Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học thân thiện vì một trường học hạnh phúc

Lý thuyết về lớp học thân thiện

Ngày 22/7/2008, Bộ trưởng Bộ GD& ĐT ra chỉ thị số 40/CT – BGĐT về

việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích

cực”. Các trường học đã sôi nổi phát động phong trào thi đua và đạt được một số

kết quả nhất định.

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường, sự phát triển nhanh của công nghệ

thông tin, sự xuống cấp về đức, về tài của học sinh trong những năm gần đây đã

khiến cho quan hệ thầy trò, bè bạn trong trường học cũng có nhiều vấn đề đáng báo

động. Vì vậy, việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” mà nòng cốt là “Lớp học

thân thiện, học sinh tích cực và hạnh phúc” là một việc quan trọng và rất cần thiết.

Để xây dựng được trường học thân thiện và hạnh phúc thì phải xây dựng

được các lớp học thân thiện. Vậy thế nào là thân thiện?

“Thân thiện” theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa, tức là “có tình cảm tốt, đối

xử tử tế và thân thiết với nhau”. Như vậy, “trường học thân thiện” đòi hỏi mối

quan hệ giữa thầy và trò trong nhà trường sẽ có sự thay đổi so với mô típ trước đây

“thầy đọc, trò ghi”, khoảng cách thầy trò là khá lớn. Vị trí trung tâm của người

thầy giáo không còn ở nghĩa nguyên thủy mà đã bắt đầu dịch chuyển sang học

sinh. Thầy giáo không chỉ đơn thần truyền thụ kiến thức cho học trò tiếp nhận mà

còn là sự phản ảnh trở lại của trò. Người thầy ở đây chỉ đóng vai trò hướng dẫn,

gợi ý theo định hướng bài học. Thầy và trò trở thành những “nhà nghiên cứu” cùng

tìm ra phương án tiếp cận bài học – “đối tượng nghiên cứu” một cách khoa học

nhất. Lớp học trở thành một thể thống nhất, không mang tính áp đặt, khô khan. Do

đó, người thầy phải biết phát huy tính sáng tạo và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ

nói, viết của học sinh. Thực tế cho thấy, một số trường đã áp dụng biện pháp

khuyến khích mọi học sinh phải chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp để có thể hình

dung trước những khái niệm, kiến thức sẽ phải tiếp thu và khắc sâu. Có trường lại

quán triệt phải tăng cường dò bài học sinh, qua đó góp phần giúp các em có khả

năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói một cách có hệ thống, tự tin khi trình bày trước

tập thể.

“Lớp học thân thiện” đi đôi với “học sinh tích cực”, tức là đối tượng học

sinh phải nỗ lực tiếp thu bài giảng và tìm tòi, học hỏi những kiến thức liên quan,

phục vụ phạm vi trong bài học để có thể ứng dụng thực tiễn. Mặt khác, đòi hỏi

thầy, cô giáo cũng phải có phương pháp giảng dạy tích cực, phải hướng tới mục4

tiêu lôi cuốn sự tham gia của tất cả học sinh để tăng thêm tính hiệu quả, sinh động

cho giờ học. Lớp học thân thiện còn là sự bố trí, sắp xếp hợp lý các đối tượng học

sinh với nhau để thuận tiện cho việc quản lý, kèm cặp những học sinh yếu, học

sinh cá biệt. Đó còn là sự phân bổ chương trình, giờ dạy, tiết dạy một cách khoa

học, hài hòa giữa các bộ môn xã hội, tự nhiên và các môn bổ trợ khác trong tuần.

Thực tế cho thấy những buổi ngoại khóa, chào cờ đầu tuần, hội thảo về phương

pháp học tập, các buổi văn nghệ, trò chơi, lồng ghép với hoạt động kể chuyện về

tấm gương các danh nhân, anh hùng liệt sĩ tiêu biểu của quê hương, đất nước rất bổ

ích và là sự thôi thúc tinh thần học tập của học sinh.

