Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các thiết bị có sẵn trong nhà để dạy học trực tuyến hiệu quả

Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

- Xuất phát từ thực tế thế giới, nước ta, tỉnh ta, huyện ta đang bị dịch bệnh covid hoành hành. Chúng ta đang phải thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của các cấp. Ngành giáo dục, thầy và trò nhiều địa phương trên cả nước trong đó có tỉnh ta đang phải dạy học trực tuyến trên 2 nền tảng chính là Teams và zoom.

- Dạy học trực tuyến là giải pháp tình thế đối với các cấp, bậc học trong thực hiện nhiệm vụ kép, đặc biệt là ở tiểu học.

- Tuy vậy nhưng cái khó đã ló cái khôn. Các đồng chí, đồng nghiệp của tôi đã làm quen rất nhanh và sử dụng phần mềm khá thành thạo. Đã có nhiều tiết học hay nhiều giờ dạy tốt. Nhưng qua quan sát tôi thấy đồng nghiệp còn một số, khó khăn, vướng mắc khi tác nghiệp nên tôi viết sáng kiến này để khắc phục những khó khắn, vướng mắc đó.

 

doc26 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng các thiết bị có sẵn trong nhà để dạy học trực tuyến hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thạo trong việc tương tác qua phần mềm, đường truyền Internet, thiết bị dành cho học trực tuyến không đồng đều tùy thuộc vào điều kiện kính tế từng gia đình.
3.3. Điều tra cụ thể
Qua giảng dạy, dự giờ, dự họp tổ chuyên môn, trao đổi trực tiếp với các đồng chí giáo viên, trao đổi với học sinh qua hình thức hỏi - đáp tôi thấy bên cạnh những thuận lợi giáo viên và học sinh gặp phải khó khăn như đã nêu trên. Thêm vào đó tôi thường xuyên theo dõi, lấy kết quả báo cáo của nhà trường về phương tiện dạy - học trực tuyến của giáo viên và học sinh; số lượng học sinh tham gia học từng ngày để khẳng định những khó khăn trên là hoàn toàn chính xác. Kết quả cụ thể:
3.3.1. Thuận lợi.
	+ Sử dụng Microsoft Teams là giải pháp hợp lí trong tình trạng học sinh phải tạm dừng đến trường.
+ Teams có đủ các tính năng cần cho dạy học, không cần trả thêm phí. 
	+ So với zoom miễn phí, sử dụng phòng họp của Teams có đường truyền ổn định hơn, không giới hạn thời gian, số lượng người tham gia một cuộc họp nhiều.
	+ Giao diện phòng họp đã có nhiều cải tiến so với năm 2020: Cho phép quan sát nhiều camera hơn, nhiều tính năng hơn.
	+ Tính tương tác giữa học sinh với giáo viên cao, học sinh có thể chia sẻ bài làm của mình, học sinh và giáo viên có thể quan sát trực tiếp, nhận xét, góp ý.
 	+ Có thể ghi âm cuộc họp, lưu giữ lại để học sinh, giáo viên có thể xem lại khi cần thiết.
+ GV có thể giao bài, học sinh nộp bài trực tiếp trên phần mềm.
+ Khi học sinh vắng mặt hoặc rời đi trong buổi học, giáo viên có thể gọi trực tiếp 
yêu cầu HS tham gia buổi học.
+ Khả năng bảo mật cao.
+ Phát huy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên vào dạy học, khả năng tự học, tính tự giác của học sinh.
+ Sử dụng được nguồn cung ngữ liệu, hình ảnh, video, tài liệu, học liệu phong phú từ các trang mạng, website, youtube,...
3.3.2. Khó khăn
- Đối với giáo viên: 
+ Liên lạc với học sinh đôi lúc bị gián đoạn.
+ Phải nói nhiều.
+ Khó kiểm tra, đánh giá học sinh.
+ Nhìn màn hình máy tính nhỏ nên khó nhìn và ảnh hưởng nhiều đến tư thế ngồi.
+ Khó theo dõi bao quát học sinh.
+ Thao tác chậm hơn.
