờ tập trung trong đó có hoạt động chơi trò chơi Rung chuông vàng; và hoạt động xử lý tình huống với nội dung phòng tránh tai nạn và phòng tránh bệnh học đường cho học sinh lớp 5.
+ Xây dựng bộ câu hỏi rung chuông vàng, câu hỏi tình huống về việc phòng và xử lý tình huống liên quan đến tai nạn, bệnh học đường.
+ Phân công nhóm học sinh tham gia ban tổ chức, điều hành các bạn học sinh tham gia chơi và xử lý tình huống; giáo viên tham gia với tư cách là cố vấn cho ban tổ chức để xử lý các tình huống khó.
+ Ban tổ chức công bố kết quả; nêu lại một số biện pháp phòng tránh tai nạn, phòng tránh bệnh học đường và một số kĩ năng xử lý tình huống.
+ Giáo viên khen ngợi, tuyên dương và nhắc nhở để học sinh được an toàn trong học tập, vui chơi cũng như trong cuộc sống.
Thứ tư, đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức trải nghiệm. Sau khi tổ chức xong, giáo viên cùng học sinh rút kinh nghiệm: những nội dung, công việc đã làm tốt thì cần phải phát huy cho các em; hướng khắc phục những tồn tại để các buổi hoạt động trải nghiệm sau có hiệu quả hơn. 
	Giải pháp 3. Tổ chức trải nghiệm sáng tạo bên ngoài phạm vi lớp học.
* Điểm mới
	Với giải pháp này, học sinh được tham gia các hoạt động bên ngoài phạm vi lớp học như sân trường, vườn trường, trạm y tế, ngoài đồng ruộng, rừng cây, bờ suối... tạo cho học sinh không khí học tập vui vẻ, gần gũi, tự tin và sáng tạo hơn các giải pháp 1 và 2 đã nêu trên.
	Quy mô và phạm vi tổ chức rộng hơn cả về nội dung, không gian và thời gian.
Kết quả hoạt động trải nghiệm bằng hình thức này mang tính tập thể.
* Cách thực hiện
Thứ nhất, giáo viên xây dựng kế hoạch; kế hoạch có sự phê duyệt của ban giám hiệu; có sự nhất trí của các bên liên quan. Trước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cần thông báo trước cho học sinh, phụ huynh và các bên liên quan được biết. Để có sự nhất trí và hỗ trợ cần thiết từ các bên liên quan.
Ví dụ để tổ chức trải nghiệm ở trạm y tế xã cần có sự đồng ý của người quản lý trạm. Hoặc muốn cho học sinh cắm trại ở bờ suối cần có sự nhất trí và hỗ trợ của phụ huynh...
Thứ hai, tiến hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm tuân thủ các quy tắc an toàn và các quy định khác. Ví dụ trải nghiệm trong rừng thì không được mang lửa vào rừng; khi di chuyển không đùa nghịch, xô đẩy nhau; bảo vệ môi trường...
Thứ ba, thực hiện trải nghiệm phù hợp với nội dung đã lên kế hoạch như: điều tra, khám phá, sáng tác, nghiên cứu, cắm trại vui chơi...
Thứ tư, rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm; giáo viên tuyên dương các em đã chấp hành các quy định, có kết quả tốt.
* Ví dụ 1: sau khi học xong chủ điểm Con người với thiên nhiên của môn Tiếng Việt lớp 5 ở học kì I, giáo viên tổ chức cho học sinh được dã ngoại, nghiên cứu, tìm hiểu về rừng ở địa phương. Nhóm tác giả tiến hành như sau:
+ Xây dựng kế hoạch, phương án trải nghiệm cụ thể; xin ý kiến ban giám hiệu, trưởng bản Khoang, ý kiến phụ huynh về thời gian, địa điểm thực hiện và một số yêu cầu cần giúp đỡ khác.
+ Phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị các dụng cụ, đồ dùng, thực phẩm, nước uống.
+ Giáo viên gợi ý các vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu về môi trường rừng cho học sinh được biết.
+ Học sinh tiến hành dã ngoại, trải nghiệm tìm hiểu, nghiên cứu về môi trường rừng bằng các hình thức khác nhau như ghi chép, vẽ tên loài cây, loài hoa, con vật quan sát được...; sưu tầm mẫu vật như các loại lá, quả, hoa của cây trong rừng; trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm về những gì mình quan sát, thu thập được; trao đổi biện pháp phòng chống cháy rừng, phủ xanh, đề phòng côn trùng, động vật cắn...
