Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn nền nếp tự quản, kĩ năng tự học, tự rèn luyện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 5
Trường tôi đang công tác là một trong những trường luôn khẳng định được chất lượng giảng dạy, giáo dục toàn diện nhằm trang bị cho học sinh đầy đủ kiến thức, năng lực và phẩm chất, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại. Nhà trường đã thực sự trở thành địa chỉ đáng tin cậy của các bậc phụ huynh và các em học sinh.
Trong những năm gần đây, nhà trường đã rất chú trọng việc rèn nền nếp tự quản và phát huy năng lực tự học, tự rèn luyện cho học sinh các lớp bằng nhiều biện pháp như: tổ chức các buổi sinh hoạt lớp mở rộng theo các chủ đề, Tổ chức giờ học, buổi học tốt; tổ chức hội thi Hội đồng tự quản lớp giỏi, Ngày hội học sinh tiểu học, tổ chức cho học sinh tham gia nhiều trò chơi tập thể, cho học sinh tham gia các buổi ngoại khóa. Vì vậy đã rèn cho các em nền nếp tự quản, tính tự chủ và tinh thần tập thể giúp cho các em chủ động, sáng tạo, mạnh dạn hơn trong học tập và tham gia các hoạt động một cách tích cực hơn. Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có nhiều cơ hội phát huy năng lực, phẩm chất cá nhân.
Năm học 2018 - 2019, được sự phân công của hiệu trưởng, tôi chủ nhiệm lớp 51. Lớp tôi có 25 em trong đó 14 em là học sinh nữ. Ban phụ huynh học sinh của lớp luôn đồng hành, quan tâm, dõi theo các hoạt động của lớp, sẵn sàng chia sẽ, giúp đỡ khi giáo viên và nhà trường cần phối hợp.
Đa số học sinh chăm ngoan, vâng lời, có ý thức tự giác tốt, biết yêu thương, trân trọng bạn bè và sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
Nhiều học sinh có năng khiếu trong các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Việc phát huy các năng khiếu sẽ giúp các em tự tin hơn, phát huy tốt tinh thần tập thể.
Xem ti vi rồi đi ngủ. Căn cứ và thời gian biểu ở nhà của từng học sinh, tôi đi kiểm tra, hướng dẫn các em cùng phụ huynh hoàn thành phần ứng dụng và chuẩn bị bài ở nhà. Việc kiểm tra tôi thực hiện đều đặn và duy trì thường xuyên. Lúc đầu, tôi trực tiếp kiểm tra ( không để phụ huynh và học sinh biết) rồi lên lớp hướng dẫn tỉ mỉ phương pháp học tập cho những em chưa hoàn thành hoặc hoàn thành nhưng còn chậm. Thấy tôi quan tâm đến việc vận dụng thực hành ứng dụng ở nhà của con em mình nên phụ huynh cũng nhiệt tình phối hợp với tôi: nhắc nhở, trao đổi và tạo điều kiện cho con em mình học tập ở nhà. Sự tiến bộ của học sinh được tôi thường xuyên thông báo cho gia đình biết qua điện thoại. Vì vậy, phụ huynh rất vui và càng quan tâm đến việc học của các em. 2.2.6. Xây dựng nền nếp tự quản, tinh thần tự giác tham gia các hoạt động thông trang trí lớp học thân thiện đảm bảo không gian “xanh-sạch-đẹp-an toàn”. Tôi và học sinh trong lớp đã thảo luận và thống nhất việc trang trí lớp học như: Không gian xanh : Đưa cây xanh vào trang trí lớp học một cách hợp lý, đảm bảo không gian thoáng đãng, mát mẻ, trong lành. Không gian sạch : Nền nhà, trần nhà, bàn ghế và đồ vật trang trí phải sạch sẽ, không có rác, giấy vụn, bã kẹo cao su, màng nhện hay bụi bẩn. Không gian đẹp: Bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng. Bàn giáo viên có khăn trải bàn và bình hoa. Cửa sổ phải có rèm cửa để tránh nắng. Ngoài cách trang trí chung của trường như có ảnh Bác, khẩu hiệu, nên có những trang trí đơn giản, tao nhã làm sinh động thêm lớp học nhưng không lòe loẹt, rối mắt.Trang trí các góc hộp thư vui, hộp thư Điều em muốn nói ... hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Trang trí các góc phải có sự tham gia của phụ huynh học sinh và đặc biệt là học sinh mới