+ Mệt mỏi, hoa mắt, đau lưng, đau đầu, đau vai, gáy, ù tai khi phải dạy thời gian dài.
+ Việc chuẩn bị bài soạn mất nhiều công sức.
+ Phải đầu tư thêm thiêt bị phục vụ dạy và học.
- Đối với học sinh:
+ Liên lạc với thầy cô đôi lúc bị gián đoạn.
+ Nhìn thầy cô không rõ.
+ Ít được thực hành.
+ Không phát triển được năng lực hợp tác nhóm.
+ Nhìn màn hình điện thoại nhỏ nên hại mắt, tư thế ngồi không ngay ngắn dễ dẫn tới cong vẹo cột sống;
+ Không chịu ngồi ngay ngắn.
+ Không tập trung tham gia vào các hoạt động của tiết học, không hứng thú,...
 + Không học được hết buổi học.
3.4. Nguyên nhân
Thực trạng(Khó khăn)
Nguyên nhân
- Đối với giáo viên: 
Liên lạc với học sinh đôi lúc bị gián đoạn.
Chất lượng đường truyền
Internet của giáo viên và học sinh chưa tốt do gói cước Internet, thiết bị kém hoặc vị trí ngồi dạy xa nguồn phát wifi.
Phải nói nhiều.
Do số kênh tương tác giảm, tương tác học sinh - học sinh hạn chế, tương tác giáo viên - học sinh tăng.
Khó kiểm tra, đánh giá học sinh.
Vì gián tiếp không thể chấm bài ngay hoặc dùng chữ viết nhận xét vào vở, sản phẩm của học sinh. khó khăn trong việc sử dụng một số phương pháp và phương tiện đánh giá khác như phiếu bài tập, bảng nhóm, ...
Khó theo dõi bao quát học sinh.
Màn hình máy tính, điện thoại rất nhỏ, chỉ có vài inch, chế độ tập hợp lớn trong Teams cũng chỉ hiển thị được khoảng 20-30 người mà lớp đông có thể đến mức tối đa 35 học sinh nếu hiển thị được hết thì cũng rất nhỏ và chỉ được phần từ ngực học sinh trở lên, không quan sát được việc thực hành của học sinh. Ngoài ra còn có các âm thanh, tiếng động xung quanh học sinh gây nhiễu.
Thao tác chậm hơn;
Giáo viên quen không gian rộng hơn, được đứng lên, ngồi xuống, được dùng bảng phấn. Sử dụng máy tính, phần mềm với nhiều chức năng vừa mới quen sẽ làm chậm các thao sư phạm của giáo viên. 
Mệt mỏi, hoa mắt, đau lưng, đau đầu, đau vai, gáy, ù tai khi phải dạy thời gian dài.
Vì ngồi nhiều, nhìn vào máy tính nhiều, đeo tai nghe lâu.
Việc chuẩn bị bài soạn mất nhiều công sức.
Vì phải soạn cả giáo án word và cả PowerPoint trình chiếu.
Phải đầu tư thêm thiêt bị phục vụ dạy và học.
Vì nếu đồng chí nào dùng máy tính cây thì ít nhất phải có thêm tai nghe và camera.
- Đối với học sinh:
Liên lạc với GV đôi lúc bị gián đoạn.
Chất lượng đường truyền Internet của giáo viên và học sinh chưa tốt do gói cước, do thiết bị hoặc vị trí ngồi học xa nguồn phát wifi.
Nhìn thầy cô không rõ; 
Vì màn hình điện thoại quá nhỏ.
Ít được thực hành.
Không phát triển được năng lực hợp tác nhóm.
Vì thiếu phương tiên, dụng cụ học tập, không học tập trung nên hoạt động nhóm bị hạn chế.
Hại mắt, vẹo cột sống; Không chịu ngồi ngay ngắn; Không tập trung tham gia vào các hoạt động của tiết học, không hứng thú,.
Nhìn điện thoại quá bé, thời gian buổi học lại dài, ít được vận động chân tay trái ngược với tâm sinh lí lứa tuổi.
Không học được hết buổi học.
Do điện thoại bị hết pin vì buồi học kéo dài vài giờ, mà vừa sạc pin vừa học thì sợ nổ nguy hiểm.