 

pdf54 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt phong trào xây dựng lớp học thân thiện vì một trường học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣớng mắc trong công việc, cuộc sống của cấp 
dƣới; phát huy dân chủ, tạo điều kiện tự học, tự rèn luyện và phát huy sáng kiến 
kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên; 
b. Tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên khi giao và 
chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học 
sinh khi bị phản ảnh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật; 
c. Hƣớng dẫn cấp dƣới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao; 
d. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật 
hành chính, việc thực hiện quy chế chuyên môn; 
e. Tôn trọng cấp dƣới, cởi mở và thân tình; không cửa quyền, hách dịch, 
quan liêu, trù dập, thành kiến với cấp dƣới. 
3. Đối với đồng nghiệp 
a. Cán bộ, giáo viên, nhân viên phải chân thành, thân thiện, nhiệt tình, bảo 
đảm sự đồng thuận, đoàn kết vì sự nghiệp giáo dục và danh dự Nhà trƣờng; 
b. Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn 
thành tốt nhiệm vụ, tích cực góp phần xây dựng Nhà trƣờng ngày càng vững mạnh; 
c. Có thái độ thân ái và tôn trọng đồng nghiệp. Việc phê bình đồng nghiệp 
đƣợc thực hiện một cách thận trọng, khách quan, đúng nơi, đúng lúc với tinh thần 
xây dựng; 
d. Có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp trong ngành nghề cũng nhƣ 
trong cuộc sống; góp ý kịp thời khi thấy đồng nghiệp làm điều sai trái ảnh hƣởng 
đến uy tín nghề nghiệp; 
e. Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với đồng nghiệp; sống hoà 
đồng, thân thiện, sẵn sàng hợp tác trong công việc; giúp đỡ đồng nghiệp khi gặp 
khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống; 
f. Ứng xử văn minh, lịch sự trƣớc đồng nghiệp, bình tĩnh khi trình bày ý 
kiến, phát ngôn có văn hóa, không xúc phạm danh dự và thân thể đồng nghiệp. 
Điều 13. Ứng xử với cơ quan, trƣờng học khác 
1. Văn hóa, văn minh, lịch sự khi giao tiếp. 
2. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình 
tĩnh trong mọi tình huống; không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức 
xúc cho ngƣời khác. 
3. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ Nhà trƣờng, viên chức 
cho ngƣời khác biết, trừ trƣờng hợp quy định tại Quy chế phát ngôn Nhà trƣờng. 
4. Công tâm, tận tụy, nhanh chóng, khoa học chính xác khi thi hành công 
vụ và khi giải quyết công việc. 
Điều 14. Ứng xử với ngƣời thân trong gia đình 
1. Có trách nhiệm phổ biến đến ngƣời thân trong gia đình chấp hành nghiêm 
chỉnh đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; Hƣớng đến gia 
đình không có ngƣời vi phạm pháp luật. 
 41 
2. Thực hiện tốt đời sống văn hoá nơi cƣ trú; xây dựng gia đình văn hoá. 
3. Không để ngƣời thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để 
làm trái quy định. 
4. Không đƣợc lợi dụng việc riêng của gia đình (tổ chức cƣới hỏi, ma chay, 
mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí) để vụ lợi. 
5. Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái. 
Điều 15. Ứng xử với phụ huynh học sinh 
1. Chịu trách nhiệm thông báo thông tin của học sinh đầy đủ, kịp thời đến 
phụ huynh. 
2. Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ 
huynh học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo 
3. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa Nhà trƣờng và gia đình, phối hợp giáo 
dục học sinh tiến bộ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh đạt kết quả cao trong học 
tập. 
4. Không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của phụ huynh học sinh, vụ lợi cá 
nhân làm mất uy tín nhà giáo. 
Điều 16. Ứng xử với khách đến làm việc, các tổ chức khác và ngƣời 
nƣớc ngoài 
1. Văn minh lịch sự khi giao tiếp; luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã 
nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống; không to tiếng, hách dịch, 
không gây căng thẳng, bức xúc cho ngƣời khác. 
2. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ Nhà trƣờng, viên chức cho 
ngƣời khác biết trừ trƣờng hợp quy định tại Quy chế phát ngôn Nhà trƣờng. 
3. Công tâm, nhanh chóng, tận tụy khi thi hành nhiệm vụ và giải quyết công 
