Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học bảng cộng có nhớ cho học sinh Lớp 2

Thực trạng:

a, Về phía học sinh:

 Trình độ nhận thức của HS không đồng đều ( thể hiện rõ trong môn Toán); cụ thể một số em quen cộng trừ bằng ngón tay ( bằng cách đếm), dùng que tính, kĩ năng cộng qua 10 rất kém hoặc các em còn mơ hồ khi tiếp thu các yếu tố hình học, các đơn vị đo lường. Trong đó phần lớn các em còn hạn chế về cách lập bảng cộng có nhớ và ghi nhớ để rèn kĩ năng tính nhẩm khi cộng, trừ có nhớ dẫn đến việc tiếp thu kiến thức, vận dụng tính toán, làm toán còn hạn chế. Học sinh thuộc bảng cộng trừ , nắm được kĩ thuật tính, chưa thấy được sự đa dạng phong phú của các bài tập , khả năng ghi nhớ bảng cộng chưa tốt, vận dụng tính toán, cộng, trừ nhẩm trong đời sống chậm.

b, Về phía giáo viên:

Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường luyện tập thực hành , hình thành kĩ năng toán học cho học sinh, song việc khuyến khích học sinh hình thành bảng cộng có nhớ, tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính nhanh còn hạn chế.

Xuất phát từ thực tiễn thực hiện chương trình kiến thức và khả năng vận dụng thực hành của học sinh lớp 2 trong môn Toán. Muốn vận dụng luyện tập thực hành tốt thì cần phải “ Khắc sâu các bảng cộng có nhớ cho học sinh lớp 2 ” trong giảng dạy môn Toán 2 phần cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho học sinh một tư duy mới, một phương pháp mới khoa học và vận dụng kiến thức đã học trong đời sống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Nâng cao chất lượng dạy học bảng cộng có nhớ cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ 1
NÂÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BẢNG CỘNG CÓ NHỚ CHO HOÏC SINH LÔÙP 2.
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ CHUYÊN ĐỀ
- Ngày 14 tháng 9 năm 2017 , tổ 1,2,3 tiến hành họp và thảo luận phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ nghiên cứu mảng kiến thức về các dạng tính trong dạy - học môn Toán lớp 2 làm chuyên đề “Nâng cao chất lượng dạy học bảng cộng có nhớ cho HS lớp 2”
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong tổ như sau:
+ Cả tổ cùng nghiên cứu
	+ Tập hợp ý kiến viết lí thuyết: Đ/c Phan Thị Huyên .
	+ Dạy minh hoạ chuyên đề: Đ/c Nguyễn Thị Thảo 
BƯỚC 2: TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ
PHẦN I: LÍ THUYẾT
Lí do chọn chuyên đề:
Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành GD& ĐT nói chung, bạc Tiểu học nói riêng, thì việc nâng cao chất lượng dạy học đảm bảo thực chất, toàn diện chính là mục tiêu giáo dục Tiểu học. Bậc Tiểu học là nền tảng của hệ thống giáo dục Quốc dân để đạt được yêu cầu trên trước hết phải dạy học tốt, trong đó môn Toán chiếm giữ một vị trí đặc biệt quan trọng: Nếu học tốt môn Toán học sinh sẽ có cơ sở để học tốt các môn học khác Học môn Toán các em được tư duy nhiều: so sánh,lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phát triển trí tưởng tưởng trong học tập và trong đời sống. 
	Trong chương trình Toán 2 có nhiều dạng toán, đối với học sinh tiếp thu nhanh thì việc dạy học Toán không khó, còn đối với học sinh yếu chậm tiếp thu thì rất khó khăn, phần lớn các em còn hạn chế về cách ghi nhớ bảng cộng, trừ có nhớ và kĩ năng tính nhẩm chậm.
 Chính vì những lí do nêu trên mà tổ tôi đã chọn chuyên đề :“ Nâng cao chất lượng dạy học bảng cộng có nhớ cho HS lớp 2”.