4. Giải pháp sử dụng các thiết bị có sẵn trong nhà để dạy học trực tuyến hiệu quả.
4. 1. Khắc phục từng hạn chế, khó khăn cụ thể (trong điều kiện cách li, không ra khỏi nhà, không tiếp khách, không mua sắm thêm thiết bị dạy học)
Thực trạng
(Khó khăn)
Nguyên nhân
Giải pháp
- Đối với giáo viên: 
Liên lạc với học sinh đôi lúc bị dán đoạn.
Chất lượng đường truyền Internet của giáo viên và học sinh chưa tốt do gói cước, do thiết bị hoặc vị trí ngồi dạy xa nguồn phát wifi.
Di chuyển phòng dạy đến gần nguồn phát wifi hoặc ngược lại.(Dùng phòng chuyên dạy, phòng khách hoặc phòng khác tùy điều kiện từng gia đình)
Phải nói nhiều.
Do số kênh tương tác giảm, tương tác học sinh - học sinh hạn chế, tương tác giáo viên - học sinh tăng.
Sử dụng nhiều học liệu điện tử, video, file âm thanh, hình ảnh,... Tăng cường vận động cho bản thân.
Khó kiểm tra, đánh giá học sinh.
Vì gián tiếp không thể chấm bài ngay hoặc dùng chữ viết nhận xét vào vở, sản phẩm của học sinh. khó khăn trong việc sử dụng một số phương pháp và phương tiện đánh giá khác như phiếu bài tập, bảng nhóm, ...
Giao bài tập đều đặn trên phần mềm Teams. Hướng dẫn tốt học sinh cách chia sẻ, tự đánh giá, nộp bài, và các sản phẩm học tập khác trên Teams. (Các thao tác này đồng chí nào còn chưa thạo thì vào google tra là có hướng dẫn ngay. Ví dụ vào: https://www.thegioididong.com/game-app/cach-tao-giao-bai-tap-cham-diem-va-nop-bai-tap-bang-microsoft 1281087)
 Phân quyền, phân công để học sinh đánh giá học sinh. Hướng dẫn phụ huynh tham gia đánh giá học sinh.
Khó theo dõi bao quát học sinh.
Màn hình máy tính, điện thoại rất nhỏ chỉ có vài inch, chế độ tập hợp lớn trong Teams cũng chỉ hiển thị được khoảng trên 20 người mà lơp đông có thể đến tối đa 35 học sinh nếu hiển thị được hết thì cũng rất nhỏ và chỉ được phần từ ngực học sinh trở lên không quan sát được việc thực hành của học sinh. Ngoài ra còn có các âm thanh, tiếng động xung quanh học sinh gây nhiễu.
Sử dụng cả máy tính, ti vi, điện thoai hoặc camera chuyên dụng vào dạy học vì khi điện thoại hoặc máy tính được kết nối với ti vi thì hình ảnh sẽ lớn lên nhiều lần.
Cài đặt chức năng chống ồn trong Teams ở mức độ cao.(Thông thường phần mềm ở trạng thái Mặc định)
Thao tác chậm hơn;
Giáo viên quen không gian rộng hơn, được đứng lên, ngồi xuống, dùng bảng phấn. Sử dụng máy tính, phần mềm với nhiều chức năng vừa mới quen sẽ làm chậm các thao sư phạm của giáo viên. 
Phòng dạy học phải có bảng viết phấn hoặc bút dạ đặt như trên lơp học trực tiếp hay như phòng học có bảng tương tác(Nếu không có bảng cứng có thể dùng bảng nhóm, tấm nhựa, mếch, tấm xốp trải nền nhà,...dựng lên hoặc dán lên tường, lên cửa kính để thay thế )
Mệt mỏi, hoa mắt, đau lưng, đau đầu, đau vai, gáy, ù tai khi phải dạy thời gian dài.
Vì ngồi nhiều, nhìn vào máy tính nhiều, đeo tai nghe lâu.
