Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh Lớp 2
1. Mục tiêu dạy đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2.
Dạy đổi đơn vị đo độ dài trong Toán 2 nhằm giúp học sinh:
- Nắm tên gọi và kí hiệu các đơn vị đo độ dài: mm, cm, dm, m và km.
- Nắm được quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài: 1 m = 10 dm, 1 dm = 10 cm, 1m = 100 cm, 1 km = 1000 m, 1m = 1000 mm.
- Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
2. Nội dung chương trình đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2
Hệ thống các kiến thức trong nội dung chương trình đo lường ở Tiểu học được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm như các nội dung khác của Toán học nói riêng và các môn học khác nói chung. Hệ thống các kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được làm quen với đơn vị đo độ dài là cm, biết đọc, viết và đo các đoạn thẳng hoặc các vật có độ dài dưới 20cm. Lớp 2 các em dần dần làm quen lần lượt với các đơn vị đo độ dài và đổi một số đơn vị đo đã học. Đổi đơn vị đo độ dài: gồm 5 tiết, trong đó học sinh được nắm quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài đã học.
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI CHO HỌC SINH LỚP 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nhà Toán học thiên tài người Đức Gauxơ đã nói: “ Toán học là ông hoàng của các khoa học khác”. Quả đúng như vậy, môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người. Môn Toán còn là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán cũng như những môn học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn Toán ở trường Tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Đại lượng và đo đại lượng là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản của môn Toán ở Tiểu học. Trong nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng là hết sức cần thiết. Đối với nội dung giảng dạy về đo lường, các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo lường mang tính khái quát cao, nó là một thuộc tính trừu tượng của các sự vật và hiện tượng. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt. Song đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào hình dạng bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Thực tế trong quá trình giảng dạy đổi các đơn vị đo độ dài ở lớp 2, tôi thấy học sinh còn lúng túng nên kết quả học tập còn chưa cao. Việc rèn kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2 như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất, làm thế nào để đại bộ phận học sinh học tiếp lên lớp học cao hơn mà không bỡ ngỡ, lúng túng. Đó là nội dung tôi muốn đề cập tới trong đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, thông qua thực tiễn dạy vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm rút ra những bài học về " Kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2 ". III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. * Nghiên cứu trên cơ sở lí luận. * Thực trạng dạy đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Thái Thuỷ. * Nội dung dạy đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2. * Quy trình dạy đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2. * Đề xuất những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động của học sinh trong dạy đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU. * Đối tượng: Học sinh lớp 2A Trường Tiểu học Thái Thuỷ. * Phạm vi nghiên cứu: Nội dung, phương pháp dạy đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Đọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 2. Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp. 3. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng việc dạy đổi đơn vị đo độ dài của khối 2 trường Tiểu học Thái Thuỷ 4. Phương pháp thực nghiệm: Thông qua các tiết toán (có nội dung đổi đơn vị đo độ dài) đang dạy ở lớp 2A trường Tiểu học Thái Thuỷ. B. PHẦN NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT VỀ MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI Ở LỚP 2. 