việc. 
4. Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khách. 
5. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ 
đợi thì phải giải thích rõ lý do. 
6. Có ứng xử phù hợp, tránh gây hiểu nhầm cho ngƣời nƣớc ngoài về văn 
hóa đất nƣớc nói chung và văn hóa Nhà trƣờng nói riêng. 
Điều 17. Ứng xử với môi trƣờng 
1. Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn môi trƣờng sƣ 
phạm xanh, sạch, đẹp; sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, giữ vệ sinh nơi làm việc, hội 
họp. 
2. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nƣớc, trang thiết bị của Nhà trƣờng 
(trong phòng học, phòng thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng y tế, 
phòng thể chất vàphòng làm việc). 
 42 
3. Luôn ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng dạy học và các phƣơng tiện 
phục vụ giảng dạy trong Nhà trƣờng. 
Điều 18. Ứng xử với cộng đồng xã hội 
1. Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định nơi công cộng; giúp đỡ, 
nhƣờng chỗ cho ngƣời già, trẻ em, phụ nữ, ngƣời tàn tật khi lên, xuống tàu xe, khi 
qua đƣờng. 
2. Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ 
quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp 
luật. 
3. Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục, luôn 
giữ gìn phẩm chất của một ngƣời làm công tác giáo dục. 
Chƣơng III. QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA NGƢỜI HỌC 
Điều 19. Ứng xử với bản thân ngƣời học 
1. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, 
trung thực và khiêm tốn. 
2. Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, antoàn xã hội, an toàn giao 
thông. 
3. Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và 
phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. 
4. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vƣơn lên trong học tập; biết tự học, 
tự nghiên cứu. 
5. Không đƣợc nói dối và bao che những khuyết điểm của ngƣời khác. 
6. Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp Đoàn, goại khóa phải đúng giờ, 
tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy 
định của Trƣờng. 
7. Có ý thức giữ gìn cở sở vật chất, cây xanh của nhà trƣờng; không đi, 
đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá 
8. Trang phục, tác phong đến Trƣờng phải đúng quy định: Trang phục phải 
sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với Nội quy Nhà trƣờng. 
9. Nghiêm cấm nhuộm tóc, không trang điểm lòe loẹt; tóc phải gọn gàng; 
học sinh nam không đƣợc để tóc dài, đầu tóc phản cảm nhƣ cạo trọc, hớt tóc để 
bờm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài; học 
sinh nữ không nhộm tóc 
Điều 20. Ứng xử với bạn bè 
1. Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vƣơn lên trong 
học tập và rèn luyện; không đƣợc bao che khuyết điểm cho bạn; Biết thông cảm, 
chia sẻ những buồn vui với bạn, cùng chung chí hƣớng, lí tƣởng; Khiêm tốn khi 
đánh giá về mình;Thật thà, trung thực khi đối xử với bạn 
 43 
2. Không đƣợc có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn 
bè; giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới. 
3. Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội để nói xấu, tuyên truyền 
nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối ngƣời khác. 
Điều 21. Ứng xử với thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên, ngƣời lao động 
trong Nhà trƣờng 
1. Có thái độ kính trọng, khiêm tốn, lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ, nhân 
viên Nhà trƣờng. 
2. Khi giao tiếp với thầy cô giáo ngôn ngữ sử dụng giao tiếp phải trong sáng, 
tƣờng minh, rõ nghĩa; câu nói phải đảm bảo ngữ pháp, chính xác, văn minh; không 
đƣợc sử dụng ngôn ngữ nói lóng, thiếu văn minh, văn hóa, tục tĩu. Cụ thể: 
- Khi gặp thầy cô giáo phải thực hiện nghi lễ chào hỏi; 
- Xƣng “em” với giáo viên; 
- Xƣng “cháu” với nhân viên, ngƣời lao động; 
- Xƣng “mình/ tớ” và gọi “bạn” với bạn bè; 
- Khi báo cáo với giáo viên, xƣng: “Thƣa thầy/cô em xin phép báo cáo 
.”; 
- Khi muốn làm việc gì, thực hiện xin phép với giáo viên, xƣng: “Thƣa 
thầy/cô em xin phép ..”; 
- Thực hiện khoanh tay khi thƣa hoặc xin phép; 
3. Việc chào hỏi, xƣng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong Nhà trƣờng 