Hiển thị Teams trên tivi khiến mắt được nhìn xa hơn, to hơn; có bảng viết phấn để dạy thì bạn sẽ đưng lên nhiều hơn; camera bao quát cả người nên bạn tự tin, sử dụng cả các yếu tố phi ngôn ngữ khác vào bài giảng. Không cần đeo tai nghe vì đã có loa máy tính(hoặc loa tivi hay dàn Karaoke trong phòng khách)
Việc chuẩn bị bài soạn mất nhiều công sức.
Vì phải soạn cả giáo án word và cả PowerPoint trình chiếu.
Cần cô đọng nhất giáo án word và sử dụng PowerPoint cùng nhiều cửa sổ để chia sẻ trong một giờ học.
Phải đầu tư thêm thiêt bị phục vụ dạy và học.
Vì nếu đc nào dùng máy tính cây thì ít nhất phải có thêm tai nghe và camera.
Việc mua sắm này không lãng phí vì nó chắc chắn cần thiết đối với gia đình bạn trong nhiều hoạt động và việc học tập của các con.
- Đối với học sinh:
Liên lạc với GV đôi lúc bị dán đoạn.
Chất lượng đường truyền Internet của giáo viên và học sinh chưa tốt do gói cước, do thiết bị hoặc vị trí ngồi học xa nguồn phát wifi.
Di chuyển phòng học đến gần nguồn phát wifi(Dùng thư phòng, phòng khách, phòng ngủ hoặc vị trí khác tùy điều kiện từng gia đình)
Nhìn thầy cô không rõ; 
Vì màn hình điện thoại quá nhỏ.
Kết nối điện thoại với tivi băng cáp hoặc không dây(nên dùng cáp, thường là cáp HDMI để đường chuyền ổn định và sạc điện cho điện thoại luôn, tùy theo loại điện thoại học sinh đang dùng mà chọn chân cáp đầu cắm vào điện thoại cho phù hợp)
Ít được thực hành.
Không phát triển được năng lực hợp tác nhóm.
Vì thiếu phương tiên, dụng cụ học tập, lại học ở nhà không tập trung hoạt động nhóm bị hạn chế.
Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập trong giờ học.
Hoàn thành tốt việc làm bài tập trên Teams do cô giao, và phân công đánh giá bạn theo hướng dẫn của cô.
Hại mắt, vẹo cột sống; Không chịu ngồi ngay ngắn; Không tập trung tham gia vào các hoạt động của tiết học, không hứng thú,.
Nhìn điện thoại quá bé, thời gian buổi học lại dài, ít được vận động chân tay trái ngược với tâm sinh lí lứa tuổi.
Giờ đã nhìn tivi to hơn, xa hơn; thực hiện tốt thời gian tiết học, có giải lao giữa giờ, vân động đầu giờ và hoạt động múa hát tập thể trong giờ ra chơi.
Không học được hết buổi học.
Do điện thoại bị hết pin vì buồi học kéo dài vài giờ, mà vừa sạc pin vừa học thì sợ nổ nguy hiểm.
Dùng cáp kết nối điện thoại với tivi thì kết nối hữu tuyến sẽ ổn định hơn vô tuyến và không hết pin điện thoại; không lo nổ vì điện ap nguồn sạc thấp, chất lượng cao)
4.2. Cách sắp xếp và cài đặt các thiết bị, chuẩn bị phòng dạy
4.2.1. Đối với giáo viên.
4.2.1.1. Sắp xếp thiết bị
Việc sắp xếp các thiết bị để có một phòng dạy học tốt sẽ giúp giáo viên có tâm thái tốt, tự tin thực hiện tốt các hoạt động dạy học. Tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn, và thái độ tốt cho người học khi tham gia các hoạt động học. Hai yếu tố trên sẽ tạo nên tiết học hiệu quả, góp phần hình thành và phát triển toàn diện ở người học cả phẩm chất và năng lực. Tùy theo điều kiện của từng gia đình mà các thầy cô có thể lựa chọn không gian dạy học phù hợp và hiệu quả nhất. Sau việc chọn phòng dạy và việc trang trí phòng thì việc sắp xếp các thiết bị trong phòng như thế nào để rút ngắn nhất khoảng cách giữa dạy học trực tuyến và dạy học trực tiếp, có một phòng dạy lí tưởng là việc vô cùng quan trọng. Tôi đã tổ chức dạy học hiệu quả nhờ việc lựa chọn và sắp xếp phòng dạy như sơ đồ sau:
TIVI
PHÒNG DẠY
(NHÀ TÔI DÙNG PHÒNG KHÁCH)
BẢNG LỚP HỌC
(CÓ THỂ DỰNG, GẮN TRÊN TƯỜNG, DÁN LÊN CỬA KÍNH,...)