II. Mục đích của chuyên đề:
Góp phần giúp học sinh biết lập, ghi nhớ nhanh bảng cộng có nhớ và có kĩ năng tính nhẩm tốt, chính xác.
Giúp giáo viên có được kiến thức, phương pháp dạy hình thành bảng cộng có nhớ cho HS và vận dụng kỹ năng tính toán đúng, biết làm theo cách thuận tiện nhất.
III. Nội dung chuyên đề 
1. Thực trạng:	
a, Về phía học sinh:
	 Trình độ nhận thức của HS không đồng đều ( thể hiện rõ trong môn Toán); cụ thể một số em quen cộng trừ bằng ngón tay ( bằng cách đếm), dùng que tính, kĩ năng cộng qua 10 rất kém hoặc các em còn mơ hồ khi tiếp thu các yếu tố hình học, các đơn vị đo lường.. Trong đó phần lớn các em còn hạn chế về cách lập bảng cộng có nhớ và ghi nhớ để rèn kĩ năng tính nhẩm khi cộng, trừ có nhớ dẫn đến việc tiếp thu kiến thức, vận dụng tính toán, làm toán còn hạn chế. Học sinh thuộc bảng cộng trừ , nắm được kĩ thuật tính, chưa thấy được sự đa dạng phong phú của các bài tập , khả năng ghi nhớ bảng cộng chưa tốt, vận dụng tính toán, cộng, trừ nhẩm trong đời sống chậm.
b, Về phía giáo viên: 
Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường luyện tập thực hành , hình thành kĩ năng toán học cho học sinh, song việc khuyến khích học sinh hình thành bảng cộng có nhớ, tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính nhanh còn hạn chế. 
Xuất phát từ thực tiễn thực hiện chương trình kiến thức và khả năng vận dụng thực hành của học sinh lớp 2 trong môn Toán. Muốn vận dụng luyện tập thực hành tốt thì cần phải “ Khắc sâu các bảng cộng có nhớ cho học sinh lớp 2 ” trong giảng dạy môn Toán 2 phần cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho học sinh một tư duy mới, một phương pháp mới khoa học và vận dụng kiến thức đã học trong đời sống.
2. Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học bảng cộng có nhớ cho học sinh lớp 2: 
Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết dạy vì vậy trong quá trình dạy học giáo viên phải nghĩ đến từng tiết học . Bất cứ tiết học nào phần luyện tập thực hành làm bài tập đều nhằm để củng cố khắc sâu kiến thức mới mà các em vừa hình thành, xây dựng; giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất,vừa hình thành được phương pháp học tập cho các em.
Cùng với việc đổi mới về cấu trúc, nội dung, trong mỗi tiết học giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập giúp các em tự lập được các bảng cộng trừ có nhớ, nắm được kiến thức cơ bản về phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách. Đồng thời hình thành và rèn cho học sinh các kĩ năng thực hành về cộng trừ, đặc biệt là kĩ năng tính và giải quyết vấn đề thông qua cách cộng, trừ nhẩm. Với cách cộng, trừ nhẩm giúp học sinh khắc sâu kiến thức thấy được sự đa dạngvà phong phú của các bài tập, từ đó tập cho học sinh thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn trong từng bài tập, lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, vận dụng ngay cách cộng, trừ nhẩm của tiết học trước trong các tiết dạy tiếp sau, vận dụng trong đời sống một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo.
Khi dạy học sinh hình thành các bảng cộng ( trừ) có nhớ hay rèn kĩ năng tính toán cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 chúng ta nên yêu cầu học sinh thực hiện bằng nhiều cách trong đó có cần vận dụng kiến thức đã biết, đã học từ lớp dưới, từ các bài học trước làm căn cứ để tìm nhanh ra kết quả. Các bước được tiến hành như sau: 
a – Bảng cộng 9:
* Bài 9 cộng với một số : 9+5
- Học sinh thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theo nhiều cách để tìm ra kết quả 9+5 = 14
- Đặt tính rồi tính 
 9
+5
14 
- Học sinh nắm được thuật tính 
- Dựa vào hình vẽ sgk (Trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất: “ tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với phần còn lại của số sau”. Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (5 gồm 1 và 4, 9 + 1 = 10, 10 + 4 = 14) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lập bảng cộng có nhớ.
Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn:
9 + 2 =
9 + 3 =
9 + 4 =
...
9 + 9 =
* Cách 1:
Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính: có 9 que tính đếm thêm để tìm kết quả hoặc gộp lại rồi đếm tất cả.
* Cách 2: Tách 1 ở số kia, bù với 9 được 10, rồi cộng 10 với phần còn lại của số đó.
Cho học sinh nhận xét về các phép tính ? ( Số hạng thứ nhất của các phép tính đều là 9 ) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9 +1 = 10 cộng với số còn lại của số sau rồi tính nhẩm . Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trực quan.
* Cách 3: Thêm ( bớt) 1 đơn vị ở tổng vì có 1 số hạng được thêm( bớt) 1 đơn vị. 
Để hình thành bảng cộng dựa vào phép cộng trước giáo viên cho HS nhận xét 2 phép tính đã được lập.
Ví dụ: 9 + 2 = 11 ( 1)
 9 + 3 = 12 ( 2)
- Nhận xét 2 phép tính trên ta thấy số hạng thứ nhất đều là 9, số hạng thứ hai của phép tính ( 1) là 2, số hạng thứ hai của phép tính ( 2) là 3, như vậy số hạng thứ hai tăng 1 đơn vị. kết quả cũng tăng 1 đơn vị. Tương tự bây giờ ta có phép tính: 
9 + 4 = . Ai nói ngay được kết quả? Học sinh sẽ trả lời được ngay 9 + 4 = 13 và giải thích vì sao? ( Vì số hạng thứ nhất vẫn giữ nguyên, số hạng thứ hai lại tăng thêm 1 đơn vị , vậy tổng lại tăng thêm 1 đơn vị) .
- Cứ như vậy HS sẽ nêu được kết quả của phép tính tiếp theo rất nhanh.
-> GV kết luận: Trong phép cộng, khi 1 số hạng không thay đổi, nếu tăng số hạng kia nên bao nhiêu đơn vị thì tổng tăng bấy nhiêu đơn vị. Dựa theo cách này ta lập bẳng cộng sẽ rất nhanh. 
* Cách 4: Chuyển thành cộng với 10 rồi bớt 1.
Ví dụ : 2 + 9 = 2 + 10 – 1 = 12 – 1 = 11
- > Như vậy: Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên giúp học sinh nhận ra: “Học không phải chỉ để biết mà học còn để làm , để vận dụng”. Thông qua hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều cách , nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất .
Chẳng hạn:
Bài tập 1: Tính nhẩm trang 15
9 + 3 = 
9 + 6 = 
9 + 8 = 
9 + 7 = 
9 + 4 = 
3 + 9 = 
6 + 9 = 
8 + 9 = 
7 + 9 = 
4 + 9 = 
* Cách 1: Trên cơ sở học thuộc bảng cộng học sinh tự tìm ra kết quả ở mỗi phép tính.
* Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm học sinh tự nêu kết quả rồi đọc 9 + 3 ( Chẳng hạn 9 + 1 = 10 , 10 + 2 = 12)
- Điền ngay 9 + 3 = 12 (Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi) ta có 3 + 9 = 12
Bài tập 3 Tính (Trang 15)
9 + 6 + 3 = 
9 + 9 + 1 = 
9 + 4 + 2 = 
9 + 5 + 3 =
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn : 
 9 + 9 + 1 = 18 + 1 = 19
Hay 9 + 9 + 1 = 9 +1 + 9 = 19
-> Khi học sinh tự lập được bảng cộng 9 ( 9 cộng với 1 số) và ghi nhớ tốt, các em sẽ vận dụng để tính toán nhanh trong các bài sau dạng: 29 + 5 và 49 + 25.
* Bài 29 + 5 
Cách 1 (SGK) 29 +5 =?