1. Mục tiêu dạy đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2. Dạy đổi đơn vị đo độ dài trong Toán 2 nhằm giúp học sinh: Nắm tên gọi và kí hiệu các đơn vị đo độ dài: mm, cm, dm, m và km. Nắm được quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài: 1 m = 10 dm, 1 dm = 10 cm, 1m = 100 cm, 1 km = 1000 m, 1m = 1000 mm. Tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài. 2. Nội dung chương trình đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2 Hệ thống các kiến thức trong nội dung chương trình đo lường ở Tiểu học được xây dựng theo cấu trúc đồng tâm như các nội dung khác của Toán học nói riêng và các môn học khác nói chung. Hệ thống các kiến thức được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Ngay từ lớp 1, học sinh đã được làm quen với đơn vị đo độ dài là cm, biết đọc, viết và đo các đoạn thẳng hoặc các vật có độ dài dưới 20cm. Lớp 2 các em dần dần làm quen lần lượt với các đơn vị đo độ dài và đổi một số đơn vị đo đã học. Đổi đơn vị đo độ dài: gồm 5 tiết, trong đó học sinh được nắm quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và tập chuyển đổi các đơn vị đo độ dài đã học. 3. Phương pháp giảng dạy thường được vận dụng. Muốn nâng cao chất lượng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh lớp 2, giáo viên phải giúp học sinh: - Nắm vững từng đơn vị đo độ dài. Thuộc thứ tự đó từ nhỏ đến lớn và ngược lại từ lớn sang nhỏ. - Nắm vững được quan hệ giữa 2 đơn vị đo lường liền nhau và giữa các đơn vị khác nhau. - Xác định loại bài và biết cách chuyển đổi đơn vị đo. Muốn vậy đòi hỏi giáo viên phải căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học để lựa chọn phương pháp phù hợp với nội dung và đối tượng học sinh, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em phát huy trí lực, chủ động lĩnh hội kiến thức, năng động, linh hoạt trong việc luyện tập đổi đơn vị đo. Các phương pháp thường vận dụng để dạy các bài toán về đổi đơn vị đo độ dài là: trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, trò chơi... * Phương pháp trực quan: Thường vận dụng khi giảng bài mới và hướng dẫn bài tập mẫu về các dạng đổi đơn vị cho học sinh, nhằm giúp học sinh nắm được cái cụ thể, trực tiếp, đó là bản chất của phép đổi đơn vị đo. Với phương pháp trực quan này đã giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu phương pháp đổi đơn vị đo. Để phục vụ cho việc giảng dạy nội dung này, tôi đã nghiên cứu làm 1 đồ dùng trực quan biểu thị các đơn vị đo độ dài bằng 2 thanh nhôm (sử dụng 2 mặt) được gài vào bảng sắt, sử dụng tiện lợi và luyện tập được tổng hợp. *Phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp được sử dụng kết hợp với các phương pháp trực quan, luyện tập, nêu vấn đề... Giáo viên phải lựa chọn hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu đề để học sinh suy nghĩ tìm tòi vận dụng kiến thức đã học vào việc xác định dạng bài tập đổi đơn vị đo như thế nào? *Phương pháp thảo luận nhóm: Đây là phương pháp phát huy trí tuệ tập thể tạo điều kiện để học sinh khá giúp học sinh yếu, học sinh trung bình trao đổi, hỗ trợ nhau rèn luyện thành thạo kỹ năng đổi đơn vị đo lường. Có thể tổ chức thảo luận nhóm đôi, nhóm bốn. Phương pháp này thường được sử dụng vào bước đầu khâu luyện tập, giúp học sinh cùng nhau củng cố phương pháp đổi đơn vị đo. *Phương pháp trò chơi: Đây là một trong những hình thức luyện tập được áp dụng rất dễ dàng trong loại bài tập rèn kỹ năng đổi đơn vị đo lường. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Các trò chơi thường được tổ chức là: tiếp sức, chọn kết quả đúng (có thể chơi được cả lớp, chỉ cần bộ số để học sinh giơ số có phép giải đúng), thử tài toán học( hai đội có thể luân phiên đội này ra đề, đội kia giải và ngược lại).. 