BÀN GIÁO VIÊN
(ĐẶT MÁY TÍNH)
 ĐIỆN THOẠI CÓ GIÁ ĐỂ
4.2.1.2. Cài đặt thiết bị
* Ti vi hiển thị màn hình điện thoại
Tác dụng: Hình ảnh hiển thị trên tivi to dễ nhìn hơn.
Cách làm: (Đa số các thầy cô đã biết)
- Trên tivi
Cách 1: Không dây: Cài đặt/ Tất cả cài đặt/ Kết nối không dây khác/ chọn biểu tượng điện thoại-Tivi/ Ok.
Cách 2: Dùng cáp kết nối: Có rất nhiều loại cáp nhưng thường dùng cổng HDMI.
Với mỗi tivi có chút khác nhau nên thầy cô có thể vào các đường link sau đây để tham khảo video hướng dẫn:
+https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi-632813
+ https://www.youtube.com/watch?v=Ta8LrsUd69Q
Còn vô số hướng dẫn khác chúng ta có thể tra google là thấy hết các thầy cô ạ.
- Trên điện thoại (Đã cài đặt sẵn phần mền Teams.)
 Vuốt màn hình xuống thấy biểu tượng Smart View thì nhấn vào, lúc này điện thoại sẽ tìm tivi. 
Thấy tên tivi hiện lên thì nhấn vào sau đó nhấn đồng ý trên cả hai thiết bị là xong.
Với mỗi điện thoại có thể có chút khác nhau nên chúng ta có thể vào các đường link sau đây để tham khảo video hướng dẫn:
-https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/cac-cach-giup-dien-thoai-andoird-ket-noi-voi-tivi-632813
- https://www.youtube.com/watch?v=Ta8LrsUd69Q
Còn vô số hướng dẫn khác chúng ta có thể tra google là thấy hết các thầy cô ạ.
Kết quả: Lúc này tivi hiển thị màn hình điện thoại.
4.2.1.3. Chuẩn bị phòng dạy
*Kết nối điện thoại với tivi, nhấn nút tự xoay màn hình điện thoại, khởi động Teams trên điện thoại cùng tài khoản với Teams trên máy tính, vào cuộc họp tắt tiếng thiết bị, bật camera, chọn giao diện tập hợp lớn, xoay camera để dùng camera sau. Đặt xoay ngang điện thoại lên giá và điều chỉnh giá để điện thoại quay hình toàn thân thầy cô đứng trước bảng lớp như khi đứng trên bục giảng trực tiếp.
Lưu ý: 
	1. Giá để điện thoai có thể tự chế từ các đồ vật trong nhà như gậy chụp ảnh Bluetooth-gậy tự sướng(Nên chọn loại gậy Tripod Xmobile K06 nếu các thầy cô có ý định mua) móc treo quần áo, chân quạt cây đã hỏng,...
2. Để hình ảnh hướng dẫn của thầy cô được nét thì thầy cô điều chỉnh mấy yếu tố sau: 
- Vị trí tương quan giữa điện thoại với bảng(song song, ngang bằng, chính giữa, khoảng cách từ điện thoại đến bảng, ....)
- Ánh sáng và chế độ quay video của điện thoại.
- Ánh sáng trong phòng, hợp lí để chiếu sáng bảng giáo viên, có thể bật đèn của điện thoại hoặc không được thì dùng đèn pin miễn sao đảm bảo nguyên tắc:"Ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật chiếu vào mắt ta" 
Trong câu trên ta là điện thoại, mắt ta là camera của điện thoại.
