Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học

Cơ sở thực tiễn

7.2.1.Kế hoạch giáo dục an toàn giao thông của bộ

An toàn giao thông cho trẻ tiểu học chưa bao giờ khiến các gia đình, nhà trường và xã hội “bớt” lo lắng. Tình trạng ùn tắc và các sự cố giao thông do các em học sinh tụ tập, đi bộ dưới lòng đường, đi xe đạp hàng đôi, hàng ba vẫn là chuyện thường gặp và vấn đề nâng cao hiệu quả giáo dục cho các em trong nhà trường luôn là “bức thiết” với xã hội.Để phòng tránh việc các em nhỏ không được “trang bị” đầy đủ kiến thức an toàn giao thông là nỗi lo của toàn xã hội.“Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã phối hợp với Bộ Công An, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia để thực hiện các bài học giáo dục an toàn giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trật tự an toàn giao thông trong học đường cho tất cả học sinh các bậc học nói chung và Tiểu học nói riêng.“Nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức của các em khi tham gia giao thông,hạn chế tối đa hoặc có thể giảm đi những đau thương và mất mát thiệt hại về người cũng như tài sản làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng chấp hành”nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế cho chính các em, gia đình và xã hội.”

7.2.2. Giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học

Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm an toàn giao thông cho học sinh, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông của Bộ GD-ĐT đã triển khai.Từ nhiều năm nay các trường Tiểu học đã đưa việc tổ chức hoạt động dạy học theo tài liệu “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” vào trong giờ học chính khóa ở tất cả các khối lớp và thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giảng dạy ATGT trong các môn học và trong hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học,giáo dục HS nắm vững các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông và ngăn chặn, đẩy lùi các vi phạm an toàn giao thông cho học sinh, góp phần thực hiện hiệu quả an toàn giao thông.Để làm tốt công tác này nhà trường luôn có kế hoạch cụ thể và phân công nhiệm cho từng tổ chức,cá nhân trong trường để cùng nhau thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.Theo đó, các nội dung trọng tâm là các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với cấp học; quy định về đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy. Ngoài ra còn phổ biến cho HS các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông; cảnh báo các lỗi vi phạm thường mắc phải, nguy cơ tai nạn và hậu quả phải gánh chịu khi vi phạm. Các trường Tiểu học đã thực hiện chỉ đạo quyết liệt việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho HS từ 6 tuổi trở lên; Tổ chức tập huấn cho giáo viên; rà soát lại chương trình, nội dung, phương pháp, thời lượng giảng dạy về trật tự an toàn giao thông đã được thực hiện

 

docx26 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính khóa, các em còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa được xây dựng đầy mới mẻ và thú vị mang tính chất “học mà chơi, chơi mà học”, trải nghiệm các bài giảng dễ nhớ, dễ hiểu mà vô cùng “thực tế”. Những “cải cách” này đã nhanh chóng được các em nhỏ yêu thích và hưởng ứng nhiệt tình như:
Tổ chức các hội thi,trò chơi:
- Tổ chức đóng, trình diễn tiểu phẩm về ATGT.
- Xây dựng clip các tình huống giao thông thường gặp và cách xử lí.
- Tổ chức những buổi sinh hoạt, thực hành về biển báo: đưa ra “mẹo” để các em dễ phân biệt và nhận biết các loại biển báo.
- Kết hợp với Đội thiếu niên tổ chức các cuộc thi về ATGT, đồng thời trao “Chuyên hiệu giao thông”
- Giao lưu về chủ đề ATGT nhân kỷ niệm ngày Thành lập Đoàn 26.3 ở trường .