khách đến thăm, làm việc với Nhà trƣờng phải đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ 
phép. 
4. Không đƣợc có những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ, 
xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên và ngƣời lớn tuổi 
trong Nhà trƣờng. 
5. Chấp hành các quyết định và yêu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên 
Nhà trƣờng. 
Điều 22. Ứng xử với khách đến làm việc 
1. Khi có khách đến thăm Trƣờng, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hƣớng 
dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ. 
2. Lễ phép, kính trọng và vâng lời ngƣời lớn tuổi; biết kính trên nhƣờng 
dƣới; giúp đỡ ngƣời lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. 
Điều 23. Ứng xử trong gia đình 
1. Ứng xử trong xƣng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thƣơng 
yêu, quan tâm đến mọi ngƣời trong gia đình. 
 44 
2. Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ; khi ngƣời lớn hỏi phải trả lời lễ phép, 
rõ ràng. 
3. Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và ngƣời lớn tuổi. 
4. Khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, giao tiếp cởi mở, chân 
tình. 
5. Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi 
không đƣợc phép; hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang 
tiếp khách 
Điều 24. Ứng xử với môi trƣờng 
1. Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân; có ý 
thức tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống. 
2. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và 
giữ gìn Trƣờng, lớp xanh, sạch đẹp. Bỏ rác đúng nơi quy định. 
3. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nƣớc, trang thiết bị của Nhà trƣờng; có 
ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phƣơng. 
4. Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phƣơng, truyền thống Nhà 
trƣờng. 
Điều 25. Ứng xử với cộng đồng xã hội 
1. Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ 
chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù. 
2. Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây 
mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung. 
3. Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi 
đƣợc giúp đỡ. 
4. Không gây ồn ào, có những hành vi khiếm nhã, bình phẩm xấu ngƣời 
khác. 
5. Khi muốn hỏi đƣờng phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, tháo bỏ 
kính râmthể hiện sự tôn trọng. 
6. Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành 
nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. 
7. Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng 
đồng; tôn trọng nhƣờng nhịn, giúp đỡ ngƣời khác. 
8. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông 
ngay cả khi không có lực lƣợng chức năng tuần tra kiểm soát trên đƣờng. 
9. Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các 
phƣơng tiện giao thông công cộng khác. 
 45 
Chƣơng IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN 
Điều 26. Tráchnhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, ngƣời lao động 
Nhà trƣờng 
1. Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này. 
2. Có trách nhiệm vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại 
Quy tắc này; khi phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên của Nhà trƣờng vi 
phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý để họ sửa đổi, đồng thời phản ánh với Ban 
lãnh đạo Nhà trƣờng. 
Điều 27. Trách nhiệm của học sinh 
Học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định tại Quy tắc này. Nếu 
phát hiện cá nhân vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với 
giáo viên chủ nhiệm, Lãnh đạo nhà trƣờng để xử lý tùy theo mức độ vi phạm. 
Điều 28. Trách nhiệm của Ban lãnh đạo Nhà trƣờng. 
1. Quán triệt, hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện Quy tắc này, làm căn cứ để đánh 
giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. 
2. Công khai Quy tắc này trên Website của Nhà trƣờng. 
3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân 
viên; phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên 
của Trƣờng. 
 46 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƢỜNG THPT A 
Số:88/QĐ-THPT.DC3 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