* Đăng nhập teams trên máy tính cùng một tài khoản với Teams trên điện thoại, vào phòng họp, bật mic, tắt camera.
Còn mấy việc cần chuấn bị cho phòng học như dạy trực tiếp tôi không nêu nữa.
Vậy là chúng ta đã chia bớt việc của máy tính cho điện thoại, tivi và bảng lớp học.
4.2.2. Đối với học sinh. 
Chỉ cần kết nối điện thoại với tivi. 
Nên kết nối bằng cáp có độ dài khoảng 2m, đặt bàn học để ngồi đối diện màn hình tivi cách khoảng 2m(tùy kích thước tivi)
TIVI
Khoảng 2m
BÀN HỌC SINH
(Đặt điện thoại có giá để thấp, có thể uốn bằng móc áo,...)
PHÒNG HỌC
4.3. Chuẩn bị cho một tiết học.
- Giáo án word, sách, bút, phấn, thước, ....
- Phần trình chiếu: 
+ Microsoft PowerPoint thiết kế phong phú, chú trọng lựa chọn hình thức khởi động và thể dục giữa giờ bằng nhảy, múa hát theo video(có thể chọn chèn vào PowerPoint hoặc để ở các cửa sổ)
+ Mở tất cả các cửa sổ sẽ sử dụng trong tiết học và ẩn xuống để khi chia sẻ sẽ rất thuận tiện, không mất thời gian đi tìm, bảng trắng có thể viết trước,....
+ Sử dụng đa dạng các công cụ, chức năng của Team.
+ Bài tập của tiết học và bài tâp giao về nhà trên word hoặc PowerPoint(Nếu khai thác được trên sách mền và các kho học liệu khác thì việc này rất nhàn)
4.4. Tiến trình của một buổi học.
Hoạt động
Buổi sáng
Buổi chiều
Chuẩn bị phương tiện.
7 giờ 00 phút - 7 giờ 15 phút
13 giờ 15 phút - 13 giờ 30 phút
Tiết 1
7 giờ 15 phút - 7 giờ 55 phút
13 giờ 30 phút - 14 giờ 15 phút
Tiết 2
8 giờ 05 phút - 8 giờ 45 phút
14 giờ 25 phút - 15 giờ 05 phút
Giải lao giữa buổi (15 phút)
8 giờ 45 phút - 8 giờ 55 phút
15 giờ 05 phút - 15 giờ 20 phút
Múa hát 
tập thể.
8 giờ 55 phút - 9 giờ 00 phút
15 giờ 20 phút - 15 giờ 25 phút
Tiết 3
9 giờ 00 phút - 09 giờ 40 phút
15 giờ 25 phút - 16 giờ 05 phút
Tiết 4
09 giờ 50 phút - 10 giờ 30 phút
16 giờ 15 phút - 16 giờ 55 phút
4.5. Các video được đề xuất sử dụng trong múa hát tập thể và đường link kèm theo.
Baybby chan,..(dùng cho lớp 1)
https://www.youtube.com/watch?v=Zz8UALcbzCU
Chicken dance(dùng cho lớp 1,2)
https://www.youtube.com/watch?v=T5bmE7n8uBk
https://www.youtube.com/watch?v=l5sIspLfmXM
https://www.youtube.com/watch?v=hEIE2hd1Nhs
https://www.youtube.com/watch?v=l5sIspLfmXM
tiNiWorld - Gummy Bear Song - Easy Dance
https://www.youtube.com/watch?v=v_U7ERmMGzU
Múa dân vũ NỐI VÒNG TAY LỚN | Học sinh Toàn Trường Tiểu Học Hưng Đạo
https://www.facebook.com/107444647487761/videos/1068548956996202
https://www.facebook.com/watch/?v=1068548956996202
Múa dân vũ NỐI VÒNG TAY LỚN | Học sinh Toàn Trường Tiểu Học Vân Hội 26/03
https://www.youtube.com/watch?v=jRpZaG5jmjg
Nối Vòng Tay Lớn - Hồ Quang Hiếu ft. Thúy Khanh | Official MV
https://www.youtube.com/watch?v=fIzOSmFaxOI
VŨ ĐIỆU RỬA TAY - GHEN CÔ VY | by Quang Đăng 
https://www.youtube.com/watch?v=BtulL3oArQw
https://www.youtube.com/watch?v=ctF5aMV05kM&vl=vi
https://www.youtube.com/watch?v=NToFjgkOMzM
https://www.youtube.com/watch?v=JV9MeSiRxBI
ARAM SAM SAM (Dance) 2018/2019
https://www.youtube.com/watch?v=XdZ5R0Ixmlg
Just Dance Kids 2014 I Like To Move It
https://www.youtube.com/watch?v=ziLHZeKbMUo
5. Kết quả đạt được
Vậy với cách làm trên học sinh được quan sát thầy cô toàn thân khi nghe thuyết trình, được nhìn rõ bảng khi GV làm mẫu, quan sát các bạn, quan sát bài tập, hình ảnh, video,... trên màn hình lớn, âm thanh lớn, được vận động nhiều nhờ có phần khởi động vui nhộn, thể dục giữa giờ, được múa hát trong giờ ra chơi. 