- Tổ chức thi tìm hiểu luật giao thông thông qua các trò chơi: ghép tranh về biển báo, ai nhanh hơn
- Thi sáng tác các khẩu hiệu về ATGT với chủ đề: “Đi đường em nhớ”;
- Thi thuyết trình về ATGT, Văn hóa giao thông;
- Tích cực tham gia các cuộc thi về ATGT do cấp trên phát động như: “Giao thông thông minh”, vẽ tranh: “Chiếc ô tô mơ ước”; Liên hoan phim về An toàn giao thông với chủ đề: “Xây dựng văn hóa giao thông trong thiếu niên,nhi đồng”
-Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
-Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
 -Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui
Tổ chức thực hành, tham quan :
 - Ở lớp GV thường xuyên tổ chức các hoạt động trò chơi giúp cho các em vừa thực hành, vừa thuộc bài ngay tại lớp, tạo hình thức thi đua trắc nghiệm để khảo sát kiến thức nhạy bén của các em khi tham gia học tập thực hành đưa ra những ý kiến cá nhân xác thực có thể áp dụng thực tế một cách chính xác. 
- Ngoài ra, GV tổ chức các buổi tham quan thực tế ở địa phương dành cho HS khối lớp 4 và lớp 5 như đi xem các giao lộ có gắn tín hiệu đèn xanh đèn đỏ, ngã tư có vòng xuyến, đường phố có vỉa hè và các biển báo giao thông cắm trên trục đường từ từ xã Chấn Hưng đến các địa điểm khác trên huyện Vĩnh Tường hoặc thành phố Vĩnh Yên bằng phương tiện xe Buýt.
Biện pháp 4.Làm tốt công tác tuyên truyền và nêu gương trong nhà trường
 - Tuyên truyền miệng trực tiếp: đó là việc thường xuyên nhắc nhở đúng người, đúng lỗi vi phạm; đưa thông tin liên quan đến trật tự ATGT vào nội dung sinh hoạt đầu tuần dưới cờ, sinh hoạt Đội, sinh hoạt lớp;Hàng tuần, sinh hoạt dưới cờ tổng phụ trách đội tổ chức cho các em tham gia trả lời những câu hỏi về an toàn giao thông đã được học trong tuần nhằm ôn lại kiến thức và hình thành thói quen nhận biết nhanh các biển báo giao thông. Đồng thời giúp cho các em có ý thức tuân theo luật và biết tự bảo vệ mình khi tham gia giao thông không có người lớn cùng đi.
-GV thường xuyên trao đổi tuyên truyền luật lệ an toàn giao thông với học sinh trong lớp mình .
-Tại các buổi sinh hoạt chuyên đề, ban giám hiệu nhà trường mời cảnh sát giao thông, nhân viên Công ty Honđa phối hợp phổ biến, tuyên truyền pháp luật, kỹ năng tham gia giao thông an toàn. 
- Thực hiện trên hệ thống phát thanh của trường: mỗi tuần một lần, chương trình phát thanh măng non đều phải có các bài viết về ATGT và truyền đi các thông điệp về ATGT; phát tờ rơi, vẽ tranh cổ động; bắt buộc gắn khẩu hiệu về ATGT trong các lớp học, ngoài cổng trường.
- Kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh để tranh thủ lồng ghép, tuyên truyền tới phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh hoặc tiếp cận trực tiếp bởi phụ huynh có vai trò hết sức quan trọng trong việc nhắc nhở, làm gương cho con em mỗi ngày; Ký cam kết thực hiện ATGT giữa nhà trường và gia đình.
- Ngoài ra, nhà trường mời cảnh sát giao thông hoặc người thân của nạn nhân tử vong hay bị thương do tai nạn giao thông đến tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh mỗi năm một lần để tăng cường hiệu quả tuyên truyền.
- Đưa quy định thực hiện ATGT vào tiêu chí thi đua của lớp, của trường. Đặc biệt là quy định về việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện (nếu không có mũ, nhất định không lên xe; mũ không cài quai cũng bị cờ đỏ nhắc nhở). Kịp thời tuyên dương, khen thưởng các lớp thực hiện tốt ATGT.
- Đề cao bài học gương mẫu, từ đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường đến các bậc phụ huynh đều phải thực hiện tốt ATGT để làm gương cho học sinh.
Biện pháp 5. Bồi dưỡng kiến thức ATGT cho giáo viên.
-Mỗi giáo viên không ngừng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kiến thức ATGT cho bản thân.Từ đó giáo viên có kế hoạch phát triển môn học và nâng cao chất lượng bài dạy.
- GV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của sở,chuyên đề của phòng, nhà trường từ đó áp dụng các kiến thức chuyên đề vào dạy phù hợp với học sinh.
-Tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn trong trường và huyện tổ chức.
-Học tập và chia sẻ những kinh nghiệm quý từ các các đồng nghiệp
- Sưu tầm các tài liệu về GD LLATGT để lựa chọn nội dung dạy phù hợp với học sinh
- Bồi dưỡng các tiết dạy ATGT.
-Tham gia dự giờ các tiết dạy mẫu ATGT.
- Chuẩn bị các tốt các tiết dạy GD an toàn giao thông để BGH dự giờ và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân.
- GV tự làm đồ dùng dạy học ATGT và tự làm biển báo giao thông các loại .
Biện pháp 6.Sử dụng linh hoạt các PP dạy học và nâng cao chất lượng bài dạy.
Nếu chỉ giảng dạy những bài học lí thuyết “ khô cứng” các em khó tiếp thu được hành động đúng quy định ATGT.Vì vậy ,cần có những phương pháp giảng dạy mới mang tính “ thực tiễn” cao như: Mô tả trực quan ,trò chơi,...sẽ thu hút các em học tập, nắm bắt các nội dung nhanh chóng hơn.Tránh giáo dục áp đặt cho học sinh và làm các em nhớ lâu hơn giáo viên cần thực hiện một số việc như sau:
-Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị, đồ dùng trực quan làm tăng tính hấp dẫn của các giờ học về ATGT. Qua đó, các hoạt động học của học sinh trở nên dễ dàng và rèn luyện kĩ năng được tốt hơn. Các thiết bị dạy học đó có thể do nhà trường cung cấp nhưng quan trọng là do giáo viên tự tìm kiếm, sáng tạo, tự làm hoặc hướng dẫn học sinh làm.
-Nâng cao chất lượng các giờ học về kỹ năng tham gia giao thông an toàn như: kĩ năng đi bộ và qua đường an toàn, kĩ năng đi xe đạp an toàn, kĩ năng ngồi xe an toàn, kĩ năng qua đường ở nơi đường bộ giao nhau với đường sắt.
-Vận dụng, sáng tác các bài vè hoặc viết lời cho các làn điệu dân ca theo nội dung các bài học.
-Sử dụng các đoạn phim hoạt hình: vui học giao thông cùng Pokemon hay Thỏ và Rùa cùng em học giao thông.
-Sử dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt các phương pháp giảng dạy, các kỹ thuật dạy học, đặc biệt là các phương pháp cùng tham gia như: động não, giải quyết vấn đề, xử lí tình huống đặc biệt là các tình huống giao thông nguy hiểm; các phương pháp khác như: thảo luận và hoạt động nhóm, sắm vai, thực hành, quan sát, đố vui, trò chơi tập thể
-Tăng cường tính chất đối thoại, tính chất hòa nhập trong giờ học, tạo không khí cởi mở và môi trường học tập thân thiện, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau để các em mạnh dạn bày tỏ quan điểm, trao đổi, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề bài học đưa ra.
7.7.Lợi ích mang lại từ việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Từ thực tiễn tổ chứchoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh mang lại một số lợi ích sau:
 -Hình thành ý thức chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh ngay từ khi cắp sách tới trường. 
-Giáo dục ngay từ nhỏ cho các em sẽ giúp thế hệ trẻ trong tương lai biết sống và làm việc theo pháp luật, vì lợi ích chung cả cộng đồng.
-Mỗi người trong xã hội cần thực hiện tốt an toàn giao thông không chỉ vì lợi ích bản thân mà còn vì lợi ích của mọi người, của cộng đồng. 
-Thực hiện tốt an toàn giao thông là đi đôi với việc nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng cộng đồng văn minh, an toàn cho mỗi chúng ta.
-Thể hiện lối sống văn hóa kỉ cương
- Đảm bảo tính mạng cho bản thân và cho những người xung quanh
-Được mọi người yêu mến quý trọng và học tập.
-Giúp tiết kiệm thời gian và tiền của.