 29	*9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
+ 5	*2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 34
Cách 2 : Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9 + 5 các em có thể tính như sau: 
 29 +5 = 29 + 1 + 4 = 30 + 4 = 34
* Bài 49 +25
Cách 1 (SGK) 49 +25 =
 49	* 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
+25	*4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
 74
Cách 2 : Tính nhẩm: 49 + 25 = 49 + 1 + 24 = 50 + 24 = 74
* Các bảng cộng 8, cộng 7, cộng 6 dạng : 8 + 5 ; 7 + 5 ; 6 + 5 ; 
Thực hiện tương tự như cách tính trên.
b – Bảng cộng 8:
Bài 8 cộng với một số : 8+5
* Bài 8 cộng với một số : 8+5
- Học sinh thực hiện tính 8+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theo nhiều cách để tìm ra kết quả 8+5 = 14
- Đặt tính rồi tính 
 8
+5
13 
- Học sinh nắm được thuật tính 
- Dựa vào hình vẽ sgk khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất: “ tách 2 ở số sau để có 8cộng với 2 bằng10 , lấy 10 cộng với phần còn lại của số sau”. Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (5 gồm 2 và 3, 8 + 2 = 10, 10 + 3 = 13) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lập bảng cộng có nhớ.
Lập bảng cộng dạng 8 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn:
8 + 3 =
8 + 4 =
8 + 5 =
...
8 + 9 =
* Cách 1:
Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính: có 8 que tính đếm thêm để tìm kết quả hoặc gộp lại rồi đếm tất cả.
* Cách 2: Tách 2 ở số kia, bù với 8 được 10, rồi cộng 10 với phần còn lại của số đó.
Cho học sinh nhận xét về các phép tính ? ( Số hạng thứ nhất của các phép tính đều là 8 ) khi cộng 8 với một số tách 2 ở số sau để có 8 + 2 = 10 cộng với số còn lại của số sau rồi tính nhẩm . Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trực quan.
* Cách 3: Thêm ( bớt) 1 đơn vị ở tổng vì có 1 số hạng được thêm( bớt) 1đơn vị. 
Để hình thành bảng cộng dựa vào phép cộng trước giáo viên cho HS nhận xét 2 phép tính đã được lập.
Ví dụ: 8 + 4 = 12 ( 1)
 8 + 5 = 13 ( 2)
- Nhận xét 2 phép tính trên ta thấy số hạng thứ nhất đều là 8, số hạng thứ hai của phép tính ( 1) là 4, số hạng thứ hai của phép tính ( 2) là 5, như vậy số hạng thứ hai tăng 1 đơn vị. kết quả cũng tăng 1 đơn vị. Tương tự bây giờ ta có phép tính: 
8 + 6 = . Ai nói ngay được kết quả? Học sinh sẽ trả lời được ngay 8 + 6 = 14 và giải thích vì sao? ( Vì số hạng thứ nhất vẫn giữ nguyên, số hạng thứ hai lại tăng thêm 1 đơn vị , vậy tổng lại tăng thêm 1 đơn vị) .
- Cứ như vậy HS sẽ nêu được kết quả của phép tính tiếp theo rất nhanh.
-> GV kết luận: Trong phép cộng, khi 1 số hạng không thay đổi, nếu tăng số hạng kia nên bao nhiêu đơn vị thì tổng tăng bấy nhiêu đơn vị. Dựa theo cách này ta lập bẳng cộng sẽ rất nhanh. 