+ Giáo viên yêu cầu học sinh báo cáo những gì đã thu thập được qua buổi trải nghiệm, những đề xuất của các em về bảo vệ môi trường rừng. Cho học sinh liên hệ những gì các em thấy với các nội dung đã học thuộc chủ đề thiên nhiên trong chương trình tiểu học để các em đánh giá đúng thực trạng về thiên nhiên về môi trường rừng.
+ Giáo viên tuyên dương các nhóm, cá nhân thực hiện tốt; nhắc nhở với các nhóm, cá nhân chưa nghiêm túc trong các hoạt động.
* Ví dụ 2, tổ chức cho học sinh trải nghiệm tham gia sự kiện và kinh doanh hàng hóa tại sự kiện Ngày hội bóng đá vui tại trung tâm huyện Than Uyên. Với hoạt động này, nhóm tác giả thực hiện như sau:
+ Phối hợp với Tổng phụ trách đội, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức cho học sinh tham gia sự kiện Ngày hội bóng đá vui tại huyện. Nhóm tác giả thông báo tới ban phụ huynh để được hỗ trợ kinh phí.
+ Phân công học sinh tham gia các hoạt động theo nhóm sở trường: nhóm giao lưu bóng đá, nhóm kinh doanh hàng hóa. Mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng, sản phẩm kinh doanh để tham gia ngày hội.
+ Giáo viên trong quá trình tham gia chỉ là người dẫn dắt, hỗ trợ các em.
+ Học sinh tham gia hoạt động theo nhóm. Nhóm giao lưu bóng đá chuẩn bị ăn mặc bảo hộ phù hợp; khởi động cơ thể tránh trấn thương; tham gia các trò chơi với trái bóng do ban tổ chức điều hành. Nhóm kinh doanh ghi chép các sản phẩm kinh doanh; trưng bày sản phẩm hàng hóa; tính toán số tiền gốc bỏ ra, số tiền bán thu về, tính toán số tiền kinh doanh lỗ hay lãi; kĩ năng giao tiếp, ứng xử khi mua bán; những kĩ năng cần biết để bán hàng. 
+ Giáo viên tổ chức cho học sinh rút ra bài học kinh nghiệm khi tham gia các sự kiện lớn bên ngoài nhà trường. Tuyên dương các em đã tham gia nhiệt tình. Đồng thời nhắc nhở các em cần cẩn thận để đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại
a. Hiệu quả kinh tế
Để tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh khối lớp 5. Nhóm tác giả và các thầy cô chủ yếu chuẩn bị những phương tiện có sẵn như sách giáo khoa, đồ dùng học tập, một số đồ dùng trong gia đình, thiết bị của nhà trường, địa điểm tổ chức ở địa phương không mất tiền thuê, không phải di chuyển xa... nên giáo viên và học sinh không phải bỏ ra nhiều tiền để tổ chức các hoạt động trải nghiệm đó.
b. Hiệu quả kĩ thuật
Ở mỗi bài học, nhóm tác giả và giáo viên đều nghiên cứu để sắp xếp các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học kết hợp với trải nghiệm cho học sinh một cách linh hoạt và phù hợp với thực tiễn của quá trình dạy học mang tính đổi mới.
Học sinh tham gia các hoạt động học tập có trải nghiệm và trải nghiệm sáng tạo được nâng cao về các kĩ năng như kĩ năng về ngôn ngữ, kĩ năng tính toán, kĩ năng quan sát, điều tra, nhóm kĩ năng nghệ thuật... Từ đó hình hành nên những năng lực cần thiết và những phẩm chất tốt ở các em. Làm cho chất lượng học tập các môn được nâng lên.
c. Hiệu quả xã hội
	Các nội dung bài học được liên hệ thực tế với các vấn đề của cuộc sống, của địa phương. Giúp cho các em hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tế một cách chính xác, linh hoạt.
	Học sinh có sự gần gũi với giáo viên. Các em tự tin trong giao tiếp và hợp tác làm việc hiệu quả với thầy cô, với bạn bè và những người xung quanh.
Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng hiệu quả các giải pháp này tại khối lớp 5 trong năm học 2019- 2020, nhóm tác giả chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Hình thức tổ chức
trải nghiệm
Khối lớp 5
(áp dụng giải pháp)
Khối lớp 4
(không áp dụng giải pháp)
Ghi chú
Số tiết
(HĐ)
Số HS
 tham gia
Số tiết
(HĐ)
Số HS
 tham gia
Trong tiết học
69 tiết
79 HS/3 lớp
36 tiết
66 HS/3 lớp
Ngoài tiết học
18 tiết
79 HS/3 lớp
9 tiết
66 HS/3 lớp
Trong các sự kiện, ngày lễ.