8. Những thông tin cần được bảo mật : Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
 Chúng ta có thể thấy rằng giáo dục an toàn giao thông là điều cần thiết cho mọi người, mọi lứa tuổi. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh Tiểu học điều này càng cần thiết vì các em đang ở lứa tuổi bắt chước người lớn. Giáo dục an toàn giao thông là việc cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, hoàn cảnh, hoạt động của từng loại đối tượng cụ thể. Việc giáo dục an toàn giao thông trong trường học có thể tiến hành theo những phương án sau:
Về phía giáo viên:
-Giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho chất lượng giảng dạy bởi vì giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, dẫn dắt người học tiếp cận các tri thức, kiến thức theo mục đích của chương trình giáo dục an toàn giao thông. Do đó giáo viên phải trang bị chuẩn về chuyên môn. Giáo viên không chỉ nắm vững nội dung một bài học mà mình truyền đạt mà phải nắm được kiến thức của cả chương trình môn học, phần học, có như vậy giáo viên mới liên kết, hệ thống hoá kiến thức cần thiết giúp học sinh dễ nắm bắt những nội dung chính của bài học, môn học, phần học. Khi giáo viên chuẩn về kiến thức chuyên môn sẽ tự tin trong quá trình truyền thụ, tránh được sự phụ thuộc vào giáo án, chủ động dẫn dắt người học tiếp cận kiến thức theo mục đích của mình.
-Ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn, giáo viên cần phải có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức thực tiễn. Giàu kiến thức thực tiễn giúp giáo viên làm sinh động bài giảng, gắn kết giữa nội dung bài giảng với thực tiễn thông qua những minh hoạ, ví dụ từ thực tiễn; từ đó người học dễ tiếp thu bài, dễ nhớ bài và điều quan trọng là người học thấy nội dung bài giảng gắn liền với cuộc sống chứ không phải xa rời, khó hiểu. Cùng với đó, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả GD. Biểu hiện cụ thể của năng lực này là thầy giáo biết giao việc cho học sinh, biết hướng dẫn các em làm việc, theo dõi và giúp đỡ kịp thời những em gặp khó khăn để em nào cũng làm việc có hiệu quả. Trong quá trình đó, thầy giáo còn cần gây được hứng thú học tập cho trẻ, kích thích sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo của các em.Là những người cha, người mẹ thứ 2 của các em học sinh, các thầy cô giáo cũng đóng vai trò cầu nối quan trọng trong việc đem kiến thức, thông điệp giáo dục tích cực tới cho con trẻ. Do vậy để giáo dục trẻ về ATGT một cách hiệu quả giáo viên cũng cần thường xuyên tự nâng cao năng lực, hiểu biết của bản thân với các vấn đề xoay quanh ATGT, từ đó truyền tải những thông tin xác thực, dễ tiếp thu nhất tới các em. 
-Giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm mà nhà trường phân công, thường xuyên thay đổi các hình thức sinh hoạt lớp.
-Với học sinh tiểu học, thầy cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của các em, các em luôn luôn nghe lời dạy bảo và làm theo những gì thầy cô dạy, thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, nhất là tấm gương về cách ứng xử văn hóa, chuẩn mực trong lời nói và việc làm. 
-Chủ động nâng cao năng lực nhận thức và kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh thông qua quá trình tự nghiên cứu, tham khảo đồng nghiệp và đúc rút kinh nghiệm. 
 - Thường xuyên quan sát và thay đổi hoạt động cho phù hợp, tạo được sự hứng thú và hấp dẫn cho học sinh.Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
Về phía nhà trường:
-Việc tổ chức giáo dục an toàn giao thông trong trường cần được lập kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu mỗi năm học, tiến hành giáo dục an toàn giao thông thông qua môn học (nội khoá, ngoại khoá), thông qua việc dạy học tự chọn, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động câu lạc bộ. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc đưa hoạt động giáo dục này vào nhà trường một cách có hiệu quả.
 -Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh liên quan đến giáo dục kiến thức giao thông cho học sinh.
-Thiết kế trang trí tạo môi trường ở trong lớp,trong trường có nội dung các luật lệ ATGT cho học sinh gần gũi sát với thực tế của địa phương, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. 
 - Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa, ở phạm vi lớp khối của mình. Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông được triển khai qua đó hình thành ý thức tham gia giao thông cho học sinh.