* Cách 4: Sử dụng bảng cộng 9 đã học để lập bảng cộng 8
Nêu kết quả phép tính 9 + 5 = ? HS nêu 9 + 5 = 14 ( 1)
Giáo viên nêu phép cộng: 8 + 5 = ? ( 2) 
Yêu cầu nhận xét về số hạng của 2 phép tính: số hạng thứ hai đều là 5, số hạng thứ giảm 1 đơn vị ( từ 9 xuống 8, hay 9 – 1( giảm 1) = 8), vậy tổng cũng sẽ giảm đi 1 đơn vị. ( 14 – 1 = 13)
Vậy 8 + 5 = 13
Như vậy nếu giảm số hạng thứ nhất của bảng cộng 9 đi 1 đơn vị thì tổng cũng sẽ giảm đi 1 đơn vị. từ đó ta sẽ có được bảng cộng 8 ( 8 cộng với 1 số)
-> GV kết luận: Trong phép cộng, khi 1 số hạng không thay đổi, nếu giảm số hạng kia nên bao nhiêu đơn vị thì tổng cũng giảm bấy nhiêu đơn vị. Dựa theo cách này ta lập bảng cộng rất nhanh từ bảng cộng đã học rồi. 
* Cách 5: Chuyển thành cộng với 10 rồi bớt 2.
Ví dụ : 3 + 8 = 3 + 10 – 2 = 13 – 2 = 11
- > Như vậy: Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên giúp học sinh nhận ra: “Học không phải chỉ để biết mà học còn để làm , để vận dụng”. Thông qua hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều cách , nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất .
Chẳng hạn:
Bài tập: Tính nhẩm 
8 + 3 = 
8 + 6 = 
8 + 8 = 
8 + 7 = 
8 + 4 = 
3 + 8= 
6 + 8 = 
8 + 8 = 
7 + 8 = 
4 + 8 = 
* Cách 1: Trên cơ sở học thuộc bảng cộng học sinh tự tìm ra kết quả ở mỗi phép tính.
* Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm học sinh tự nêu kết quả rồi đọc 8 + 3 ( Chẳng hạn 8 + 2 = 10 , 10 + 1 = 11)
- Điền ngay 8 + 3 = 11 (Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi) ta có 3 + 8 = 11
Hay Bài tập: Tính 
8 + 6 + 3 = 
8 + 9 + 2 = 
8 + 4 + 2 = 
8 + 5 + 3 =
Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn : 
 8 + 9 + 2 = 17 + 2 = 19
Hay 8 + 9 + 2 = 8 + 2 + 9 = 19
 * Như vậy: 
-> Cứ theo cách lập bảng cộng 9( 9 cộng với 1 số) và cộng 8 ( 8 cộng với 1 số) nêu trên giáo viên hướng cho học sinh vận dụng linh hoạt các cách khác nhau để lập bảng cộng 7 ( 7 cộng với 1 số) , cộng 6( 6 cộng với 1 số) và cách tính cộng nhẩm nhanh.
* Lưu ý: 
+ Bảng cộng 7 ( 7 cộng với 1 số) hướng dẫn cách nhẩm nhanh thuộc nhất cho học sinh là bớt 3 ở số hạng thứ hai để gộp với 7 thành 10, lấy 10 cộng với phần còn lại ra kết quả.
+ Bảng cộng 6 ( 6 cộng với 1 số) hướng dẫn cách nhẩm nhanh thuộc nhất cho học sinh là bớt 4 ở số hạng thứ hai để gộp với 6 thành 10, lấy 10 cộng với phần còn lại ra kết quả.
* Học sinh ghi nhớ: Muốn cộng nhẩm hai số ta làm tròn chục một số. Khi thêm vào số có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.
* Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng trừ có nhớ bằng nhiều cách và ghi nhớ chúng bằng cách nhanh nhất để vận dụng thực hành tính toán, giải toán hằng ngày đặc biệt kĩ năng tính nhẩm nhanh đúng, chính xác.
* Tóm lại: Với cách dạy học hình thành bảng cộng ( trừ) có nhớ như trên, học sinh sẽ khắc sâu được cách nhẩm và có kĩ năng làm tính cộng ( trừ ) có nhớ rất tốt, học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động học tập theo năng lực cá nhân, học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo. Học sinh có thói quen lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng và kĩ năng tính nhẩm đúng , nhanh cho HS.
 Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU

File đính kèm:

  • docchuyen_de_nang_cao_chat_luong_day_hoc_bang_cong_co_nho_cho_h.doc
Sáng Kiến Liên Quan