4. Phân loại bài tập đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2. Để rèn luyện kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài cho học sinh trước hết giáo viên phải tìm hiểu kĩ nội dung, yêu cầu của sách giáo khoa từ đó phân loại được các bài tập về đổi đơn vị đo. Có thể chia các bài tập về đổi đơn vị độ dài ở lớp 2 thành 2 nhóm bài như sau: Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI CHO HỌC SINH LỚP 2 1. Thuận lợi: Việc rèn luyện kĩ năng đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2 có nhiều điều thuận lợi về mặt kiến thức chuyển tải đều được trình bày một cách lôgic sư phạm hợp lý trong sách giáo khoa lớp 2. Giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình. 2. Khó khăn: Khi làm các bài tập về đổi đơn vị đo, nhiều học sinh còn lúng túng . Nguyên nhân: - Do chưa thuộc kỹ thứ tự các đơn vị đo đó. - Do còn nhầm lẫn quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài. - Do khả năng tính toán còn hạn chế. - Lý thuyết chưa đi đôi với thực hành 3. Khảo sát: Từ đầu năm học, qua khảo sát những kiến thức có liên quan đến đổi đơn vị đo độ dài ở lớp 2 tôi thấy: Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 32 5 15.7 7 21.9 10 31.2 10 31.2 Nắm bắt được thực trạng trên tôi đã đề ra một số biện pháp nhằm khắc phục những mặt yếu như đã nêu ở trên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI CHO HỌC SINH LỚP 2 1. Dạng 1: Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé. * Truyền thụ kiến thức: Khi dạy các bài đêximét (dm), mét (m), milimet (mm), giáo viên cần cho học sinh: a) Nhận dạng đơn vị đo trên thước một cách chắc chắn (học sinh có thể dùng thước đo một vật cụ thể và nêu kết quả đã đo được để khắc sâu kiến thức đã học) b) Nắm chắc và thuộc mối quan hệ giữa các đơn vị đo. 1 m = 10 dm 1 dm = 10 cm Học sinh phải tự rút ra 1 m = 10 dm = 100 cm ; mỗi đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau 10 lần. c) Trong đầu óc non nớt của các em học sinh lớp 2 chỉ ưa tiếp thụ những kiến thức từ những trực quan cụ thể. Nếu giáo viên chỉ cho học sinh quan sát thước đo và nêu mối quan hệ các đơn vị đo mà không được trực tiếp cầm thước đo cụ thể thì các em rất dễ quên và không hiểu bản chất của đơn vị đó. Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa không có phần thời gian nào cho học sinh thực hành kiến thức đã học về đơn vị đo để các em hiểu một cách chắc chắn kiến thức mà các em phải công nhận. Vì vậy trong các tiết dạy giáo viên nên bớt khoảng 5 phút để học sinh thực hành về đo. Ví dụ: Khi dạy bài mét (m) mỗi bạn chuẩn bị một cái thước dây tự đo độ dài, rộng chiếc bàn của mình theo hai đơn vị đo m và dm. Sau đó tự đọc và viết kết quả. Như vậy các em sẽ rút ra mối quan hệ đơn vị đo một cách chắc chắn. Cụ thể chiều dài bàn là: 1m 1dm = 11dm - Khi dạy bài khác cũng cho học sinh làm tương tự như vậy (Khi dạy bài dm cho học sinh đo kích thước gạch lát nền lớp học. Chẳng hạn kích thước gạch mỗi chiều là 2 dm = 20cm). - Khi các em đã thành thạo về đo giáo viên có thể cho học sinh tập ước lượng bằng mắt độ dài một số vật thể xung quanh như độ dài bảng, lớp học. Có như vậy các em làm toán đổi mới dễ dàng. * Hướng dẫn làm bài: Đã nắm chắc như vậy, nhưng khi đổi và giải toán, nhiều em còn mắc lỗi, hay đổi sai. Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh cụ thể: Ví dụ: Điền vào chỗ chấm: 1 m = .......................cm (1) 1 m = ...............dm (2) 3 m 5 cm = ..............cm (3) Mở rộng cho học sinh khá giỏi: 2 m = ............... cm (4) 1m 2cm = ................cm ( 5) Trước khi làm bài, giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng đơn vị đo độ dài ra nháp và tiến hành như sau: Cách thực hiện Nháp * (1) 1m = ....................cm - Viết số 1 vào hàng m. Đơn vị cần đổi là cm ta viết số 0 vào hàng cm. Như vậy, hàng dm nằm giữa m và cm cùng điền số 0, nên nhìn vào nháp ta thấy: 