có tính giáo dục cao. Không gian an toàn : Không gian không ẩn chứa những nguy hiểm: ổ điện phải an toàn, bàn ghế chắc chắn..., không diễn ra những trò chơi bạo lực... Môi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Các em thấy được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn và gắn bó với ngôi nhà chung xanh- sạch- đẹp - an toàn. Hằng ngày, tôi nhắc nhở các em thực hiện theo 5 nhiệm vụ của người học sinh và 10 yêu cầu của “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”. Học sinh nào thực hiện tốt thì được cả lớp tuyên dương. Nhờ vậy, các em mới tự giác thực hiện, số lượng học sinh HS thực hiện tốt tăng lên, số học sinh vi phạm nội qui của nhà trường, của lớp ngày càng giảm dần. Lớp có năm nhóm trực nhật theo năm ngày học. Phó chủ tịch Hội đồng tự quản phân công cho Ban nền nếp, vệ sinh theo dõi các nhóm làm trực nhật hàng ngày. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều khiển các bạn trong nhóm làm trực nhật. Nhưng một tuần đầu, tôi phải đi sớm để theo dõi cũng như hướng dẫn các em làm vệ sinh lớp như: quét lớp từ trong ra ngoài, từ trên cửa sổ, trên bục giảng xuống dưới; cách cầm chổi và đưa chổi sao cho nhanh sạch nhưng không bụi; cách trải khăn bàn, cách lau bảng, cách sắp xếp bàn ghế,... Cứ sau mỗi buổi học, nhóm trực phải đổ rác và rửa sạch sọt rác rồi cất vào lớp. Sang tuần thứ hai, tôi mới giao cho Phó chủ tịch Hội đồng tự quản kiểm tra công việc trực nhật hàng ngày. Nhóm nào không làm tốt, Phó chủ tịch Hội đồng tự quản và Ban nền nếp, vệ sinh nhắc nhở hoặc có quyền phạt tổ đó làm trực nhật thêm một ngày. Và trong mỗi tiết học, học sinh phải thể hiện tinh thần “tự quản” - tự theo dõi lẫn nhau, nhắc nhở nhau giữ sạch lớp trong suốt buổi học. Để tránh tình trạng các em mua quà vặt mang vào lớp học làm lớp học dơ bẩn gây mất trật tự và mất thời gian quét dọn, tôi qui định các em không được mang bất cứ đồ ăn, thức uống nào vào trong lớp ngoại trừ sữa; khuyến khích các em uống nước tiệt trùng do trường cung cấp, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không làm bẩn lớp, và còn hạn chế lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường. Đối với bồn hoa của lớp, mỗi nhóm sẽ chăm sóc một ngày; qui định bồn hoa phải sạch cỏ, đất không khô trắng, không có cành gãy và lá khô. Công việc kiểm tra, nhắc nhở là của Phó chủ tịch hội đồng tự quản và ban nền nếp, vệ sinh. 2.2.7. Thực hiện “Khung giờ vàng” rèn nền nếp tự quản, tự học, tự rèn luyện: Lớp tổ chức “Khung giờ vàng” để tạo điều kiện và rèn luyện cho các em nền nếp tự quản. Hoạt động này phù hợp với khung thời gian 15 phút đầu buổi, đây là khoảng thời gian “không có giáo viên”, các em tự học, tự rèn luyện, tự giữ kỉ luật trên lớp. Lúc này, có Đội cờ đỏ của Liên đội cùng giáo viên Tổng phụ trách Đội nắm được những việc tự học, tự rèn luyện và tự quản của từng lớp. Sau mỗi tuần học tôi tổ chức cho lớp đánh giá nền nếp tự quản, tự học, tự rèn luyện của từng cá nhân, nhóm, sau đó rút kinh nghiệm hoạt động này, có khen thưởng để động viên khích lệ kịp thời hay nhắc nhở cá nhân, nhóm, thực hiện tốt hay không tốt “Khung giờ vàng”. 2.2.8. Xây dựng nền nếp tự quản, phát huy năng lực tự chủ của học sinh trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 2.2.8.1. Xây dựng nền nếp tham gia các hoạt động trải nghiệm. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá. Qua các hoạt động này giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng ban đầu, cơ bản và cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của học sinh. Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,..., góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác, tinh thần tập thể cho học sinh. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có tinh thần trách nhiệm chung với công việc của tập thể. Có thể thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các cách thức sau đây: Hoạt động giáo dục theo chủ điểm; Hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp; Hoạt động của Đội TNTP và nhi đồng Hồ Chí Minh; Hoạt động bảo vệ môi trường..... Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao giờ cũng được tổ chức trong mối quan hệ của tập thể, trong tập thể diễn ra các hình thức hoạt động da dạng, phong phú và các mối quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với nhóm.Tác động của tập thể đến nhân cách cá nhân qua hoạt động cùng nhau. Vì vậy. Trước khi lớp tham gia một hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do Liên đội, Nhà trường tổ chức thì giáo viên chủ nhiệm lớp phải: + Phổ biến nội dung, hình thức tham gia của lớp, nhóm, cá nhân đến tận học sinh. + Phân công sự chuẩn bị các điều kiện để tham gia. + Phân công sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau khi tham gia hoạt động. + Hướng dẫn trước cho Hội đồng tự quản cách thức điều hành lớp tham gia hoạt động. Thực hiện đầy đủ các bước trên, đối với từng hoạt động ngoài giờ lên lớp do Liên đội, Nhà trường tổ chức thì lớp học bao giờ cũng có có nề nếp tự quản khi tham gia hoạt động và kết quả đạt cao. 2.2.8.2. Phát huy năng lực tự chủ của học sinh trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống và hình thành nhân cách, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên được chủ động trong việc bố trí thời gian, nội dung và hình thức hoạt động theo điều kiện của lớp, của trường. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, giáo viên cần lựa chọn những nội dung để học sinh cả lớp được tham gia; khuyến khích, động viên và tạo cơ hội để các em được tham gia bàn bạc từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hiện và có viết thu hoạch cho bản thân sau mỗi hoạt động. Có làm như vậy, lớp mới có nền nếp tự quản trong các hoạt động trải nghiệm mới hình thành được ở các em năng lực phán đoán, óc tổ chức, năng lực tổng kết đánh giá cũng như các phẩm chất tự tin, tự chịu trách nhiệm, tinh thần hợp tác chia sẻ. Ví dụ: Trong Ngày hội học sinh Tiểu học, lớp tổ chức một gian hàng để tham gia hội chợ cùng với các lớp khác. Giáo viên cần gợi ý để các em bàn bạc thảo luận xem mình cần chọn những mặt hàng nào? Nguồn hàng lấy ở đâu ra? Sắp xếp gian hàng cần chuẩn bị những gì? Ai là người bán? Khi bán hàng cần có thái độ ra sao? Khi người mua chê, hoặc trả giá thấp thì xử lí thế nào? Dự đoán mặt hàng nào bán chạy nhất?... Giáo viên đề nghị các em ghi chép cẩn thận để phân công, ghi cả những tình huống đã dự đoán. Sau khi trải nghiệm, giáo viên đề nghị các em ghi chép lại kết quả đối chiếu với những gì đã dự đoán trước đó để rút kinh nghiệm cho bản thân. Nhà trường phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức các hoạt động chung cho học sinh theo khối lớp hay toàn trường. Những hoạt động này cần huy động sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng để họ thêm hiểu và có những ý kiến đóng góp sát thực trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.2.9. Coi xây dựng về nền nếp tự quản, kĩ năng tự học là một việc làm thường xuyên liên tục, lâu dài. Học sinh lớp 5 dễ nhớ nhưng cũng rất dễ quên, dễ thích và dễ cũng không thích nên nếu các em nhớ và thích thì các em làm còn quên hay không thích thì thôi. Bởi vậy giáo viên chủ nhiệm không thể khoán trắng cho các em mà phải thường xuyên theo dõi, nhắc nhở. Có thể các em làm không