Diễn Châu, ngày 22 tháng 8 năm 2019 
QUYẾT ĐỊNH 
Về việc ban hành quy tắc ứng xử văn hóa 
HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG THPT A 
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; 
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; 
Căn cứ thỉ thị 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ chính trị về việc xây dựng 
và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; 
Căn cứ nghị định 04/2015/NĐ-CP của chính phủ ngày 09/01/2015 về thực 
hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nƣớc và đơn vị sự 
nghiệp công lập; 
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày ngày 06 tháng 4 năm 2012 của 
Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thƣờng, hoàn trả của viên 
chức; 
Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2108 Quyết định về việc phê duyệt 
đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong Trƣờng học giai đoạn 2018 – 2025”; 
Căn cứ Điều lệ trƣờng trung học cơ sở, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông có 
nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tƣ số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 
28/3/2011 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
Căn cứ Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐTngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ 
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định về đạo đức nhà giáo; 
Quy định về đạo đức Nhà giáo, ban hành kèm theo Quyết định số 
16/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/4/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 
Công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV ngày 25/01/2017 về việc đẩy mạnh môi 
trƣờng văn hóa trong trƣờng học; 
Căn cứ Thông tƣ số 08/TT ngày 21 tháng 3 năm 1988 của Bộ Giáo dục về 
việc hƣớng dẫn cụ thể việc khen thƣởng và thi hành kỉ luật học sinh phổ thông; 
Căn cứ Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của 
UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ 
chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An; 
Căn cứ đặc điểm tình hình thực tế của trƣờng THPT A. 
 47 
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. Ban hành quy tắc ứng xử văn hóa trƣờng THPT A 
Điều 2. Quy tắc ứng xử văn hóa trƣờng THPT A quy định thực hiện việc ứng 
xử của các thành viên trong nhà trƣờng (bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên, 
ngƣời làm công, học sinh và cha, mẹ hoặc ngƣời đại diện cha mẹ học sinh) các tập 
thể, cá nhân khi đếnlàm việc tại trƣờng. 
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định. 
Điều 3. Hiệu trƣởng, các phó hiệu trƣởng, các tổ chức, bộ phận, các thành 
viên của trƣờng THPT A và các tổ chức, cá nhân đến học tập và làm việc tại 
trƣờng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. 
Nơi nhận: 
- Nhƣ Điều 3; 
- Lƣu VT. 
HIỆU TRƢỞNG 
 48 
Phụ lục 2 - BẢNG KHẢO SÁT 
1. BẢNG KHẢO SÁT HS ĐẦU NĂM (2019 – 2020) VỀ XÂY DỰNG LỚP 
HỌC THÂN THIỆN VÌ MỘT TRƢỜNG HỌC HẠNH PHÚC 
BẢNG 1: Khảo sát thực trạng sự tôn trọng cảm xúc của học sinh tại trƣờng 
THPT nơi tôi đang công tác. Bƣớc đầu khảo sát kết quả cho thấy: 
TT 
Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn 
trọng cảm xúc của HS 
Tổng số 
HS 
Tôn 
trọng 
Chƣa 
tôn 
trọng 
1 Sự tôn trọng của phụ huynh với HS 44 34 10 
2 Sự tôn trọng của giáo viên với HS 44 44 0 
3 Sự tôn trọng của HS với HS 44 24 20 
4 Sự tôn trọng của giáo viên với phụ 
huynh 
44 44 0 
BẢNG 2: Khảo sát thực trạng sự tự tin, cảm xúc của HS khi tới trƣờng tại 
trƣờng THPT nơi tôi công tác. Bƣớc đầu khảo sát kết quả cho thấy: 
TT 
Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn 
trọng cảm xúc của HS 
Tổng số 
HS 
Tự tin 
Chƣa tự 
tin 
1 Sự tự tin của HS khi tới trƣờng 44 24 20 
2 Cảm xúc của HS khi đến trƣờng 44 40 04 
BẢNG 3: Khảo sát thực trạng sự an toàn của HS khi tới trƣờng tại trƣờng 
THPT nơi tôi công tác. Bƣớc đầu khảo sát kết quả cho thấy: 
TT 
Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn 
trọng cảm xúc của HS 
Tổng số 
HS 
An toàn 
Chƣa an 
toàn 
1 Sự an toàn của HS về mặt thể chất 44 44 0 
2 Sự an toàn của HS về mặt tinh 
thần 
44 40 04 
 49 
2. BẢNG KHẢO SÁT HS ĐẾN THÁNG 3 NĂM HỌC 2020 - 2021 VỀ 
XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN VÌ MỘT TRƢỜNG HỌC HẠNH 
PHÚC 
BẢNG 1: Khảo sát thực trạng sự tôn trọng cảm xúc của HS khi tới trƣờng tại 
trƣờng THPT nơi tôi công tác. Bƣớc đầu khảo sát kết quả cho thấy: 
TT 
Nội dung tiêu chí khảo sát về 
tôn trọng cảm xúc của học sinh 
Tổng số 
HS 
Tôn trọng 
Chƣa tôn 
trọng 
1 Sự tôn trọng của phụ huynh với 
HS 
43 43 0 
2 Sự tôn trọng của GV với HS 43 43 0 
3 Sự tôn trọng của HS với HS 43 43 0 
4 Sự tôn trọng của GV với phụ 
huynh 
43 43 0 
BẢNG 2: Khảo sát thực trạng sự tự tin, cảm xúc của HS khi tới trƣờng tại 
trƣờng THPT nơi tôi công tác. Bƣớc đầu khảo sát kết quả cho thấy: 
TT 
Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn 
trọng cảm xúc của HS 
Tổng số 
HS 
Tự tin 
Chƣa tự 
tin 
1 Sự tự tin của HS khi tới trƣờng 43 43 0 
2 Cảm xúc của HS khi đến trƣờng 43 43 0 
BẢNG 3: Khảo sát thực trạng sự an toàn của của HS khi tới trƣờng tại trƣờng 
THPT nơi tôi công tác. Bƣớc đầu khảo sát kết quả cho thấy: 
TT 
Nội dung tiêu chí khảo sát về tôn 
trọng cảm xúc của HS 
Tổng số 
HS 
An toàn 
Chƣa an 
toàn 
1 Sự an toàn của HS về mặt thể chất 43 43 0 
2 Sự an toàn của HS về mặt tinh 
thần 
43 43 0 
 50 
Phụ lục 3 
Video “Những lời con muốn nói đối với phụ huynh/ Lớp 11A3” 
(Link: https://youtu.be/Wyoxfxgt2d4) 
 51 
MỤC LỤC 
Trang 
 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  ...... 1 
1.2. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA, TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ................................................ 1 
1.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. .... 2 
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI  .... 2 
 Phần II. NỘI DUNG ...................................................................................................... 3 
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHONG TRÀO XÂY DỰNG LỚP 
HỌC THÂN THIỆN VÌ MỘT TRƢỜNG HỌC HẠNH PHÚC  ....... 3 
2.1.1. Cơ sở lí luận ........... .. 3 
2.1.1.1. Lý thuyết về lớp học thân thiện .. .......... 3 
2.1.1.2. Lý thuyết về trường học hạnh phúc .. ........... 5 
2.1.2. Cơ sở thực tiễn .. .. ............. 7 
2.1.2.1. Thực trạng môi trường dạy học trong các nhà trường hiện nay . ....... 7 
2.1.2.2. Thực trạng của phong trào xây dựng lớp học thân thiện vì một trường học 
hạnh phúc ở trường THPT A... ............. 9 
2.2. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN VÌ MỘT TRƢỜNG 
HỌC HẠNH PHÚC ....................................................................................................... 11 
2.2.1. Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, thân thiện ...................................................... 11 
2.2.1.1. Xây dựng mối quan hệ giáo viên và học sinh ............. 11 
2.2.1.2. Xây dựng mối quan hệ học sinh và học sinh. ............. 14 
2.2.1.3. Xây dựng mối quan hệ giáo viên và giáo viên  ........... 15 
2.2.1.4. Xây dựng mối quan hệ giáo viên và phụ huynh . ........... 16 
2.2.1.5. Xây dựng mối quan hệ phụ huynh và học sinh . ............. 17 
2.2.2. Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh  ................ 18 
2.2.3. Chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh . ............. 19 
2.2.4. Đổi mới phƣơng pháp dạy học .. .................. 20 
2.2.5. Đổi mới cách thức tổ chức tiết Sinh hoạt Chủ nhiệm . ................ 22 
2.3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .... ................. 25 
Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ..... ............ .28 
3.1. KẾT LUẬN ....... ........... 28 
3.2. KIẾN NGHỊ ........... .......... 29 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 30 
 52 
 53 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
TRƢỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Đề tài: 
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO 
XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN VÌ MỘT 
 TRƢỜNG HỌC HẠNH PHÚC” 
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC 
Ngƣời thực hiện: PHẠM THỊ HẰNG 
Tổ: Tự nhiên 
Năm thực hiện: 2021 
Điện thoại: 0973 729 015 
 54 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_phong_t.pdf
Sáng Kiến Liên Quan