Giáo viên được dùng bảng phấn, đi lại khi giảng bài, nhìn học sinh trên tivi lớn, chỉ nhìn màn hình máy tính khi thực hiện thao tác chia sẻ hay một số thao tác khác giống như dạy trực tiếp mà phòng dạy được trang bị tivi, máy chiếu.
Nhà trường còn tổ chức thêm được một hoạt động quan trọng đó là múa hát tập thể.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Cán bộ quản lí, giáo viên nhà trường mạnh dạn đổi mới trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên đây là sáng kiến Sử dụng các thiết bị có sẵn trong nhà để dạy - học trực tuyến hiệu quả. Tôi viết sáng kiến với mong muốn giúp đồng chí đồng nghiệp tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt giải pháp tình thế trong điều kiện dịch bệnh lan tràn. Tôi chia sẻ sáng kiến với quan điểm: "Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau" Kì vọng của tôi về sáng kiến là đỡ bớt gánh nặng cho đồng nghiệp trong giai đoạn này, giúp các em học sinh được học trong không gian thoáng đãng, đồng nghiệp tự tin, lạc quan lao động và sáng tạo với tinh thần: "Phải dạy online - chuyện thường thôi."
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các cấp quản lí.
- Thường xuyên câp nhật, đưa ra kế hoạch, chỉ đạo kịp thời, khoa học cho cán bộ, giáo viên, cấp dưới thực hiện.
- Động viên, khích lệ người lao động, sáng tạo.
- Tạo điều kiện tốt nhất để phát huy hết khả năng vô tân của nguồn nhân lực đang sẵn có.
2.2. Đối với các nhà trường
- Tạo điều kiện vật chất, tinh thần tốt nhất cho giáo viên viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và các sản phẩm sáng tạo khác như cho mượn bảng nhóm về dán, mượn phòng học riêng biệt, sử dụng phòng máy hiện đại để dạy trực tuyến, ...
- Xây dựng tốt văn hóa trường học, nêu gương sáng về tư tưởng đạo đức, nhân cách, tác phong, chuyên môn nhà giáo.
- Đảm bảo dân chủ, công bằng, công khai trong các hoạt động của trường học.
2.3. Đối với các đồng chí giáo viên.
- Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và cách đánh giá trong dạy học.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục.
- Yêu chuyên môn, say chuyên môn, thường xuyên tìm tòi, sáng tạo để tìm ra và đi đến mục tiêu giáo dục bằng đúng con đường ngắn nhất.
- Thực sự tâm huyết với nghề và hết lòng thương yêu học sinh.
	Trên đây là sáng kiến Sử dụng các thiết bị có sẵn trong nhà để dạy học trực tuyến hiệu quả. Sáng kiến có thể có nhiều điểm mới, sáng tạo, có tình khả thi cao nhưng cũng có thể còn nhiều bất cập trong quá trình triển khai, áp dụng. Kính mong được quý Phòng đọc, xem xét và đánh giá giúp tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Tháng 03 năm 2021

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_cac_thiet_bi_co_san_trong_nha.doc
Sáng Kiến Liên Quan