8 hoạt động
79 HS/3 lớp
5 hoạt động
66 HS/3 lớp
HĐ
chung
	5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
Các giải pháp nêu trên mà nhóm tác giả đã thực hiện ở khối lớp 5 là nền tảng trong việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học đổi mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng đến. Tạo điều kiện cho giáo viên trong tổ khối 4+5 trong nhà trường quen dần với việc dạy học kiến thức gắn liền với thực tiễn mà sách giáo khoa chương trình 2018 đang định hướng.
Hình thức, phương pháp dạy học mà nhóm tác giả đã và đang áp dụng được các đồng chí giáo viên trong nhà trường tham khảo và vận dụng về cách soạn bài và tổ chức cho học sinh học tập. Tại các lớp vận dụng thử nghiệm đã có hiệu quả tích cực (đặc biệt là giải pháp tổ chức trải nghiệm sáng tạo ngay trong tiết học).
Vì vậy nhóm tác giả chúng tôi đánh giá sáng kiến này áp dụng được hoàn toàn với tất cả các khối lớp trong toàn huyện từ năm học 2019 – 2020 trở đi.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có.
7. Kiến nghị, đề xuất
	Nhóm tác giả kính mong hội đồng khoa học các cấp xem xét, công nhận sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp 5” cho các cá nhân là đồng tác giả như sau:
1) Đồng chí Ngô Mạnh Hùng, chức vụ Phó Hiệu trưởng, trường Tiểu học xã Mường Mít; Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 40%,
2) Đồng chí Trịnh Thị Oanh, chức vụ giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2, trường Tiểu học xã Mường Mít; Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 30%,
3) Đồng chí Đỗ Huy Thông, chức vụ giáo viên dạy định mức khối 5, trường Tiểu học xã Mường Mít; Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 30%.
Đối với các cấp quản lý về chuyên môn, tạo điều kiện để giáo viên tham gia giảng dạy được chủ động điều chỉnh về ngữ liệu sát với nội dung kiến thức, kĩ năng bài học.
 Đối với giáo viên dạy, cần chủ động đưa các hoạt động trải nghiệm vào bào học phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ học sinh của mỗi lớp. Mạnh dạn, sáng tạo trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất.
	8. Tài liệu kèm 
Ảnh chụp một số hoạt động trải nghiệm của học sinh trong quá trình áp dụng sáng kiến tại các lớp khối 5 (xem phụ lục). 
Trên đây nội dung và hiệu quả của nhóm tác giả do chính chúng tôi thực hiện. Chúng tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
Ngô Mạnh Hùng
Trịnh Thị Oanh
Đỗ Huy Thông
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THAN UYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT
THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CHO HỌC SINH LỚP 5
Nhóm tác giả: 
1) Ngô Mạnh Hùng
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học,
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng.
2) Trịnh Thị Oanh
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học,
Chức vụ: Giáo viên.
3) Đỗ Huy Thông
Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học,
Chức vụ: Giáo viên.
Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Mường Mít.
Mường Mít, ngày 15 tháng 6 năm 2020
Phụ lục 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH KHỐI 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT
Lớp 5A3 - Tả cây xanh trong giờ Tập làm văn
Lớp 5A1 – Sáng tác truyện sau giờ học Tiết đọc thư viện
Sản phẩm của HS lớp 5- Tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Học sinh khối 5 – trải nghiệm làm thiệp chúc mừng thầy cô 
nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nhóm tác giả đưa học sinh lớp 5 tham gia bán hàng trong “Ngày hội bóng đá vui” tổ chức tại SVĐ Than Uyên
Trải nghiệm gói bánh chưng đón tết cổ truyền của dân tộc
Cho học sinh lớp 5
Trải nghiệm thực tế kết hợp với trò chơi 
trong giờ Sinh hoạt dưới cờ, nội dung: Phòng tránh giông lốc
	Trải nghiệm trên đồ dùng: Tìm hiểu về trái đất và các châu lục.
Trải nghiệm trong giờ Toán: Thực hành đo thể tích; diện tích.
Trải nghiệm trong giờ Khoa học: Tự chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_tra.doc
Sáng Kiến Liên Quan