-Cần tạo điều kiện để tiến hành giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường, trước hết là tài liệu cho giáo viên và cho học sinh.
 -Tạo điều kiện tối đa trong khả năng về cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh đạt được chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
-Xây dựng các kế hoạch hoạt động cho từng tuần,từng tháng.
 -Nhà trường cần thông tin thường xuyên cho Phụ huynh biết về các hoạt động giáo dục ATGT cho học sinh của Nhà trường. Nội dung các kỳ họp Phụ huynh, cần có nhiều nội dung  trao  đổi về giáo dục ATGT cho học sinh. Tổ chức các buổi truyền  thông đến  cha mẹ học sinh về nội dung ATGT. Nhà trường nên phân công giáo viên liên lạc thông qua các hình thức với phụ huynh có con em vi phạm Luật Giao thông tìm phương thức giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông cho các em có hiệu quả nhất.
Về phía phụ huynh học sinh:
 -Gia đình, người thân có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ em khi giáo dục ý thức tham gia giao thông cho học sinh. Việc gia đình chấp hành luật giao thông như thế nào, ý thức tuân thủ khi tham gia giao thông ra sao, đều có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và hình thành văn hóa giao thông cho học sinh.Gia đình là trường học đầu tiên và cực kỳ quan trọng cho trẻ về việc tham gia giao thông. Những kiến thức bé học được từ bố mẹ trong những năm đầu đời sẽ hằn sâu và theo suốt cuộc đời”, vì vậy cần giáo dục cho con em mình ý thức chấp hành luật giao thông từ nhỏ. “Việc giáo dục con cái khi tham gia giao thông một cách cẩn thận, tỉ mỉ từng li từng tí không chỉ liên quan đến tính mạng và tài sản của bản thân mình mà còn liên quan đến nhiều người khác. Những kiến thức giao thông đã “ăn vào máu” từ gia đình truyền đạt trong suốt những năm đầu đời là vô cùng cần thiết.Hơn ai hết, cha mẹ là người gần gũi nhất với các em, hiểu biết rõ tâm tư tình cảm của các em và dễ dàng khuyên răn, dạy bảo các em chấp hành pháp luật. Vì vậy cha mẹ là người phải theo dõi hàng ngày khi các em tham gia giao như: đùa giỡn dưới lòng đường, băng qua đường không ngó trước ngó sau, phóng nhanh vượt ẩu, đi xe đạp hàng đôi, hàng ba.
 - Phụ huynh tuyệt đối không cho con sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi; phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông trên đường bộ và mặc áo phao khi đi trên đường thuỷ. Hơn ai hết phụ huynhphải nghiệm chỉ chấp hành luật giao thông, ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Bởi các em (đặc biệt là trẻ nhỏ) đều rất tin cha mẹ của mình. Hầu hết các hành vi cha mẹ làm đều được các em mặc định là đúng, xem là chuẩn mực và sẽ thích làm theo. Mặt khác, một khi phụ huynh đã sai thì chắc sẽ không thể nhắc nhở hay dạy bảo các em khi phạm luật vì chính bản thân mình cũng đã làm sai. Phụ huynh phải tự chấp hành tốt luật giao thông; tuyệt đối không vi phạm ATGT dù chỉ là một lỗi nhỏ. Mặt khác, phụ huynh phải cùng tham gia giáo dục ATGT cho các em ngay từ nhỏ.
 - Phụ huynh cần thiết lập và duy trì mối liên hệ với Giáo viên chủ nhiệm, Giáo viên bộ môn qua gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, xem sổ liên lạc hay các kỳ họp Phụ huynh nắm bắt tình hình học tập và chấp hành Luật Giao thông của con em mình. Thường xuyên nắm bắt tình hình rèn luyện của con ở trường, lớp đồng thời cung cấp thông tin về chấp hành Luật Giao thông của con cho Giáo viên chủ nhiệm để hai bên cùng tìm giải pháp giáo dục trẻ. Tham gia đầy đủ các cuộc họp Phụ huynh, các hoạt động khác theo yêu cầu của trường, lớp. Nắm bắt thông tin và luôn giữ liên lạc với ban Phụ huynh, cán sự lớp và bạn bè thân thiết của con để biết việc đi đứng, học hành của con em mình.