đúng hoàn toàn, không tốt ngay được nên giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp chỉ đạo và uốn nắn dần dần. Mặt khác xây dựng ý thức tự học, nền nếp tự quản trong trường học là một việc làm thường xuyên, liên tục từ ngày này sang ngày khác, tuần này sang tuần khác, tháng này qua tháng khác nên xây dựng vai trò tự học, tự quản của lớp, của cá nhân học sinh cũng phải thường xuyên, liên tục như vậy mới tạo thành nền nếp thói quen. Đặc biệt đây là một việc làm lâu dài bởi xây dựng vai trò tự học, tự quản là một việc làm góp phần giáo dục toàn diện mà giáo dục toàn diện cho một con người không phải ngày một ngày hai. Đồng thời muốn trở thành kĩ năng, kĩ xảo thì bất cứ một việc làm nào cũng phải rèn đi rèn lại nhiều lần. Công việc ngày càng thành công, ngày càng có độ bền đối với những giáo viên chủ nhiệm nào dạy một khối lớp trong nhiều năm. Vì thời gian càng dài càng tạo được thói quen, lề lối trong học sinh theo một nếp, một phương pháp giáo dục. Để các hoạt động học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt kết quả tốt thì cần kết hợp chặt chẽ với Liên đội nhà trường đặc biệt là Tổng phụ trách. Lớp có kế hoạch, đưa ra hoạt động theo chủ điểm, tháng của Liên đội để thúc đẩy hoạt động học tập và các hoạt động khác của nhà trường. Sau mỗi hoạt động, Hội đồng tự quản đều có phần tổng kết, tuyên dương nhóm, cá nhân. Để thúc đẩy cho hoạt động của lớp, sự tiến bộ của học sinh cũng cần được bố mẹ biết để kịp thời động viên, nhắc nhở. Vì vậy việc kết hợp thường xuyên, thông báo kịp thời từng đợt thi đua đến với phụ huynh để phụ huynh yên tâm phấn khởi về con em mình và có sự quan tâm thiết thực. Những quyển vở, cái kẹo, chiếc bút chì, nhãn vở tuy là nhỏ bé nhưng lại là nguồn động viên tiếp sức cho các em phấn đấu. Ngược lại các em rất phấn khởi tự tin vào bản thân khi sự phấn đấu của mình được bố mẹ, thầy cô và tập thể lớp ghi nhận, trân trọng. 2.3. Kết quả đạt được. Sau gần một năm áp dụng các biện pháp trên tại lớp tôi phụ trách, nhiều học sinh đã có chuyển biến rõ rệt về kĩ năng tự học và tự quản. Học sinh tự giác thực hiện các hoạt động cá nhân, tự mình chiếm lĩnh kiến thức bài học, luyện tập, thực hành để hình thành và phát triển các kĩ năng, năng lực. Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, thầy cô để hoàn thành nhiệm vụ học của bản thân. Học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động động cặp đôi, nhóm lớn; tự kiểm tra, đánh giá kết quả của bản thân và các bạn trong nhóm, trong lớp theo một nền nếp tự quản tốt. Nhiều học sinh tham gia các phong trào thi đua của trường, của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh với một tinh thần rất hào hứng, đoàn kết, quyết tâm đạt kết quả cao. Trong các phong trào và các hoạt động Đội, nhiều cá nhân xuất sắc đã thể hiện và chứng tỏ được khả năng của bản thân, tham gia hầu hết các phong trào. Bên cạnh đó, nhiều cá nhân vốn dĩ nhút nhát cũng đã có sự chuyển biến, tích cực tự chủ tham gia các phong trào như: Thi đua đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện, tham gia các hoạt động trải nghiệm. Nền nếp kỷ luật của lớp, trật tự hơn so với đầu năm, các em đều thực hiện tốt các nền nếp: hoạt động học tập theo nhóm, xếp hàng ra vào lớp, các em đến lớp đúng giờ, xin phép cô khi ra, vào lớp; không còn tình trạng đi lại tự do trong lớp học. Trong học tập, các em con đã biết hợp tác trao đổi cùng bạn như: đôi bạn học tập, nhóm học tập tích cực, biết giơ tay khi muốn phát biểu, tập trung trong giờ học và thực hiện đúng luật chơi các trò chơi học tập, không gây ảnh huởng đến lớp bạn. Các em đã có thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy cô và những người lớn tuổi; biết giữ vệ sinh trường lớp (như bỏ rác vào thùng khi ăn quà, làm thủ công, biết quét lớp, lau bàn ghế). Sau một thời gian áp dụng các biện pháp rèn nền nếp tự quản, kĩ năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, chúng tôi nhận thấy các em đã mạnh dạn, tự tin hơn đã có nhiều chuyển biến rất tích cực. Kết quả cụ thể như sau: * Kĩ năng tự học, tự rèn luyện: Thời gian TS học sinh Kết quả điều tra Rất tốt Tốt Chưa chủ động SL % Tăng, giảm SL % Tăng, giảm SL % Tăng, giảm Giữa kì II 2018 - 2019 25 10 40,0 Tăng 20,0% 14 56,0 Tăng 8,0% 1 4,0 Giảm 28,0% - Khả năng tự quản: Thời gian TS học sinh Kết quả điều tra Rất tốt Tốt Chưa chủ động SL % Tăng, giảm SL % Tăng, giảm SL % Tăng, giảm Giữa kì II 2018 - 2019 25 11 44,0 Tăng 28,0% 13 52,0 Tăng 4,0% 1 4,0 Giảm 32% Qua 2 bảng số liệu cho thấy tỉ lệ học sinh có khả năng tự quản, kĩ năng tự học được đánh giá rất tốt. Điều này cho thấy một số biện pháp rèn nề nếp tự quản, kĩ năng tự học đề tài nêu ra thực sự có hiệu quả. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến. Xây dựng nền nếp tự quản, kĩ năng tự học, tự rèn luyện cho học sinh là việc làm cần thiết của bất cứ giáo viên chủ nhiệm nào. Mục đích của việc làm này là nhằm nâng cao tính tự giác, phát huy tính tích cực, chủ động của tất cả học sinh trong lớp ở từng mảng công việc từ các hoạt động học tập, các hoạt động trải nghiệm đến những công việc nhỏ quen thuộc... Đồng thời giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, trong các hoạt động và các phong trào thi đua của trường lớp. Việc rèn nề nếp tự quản kĩ năng tự học, tự rèn luyện giúp các em thể hiện được năng lực của bản thân, sớm có khả năng tự lập và tự mình làm chủ hành động của bản thân cũng như tự chiếm lĩnh tri thức. Đây là một việc làm khó, có tính giáo dục cao và là việc làm thường xuyên, liên tục, lâu dài trên mọi mặt hoạt động. Vì vậy, muốn làm tốt công tác này người giáo viên cần: Điều tra thông tin, tìm hiểu hoàn cảnh, tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật với học sinh. Nắm bắt được hoàn cảnh gia đình cũng như tâm tư nguyện vọng của các em để kịp thời chia sẻ, động viên, khích lệ giúp các em vươn lên, tự tin và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thay đổi nhận thức về giáo dục học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh từ phía giáo viên như: giáo viên phải năng động, sáng tạo, linh hoạt trong các hoạt động tổ chức lớp học theo mô hình tự quản. Để Hội đồng tự quản lớp hoạt động tốt đòi hỏi giáo viên phải có kế hoạch cụ thể và theo quy trình từ khâu thành lập đến khâu xây dựng vai trò tự quản cho Hội đồng tự quản lớp và hình thành nền nếp tự quản; phải tư vấn, giúp đỡ các em hiểu rõ được vai trò, nhiệm vụ của bản thân đưa lớp học ngày càng tiến bộ. Không ngừng học hỏi cái mới, tìm ra những phương pháp hay, chủ động cho học sinh tham gia, hòa nhập một cách tích cực các hoạt động: học tập, ngoại khóa, ngoài giờ, các hoạt động tập thể, ...Có thể đề ra khung giờ vàng để học sinh tự quản và giáo viên có thể trở thành quan sát viên, theo dõi và kịp thời điều chỉnh. Xây dựng nền nếp tự quản, tinh thần tự giác tham gia các hoạt động thông qua trang trí lớp học thân thiện đảm bảo không gian “xanh-sạch-đẹp-an toàn”, thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Và điều cơ bản nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp phải coi xây dựng về nền nếp tự quản, kĩ năng tự học, tự rèn luyện cho học sinh là một việc làm thường xuyên liên tục, lâu dài. Giáo viên chúng ta cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, làm gương nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống. Nếu bản thân giáo viên xem nhẹ những việc làm trên thì nề nếp kỉ cương khó hình thành ở các em, cần có sự gắn liền mật thiết từ gia đình - nhà trường - xã hội. Đề tài được áp dụng trong phạm vi lớp tôi đang phụ trách, song kết quả đã đạt được khá khả quan. Tôi tin tưởng rằng với kinh nghiệm nhỏ bé của mình sẽ góp phần vào việc rèn nề nếp tự quản, kĩ năng tự học, tự rèn luyện cho học sinh ở trường tôi nói riêng và trường tiểu học nói chung. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy, với mong muốn đào tạo nên học sinh có kiến thức, năng lực và phẩm chất tốt, tôi mong rằng tất cả các lực lượng đều quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Đặc biệt hội cha mẹ học sinh - lực lượng sát cánh cùng nhà trường, cần chủ động tạo mọi điều kiện hơn nữa trong việc quan tâm tới mặt tinh thần cho học sinh để chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước với thời kỳ giáo dục đổi mới. Nhà trường và Liên đội duy trì thường xuyên và tạo thêm các sân chơi học tập, văn hóa, văn nghệ để học sinh có thêm nhiều cơ hội bộc lộ năng khiếu của mình, có cơ hội để tham gia các hoạt động tập thể. Người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải toàn diện: sáng tạo trong soạn giảng, trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc biệt là trong các biện pháp giáo dục năng lực, phẩm chất và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự thương yêu học sinh của mình thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hi vọng rằng với những biện pháp trên, sáng kiến này sẽ góp một phần nhỏ trong việc rèn nền nếp tự quản, kĩ năng tự học của học sinh sẽ được phát huy một cách tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học như mong muốn của toàn xã hội. Đây là kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết nên sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả. Tôi mong rằng sẽ nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Môc lôc TT Nội dung Trang 1 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 2 1.1. Lý do chọn sáng kiến. 2 3 1.2. Điểm mới và phạm vi áp dụng cảu sáng kiến. 2 4 2. PHẦN NỘI DUNG 2 5 2.1. Thực trạng về nền nếp tự quản và kĩ năng tự học, tự rèn luyện của học sinh trong lớp. 2 6 2.2. Một số biện pháp rèn nề nếp tự quản và nâng cao kĩ năng tự học cho học sinh. 4 7 2.2.1. Điều tra thông tin, tìm hiểu hoàn cảnh, tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật với học sinh. 4 8 2.2.2. Nhận thức về giáo dục theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh từ phía giáo viên. 6 9 2.2.3. Thành lập Hội đồng tự quản lớp, xây dựng vai trò tự quản cho Hội đồng tự quản lớp và hình thành nền nếp tự quản. 6 10 2.2.4. Xây dựng mối quan hệ thầy- trò và bạn bè trong lớp. 11 11 2.2.5. Chuyển quá trình dạy học của giáo viên thành quá trình tự học của học sinh. 13 12 2.2.6. Xây dựng nền nếp tự quản, tinh thần tự giác tham gia các hoạt động thông trang trí lớp học thân thiện đảm bảo không gian “xanh-sạch-đẹp-an toàn”. 18 `13 2.2.7. Thực hiện “Khung giờ vàng” rèn nền nếp tự quản, tự học, tự rèn luyện. 19 14 2.2.8. Xây dựng nền nếp tự quản, phát huy năng lực tự chủ của học sinh trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm. 19 15 2.2.9. Coi xây dựng về nền nếp tự quản, kĩ năng tự học là một việc làm thường xuyên liên tục, lâu dài. 21 16 2.3. Kết quả đạt được. 21 17 3. PHẦN KẾT LUẬN 23 18 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến. 23 19 3.2. Kiến nghị, đề xuất. 24
File đính kèm:
- Một_số_biện_pháp_rèn_nề_nếp_tự_quản,_kỹ_năng_tự_học,_tự_rèn_luyện_nhằm_nâng_cao_chất_lượng_GDTD_cho.doc