1m = 100 cm * (2) 1m = .............................dm - Như trên điền số 0 vào hàng dm. Nhìn vào nháp ta thấy: 1m = 10 dm * (3) 3 dm 5cm = ........................cm Ta viết số 3 vào hàng dm; số 5 vào hàng cm. Như vậy: 3 dm 5m = 35 cm m dm cm (1) 1 0 0 (2) 1 0 (3) 3 5 (4) 2 0 0 (5) 1 0 2 Với học sinh khá, giỏi mở rộng cho các em đổi theo cách viết nháp trên. Ví dụ: * (4) 2m = ...............cm Viết số 2 ở hàng mét, số 0 ở hàng cm, hàng dm ở giữa m và cm cùng điền số 0. Nhìn vào nháp: 2m = 200 cm *(5) Sau này với các số lớn hơn, nếu các em có gặp trong thực tế hãy làm nháp theo cách trên. 1m 2cm = ............cm Viết số 1 vào hàng m số 2 vào hàng cm, hàng dm chưa có, điền số 0 ta có: 1m 2 cm = 102 cm 2. Dạng 2: Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn Ví dụ: 700cm = ....m Cách 1: Bài này học sinh phải nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo, như vậy học sinh mới hiểu sâu, nhớ lâu và cũng từ đó học sinh suy ra cách nhẩm: Chữ số hàng đơn vị bao giờ cũng gắn với tên đơn vị của nó và mỗi hàng tiếp theo gắn với 1 đơn vị liền trước nó, ta có 0(cm) 0(dm) 7(m) để được 700cm = 7m. Cách 2: Lập bảng. ĐÇu bµi m dm cm mm KÕt qu¶ ®æi 700 cm 7 0 0 700 m Khi híng dÉn häc sinh lËp b¶ng ®Ó ®æi, gi¸o viªn cÇn híng dÉn kü: - X¸c ®Þnh ®óng yªu cÇu bµi tËp cÇn ®æi ra ®¬n vÞ nµo §æi víi bµi tËp ®æi tõ ®¬n vÞ nhá ra ®¬n vÞ lín th× ch÷ sè hµng ®¬n vÞ cña nã lu«n g¾n víi tªn ®¬n vÞ ®ã trong b¶ng ®iÒn, sau ®ã cø mçi ch÷ sè hµng tiÕp theo g¾n víi 1 ®¬n vÞ liÒn tríc nã cho ®Õn ®¬n vÞ cÇn ®æi. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Với các dạng bài tập mới và hướng dẫn cách làm bài như trên, lớp tôi đã khắc phục được lỗi cho học sinh hay sai. Đó là một kinh nghiệm nhỏ tôi đã làm. Tôi cho rằng lên lớp trên nhất là lớp 3, việc quy đổi theo cách trên sẽ không bị sai, là điều kiện tốt để khi lên lớp 4, lớp 5 khi đổi đơn vị đo diện tích (S), thể tích (V) học sinh sẽ làm tốt. Qua những năm trực tiếp giảng dạy, áp dụng việc đổi mới phương pháp tôi đã đạt được một số kết quả sau: 1. Về nhận thức: Học sinh có hứng thú, có thái đội tích cực trong học tập kỹ năng đổi đơn vị đo độ dài. Các kiến thức lý thuyết về các đơn vị đo các em đã nắm chắc. Kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo thành thạo hơn, đặc biệt các em đã biết nhận dạng bài tập và xác định ngay phương pháp làm bài. 2. Về chất lượng: Chất lượng khá giỏi được nâng cao, đặc biệt những học sinh trung bình, yếu các em đã biết cách thực hiện và kết quả đạt khá. * Chất lượng cụ thể của lớp tôi giảng dạy như sau: Năm học Khá giỏi TB trở lên SL TL (%) SL TL (%) 2011 - 2012 27 84.4 32 100 V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Giáo viên cần nắm chắc nội dung, chương trình của từng đại lượng. Làm tốt khâu soạn bài, chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phân tích bài, phân định rõ dạng bài tâp. 2. Trong quá trình dạy cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, rèn cho học sinh kỹ năng phân tích dạng bài tập. Từ đó nắm được phương pháp làm. 3. Các dạng bài tập cần khái quát cách làm, khắc sâu đặc điểm, phương pháp. 4. Việc đánh giá học sinh phải thường xuyên, tăng cường chấm chữa để đánh giá học sinh một cách chính xác và kịp thời. Hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài và kết quả của bạn, qua đó các em nắm chắc kiến thức. C. KẾT LUẬN Với kinh nghiệm chưa phải là nhiều, tôi chỉ xin trình bày những điều mà mình đã thực hiện trong quá trình giảng dạy về đổi đơn vị đo độ dài. Vì trình độ lý luận và thời gian giành cho nghiên cứu có hạn nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự quan tâm, đóng góp của hội đồng khoa học để đề tài này được hoàn chỉnh hơn. Thái Thuỷ ngày 23 tháng 4 năm 2012 ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG Người viết Hoàng Thị Hạnh
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_doi.doc