10. Đánh giá lợi ích thu được được của sáng kiến 
10.1. Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học”. Phù hợp với lý luận về giáo dục, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành về giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng thử nghiệm trong điều kiện cụ thể tại trường Tiểu học Chấn Hưng và mang lại lợi ích thiết thực; Ngoài ra Sáng kiến kinh nghiệm này còn có khả năng áp dụng cho tất cả các trường Tiểu học.
- Trong thời gian công tác tại trường tôi đã điều tra nghiên cứu và thử áp dụng thực tế đã được các đồng nghiệp trong trường đồng tình ủng hộ. Kết quả cho thấy HS ý thức chấp hành tốt luật an toàn giao thông.
-Bảng khảo sát kiến thức và kĩ năng giao thông của học sinh của các lớp năm học :2019-2020
Lớp
TSHS
KT và KN tham gia giao thông
Kĩ năng thực hành về LLATGT
Nắm được kiến thức cơ bản về ATGT 	
Chưa nắm được kiến thức về ATGT
An toàn khi tham gia giao thông
Mất an toàn khi tham gia giao thông
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
100
91
91
94
94
6
6
95
95
5
5
2
100
96
96
95
95
5
5
96
96
4
4
3
100
94
94
95
95
5
5
96
96
4
4
4
100
93
93
94
94
6
6
97
97
3
3
5
100
95
95
96
96
4
4
97
97
3
3
 - So sánh kết quả khảo sát học sinh tự đánh giá về kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông trước và sau khi thực hiện SKKN:
STT
Các KT và KN An toàn GT
Số HS tham gia KS
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Tỷ lệ(Tăng)/giảm
%
SL
%
SL
%
1
Kĩ năng thực hành về GDLLATGT	
500
307
61,4
469
93,8
32,4
2
Nắm được kiến thức cơ bản về ATGT 	
500
349
69,8
474
94,8
25
3
Chưa nắm được kiến thức về ATGT	
500
151
30,2
26
5,2
25
4
An toàn khi tham gia giao thông
500
268
53,6
481
96,2
42,6
5
 Mất an toàn khi tham gia giao thông	
500
232
46,4
19
3,8
42,6
Khi tổ chức hoạt động giáo dục tôi đã tiến hành nhận xét và đánh giá những yêu cầu đã đặt ra, đồng thời rút kinh nghiệm trong cách tổ chức hoạt động giáo dục và tôi nhận thấy:
- 100% học sinh của các lớp rất hào hứng và thích thú với hoạt động này. Nó đã cuốn hút các em; khuyến khích các em nắm được luật giao thông và giúp các em đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. 
- Thông qua hoạt động này, đã giúp các em tự điều chỉnh, bổ sung trao đổi,tuyên truyền tốt hơn để góp phần giáo dục cho các em những kỹ năng tham gia giao thông an toàn. 
 - Sau sáng kiến kinh nghiệm này tôi dự định sẽ tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm hình thức và tìm thêm biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho HS được phong phú hơn.
10.2. Đánh giá kết quả do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của trường Tiểu học:
 Sáng kiến kinh nghiệm này sau khi áp dụng được Ban giám hiệu, Hội đồng sư phạm trường Tiểu học Chấn Hưng đánh giá cao ở các tiêu chí sau:
 - Sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường Tiểu học trong huyện.
 - Sáng kiến mang lại hiệu quả cao về tính giáo dục theo hướng phát triển năng lực học sinh.
 - Sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực về nguồn lực con người góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong tương lai.
 - Sáng kiến đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong học tập và trong cuộc sống.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
TT
Tên tổ chức, cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi, lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Nguyễn Thị Hiền
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
2
Tạ Thị Thảo
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
3
Trần Thị Kim Thìn
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
4
Vũ Thị Thu Phương
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
5
Nguyễn Phú Thọ
Trường TH Chấn Hưng
Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học
Chấn Hưng,ngày tháng 2 năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
 Chấn Hưng, ngày tháng 2 năm 2020
Tác giả sáng kiến

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_gia.docx
Sáng Kiến Liên Quan